MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tác giả và tác phẩm :: tác giả lm. nguyễn hữu thy
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Sự Hiện Hữu Của Thiên Chúa Là Một Điều Minh Nhiên
Thứ Bảy, Ngày 17 tháng 4-2010

Sự hiện hữu của Thiên Chúa là một điều minh nhiên

 

Richard Swinburne, nhà triết học tôn giáo người Anh, đã có những suy tư đúng đắn về đức tin và lý trí. Trong tác phẩm „Faith anh Reason“ (Đức tin và lý trí) ông viết:

„Việc xác tín rằng Thiên Chúa hiện hữu, và nếu quả thực Thiên Chúa hiện hữu, thì quan trọng hơn là việc xác tín rằng Thiên Chúa không hiện hữu, và nếu quả thực Thiên Chúa không hiện hữu.“

 

Với lập luận nổi danh này của ông, một lập luận có thể được coi là hoàn toàn tương tự như câu phát biểu của nhà tư tưởng người Pháp Blaise Pascal(1), triết gia Richard Swinburne đã đương nhiên đứng vào hàng ngũ những người chấp nhận đức tin vào Thiên Chúa. Swinburne xác tín rằng chúng ta là những người hoàn toàn vô trách nhiệm khi chúng ta không tôn thờ Thiên Chúa, nếu như có Thiên Chúa thực sự.

 

Richard Swinburne nhấn mạnh rằng chúng ta hành động bất công đối với Thiên Chúa và rồi còn truyền lại cho con cái chúng ta thái độ sai lạc ấy. Giả sử không có Thiên Chúa, thì khi chúng ta không tôn thờ Người, chúng ta đã không đối xử bất công với ai cả. Tuy nhiên, Swinburne hoàn toàn xác tín rằng, nếu quả thực Thiên Chúa hiện hữu mà chúng ta lại không tin thờ Người, thì chúng ta đang liều mình đánh mất „cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu“ của mình. Và ngược lại, „sự vô thần đầy xác tín… quả thực là một điều vô cùng tai hại vì ít nhất cũng đã làm phung phí ngay cả cuộc sống hữu hạn ngắn ngủi đời này.“

 

Cất tiếng chào đời vào năm 1934, Richard Swinburne được coi là một trong những triết gia về tôn giáo quan trọng nhất của thế kỷ XX và là người đại diện cho khuynh hướng triết học phân tích (analytische Philosophie), một khuynh hướng triết học đã nhiều ít tỏ ra thực tiễn khi đặt nền tảng trên vũ trụ hiện tại và bằng một ngôn ngữ rõ ràng minh bạch ông đã tìm cách rà soát lại những quan niệm về vũ trụ hiện tại cũng như những biện minh mang tính cách suy luận. Richard Swinburne giữ chức giáo sư triết học tôn giáo tại đại học Oxford/Anh quốc và năm 2005 đã cho xuất bản tác phẩm quan trọng với tựa đề: „Faith and Reason“ (Đức tin và lý trí) và năm 2009 tác phẩm được xuất bản tại Đức với tựa đề bằng Đức ngữ: „Glaube und Vernunft“.

 

Dĩ nhiên, thái độ mang tính cách quyết định trong vấn đề đức tin vào Thiên Chúa theo truyền thống triết học phân tích mà Swinburne chủ trương, thì không hề là một điều đương nhiên. Điều này cũng đã được chính dịch giả Oliver J. Wiertz, thuộc Trường cao đẳng Triết và Thần học Sankt Georgen, nêu lên một cách chi tiết và rõ ràng trong Lời Kết của ông. Bởi vì, trong khi dựa theo thuyết duy nghiệm hữu lý của trường phái Wiena (Áo quốc), khuynh hướng triết học phân tích về tôn giáo trước kia đã hoàn toàn bị quên lãng vào cuối thập niên 30 cho tới thập niên 40 của thế kỷ vừa qua. Như thế ngành triết học này đã tự tách rời khỏi sự kiểm soát của tôn giáo. Nhưng trong các thập niên về sau, vấn nạn về chân lý của những phát biểu thuộc lãnh vực tôn giáo đã được nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn. Cụ thể là các thuộc tính hay các ưu phẩm truyền thống của Thiên Chúa đã được sử dụng như tiêu chuẩn cho sự hòa hợp giữa chúng và với sự trợ  lực của phương pháp luận lý tân thời, „khoa thần học tự nhiên“ lại được nhận thức rõ ràng và đúng đắn hơn. Từ giai đoạn này, Richard Swinburne đã phát huy triết học của ông, và trong công trình phát huy đó không phải triết học đại học thuần túy được đặt lên hàng đầu, nhưng là cộng đồng Kitô giáo. Và đây là một điều đáng cho chúng ta phải ghi nhận khi liên tưởng tới nền triết học hiện tại, một nền triết học thường trực diện đức tin Kitô giáo với một lý trí trung lập và với một quan điểm thường thù nghịch tôn giáo.

 

Qua đó người ta nhận chân được rằng một điều không bao giờ mang tính cách đương nhiên, đó chính là nền đạo đức Kitô giáo sống động, một lối thoát cho các suy luận triết học, chứ không đơn giản là sự thắc mắc về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Dù sao đi nữa, đối với một cộng đồng Kitô giáo thì những đề tài triết học khác vẫn quan trọng hơn là nền triết học thế tục. Theo Swinburne, vấn đề được đề cập tới là những giáo huấn của Kitô giáo sống động, chứ không phải chỉ đề cập tới một thuyết hữu thần (Théisme) tổng quát mà thôi.

 

Vì thế, Swinburne đã không chỉ nêu lên câu hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa chẳng hạn, nhưng là về sự hiện hữu của Thiên Chúa Ba Ngôi và về khả năng của những phát biểu chân chính về sự siêu việt của Người. Vì thế, Swinburne đã trình bày một cách chi tiết ý nghĩa của những xác tín, một điều hết sức quan trọng đối với ý nghĩa của những xác tín tôn giáo. Do đó, người ta luôn có thể nêu lên được những gì có thể được đem làm tài liệu dẫn chứng cho những xác tín tôn giáo. Như thế, Swinburne tách biệt siêu hình học và tôn giáo ra khỏi nhau và đồng thời ông đã thành công trong việc giữ vững được phương diện lý trí đối với đức tin. Nhờ thế, ông cũng có thể nêu lên cho người vô tín ngưỡng lý do của những đòi hỏi thuộc chân lý tôn giáo.

 

Chính trong thời đại mà chủ nghĩa hoài nghi về tôn giáo đang thao túng trên dư luận đại chúng, Swinburne đã nhìn thấy được rằng các luận cứ nhất thiết cần phải có nền tảng vững vàng chắc chắn, tức các luận cứ nhất thiết cần phải được đặt cơ sở trên triết học. Đây là điều mà người ta đã nhìn thấy được rõ ràng trong các cuộc tranh luận với các người vô thần. Bởi vì, chính những người vô thần cũng đã đưa ra những luận cứ của họ xem ra có nền tảng vững vàng, dù rằng trên thực tế những luận cứ ấy mang nặng tính chất chủ quan một chiều và ngụy biện. Swinburne viết: „Tôi không nghĩ là sự xác tín cho rằng không có Thiên Chúa được đặt cơ sở trên một sự kinh nghiệm rõ ràng về sự vắng bóng của Thiên Chúa và có thể tác động như một sự xác tín cơ bản một cách đúng đắn. Bởi vì, nguyên tắc của sự chắc chắn chỉ khẳng định rằng có tài liệu dẫn chứng nếu những sự việc được coi là thực sự hiện hữu. Nhưng nếu những sự việc không hiện hữu thực sự, thì cũng không thể có các tài liệu dẫn chứng chân chính được.“  Chẳntg hạn ai khẳng định rằng trong một căn phòng không có chiếc bàn, thì trước tiên phải nhìn ngó khắp nơi và phải biết hình thức chiếc bàn như thế nào đã: „Sự khẳng định của một người vô thần cho rằng anh đã có được một kinh nghiệm cho anh hay là không có Thiên Chúa, thì rất có thể chỉ là dẫn chứng cho lời khẳng định ấy của anh cho rằng không có Thiên Chúa mà thôi, nếu như những giới hạn tương tự được thực hiện, là nếu có một vị Thiên Chúa, thì rất có thể người vô thần đã cảm nhận được Người; và tôi không thấy có lý do gì để xác tín về điều đó.“

 

Theo Swinburne, một điều quan trọng cần phải minh giải là người ta cần phải đưa ra những tiêu chuẩn nào để phản bác lại những trào lưu tội phạm và bệnh hoạn của thời đại hôm nay, như: nạn phá thai, vấn đề trợ tử, tức giúp cho một người nào đó chết một cách bớt đau đớn bằng các phương pháp ý khoa, sự đồng tính luyến ái, v.v… Bởi vì, „trong những vấn nạn này, người ta thường có khuynh hướng không bày tỏ những phản ứng của lương tâm mình.“ Vì thế, trong điểm này ngoài lương tâm ra, còn cần phải có những thông tin cần thiết, mà theo Swinburne thì điều lý tưởng nhất là có được một gương mẫu về luân lý và nhìn thấy được  lý do của vấn đề, „tại sao Thiên Chúa có thể quyết định trở nên phàm nhân… Và là một điều tốt, nếu Thiên Chúa ban thêm cho chúng ta một sự trợ giúp, để sống một cuộc sống có luân lý – đó là một cộng đồng, một cộng đồng luôn yểm trợ và củng cố chúng ta, tức Giáo Hội“.

 

Vào cuối tác phẩm của ông, tác giả tỏ ra lạc quan cho rằng trong những thế ký kế tiếp, nhân loại sẽ xác tín được rằng chỉ trừ một tôn giáo duy nhất là đúng, còn tất cả các tôn giáo khác đều sai lạc. Vì thế, ngày nay những sự nghiên cứu về tôn giáo là vấn đề quan trọng. Hy vọng rằng Richard Swinburne có lý! 

_________________________

1.      Pascal quan niệm rằng sự tin tưởng vào Thượng Đế là một cuộc đánh cá không sợ phải thua thiệt gì cả. Vì nếu thắng cuộc (nghĩa là nếu có Thượng Đế) thì người đánh cá ấy có Thượng Đế về phía mình, còn nếu thua cuộc (nghĩa là nếu không có Thượng Đế) thì người ấy cũng chẳng mất mát gì cả.

2.      Sách tham khảo: Richard Swinburne: Glaube und Vernunft. Nhà xuất bản Echter, Würzburg 2009, 348  trang.

 

Lm Nguyễn Hữu Thy

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Hiểu Và Sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (4) (8/6/2010)
Tôi Được Yêu Nên Tôi Hiện Hữu (8/6/2010)
Hiểu Và Sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (3) (8/2/2010)
Hiểu Và Sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (1) (8/2/2010)
Hiểu Và Sống Mười Điều Răn Thiên Chúa (2) (8/2/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Kià! Đó Chính Là Chúa! (cn 3 Phục Sinh: Ga 21,1-14) (4/17/2010)
Tin/Bài khác
Vụ Việc Lạm Dụng Tính Dục Hằn Sâu Trên Nỗi Đau Của Giáo Hội Tại Âu Châu (4/11/2010)
Mỹ Thuật Là Con Đường Dẫn Tới Thiên Chúa (4/10/2010)
Ý Thức Hệ Thế Tục Hóa, Hay Trào Lưu Khai Trừ Thánh Giá Chúa (4/1/2010)
Đức Kitô Đã Cứu Độ Chúng Ta, Điều Đó Nghĩa Là Gì? (updated) (3/31/2010)
Suy Tư Về Năm Linh Mục (3/31/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768