MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm tổng hợp
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Con Mèo Trong Thánh Kinh
Thứ Ba, Ngày 31 tháng 1-2023
Con Mèo Trong Thánh Kinh

Tải PDF download có hình minh họa

Biểu tượng TẾT 2023 năm nay là Năm CoM̀o - Quý Mão. Tôi thử tìm trong Sách Thánh Kinh xem có chỗ nào nói tới con mèo không?

Thánh Kinh chỉ lướt ngang qua con vật này ở trong sách Isaiah 13:21; 34:14, “Ở đó cáo tinh làm ổ..., cáo tinh hội với sói tinh”; Barúk (Barúc) đoạn 6 câu 21, “Dơi, nhạn và các thứ chim khác bay lượn cư trú trên thân mình và trên đầu chúng. Ở đó cũng có cả mèo nữa. Con mèo được nhắc tới cùng với "con dơi, én và các thứ chim", vì chúng có thể ngồi trên những bức tượng thần ngoại giáo mà không thể xua đuổi hay bị trừng phạt.

Con mèo rất nổi tiếng và được tôn vinh là một trong số các vị thần tối cao ở Ai Cập, và dường như đã được người Do Thái, người Assyria và người Babylon biết đến, thậm chí cả người Hy Lạp và Rôma cũng đã biết trước cả khi chinh phục Ai Cập.

Trong Thánh Kinh, con mèo tượng trưng cho những đặc tính tốt nhất cũng như xấu nhất của con người. Chúng bao trùm toàn bộ bản tánh như: ghen ghét, giận dữ, hung ác, quyền lực và sức mạnh, tất cả bản tính chúng ta thấy có ở nơi chúng cũng có trong chính chúng ta hôm nay.

Từ lâu, người ta tin rằng việc thuần hóa mèo đã bắt đầu có từ thời Ai Cập cổ đại, con mèo được tôn thờ khoảng từ năm 3100 trước Công Nguyên, nhưng theo khoa học ngày càng tiến bộ, gần đây khoa khảo cổ học và di truyền học cho thấy việc thuần hóa chúng đã xuất hiện ở Tây Á vào khoảng năm 7500 trước Công Nguyên.

Các tài liệu tham khảo lịch sử về những thần vật mèo đã có từ thời Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập rất trân trọng mèo, vì mèo thường tiêu diệt rắn độc và loài gặm nhấm gieo mầm bệnh như chuột chẳng hạn. Một số người vào thời điểm đó thậm chí còn tin rằng mèo thần linh có sức mạnh thần bí và có thể bảo vệ các vị vua pharaôh của họ.

Ngay từ năm 1350 trước Công Nguyên, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hài cốt của xác ướp mèo. Họ cũng tìm thấy những hình tượng mèo cổ đại được khắc trên các ngôi mộ, những bức tranh treo tường về mèo dưới lòng đất và bùa may mắn được làm theo hình ảnh những con mèo. Với rất nhiều khám phá liên quan đến loài mèo, không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của chúng trong các giai đoạn quan trọng trong Thánh Kinh cách đây hàng nghìn năm.

Nhưng thật không may cho những ai ưa thích mèo, Thánh Kinh không có nói tới những con mèo nuôi tại gia. Vậy dù lý do là gì đi nữa, thì họ nhà mèo bao gồm có cả những con mèo to lớn hơn đều được nhắc đến trong suốt Thánh Kinh như sư tử, báo, cọp, beo. Chẳng hạn như trong Sách Thánh Kinh quyển 2 Samuel 1:22-23, Thánh Vịnh 10:7-9, Châm Ngôn 28:1; 30:29-31, Isaiah 13:21; 34:14, Giêrêmia 5:6, Đaniel 7:6, Hôsê 13:7-8, Thư 2 Timôthêô 4:17, Thư 1 Phêrô 5:8-9.

Thánh Kinh mô tả ba con mèo to lớn khổng lồ có bản tính cũng gần giống như con mèo đó là, sư tử, hổ-cọp, beo-báo hoa rằn ri, chúng như những kẻ săn mồi ẩn nấp, rình rập, có thể đến độ kiên cường suốt đêm và cuối cùng thì nuốt chửng con mồi.

Nghe qua thực thấy thân quen với mọi người, khi bạn quan sát con mèo săn mồi, chúng sẽ cúi xuống và nhìn chằm chằm vào món đồ hay con mồi của mình, sau đó từ từ cẩn thận tiếp cận, rồi vờn quanh và rình rập chờ đợi trước khi vồ chộp lấy trót lọt. Tính cách con mèo cũng hành xử y như một con sư tử hoặc con báo thu nhỏ đang rình mồi. Đặc tính săn mồi này là bản năng tự nhiên của loài mèo, và ngay cả những con mèo tại gia, không còn sống trong hoang dã thiên nhiên nữa cũng vậy. Người Trung Hoa thường gọi con mèo là “tiểu hổ”, hay mèo con là “tiểu miêu miêu” hoặc mèo già là “lão mão”.

Mèo không xa lạ gì với các nhân vật trong văn học, từ những nhân vật được nhắc đến thông thường trong Rômêô và Juliét cho đến các vai chính trong Pet Sematary của Stephen King. Nhưng còn có những cuốn sách dài nhất hơn 1.000 trang, bán chạy nhất hơn 5 tỷ bản, và cổ nhất khoảng 3.000 năm trước trên thế giới. Còn trong Thánh Kinh thì sao?

Thánh Kinh trân trọng đối với hơn 120 loài khác nhau ở Trung Đông, từ lạc đà, bò, cừu cho đến loài chuột chũi. Khi Mai Sen viết Thánh Kinh vào khoảng 3.000 năm trước, thì mèo đã được tôn vinh làm thần tối cao và được sùng bái ở Ai Cập, vì nó được kể như biểu tượng may mắn, thần bảo hộ và tượng trưng cho luật pháp hay công lý nghiêm minh Ai Cập, nhưng mặt khác, nó còn là hiện thân của phù thủy và ma quỷ nữa. Sách Isaiah, Barúc chỉ mô tả lướt qua con mèo cùng hội với sói tinh, nhạn và các thứ chim là những con vật hiện thân cho ô uế chuyên chui rúc và làm ổ nơi bị nguyền rủa, hoang phế và ô uế. Mèo hay “tiểu hổ” hoàn toàn không được chú ý tới như “đại hổ” trong suốt Thánh Kinh.

Thánh Kinh tỏ vẻ trân trọng đối với các đức tính của loại mèo to lớn như “đại hổ, sư tử, báo” này. Nhưng sư tử hiện đã tuyệt chủng ở Trung Đông. Bản tính của chúng:

Dũng cảm: không sẵn sàng bỏ cuộc, biết uyển chuyển hoặc quay lại đối đầu với kẻ thù hay con mồi, hoặc thu mình lại khi đối mặt với sự kháng cự.

Táo bạo: Không chạy trốn hoặc hy sinh sự chính trực của người khác cho những ham muốn ích kỷ.

Mạnh mẽ: Chiếm hữu con mồi của chúng mà không do dự hoặc sẵn sàng hy sinh “ăn cả ngã về không”.

Hung ác như quỷ: không ngừng tìm kiếm nạn nhân mới, kiên nhẫn rình rập con mồi, khi đã bắt được rồi thì cắn xé tan ra từng mảnh.

Thánh Kinh mô tả các con mèo to lớn này như những sinh vật dũng cảm, táo bạo và mạnh mẽ, nhưng cũng có một mặt ma quỷ tiềm ẩn trong nó.

Nếu như bạn có con mèo, thì có thể hiểu được. Con mèo của bạn sẽ có thể đối đầu với con chó nặng khoảng 45 kg. Cạnh tranh với con mèo hàng xóm để giành lãnh thổ rộng lớn khoảng một mẫu Anh. Xé xác con chuột yêu thích của nó tan ra thành từng mảnh. Chạy lòng vòng quanh phòng ngủ lúc 3 giờ sáng. Cố tình làm đổ đồ đạc trên các kệ đồ. Cắn ngón chân lúc chui rúc trên giường. Rình gặm cắn đồ ăn vặt. Chiến sĩ diệt chuột la hét cả đêm và chạy rầm rầm trên gác trần nhà khó ai yên giấc. Chém giết lũ rắn hăng say, nhưng chỉ có mấy con rắn con thôi.

Có một lần hồi nhỏ, khoảng 3 - 4 giờ sáng, tôi đang ngủ say thì bị đánh thức vì tiếng kêu la hung dữ của con mèo khoang trắng vàng nhà tôi y như một con hổ con, và cả tiếng hét sợ hãi của má tôi nữa, vì giờ này là giờ má tôi đang nấu đồ hàng ăn sáng để sáng mai gánh đi bán. Tiếng chuông Chùa tụng kinh gõ mõ của các sư cô sư bà hàng xóm rất to hằng ngày cũng không làm tôi tỉnh dậy cho bằng tiếng hét thất thanh này. Tôi liền bò dậy chạy ngay ra nhà bếp coi má tôi bị sao, thì thấy có một con rắn đen thui rất dài như con trăn đang phóng hết góc này qua góc kia ở giữa sân nối nhà bếp với nhà ở, má tôi thì đang liên tục lấy củi ở sân và bất cứ vật gì để quăng con rắn, còn con mèo thì la hét inh ỏi gầm gừ giận dữ nhảy tới nhảy lui. Ui trời ơi, sợ quá trời luôn, má tôi đang trên đà cầm đồ quăng vào con rắn, thì cũng là lúc con rắn nó lủi ngay vào sau khe lu nước, má tôi quăng cái ầm không trúng nó mà trúng lu nước bể nứt ra, nước chảy ồ ồ hết mười mấy gánh nước con con của tôi mới ban ngày đổ đầy lu, con rắn phóng lên mái nhà sau lu nước biến mất hút vào núi. Con mèo thì nằm bẹp ngay chỗ con rắn mới thoát, nhìn má tôi dường như cũng mệt mỏi sau một trận ác chiến không cân sức. Tôi không tiếc nước bị chảy đi hết, cho bằng vui mừng vì tuy má tôi thở phào nhẹ nhõm thoát được con rắn, nhưng vẫn chưa thoát khỏi cơn sợ kinh hoàng. Ngày thường thì má tôi và con mèo giết lũ rắn từ con con cho tới trung bình và lớn hơn cũng không hề gì, nhưng chưa bao giờ có con rắn nó to mập dài ghê gớm gần giống như con trăn đến thế. Tôi ở vùng núi và trước cửa nhà là biển, nên cũng không có sợ cái con vật gì, còn đi bẫy chúng chọc phá nữa là khác. Nhưng tôi sợ nhất là sâu róm lông xù, con rắn, con rết, và con cuốn chiếu. Chúng bò ra hằng ngày, con cuốn chiếu, con rết ra vào nhởn nhơn trong nhà hằng ngày, có khi ban đêm đang ngủ còn bò ngay lên mặt bọn chúng tôi nằm ngủ chung luôn mà không cắn (tôi tin đây là sự quan phòng của Chúa gìn giữ), con rắn thì vắt vẻo trên cây lúc nào cũng thấy, hết rắn xanh, rồi đen, rồi lục, khoang, trắng, da rắn thì lủng lẳng lung tung.

Vì vậy, ngay cả khi con mèo của bạn không phải là con sư tử hay con hổ, beo - báo, thì về mặt di truyền, nó vẫn đáp ứng các tiêu chí như trong Thánh Kinh đã mô tả về bản tính và bản năng của những con mèo to lớn hơn. Ông Mai Sen hay các tác giả Thánh Kinh nói nhiều về đại hổ, còn con mèo chỉ là nhân vật phụ lướt ngang qua, nhưng cũng có lẽ ám chỉ chung luôn về tiểu hổ - con mèo, vì bản tính và bản năng của chúng đều như nhau.

Mối quan hệ giữa mèo và con người có trước Thánh Kinh hơn 4.000 năm. Mèo nhà gần như chắc chắn đã tồn tại ở Trung Đông vào năm 1300 trước Công Nguyên.

Vậy, mặc dù Thánh Kinh có cho các con đại hổ cọp, beo báo, sư tử đóng vai chính hỗ trợ nhiều hơn con mèo, thì hầu hết các tài liệu tham khảo trong Thánh Kinh đều tỏ ra trân trọng đối với các loài động vật thay sức người làm việc, làm nguồn thức ăn hoặc các loài vật như mèo cũng dạy cho chúng ta bài học và các đức tính như, lòng dũng cảm, sức mạnh và sự kiên cường không bỏ cuộc.

Kính chúc các bạn Năm Quý Mão 2023 Tràn đầy:

ơn Phúc Chúa Cha,

ơn Lộc Chúa Con,

và ơn Thọ Thánh Thần,

cùng an bình thịnh vượng,

ơn phúc với nhân đức,

Thánh Gia Ba Đấng.

Amen.


Sóng Biển

Ngày 20 Tháng Giêng Năm 2023

Nhằm ngày 29 TẾT Quý Mão


Nguồn Tham Khảo

Catcheckup | Catwiki | Biblereseach

Các bài viết về Tết Việt

https://sites.google.com/site/jesusmarysaves0uls/toc-viet/tet

Bấm Links các bài tản mạn về mèo

Năm Mão kháo truyện Mèo theo Thánh Kinh

Năm Quý Mão tản mạn chuyện mèo

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chuyện Đời - Chuyện Đạo (6) (11/29/2023)
Chuyện Đời - Chuyện Đạo (5) (11/29/2023)
Chuyện Đời - Chuyện Đạo (4) (11/15/2023)
Chuyện Đời - Chuyện Đạo (3) (11/11/2023)
Chuyện Đời - Chuyện Đạo (1) (10/24/2023)
Tin/Bài khác
Lời Tạ Ơn Trong Ngày Lễ Thanksgiving (11/30/2022)
Sức Mạnh Giáo Dục (4/10/2020)
Nỗi Niềm Corona (4/2/2020)
Rác Rưởi (2/13/2020)
Chuyên Gia “bác Sĩ” Cộng Sản Hối Cải (2/10/2020)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768