MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V - Phần 2
Thứ Ba, Ngày 1 tháng 12-2009

Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V - Phần 2

 

 

Chúng ta rất có thể không hiểu chương trình của Thiên Chúa, và cũng không trông thấy khía cạnh tích cực của chương trình đó, nhưng hễ chúng ta bắt đầu ngợi khen Chúa, chúng ta giải tỏa được quyền năng của Ngài để sinh ích cho ta trong hoàn cảnh hiện tại đây .

Quan niệm lành dữ của chúng ta thường thật sai lạc. Thí dụ: Nếu một đứa trẻ được hưởng gia tài bạc triệu, người ta liền kêu lên: “Tuyệt quá!” Nhưng nếu đứa trẻ ấy chết và lên thiên đàng, người ta sẽ than: “Tai hoạ thật!” Tuy nhiên, chúng ta biết rằng một gia tài lớn có thể gây ra những thảm trạng, còn lên thiên đàng chỉ có thể tốt thôi).

Nếu chúng ta ngợi khen Chúa trong mọi hoàn cảnh, tôi chắc rằng có những chim sẻ sẽ không rơi xuống đất và có những đứa trẻ sẽ không chết và những bệnh ung thư sẽ được chữa trị. Nhưng không nên để cho điều này làm động cơ thúc đẩy ta ngợi khen Chúa vì sẽ luôn luôn có những chim sẻ rơi xuống đất, những trẻ con chếùt yểu và những người bị bệnh ung thư. Chúng ta vẫn phải ca tụng Thiên Chúa vì những trường hợp đó nữa.

Vậy tức là ca tụng Thiên Chúa vì sự dữ Ngài cho phép xảy ra trong đời chúng ta vì ta tin rằng Chúa theo đuổi một mục đích rõ rệt trong trường hợp đó. Rồi còn phải làm gì nữa? Phải phản ứng thế nào trước sự dữ khi ta giáp mặt nó? Về điểm này, ta thấy đủ loại tư tưởng kỳ quặc nơi các Kitô hữu.

Chúa Giêsu đã nói với những kẻ đi theo Ngài:  “Đừng cưỡng lại người ác” (Mat 5,39). Tuy nhiên, ta đọc thấy rằng, khi Chúa Giêrsu trông thấy phường buôn bò, cừu, bồ câu và quân đổi bạc ngồi trên sân đền thờ,  “Ngài mới lấy dây thừng làm roi mà xua hết thảy ra khỏi đền thờ cùng với cừu và bò của họ” (Jn 2,15). Nơi đây, chúng ta thấy Chúa Giêsu hành động công khai chống lại sự dữ. Tuy vậy, Ngài đã không kháng cự chút nào khi người ta đến bắt Ngài tại vườn Giêtximani, và Ngài đã quở môn đệ muốn dùng gươm mà bảo vệ Ngài.

Như vậy, có những trường hợp Chúa muốn đưa ta đến hành động rõ rệt chống lại sự dữ và những trường hợp khác Ngài đòi ta đừng kháng cự. Nhưng làm sao biết được khi nào hành động, khi nào không?

Tôi thiết tưởng điều duy nhất ta có thể làm được là nhìn nhận rằng, bởi sức mình, chúng ta không thể nào thắng được sự dữ cả. Sức mạnh chiến thắng chính là Thiên Chúa. Ngài dạy ta phải tập ngước mắt lên nhìn Ngài, nguồn mạch của mọi chiến thắng - chứ không đăm đăm nhìn sự dữ mà ta phải đương đầu - Và từng bước một, lúc đó Thiên Chúa sẽ hướng dẫn hành động của chúng ta. Phaolô đã viết cho tín hữu Roma: “chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ” (Rom 21/12).

Trong trường hợp người ta bắt và đóng đanh Chúa Giêsu, chính hành vi không kháng cự của Chúa đã đập tan quyền năng sự dữ trong thế gian.

Qua hành vi trên đây, Chúa Giêsu đã cho ta thấy có một cách tốt đẹp hơn nhiều để giải quyết vấn đề sự dữ, tốt đẹp hơn là bảo vệ chống lại sự dữ theo nghĩa thông thường của chúng ta, nghĩa là dùng vũ khí, trả miếng và dùng vũ lực chống lại vũ lực. Làm như vậy, chúng ta phản ứng lại với các nghịch cảnh thay vì đón nhận sự hiện diện và các chỉ thị của Thiên Chúa trong hoàn cảnh đó.

Mỗi lần chúng ta hành động theo các biến cố bên ngoài thay vì bởi đức tin của chúng ta nơi sự can thiệp của Thiên Chúa và sự kiểm soát hoàn hảo của Ngài trên hoàn cảnh, chúng ta để cho sự dữ chiến thắng chúng ta thay vì thắng vượt được nó nhờ quyền năng của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu không chủ hoà (theo nghĩa chúng ta hiểu ngày nay) khi Chúa phán: “Đừng cưỡng lại người ác!” Chúa muốn nói chúng ta phải nhìn nhận một cách chủ động quyền năng của Chúa trên sự dữ và nhìn nhận rằng đôi khi Chúa chọn hoàn cảnh đó để thực hiện ý muốn của Ngài.

Trong trường hợp đó, cưỡng lại sự dữ là đi ngược lại chương trình hoàn hảo của Chúa. Nếu các môn đệ ngăn cản được việc bắt Chúa Giêsu trong vườn Giêtximani, họ đã làm hỏng kế hoạch của Chúa mặc dù họ tưởng rằng mình đã thắng được sự dữ.

Chúa Giêsu đã đến để chiến thắng chứ không phải để dạy chúng ta biết thua mà không than vãn đâu.

Các thánh tông đồ Giacôbê và Phêrô đều bảo chúng ta chống lại Satan. Nếu chúng ta xem nội dung sứ điệp của các ngài, ta thấy rõ rằng các ngài đều hoàn toàn nhất trí với Chúa Giêsu và Phaolô.

“Anh em hãy suy phục Thiên Chúa. Hãy chống lại ma qủy, và nó sẽ chạy trốn anh em. Hãy lại gần Thiên Chúa và Người sẽ lại gần anh em” (Giacôbê 4,7). Hãy ở tiết độ, hãy tỉnh thức, vì đối thủ của anh em là ma qủy … Đối với nó, anh em hãy chống trả, cứng cát trong lòng tin….” (1 Phêrô 5,8-9).

Chống lại Satan, sự bảo vệ độc nhất của chúng ta là quyền năng của Thiên Chúa. Và quyền năng đó được giải tỏa ra khi chúng ta kiên quyết tin rằng Thiên Chúa âu yếm, điều khiển hoàn toàn mỗi chi tiết của hoàn cảnh. Và chúng ta diễn tả lòng tin đó bằng cách ca tụng và cảm tạ Chúa vì những hoàn cảnh cụ thể đó.

Thánh Kinh dạy ta phải tỉnh thức và coi chừng sự tấn công của kẻ thù, nhưng mà tất cả sự chú ý của ta phải hướng về Chúa,  chứ không hướng về Satan. Vẫn biết chúng ta phải ý thức sự đe dọa của kẻ thù, nhưng chúng ta được bảo vệ, không phải bằng cách rình mò kẻ thù nhưng còn đắc lực hơn bằng nhìn nhận quyền năng của Thiên Chúa.

Nếu chúng ta để cho sự sợ hãi và nghi ngờ và sự lo lắng về kẻ thù tràn ngập tâm hồn chúng ta, chúng ta ngăn cản sức mạnh của Thiên Chúa được tỏ hiện. Chúng ta phải học biết xem sự dữ trong mọi viễn tượng đứng đắn - là sự dữ ở dưới sức mạnh toàn năng của Thiên Chúa - và để cho sức mạnh đó làm cho mọi sự gây ích cho ta theo chương trình hoàn hảo của Thiên Chúa.

Phần việc của ta là vững tin bằng cách tuân theo các chỉ thị của Thánh Linh sẽ điều khiển hành động của chúng ta trong hoàn cảnh đo.ù Chúng ta phải luôn luôn giữ cặp mắt nội tâm của chúng ta đăm đăm nhìn Chúa, bằng cách ca ngợi và cảm tạ Ngài trong mọi sự vì lòng nhân từ, ái tuất của Ngài.

Vững tin nghĩa là dùng ý chí của chúng ta mà quyết tâm chấp nhận rằng Chúa làm chủ tình thế như Thánh Kinh đã dạy ta, bất chấp cảm giác của ta và hoàn cảnh bên ngoài.

Thánh Kinh khẳng định với chúng ta rằng Thiên Chúa kiểm soát mọi bão táp, động đất, cuồng phong, chiến tranh, đói kém, dịch tễ, chết chóc, sinh nở. Ngài kiểm soát mọi cánh hoa đồng nội, mỗi chim sẽ và mỗi sợi tóc trên đầu chúng ta.

Có tin đến cùng nơi Ngài hay không là do ta quyết định.

Có người nói: “Tôi muốn chấp nhận rằng Thiên Chúa chịu trách nhiệm về một số sự việc, nhưng tôi không thể chấp nhận rằng Ngài chịu trách nhiệm về mọi sự được”.

Quan điểm này không khiến ta ngợi khen Chúa và khi chúng ta từ chối không chịu nhìn thấy bàn tay Thiên chúa trên những lãnh vực rõ rệt, ta không thể hy vọng một sự đáp lại lời cầu của chúng ta hoặc là một sự biểu dương quyền năng biến đổi của Ngài được.

Ta hãy xem Thánh Kinh nói gì về các lãnh vực đó, mà ta khó nhìn nhận bàn tay của Chúa.

Habacuc là một tiên tri đã phàn nàn về tình hình quê hương ông như một số trong chúng ta than van về tình hình thế giới hiện tại.

“Lạy Chúa đến bao giờ con phải kêu cầu mà Chúa không nghe?” Habacuc than van. (Ông ta không thèm nghĩ rằng Chúa đang lắng nghe ông, và ở điểm này, nhiều Kitô hữu ngày nay đồng ý với ông ta). Con kêu đến Chúa rằng: “Con bị áp bức mà sao chưa được Chúa giải cứu? Tại sao Chúa để con thấy sự gian ác? Sao Chúa chịu nhìn sự hà hiếp hiện tại? Nhìn khắp quanh con, con chỉ thấy cách bóc lột bạo tàn, cảnh tranh tụng đánh lộn. Luật Thánh như bất lực hấp hối, quyền lợi bị bãi bỏ. Kẻ tàn bạo bách hại kẻ công nghĩa, đâu đâu sự liêm chính cũng bị xuyên tạc” (Habacuc 12,4).

Có khi nào bạn miêu tả thế giới Âu Tây ngày nay bằng những lời lẽ giống như vậy không? Đối với tôi thì có.

Và Thiên Chúa đã trả lời với Habacuc (1,5-6): “Các ngươi hãy nhìn đến các dân tộc, hãy mở mắt mà nhìn cho kỹ. Các ngươi hãy ngạc nhiên, sững sờ. Vì ngay giữa đời các ngươi, Ta đã hoàn thành bao việc kỳ diệu; mà nếu không nghe thuật lại, đố ai tin nhận được.

 

(còn tiếp)
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Bản Xét Mình Xưng Tội (12/6/2009)
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày Từ Thứ Hai 07/12 Đến Thứ Bẩy 12/12, Sau Chúa Nhật Ii Mùa Vọng – Năm C (12/6/2009)
Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V - Phần 4 (12/5/2009)
Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V - Phần 3 (12/5/2009)
Tiếng Kêu (12/3/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương V - Phần 1 (12/1/2009)
Quyền Năng Của Tâm Hồn Biết Ca Ngợi : Chương Iv - Phần 7 (12/1/2009)
Mặc Khải Về Thánh Thể Trong Gioan 6: Niềm Hy Vọng Hằng Sống, Bài #6 (12/1/2009)
Tin/Bài khác
Mặc Khải Về Thánh Thể Trong Gioan 6: Niềm Hy Vọng Hằng Sống, Bài #5 (11/29/2009)
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày Trong Tuần, Từ Ngày 30/11 Đến 5/12/09t (11/29/2009)
Đặc Sủng Về Ơn Lạ --- Cứu Cánh Không Biện Minh Cho Phương Tiện. (11/27/2009)
Mặc Khải Về Thánh Thể Trong Gioan 6: Niềm Hy Vọng Hằng Sống, Bài #4 (11/27/2009)
Mặc Khải Về Thánh Thể Trong Gioan 6: Niềm Hy Vọng Hằng Sống, Bài #3 (11/23/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768