MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Mẻ Lưới Cá Lạ Và Gọi Simon Phêrô
Thứ Bảy, Ngày 6 tháng 2-2010

MẺ LƯỚI CÁ LẠ VÀ GỌI SIMON PHÊRÔ

Bản văn đóng khung ở dưới đây sẽ cho thấy: việc kêu gọi Simon là đối tượng của một sự chuyển vị. Thực vậy, đối với Luca lời kêu gọi này giả thiết Chúa Giêsu và Simon đã quen biết nhau; lời đáp của Simon sẽ dễ hiểu hơn khi ông biết Chúa Giêsu như một người giảng dạy và chữa bệnh cách lạ lùng.

 

Lc 5,1-11 không đơn giản, vì nó không chỉ vay mượn ở cảnh kêu gọi các môn đệ trong Mc 1,16-20. Lúc đầu, vì quá đông dân chúng, Chúa Giêsu phải lên một chiếc thuyền để giảng dạy, đó là cảnh ở Mc 4,1-2. Nhưng đặc biệt, bản văn này kết hợp trình thuật về mẻ lưới lạ đến từ truyền thống và cụng thấy việc đánh cá trong cả hai trường hợp đều ám chỉ sứ mệnh của Giáo Hội. Việc gắn liền phép lạ này vào trình thuật kêu gọi môn đệ không có mục đích cung cấp cho Simon một dấu hiệu mới về quyền năng của Chúa Giêsu, nhưng trước hết phép lạ đó làm cho kẻ đánh lưới cá trở thành kẻ đánh lưới người. Như vậy, toàn bộ trình thuật được cấu trúc trên ẩn dụ này.

 

Việc đặt vị trí cho câu chuyện (c. 1-3), việc giảng dạy của Đức Giêsu – mà Luca có ý nhấn mạnh nhiều – bị cản trở do chính thành công của mình = đám đông chen lấn Người để nghe lời Thiên Chúa – Lời Thiên Chúa mà về sau Phêrô và nhóm Mười Hai cũng sẽ không bỏ quên được (Cv 6,2). Hai chiếc thuyền và đoàn thủy thủ đang sẵn sàng – nếu họ giặt lưới là vì công việc đã xong. Hơn nữa, Chúa Giêsu và Simon đã biết nhau. Chiếc thuyền của ông không chỉ giúp cho Thầy tách ra khỏ đám đông và tiếp tục việc giảng dạy một cách thỏa đáng hơn.

Vì liền sau đó, Chúa Giêsu bảo Simon đưa thuyền ra chỗ nước sâu và, cùng với cả đoàn ngư phủ thả lưới (c. 4-7). Đã từng trải trong nghề, ông chủ thuyền bực bội trước lệnh của một người sống ở nông thôn và trước một kết quả hết sức là bấp bênh. Tuy nhiên, nếu ông thả lưới, không phải vì ông thử bắt cá – bởi lẽ ông đã vất vả suốt đêm và đã thất bại – mà vì muốn vâng theo một lời nói mà ông đã có kinh nghiệm về hiệu quả. Mà, trong trường hợp này, hiệu quả còn ở điểm hẹn: hiệu quả vượt hẳn qua sức chứa của những chiếc lưới của Simon đến nỗi sắp rách. Không thể rách lưới được, vì bằng một dấu hiệu ngầm, đoàn ngư phủ khác đã đến giúp: như vậy chiếc thuyền thứ hai nêu rõ sự vĩ đại của phép lạ. Nhưng Luca còn nhấn mạnh thêm đến hiệu quả của Lời Chúa Giêsu: dưới sức nặng của mẻ cá bắt được: hai chiếc thuyền suýt gần như chìm.

 

Với các câu 8-11, mọi chú ý đều hướng về Simon Phêrô, bằng cách ghép hai tên mà Chúa Giêsu đặt người đứng đầu nhóm Mười Hai (6,14). Thấy phép lạ, Simon cùng có một phản ứng như Isaia (Is 6,5-6): một con người, tất nhiên là tội nhân, không thể sống được khi tiếp cận với quyền năng thần linh của Thiên Chúa. Sự kinh hãi thánh thiêng chiếm ngự cả các bạn đồng nghiệp của Phêrô. Để làm nổi vai trò của Phêrô, mãi đến bây giờ Luca mới nhắc đến Giacôbê và Gioan, Anrê được nói đến ở Mc 1,16 với ba vị khác, ở đây bị bỏ qua – như ở 4,38. Chính vì Luca đặt nổi bộ ba Phêrô, Gioan và Giacôbê, sẽ là những nhân chứng về hai dấu chỉ của quyền năng thần linh khác nữa (8,51; 9,28).

 

Nhưng trở ngại mà Phêrô đặt ra đã được giải tỏa: cũng giống như các sứ giả thần linh trong các cảnh mặc khải (x. 1,13 - 30; 2,10). Chúa Giêsu vượt qua khoảng cách khi bảo Phêrô đừng sợ. Rồi, không gọi rõ tên Simon như đã xảy ra cho ông và anh của ông ở Mc 1,17, Chúa Giêsu chỉ nói lên một lời hứa cho mình ông thôi. Luca viết lại lời hứa này để giải tỏa ẩn dụ của việc đánh cá khỏi khía cạnh tiêu cực của nó – những con cá chết – và nhắc tới việc phán xét của Chúa (Gr 16,16): “Từ nay, anh sẽ là kẻ cứu sống người ta”. Động từ mà Luca chọn có nghĩa đen là “bắt sống”. Bởi đó chúng ta hiểu mẻ lưới lạ tiên báo lời rao giảng Kitô giáo có mục đích quy tụ những con người lại – hình ảnh chiếc lưới bắt cá – để họ được sống. Cũng có những tiếng “từ nay” – một diễn ngữ quen thuộc của Luca (xem trong kinh Mangificat 1,48), mở ra giai đoạn mới của ơn cứu độ. Thời tương lai được mở ra bởi câu 10, đó là hiện tại của Giáo Hội đã bắt đầu từ ngày ấy.

 

Simon Phêrô không chỉ là phát ngôn viên của nhóm người quy tụ xung quanh Chúa Giêsu (Lc 9,20); ông sẽ còn giữ một nhiệm vụ tương tự trong cộng đoàn đầu tiên ở Giêrusalem sau Phục Sinh (Cv 1,15). Nhất là ông sẽ rao giảng lời Chúa, như vậy là thả một mẻ lưới lớn quy tụ nhiều người để họ được sống (Cv 2,14-41).

 

Chúa Giêsu không có một lời kêu gọi nào cho các bạn đồng nghiệp của Simon; phép lạ và lời Chúa nói với Simon đã là một tiếng gọi và tất cả sẽ theo Người. Được mượn ở ngôn ngữ của các Kinh sư, thuật ngữ này chỉ điều kiện của người môn đệ chấp nhận đi theo bước chân của Thần mình (x. Lc 5,27-28). Sau cùng, một nét đặc trưng nữa của Luca; những môn đệ mới bỏ tất cả, không chỉ bỏ lưới như ở Mc 1,18. Theo Chúa Giêsu, đó làm một chọn lựa triệt để.


 

setstats
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Từ Nay Anh Sẽ Bắt Người (2/8/2010)
Thành Quả Vàng Son (2/8/2010)
Ơn Gọi (2) (2/7/2010)
Ơn Gọi (1) (2/7/2010)
Những Điều Kiện Của Một Phép Lạ (2/7/2010)
Tin/Bài cùng ngày
Người Ấy Biết Đứng Lên (2/6/2010)
Môn Đệ Đức Kitô Trên Hoàn Vũ (2/6/2010)
Tin/Bài khác
Mẻ Cá Lạ (2/5/2010)
Mầu Nhiệm (2/5/2010)
Slideshow: 40 Giây Lời Chúa: Lễ Cn 5 Thường Niên - C (2/5/2010)
Khiêm Nhường (2/5/2010)
Dựa Vào Lời Thầy (2/5/2010)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768