MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: suy niệm về chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Suy Nguyện Và Sống Đạo: Phụng Vụ Lời Chúa Tuần Ix Thường Niên Năm Lẻ (thứ 6 -7)
Thứ Ba, Ngày 6 tháng 6-2017
Thứ Sáu

Sự sống chiếu soi


"Đám dân chúng thích thú nghe Người nói". Bài Phúc Âm hôm nay (Marco 12:35-37) đã được kết thúc như thế. Bởi vì, họ thấy vấn đề được Người đặt ra rất là kỳ lạ nhưng hết sức lý thú mà họ chắc chưa bao giờ nghĩ ra hay đặt vấn đề.


Theo bài Phúc Âm của Thánh ký Marco thì đây không phải là vấn đề được thành phần thông luật vốn chất vấn ngài đặt ra, mà chính Người tự nêu lên: 


"Khi ấy, Chúa Giêsu cất tiếng giảng dạy trong đền thờ rằng: 'Sao các luật sĩ lại nói Đấng Cứu Thế là con vua Đavít? Vì chính Đavít được Chúa Thánh Thần soi sáng đã nói: Thiên Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: 'Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi Cha đặt các kẻ thù con làm bệ dưới chân con'. Chính Đavít gọi Người là Chúa, thì sao Người lại có thể là Con Đavít được?'" 


Ở đây, trong bài Phúc Âm này, không thấy Thánh ký Marco thuật lại những lời giải đáp của Chúa Giêsu về vấn nạn chính Người tự nêu lên ấy. Thế nhưng, căn cứ vào chính vấn nạn tự đặt ra này của Chúa Giêsu: "Chính Đavít gọi Người là Chúa, thì sao Người lại có thể là Con Đavít được?", chúng ta thấy dường như Người muốn kín đáo mạc khải cho dân Do Thái biết rằng Người là vị Thiên Chúa nhập thể, có 2 bản tính, thiên tính và nhân tính. 


Thiên tính ở chỗ: "Chính Đavít được Chúa Thánh Thần soi sáng đã nói: Thiên Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: 'Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi Cha đặt các kẻ thù con làm bệ dưới chân con'". Nhân tính ở chỗ: "Các luật sĩ lại nói Đấng Cứu Thế là con vua Đavít... Chính Đavít gọi Người là Chúa". 


Đây là một mạc khải thần linh do chính Đấng có 2 bản tính tỏ ra chứ không phải do loài người suy luận. Loài người chỉ suy luận theo những dấu hiệu bề ngoài và lập luận theo lý lẽ của trần gian mà thôi. Ở chỗ, nếu "Đấng Cứu Thế là con Vua Đavít", mà Vua Đavít là loài người thì tất nhiên con của vua cũng phải là loài người và chỉ là loài người như vua, chứ không thể nào lại là một Vị Thiên Chúa vô cùng cao cả tự hữu và hằng hữu có trước vua và dựng nên vua. 


Vấn đề ở đây là tại sao Chúa Giêsu lại đặt vấn đề này ở đây, với mục đích gì? Thánh ký Marco không cống hiến cho chúng ta một chút ánh sáng nào, trong khi đó Thánh Mathêu ở cuối đoạn 22, đã cho biết thêm mấy chi tiết như sau: chi tiết thứ nhất đó là sở dĩ Người đặt câu hỏi này là để răn cho thành phần Pharisiêu kiêu ngạo một bài học biết mình trước mặt Người.


Thật vậy, theo trình thuật của Thánh Mathêu thì sau khi thấy phái Sađốc vừa bị Chúa Giêsu bịt miệng về vấn đề sống lại, (được bài Phúc Âm hôm Thứ Tư tuần này thuật lại), nhóm người Pharisiêu đã qui tụ lại như thể muốn chứng tỏ họ khôn ngoan thông giỏi hơn nhóm Sađốc, với một câu hỏi khác còn độc hơn của vấn đề Sađóc nữa, đó là vấn đề giới răn trọng nhất (được bài Phúc Âm hôm qua Thứ Năm thuật lại). 


Thế rồi, sau khi Chúa Giêsu trả lời cho nhóm Pharisiêu xong, Thánh ký Mathêu liền cho biết tiếp thế này: "Chúa Giêsu đã đặt một câu hỏi ngược lại cho những người Pharisiêu qui tụ bấy gi" (22:41), đó là chính câu cũng được Thánh ký Marco thuật lại trong bài Phúc Âm hôm nay, để rồi sau câu hỏi của Người, Thánh Ký Mathêu đã kết luận như sau: "Không ai có thể trả lời, vì vậy, từ hôm ấy trở đi, chẳng có ai dám hỏi Người bất cứ câu hỏi nào nữa" (22: 46). 


Thái độ tỏ ra thông luật mà lại mù tịt trước vấn đề được Chúa Giêsu đặt ra như thế chứng tỏ thành phần thông luật này chỉ là thứ đám con nít trước mặt một vị Đại Sư Thần Linh Giêsu vậy thôi. Đó là lý do ngày mai chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu càng tỏ ra thẩm quyền của mình đối với thành phần thông luật giả hình này như thế nào....


Thế nhưng, trình độ thông luật nhưng vẫn như mù quáng chẳng biết gì trước nhan Chúa Giêsu của thành phần Pharisiêu trong bài Phúc Âm đã được chính vấn nạn hóc búa của Chúa Giêsu như sự sống chiếu soi chữa lành cho, nếu họ biết mình và hạ mình xuống, như nhân vật Tobia cha là người công chính nhưng vẫn khiêm hạ trước Thánh Nhan Thiên Chúa, được bài đọc 1 ở Sách Tobia (11:5-17) thuật lại về việc con trai ông sau khi lấy vợ trở về nhà sử dụng phương thuốc của Thần Rapheal để chữa lành mắt cho ông như sau:


"Bấy giờ Tobia lấy mật cá, xức lên mắt cha mình. Chờ đợi nửa giờ, thì một vẩy trắng tựa như màng trứng tách ra khỏi hai mắt. Tobia cầm vẩy trắng ấy kéo ra khỏi mắt cha mình, ông liền thấy được. Rồi ông, vợ ông và những người quen thuộc ca tụng Chúa. Còn Tobia thì cầu nguyện rằng: 'Lạy Chúa là Thiên Chúa Israel, tôi chúc tụng Chúa, vì Chúa sửa phạt tôi, và lại cứu chữa tôi; đây chính tôi đang nhìn thấy Tobia con trai của tôi'".


Những câu của bài Đáp Ca cho ngày hôm nay như là tâm tình của nhân vật Tobia công chính bị hoạn nạn những đã được chữa lành đôi mắt mù lòa:


1) Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Chúa, tôi sẽ ngợi khen Chúa suốt cả cuộc đời, bao lâu còn có thân tôi, tôi còn ca ngợi Chúa. 


2) Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù. 


3) Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. 


4) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi, quả phụ và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời này sang đời khác. 

 

 

 

                                                                                                            Thứ Bảy


                                                                                                    tận cùng sự sống



Phụng vụ Lời Chúa cho Thứ Bảy Tuần IX Thường Niên hôm nay với bài Phúc Âm cuối cùng của Thánh ký Marco (12:38-44) là Phúc Âm có 16 đoạn được Giáo Hội chọn đọc cho 9 tuần đầu của Mùa Thường Niên, và cũng là đoạn áp cuối của Sách Tobia (12:1-5,20) ở Bài Đọc 1. Chưa hết, hôm nay bài Đáp Ca không được trích từ Thánh Vịnh như thường thấy mà lại được trích từ đoạn cuối cùng của chính Sách Tobia. 


Trước hết, bài Phúc Âm được Thánh ký Marcô thuật lại nhận định của Chúa Giêsu cho dân chúng biết về thành phần "luật sĩ" và lời khuyên dạy của Người giành cho "các môn đệ" về hành động dâng cúng chẳng là gì của một bà góa. 


Đây là một cảnh tượng trái nghịch nhau được Thánh ký Marco ghép lại từ hai trường hợp hoàn toàn tương phản nhau, giữa thành phần luật sĩ thông thái và bà góa đơn nghèo. 


Trước hết Chúa Giêsu đã nặng lời chê trách và cảnh báo thành phần thông luật trước mặt công chúng: "Các ngươi hãy coi chừng bọn luật sĩ. Họ thích đi lại trong bộ áo thụng, ưa được bái chào ngoài công trường, chiếm những ghế nhất trong hội đường và trong đám tiệc. Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá: Họ sẽ bị kết án nghiêm nhặt hơn". Trong phán quyết này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người có nhắc đến thành phần "các bà góa", trong đó có một bà góa được Người sử dụng để khuyên dạy các môn đệ của Người:


"Chúa Giêsu ngồi đối diện với hòm tiền, quan sát dân chúng bỏ tiền vào hòm, và có lắm người giàu bỏ nhiều tiền. Chợt có một bà goá nghèo đến bỏ hai đồng tiền là một phần tư xu. Người liền gọi các môn đệ và bảo: 'Thầy nói thật với các con: Trong những người đã bỏ tiền vào hòm, bá goá nghèo này đã bỏ nhiều hơn hết. Vì tất cả những người kia bỏ của mình dư thừa, còn bà này đang túng thiếu, đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống'".


Quả thật là thế, sở dĩ bà góa được Chúa Giêsu nói đến và khen tặng như một tấm gương sáng cho các môn đệ "bỏ nhiều hơn hết", hơn cả "lắm người giầu bỏ nhiều tiền" hơn bà nữa, là vì trong khi các người khác, nhất là các người giầu "bỏ của mình dư thừa", thì người đàn bá góa ấy lại "đang túng thiếu", nhưng bất chấp túng thiếu, thậm chí chẳng cần khôn ngoan, hành động đến như điên dại, ở chỗ bà "đã bỏ tất cả những gì mình có để nuôi sống".


Tinh thần và hành động của bà góa này đúng là anh hùng trước nhan Chúa hơn là trước mặt người đời, nhất là trước mặt thành phần giầu sang phú quí, thành phần có thể còn tỏ ra khinh bỉ bà nữa là đằng khác. Bà góa này vốn nghèo còn có thể càng nghèo hơn nữa bởi sự bóc lột của thành phần luật sĩ bị Chúa Giêsu vạch mặt trong bài Phúc Âm: "Họ giả bộ đọc những kinh dài để nuốt hết tài sản của các bà goá". 


Thế nhưng, trước nhan Chúa, bà lại giầu sang hơn ai hết, vì bà có một sự sống nội tại siêu việt trên cả thành phần thông luật Chúa hơn bà, thành phần có thể đã bóc lột tiền bạc ngặt nghèo của bà. Chính đức tin của bà và lòng trông cậy hoàn toàn vào Chúa của bà đã khiến bà có những hành động phi thường trổi vượt đáng khâm phục. Bà đã biết lợi dụng tiền bạc chẳng là bao của mình để trả về cho Chúa tất cả những gì Ngài ban cho bà. Sự sống của bà do Chúa ban không thể lệ thuộc vào tiền bạc để sống hơn là vào chính Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên bà và ban sự sống cho bà.


Sách Tobia trong bài đọc 1, qua lời của Thiên Thần Raphael, cũng đề cập đến 2 loại người được Chúa Giêsu nêu lên trong bài Phúc Âm, bao gồm cả bà góa tốt lành (trước) lẫn thành phần luật sĩ giả hình cần phải cải thiện đời sống (sau): "Cầu nguyện, ăn chay, bố thí, thì tốt hơn là cất giấu kho vàng, vì việc bố thí cứu khỏi chết, tẩy sạch tội lỗi, mang lại lòng từ bi và sự sống đời đời. Còn những ai phạm tội và làm điều gian ác, thì là thù địch của linh hồn mình".


Theo chiều hướng của những gì được Thần Raphael nói trên đây về hai loại người công chính và bất chính này, bài Đáp Ca cũng vang lên những cảm nhận chân thực về Chúa của người công chính là Đấng cũng từ bi nhân hậu với cả thành phần tội nhân bất chính nữa.


1) Chúa trừng phạt, rồi Chúa lại tha thứ; Chúa đẩy xuống âm phủ, rồi lại đem ra; và không một ai thoát khỏi tay Chúa. 


2) Hãy ngắm nhìn những việc Chúa làm cho chúng ta, hãy tuyên xưng Người với lòng cung kính và run sợ, hãy suy tôn vua muôn đời trong những việc làm của các ngươi.

 

3) Tôi tuyên xưng Người nơi tôi bị lưu đày, vì Người tỏ ra uy quyền trước dân phạm tội. 


4) Hỡi tội nhân, hãy sám hối ăn năn, hãy thực hiện sự công chính trước mặt Thiên Chúa, hãy tin rằng Người tỏ lòng từ bi với các ngươi.

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Ý Nghĩa Cuộc Sống. (6/7/2017)
Vai Trò Của Thần Khí - Mccarthy (6/7/2017)
Thánh Thần Tình Yêu – Lm. Jos. Phạm Thanh Liêm (6/7/2017)
Thánh Thần Tạo Biến Đổi Lạ Lùng Nơi Các Tông Đồ --- Suy Niệm Của Jkn (6/7/2017)
Thần Khí Đổi Mới (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’) (6/7/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Thần Khí Đổi Mới (trích Trong ‘niềm Vui Chia Sẻ’) (1) ----- (6/6/2017)
Tác Động Của Chúa Thánh Thần (6/6/2017)
“tôi Đến Đây Để Loan Báo Tin Mừng” (suy Niệm Của Lm. Giuse Nguyễn Hữu An) (6/6/2017)
Thánh Thần, Đấng Ban Bình An (6/6/2017)
Thần Khí Sự Thật Và Sự Thật Toàn Vẹn (suy Niệm Của Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty) (6/6/2017)
Tin/Bài khác
Ra Đi-tha Thứ – Đtgm. Giuse Ngô Quang Kiệt. ----- (6/5/2017)
Quyền Năng Tha Tội (suy Niệm Của Lm Bùi Quang Tuấn) (6/5/2017)
Nói Được Các Thứ Tiếng. (trích Trong ‘manna’) (6/5/2017)
Người Thổi Hơi Vào Các Ông. (trích Trong ‘manna’) (6/5/2017)
Niềm Vui Bởi Chúa Thánh Thần - Achille Degeest. (trích Trong ‘lương Thực Ngày Chúa Nhật’) (6/5/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768