Bài 12: Thánh
Phaolô là người Do Thái, làm sao có thể là công dân Roma?
Ta biết được
cuộc đời thánh Phaolô qua sách Công Vụ Tông
Đồ và những thư Ngài viết cho các tín hữu
trong thời kì đầu tiên của giáo hội. Nhiều
chi tiết trong đời sống của Phaolô (chẳng
hạn quyền công dân Roma) được sách Công Vụ
Tông Đồ kể lại, nhưng không thấy Phaolô
nhắc đến trong những thư Ngài gởi cho các tín
hữu, dù Ngài có nói đến công dân “nước trời’
trong thư gởi tín hữu Philiphê (Phil 3:20).
Sách Công Vụ Tông
Đồ cho ta biết là Phaolô có quyền công dân Roma khi sinh
ra, không phải là người trở nên công dân Roma khi
đã lớn:
“Họ
vừa nọc ông Phaolô ra để đánh đòn, thì ông nói
với viên đại đội trưởng đứng
gần đó: "Một công dân Rôma chưa được
xét xử, các ông có được phép đánh đòn
không?" Nghe vậy, viên đại đội
trưởng đi báo cáo cho vị chỉ huy rằng:
"Ông định làm gì bây giờ? Đương sự
là công dân Rôma!" Vị chỉ huy liền đến
gặp ông Phaolô và hỏi: "Ông nói cho tôi biết: ông là
công dân Rôma sao?" Ông Phao-lô trả lời:
"Phải." Vị chỉ huy nói tiếp: "Tôi
đây, tôi phải tốn bao nhiêu tiền của mới mua
được quyền công dân ấy." Ông Phaolô đáp:
"Còn tôi, sinh ra đã có quyền ấy rồi."
Lập tức những người sắp tra tấn ông
rút lui, còn vị chỉ huy thì phát sợ, vì biết rằng
ông Phaolô là công dân Rôma mà mình lại đã còng ông ấy (Cvtđ
22:25-29; xem thêm 23:27 và 16:37).
Công dân Roma là một
quyền ưu tiên chỉ dành cho những người sinh
ra bởi cha mẹ có công dân Roma trong đất nước
của hoàng đế Roma cai trị, hay những ngoại
kiều có công trạng với Roma.
Chúng ta không biết tại
sao và làm thế nào gia đình Phaolô có được
quyền ưu tiên này. Tuy nhiên, trong lịch sử ghi
lại là một số các tướng lãnh nổi tiếng
của Roma như Julius Caesar và Mark Anthony đã ghé thăm Tarsus,
nơi Phaolô sinh ra
Theo Thánh kinh ta biết
Phaolô làm nghề dệt lều (Cvtđ
18:3). Công việc này giúp Phaolô kiếm tiền trên
đường đi truyền giáo mà không phải là gánh
nặng về kinh tế cho những cộng đoàn Ngài
đến thăm (1 Cor 9:18),
và gặp sự giúp đỡ của những đồng
nghiệp, nhất là hai vợ chồng Aquila
và Pricilla (Cvtđ 18:1-3).
Sống trong vùng Trung
Đông, lều là một phương tiện cần
thiết cho đời sống của những du mục và
dân định cư điạ phương.
Có lối giải thích
rằng khi lính Roma đóng quân trong khu vực Tarsus,
gia đình Phaolô có thể đã cung cấp lều như
quân cụ cho quân đội. Vì thế, khi những
tướng lãnh đến thăm vùng này, gia đình nhận
được sự chú ý của tướng Roma nên
được ưu đãi quốc tịch Roma hay
được sự tưởng thưởng của hoàng
đế Augustus về những đóng góp này.
Đây chỉ là những
lối giải thích phỏng đoán. Điều ta biết
chắc là Phaolô sinh ra trong gia đình Do Thái, thuộc chi
tộc Benjamin (Rom 11:1; Phil 3:5; 2
Cor 11:22). Trong xã hội, ông được nhiều
ưu tiên hơn đồng bạn, như được
học với thầy Gamaliel nổi tiếng thời
bấy giờ (Cvtđ 22:3),
và sau này được tin tưởng cắt cử làm
người dẫn đầu đi bắt bớ Kitô
hữu (Cvtđ 9:1-2).
Việc thánh nhân làm thế
nào mà có quyền công dân Roma từ khi mới sinh thì không ai
biết rõ, nhưng chính nhờ có quyền này mà Phaolô không
bị đối xử tàn tệ như những ngoại
kiều (Cvtđ 23:27), và theo
truyền thuyết, Phaolô bị chặt đầu (hình
phạt dành cho công dân Roma) chứ không bị hành hạ và
đóng đinh (như Phêrô là người Do Thái).
Mt. Nguyễn Khắc Hy S.S.
|