MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Nguồn Gốc Phong Trào Lm Đức Mẹ (2)
Thứ Tư, Ngày 13 tháng 5-2015

Nguồn Gốc Phong Trào LM Đức Mẹ (2)

(c) Tiêu Chí Thần Học để hiểu quyển sách này
 
Thụ khải
 
1- Mặc cho mọi người tự do giữ lấy các lý chứng của mình trong vấn đề này, người ta có thể được khẳng định một cách hợp lý khi xem xét một cách chắc chắn về những điều được trình bày cho chúng ta trong quyển sách này đều là “những lời thụ khải”. Nhưng than ôi ! Khoa thần học huyền bí được rất ít người biết, khiến cho một số hiện tượng, hoặc là bị đánh giá thấp ở những điểm bị chế giễu theo thiên kiến (a priori), hoặc là được đánh giá cao đến mức độ những hiện tượng ấy được coi như là ngang bằng với Mạc Khải chính thức.
 
Người ta quên rằng : Ơn Thánh làm cho chúng ta thực sự là con cái của Thiên Chúa, và Mẹ Maria thực sự là Mẹ của chúng ta. Người ta không nhớ cho đủ rằng cầu nguyện không phải là độc thoại mà đối thoại, trong việc cầu nguyện đa phần là phải để cho mình tham dự vào Nước Trời. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa có muôn vàn cách thức có thể giao tiếp với con cái của Người, chọn lựa cho từng người hình thức giao tiếp thích hợp nhất với Người, vượt trội hơn hẳn các phương tiện mà mọi người đã biết.
 
2 – Thụ khải là gì ? Trước hết, cần thiết phải nói rõ thụ khải không phải là điều kỳ lạ hay có tính chất giật gân, mà là một hiện tượng mầu nhiệm thể hiện trong đời sống Giáo Hội và được mô tả trong các sách hướng dẫn về thần học tu đức. Thụ khải không phải là sự giao tiếp với Chúa Giêsu, với Đức Mẹ hay với các Thánh bằng giác quan như trong các cuộc hiển linh. Ở trường hợp này (thụ khải), người ta không nhìn thấy bằng mắt thường, không nghe thấy bằng tai cũng như không tiếp chạm bằng tay được một điều gì cả. Thụ khải cũng không đơn giản là một linh ứng lành thánh, là ánh sáng mà Chúa Thánh Thần thường tuôn đổ xuống tâm trí và tâm hồn của người có tâm hồn năng cầu nguyện và sống bằng đức tin.
 
Trong trường hợp là một hiện tượng xác thực, thụ khải chính là món quà mà Thiên Chúa muốn con người biết được và giúp con người thực hiện một điều gì đó, và còn thêm bộ trang phục bên ngoài cho món quà này, trong hạn định tư tưởng và ngôn ngữ con người, là thể hiện theo văn phong và theo cách viết của người nhận được thông điệp.
 
Người nào trở thành công cụ giao tiếp, trong khi vẫn có tự do hoàn toàn, được biểu lộ ra bằng hành động thuận với hành động của Chúa Thánh Thần. Trong khi lãnh nhận Lời từ Chúa mà đến, trí tuệ của người ấy vẫn tồn tại, trong khi có thể nói là không hoạt động : điều ấy cho thấy trí tuệ không tìm kiếm các ý tưởng hay tìm cách biểu lộ các ý tưởng, thí dụ như trong trường hợp một người đang viết thư hay đang chuẩn bị một bài thuyết trình quan trọng.
 
3 – Thánh Gioan Thánh Giá gọi thụ khải, hay những lời trang trọng có tính chất siêu nhiên, là những lời cá biệt nhận được không phải từ chính bản thân mình hay từ người khác, nhiều khi trong lúc tập trung tư tưởng và nhiều khi không (Đường lên Núi Các-men – Quyển 2, chương 28, chú thích 2). Linh Mục Tanquery đã định nghĩa thụ khải hay những lời siêu nhiên như là sự biểu lộ ý định của Thiên Chúa nghe thấy bằng ý thức nội tâm hay ngoại tại (Đời Thiêng Liêng – Quyển 3, chương 3, triệt số 1494).

Tuy nhiên, người ta đã định nghĩa thụ khải là : “Những lời rất rõ mà người lĩnh hội đón nhận những lời ấy như là những lời ấy được sinh ra từ trái tim và những lời ấy cùng với trái tim hình thành một thông điệp.”

Hiệu triệu từ Trời cao hầu như luôn không thể dự kiến được là Chúa, Đức Mẹ, các Thiên Thần hay các Thánh chủ động đưa ra trong thời gian liên quan và làm chủ nội dung thông điệp.
 
4 – Có những tiêu chuẩn rất chính xác để biện phân đâu là thụ khải đích thực hay đâu là giả mạo, hay là thành quả của sự lừa lọc có chủ ý, là kết quả của bệnh tự kỷ ám thị, hay do Satan can thiệp thẳng thừng. Tài liệu về vấn đề này không nhiều cũng không được cập nhật. Các bản văn của các nhà đại thần bí (Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Nữ Tê-rê-sa A-vi-la, Thánh I-nhã, Thánh Ca-ta-ri-na Giê-noa, Thánh Ca-ta-ri-na Si-ên-na) đều có ích, cũng như các công trình nghiên cứu và các chuyên luận thần học tu đức của Tanquerey, Royo Marin, A. Poulin, Garrigou Lagrange v.v…
 
Trong lời chính là lời của Thiên Chúa, khó mà đo lường được trọng lượng yếu tố con người trong đó được Lời khôn tả của Thiên Chúa mặc vào, để đưa đến thông hiểu những gì là yếu tố cần thiết và phổ cập trong các nội dung của thông điệp, nói gọn, trong lời của Thiên Chúa.
 
Người ta thường nghe nói rằng các thông điệp, như là những Sứ Điệp chứa đựng trong quyển sách này hay lặp đi lặp lại và dài dòng. Người ta so sánh các thông điệp với văn phong của Thánh Kinh và của các cuộc hiển linh mà Giáo Hội đã công nhận, trong khi đó chúng ta lại quên rằng ở đây chúng ta đang nêu ra các cách thể hiện của Lời Chúa rất khác nhau, không những trong vấn đề về tính xác thực mà còn trong vấn đề về thể thức.
 
Trong sự tôn trọng của chúng ta đối với mỗi một người và tự do của người ấy, có lẽ nào chúng ta buộc phải đặt ra một ngoại lệ duy nhất đối với Thiên Chúa, như thể là Người phải xin phép chúng ta và phải phù hợp với thị hiếu của chúng ta trong việc lựa chọn nơi chốn, thời gian, phương thức và công cụ để giao tiếp với con cái của Người ?
 
Cần phải trưởng thành trong Thần Trí Khôn Ngoan, để được vui mừng với Chúa Giêsu khi Người thốt lên lời cầu nguyện với Chúa Cha : “Lạy Cha, con xin tạ ơn Cha vì Cha đã cất dấu các mầu nhiệm của Cha với người học thức và thông thái, nhưng lại tỏ ra cho những kẻ bé mọn.” và hoan hỉ với thần trí của Mẹ Thiên Đàng khi Mẹ cất tiếng ca tụng : “Chúa ban đầy ơn phước cho người nghèo khó và đẩy người giàu có trở về tay không.”
 
Các lời thụ khải trong sách này
 
Đối với trường hợp quyển sách “Nói với Linh Mục, con cái yêu dấu của Đức Mẹ” thì tốt hơn cả là ghi nhớ các tiêu chí thần học có thể giúp hiểu được sách một cách sâu xa hơn.
 
1 – Lời thụ khải từ Thiên Chúa mà đến đều mang theo một ý nghĩa bình an sâu xa, thúc đẩy chúng ta khiêm nhường hơn và tin tưởng hơn trong mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Lời thụ khải ấy giúp chúng ta tách mình khỏi điều sai lầm và làm điều ngay lành trong tinh thần đơn sơ và kiên định; lời thụ khải ấy tôn trọng tự do của chúng ta và tự do của người thân cận chúng ta. Bất cứ khi nào viết và làm việc vì Danh Chúa thì sẽ Người sẽ soi sáng bằng trí lực quân bình, khiêm nhường, tâm lực, ngay cả trong khuôn khổ giới hạn và khiếm khuyết của con người.
 
Nếu một số đoạn trong quyển sách này đem lại khó chịu, tốt hơn là tạm ngừng đọc đến khi có dịp tốt hơn, còn hơn là tự gây ra đau khổ cho mình.
 
2 – Thiên Chúa có thể giao tiếp và Người muốn được giao tiếp với con cái của Người đang sống trên mặt đất tại từng thời điểm lịch sử. Người Kitô hữu chúng ta có thể biết điều gì đó mà chúng ta gặp, có thực sự là việc làm của Thiên Chúa hay không, bằng việc so sánh nội dung của sự việc ấy với Sách Khải Huyền đã được Huấn Quyền Hội Thánh gìn giữ vẹn toàn và tin tưởng trao cho chúng ta.
 
Trong trường hợp quyển sách của chúng ta, Sứ Điệp hầu như chiếm toàn bộ, và cũng như trong từng phần, phải được đọc trong ngữ cảnh của Sách Giáo Lý Công Giáo. Mục đích của các lời thụ khải là để dẫn dắt các Linh Mục được sống đời sống thánh thiện dễ dàng và vững vàng hơn. Hãy nhớ là :
 
a) Cương vị làm Mẹ của Đức Mẹ Maria, với những quyền hạn và bổn phận kèm theo cương vị ấy dành cho Mẹ và cho ta, phải cùng với ta thể hiện cách riêng.
 
b) Đức Mẹ là Đấng khiêm nhường và thanh sạch nhất trong tất cả mọi con người, đối với Mẹ đó không phải là điều quan trọng, mà Mẹ là một người mẹ sinh ra và nuôi lớn các con cái nhận Mẹ làm mẹ, và đem lại sự trọn vẹn cho công cuộc đã được Chúa Giêsu Con Mẹ hoàn tất. Bấy giờ mục tiêu duy nhất là sự tôn vinh Ba Ngôi Cực Thánh mà Linh Mục phải phấn đấu chu toàn ơn gọi của mình.

c) Vì Mẹ là Mẹ của Giáo Hội, nên các hành động đáp lại của chúng ta và các hành động đáp lại khác của các bối cảnh lịch sử là vâng lời và hiệp nhất kín kẽ với những người thi hành tác vụ thẩm quyền trong Giáo Hội, cụ thể là Đức Giáo Hoàng, các Giám Mục thuộc về Ngài và các Bề Trên hợp lệ của chúng ta.
 
d) Bởi Linh Mục là người đã dâng mình cho Thiên Chúa vì lợi ích của con người, nên Linh Mục cảm thấy có trách nhiệm buộc phải thông truyền cho tín hữu của mình niềm vui, sự phong phú và các nghĩa vụ tận hiến cho Đức Mẹ, mà trước hết, Linh Mục phải tận hiến và sống đời tận hiến mình cho Đức Mẹ.
 
3 – Trong lúc không có câu hỏi nào về tuổi tác, quyền hạn con người, uy tín và tình trạng ít kinh nghiệm quá khứ, những điều ấy chỉ là những điều tích cực hoặc tiêu cực để được nhận vào Cao Trào Linh Mục Thánh Mẫu, còn bất cứ ai muốn gia nhập Cao Trào với một tinh thần bè phái sẽ đương nhiên bị bỏ qua. Trong lòng Giáo Hội có một thành phần vẫn còn chưa thể biến đổi và có những hình thức bề ngoài khoác lên lời lẽ và đời sống của Giáo Hội, thì những điều ấy, giống như y phục, có thể thay đổi theo thời gian.
 
Những người có tính bảo thủ thâm căn vì đã trải qua nhiều lần trải nghiệm các kinh nghiệm xương máu từ thuở xa xưa, mà đó lại là những kinh nghiệm chính đáng, thì với tuổi già vẫn có thể thay đổi được. Cũng vậy, những người thèm khát tìm kiếm những cảm nghiệm mới, dường như họ ít biết Chúa Cha Hằng Hữu hơn. Họ có một niềm thôi thúc nài van các sáng kiến giải quyết của Chúa Thánh Thần, mặc dù ơn cứu độ cho từng linh hồn không lần theo một con đường mòn duy nhất của cầu nguyện và sám hối.
 
4 – Bởi vì các thành phần và các cách diễn đạt của một học thuyết và của đời sống Kitô hữu rất đa dạng và phức tạp, nên trong những bài viết này không có ý định đánh giá thấp, càng không muốn lên án bất kỳ ai. Nếu một số các cách diễn đạt, lấy thí dụ, là nền thần học đương đại đang có vẻ mạnh mẽ, thì phải hiểu là không có quan điểm nào chống lại nền thần học ấy theo đúng nghĩa, nhưng chống lại cách thức thiếu thận trọng, trong đó quan điểm được trình bày bởi một số các thần học gia bất đồng, và – điều này còn tồi tệ hơn – là chống lại cách thức trong đó các lời giáo huấn của họ được người khác dễ dàng chấp nhận.
 
Một thí dụ khác : có một số đề tài, như là các đề tài liên quan những người có tính xã hội hay mục vụ, quyển sách này không cốt để trị liệu bệnh tật. Một mặt, quyển sách này không phải là một quyển bách khoa toàn thư nên không thể giải đáp cho từng câu hỏi hay cho mọi câu hỏi. Mặt khác, những người thực sự giao phó mình cho Đức Mẹ không chỉ giữ các cuộc thảo luận ở các vị trí học hỏi, mà thực sự sống và giải quyết các vấn đề cụ thể về xã hội và mục vụ. Chúng ta chỉ phải nhớ đến Thánh Don Bosco, Don Orion và Đức Đương Kim Giáo Hoàng.
 
5 – Về hiện tượng thụ khải được ghi lại trong sách, Cha Stefano, ở trạng thái hoàn toàn bình thường, chẳng lâm vào trạng thái bị thôi miên hay xuất thần, Ngài đã viết ra các lời thụ khải không bị gián đoạn và không mệt mỏi trong tinh thần, không cần phải suy đi nghĩ lại hay sửa chữa những điều Ngài đã cảm nhận được trong lòng mà chẳng cần phải đặc biệt chú ý, theo sự phong phú và nghèo nàn trong tính khí và trong phong cách của Ngài, thậm chí khi Ngài có một câu hỏi đưa ra những sự thực trước đây chưa hề biết cho đối tượng được hỏi, hoặc ngay cả những sự thực đã được Ngài nhận ra trước đây.
 
Từ những bài viết của Cha Stefano Gobbi, người ta đã ưu tiên chọn lựa những trang nổi bật nhất về sự hoàn toàn phó thác cho Đức Mẹ, trong một bầu khí tinh thần trẻ thơ theo Sách Phúc Âm. Về tính chất hợp lệ của các bài viết, tiêu chí cổ điển và truyền thống đã được giữ vững theo :
 
- Phù hợp với sự thật được tỏ lộ;
 
- Một thái độ luôn luôn khiêm tốn và vâng phục;
 
- Khiêm nhường cầu xin Thiên Chúa một số xác nhận;
 
- Khả năng giữ điềm tĩnh và bình an trước và sau khi giao tiếp thiêng liêng.
 
Tuy nhiên, điều được coi như một dấu hiệu tích cực là sự tốt đẹp vô chừng mà Phong Trào Linh Mục Thánh Mẫu đã đạt được nơi linh hồn của 10.000 Linh Mục, mà nhiều người trong số đó đang gặp phải khủng hoảng, và sự tốt đẹp ấy đã được thực hiện trong rất nhiều tín hữu. Từ những thành quả tuyệt vời này sinh ra, người ta có thể suy ra rằng nguyên nhân đưa đến những thành quả ấy chỉ được nhận biết dưới ánh sáng tâm linh tuôn ra từ Chúa Thánh Thần, nhờ lời cầu bầu của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, thấm nhập vào tâm trí và trái tim của những ai cầm quyển sách này trên tay.
 
6 – Bởi trong thời kỳ này là thời kỳ chuyển biến đáng kể đối với Giáo Hội và thế giới, đã phát sinh ra muôn vàn các trường hợp nhiều người được cho là có ơn đặc biệt, có đặc sủng như là thị kiến, thụ khải, ơn chữa lành v.v… Nên Phong Trào Linh Mục Thánh Mẫu có lập trường như sau :
 
- Không có một sự ràng buộc phải liên kết với (đến mức tự đồng hóa mình) bất kỳ hội đoàn, cá nhân hay sự kiện nào có vẻ là siêu nhiên. Phong Trào không có quyền công nhận hay chỉ trích, bởi vì việc đó là thuộc về Giáo Hội.

Phong trào để cho mỗi một Linh Mục tự do hành xử theo cách sống riêng của mình, theo cách nhận thức thận trọng của mình, tuy nhiên phải hoàn toàn vâng lời thẩm quyền của Giáo Hội.
 
- Mặt khác, khi có nghi vấn về các mạc khải có nội dung không phù hợp với Huấn Quyền về giáo lý hay không phù hợp với những người rõ ràng là xuất phát từ tư cách đạo đức đặc trưng của một con người bình thường và của một Kitô hữu quân bình, thì phải đặt các thành viên của Phong Trào vào tư thế cảnh giác để có thể vẫn luôn trung thành với Giáo Hội.
 
- Khi có nghi vấn về con người hay sự kiện mà Giáo Hội đã thuận tình công nhận, Phong Trào Linh Mục Thánh Mẫu tôn trọng tối đa sự lựa chọn và thị hiếu của mỗi người, cho dù Phong Trào không thể cắt đứt mình khỏi những gì đã xảy ra tại Fatima, là một sự kiện có tầm quan trọng phổ quát mà Phong Trào vẫn chưa được hiểu rõ và còn chưa được chứng kiến, tuy đã được Giáo Hội chính thức chấp nhận. Chúng ta chỉ phải nhớ lại các Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II đã có cuộc Tông Du hành hương đến Cova da Iria.
 
(d) Lời khuyên hữu ích cho người đọc
 
1 – Hiển nhiên là những người thuộc về Phong Trào Linh Mục Thánh Mẫu phải chấp nhận trước hết tất cả toàn bộ di sản của Sách Khải Huyền, phải chấp nhận sự soi sáng của Huấn Quyền Giáo Hội chính thức. Mặt khác, họ được tự do chấp nhận, hoặc cho là không quan trọng, hay từ chối các bài viết và những việc xảy ra mà người ta gọi tổng quát là các “mạc khải tư”.
 
Vì học thuyết và lịch sử về những điều thần bí ít được người ta biết, nên dễ rơi và một trong hai hình thức suồng sã và dễ cuồng tín. Một đằng là phủ nhận theo định kiến và chế nhạo mọi sự ngay từ đầu. Đằng khác là chấp nhận mọi sự một cách ngây thơ mà không có sự phân biện nào.
 
Vì vậy người ta phải tránh hai thái cực :
 
- Ngây ngô nhẹ dạ mà không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng con người hay sự kiện, để xác minh sự khả tín về một con người rõ rệt, huống hồ là hiện tượng siêu nhiên. Là các công cụ của Thiên Chúa, thì cho dù là nhỏ bé hay nghèo khó, hãy luôn luôn cho mọi người thấy dấu hiệu của phẩm hạnh, của lòng thanh sạch và các dấu chỉ của Chúa Thánh Thần đang đồng hành với mọi tông đồ đích thực, những điều ấy không thể thiếu được.
 
- Thiển cận mà kiêu căng từ chối hay trực tiếp chống đối sự việc, ngược lại, có thể là việc làm của Thiên Chúa. Trong những tình huống cụ thể, người ta không còn nhìn thấy được điều mà người ta tôn trọng trong thần học, cụ thể là sự tự do tuyệt đối của Thiên Chúa và của các Chư Thánh để hiệp thông với chúng ta là những kẻ lữ hành nơi dương thế.
 
2 – Khi đọc quyển nhật ký này, đối với nhiều Linh Mục, nó đã trở thành một quyển sách dùng để suy niệm hàng ngày, từng câu phải được chấp nhận với sự biện phân, có nghĩa là, theo ý nghĩa thực sự bắt nguồn từ toàn bộ bối cảnh.
 
Lấy thí dụ, chúng ta xem xét lời Đức Mẹ khuyên chúng ta từ bỏ đọc báo chí và xem truyền hình. Đối với một số người, điều này có thể được hiểu theo nghĩa đen. Đối với nhiều Linh Mục, nó có nghĩa đúng hơn là không phí thời gian quý giá để theo dõi các chương trình phù phiếm vô ích hay có dụng ý, cũng có nghĩa là nhịn không xem các sự kiện của thế giới được giải thích theo nghĩa thiên về vật chất nơi phần lớn các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay.
 
Một thí dụ khác cũng có thể thấy được trong các cách diễn đạt thường xuyên, mà ngay từ cái nhìn đầu tiên có thể để lại cho lòng chúng ta sự khó chịu, trong đó người ta khẳng định rằng sự vinh thắng của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria trùng hợp với triều đại vinh quang của Chúa Kitô ngự đến. Những diễn đạt này đương nhiên là phải được giải thích dưới ánh sáng của các giáo huấn trong Thánh Kinh (Khải Huyền 20,1-7) và theo Huấn Quyền chính thức của Giáo Hội. Về vấn đề này, trước mắt chúng ta hãy thường xuyên tham khảo nơi Tông Thư đầu tiên “Đấng Cứu Chuộc Nhân Loại” – (Redemptor Hominis) – và trong những văn kiện quan trọng khác của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề cập với Giáo Hội về Mùa Vọng Thứ Hai trông đợi Sự Quang Lâm lần thứ hai của Đức Kitô.

3 – Trong lời Đức Mẹ mời gọi, có lời khuyên chấp nhận đặc tính của quyển sách này là một dụng cụ khiêm nhường. Bằng cách ấy, Đức Mẹ muốn nó được viết ra theo phong cách mà Thiên Chúa Quan Phòng đã chọn, như lời dạy của Thánh Phaolô, chọn những gì là yếu đuối và khó nghèo dưới con mắt thế gian để đánh bại sự thông thái và bạo lực.
 
4 – Bởi chúng ta đang hít thở một bầu dưỡng khí độc hại và tinh quái của ma quỷ là bọn có thể giở trò bịp bợm bẩn thỉu với chúng ta, chúng ta không nên ưu tư trước lời ngọt ngào phảng phất trong văn phong của quyển sách này. Các Linh Mục đã quen với hành động mang tính giáo huấn của Mẹ Maria đều nhận thực rằng Mẹ hành động ngọt ngào nhưng kiên quyết. Chính vì lý do tốt đẹp đó mà Chúa Cha Hằng Hữu đã trao phó cho Mẹ Con Một Yêu Dấu của Người để Mẹ sinh ra Người trong bản tính loài người và dạy dỗ Người, cho công cuộc Cứu Chuộc loài người trên đồi Can-vê. Nếu Đức Mẹ dịu dàng nâng chúng ta lên (vì Mẹ yêu thương chúng ta như một người mẹ) và sau đó có thể đặt chúng ta (về phần chúng ta không chống cự) vào cây Thánh Giá gỗ, tức là Mẹ biến đổi chúng ta thành hình ảnh của Chúa Giêsu Chịu Nạn. Đây là một tính đa cảm rất khác biệt.
 
5 – Ngay cả nhiều tài liệu tham khảo về các thời buổi hiểm ác mà chúng ta đang sống và tương lai đau đớn đang chờ đợi chúng ta, cũng luôn luôn phải được giải thích theo đúng tầm nhìn mà Thánh Kinh đã vạch ra. Chúa Giêsu đã biết bao lần và theo biết bao cách thức đã đe dọa trừng phạt dân của Người, chính xác là Người cố gắng thúc hối họ theo con đường hoán cải trở về với Người ! Thí dụ như theo người ta nghĩ, đó là việc loan báo của Tiên Tri Giô-na được Thiên Chúa sai đến để công bố sự hủy diệt thành Ni-ni-vê.
 
Nhiều người đã trở nên lưỡng lự và lúng túng với các lời tiên tri trong đó có chứa nhiều thông điệp. Và đã tự vấn lòng mình : Có đúng như những gì đã được viết ra chăng ? Liệu những gì đã tiên báo sẽ xảy ra ? Nếu những lời tiên báo ấy không hóa ra thật thì có thể tin tưởng những lời đưa ra trong các thông điệp được chăng ? Chú ý đọc quyển sách này sẽ cho ra một câu trả lời thích hợp nhất cho tất cả mọi nghi vấn nếu có. Câu trả lời là :
 
“Đừng lần lữa với những lời tiên báo mà Mẹ đã đưa ra cho các con để cố làm cho các con hiểu được thời buổi mà các con đang sống. Mẹ nói với các con như một người mẹ nói về các mối nguy hiểm mà các con đang đi đến, là các mối đe dọa sắp xảy ra, là sự dữ tràn lan có thể xảy ra với các con. Tuy nhiên, sự dữ này chỉ bởi các con mà có thể ngăn chặn được, các mối nguy có thể tránh được, kế hoạch công thẳng của Thiên Chúa luôn có thể thay đổi bởi hiệu lực của tình yêu nhân hậu của Người. Cũng vậy, khi Mẹ tiên báo các sự trừng phạt cho các con là để các con nhớ rằng mọi sự trong mọi lúc đều có thể thay đổi bằng hiệu lực của lời cầu nguyện và việc ăn năn đền tội của các con. Tuy nhiên các con đừng nói là : có biết bao nhiêu lời tiên báo mà Mẹ đã cho các con biết, đã không trở thành sự thực. Thay vì làm như thế, các con hãy cùng Mẹ dâng lời cảm tạ Cha trên Trời, bởi vì, qua lời cầu nguyện và việc tận hiến của các con, qua nỗi đau khổ của các con và qua sự chịu đựng đau khổ khôn xiết của rất nhiều con cái khốn khổ của Mẹ, Người sẽ thay đổi giai đoạn công thẳng của Thiên Chúa và để cho Lòng Thương Xót Cả Thể của Thiên Chúa nở hoa.” (SĐ 21-01-1984)
 
6 – Người ta phải có một sự trưởng thành vững vàng về tinh thần Phúc Âm nhằm ngăn ngừa chúng ta không xem thường hay đánh giá thấp theo thiên kiến một quyển sách như quyển này, cũng như không đánh giá nó quá cao. Nói cách khác, nó sẽ cho một tình cảm đúng đắn để tôn trọng các cảm nghiệm mà Sứ Điệp truyền cho chúng ta và tôn trọng sự tự do trong tâm hồn đối với những gì phải được nhận. Hãy hiểu rằng “ngôn vô tận ý”, và hãy biết rằng trong hiện tượng như là thụ khải, có nhiều yếu tố con người và yếu tố chủ quan có thể được trình bày, nhưng không được trên nguyên tắc khiến cho các hiện tượng này hoàn toàn bị nghi ngờ. Như Thánh Phaolô đã nói : không cần nhận xét và phê phán mà hãy giữ lại những điều nào là tốt mà anh chị em có thể thu thập hay rút ra được. Vì thế, chúng ta nên cầm một quyển sách thuộc loại này với một sự tôn trọng hợp lý.
 
Thế nhưng, sự tôn trọng này phải được liên kết với một ý thức tự do, xuất phát từ khả năng đặt các “Sứ Điệp” mà những quyển sách ấy muốn truyền đạt vào một vị trí thích hợp. Phải nói đi nói lại là : lời của Đức Mẹ được cho biết trong quyển sách này không phải là Phúc Âm mới, mà cũng không phải là đức tin mới. Những lời ấy dẫn đưa chúng ta khám phá được Phúc Âm và đức tin theo âm hưởng và quan niệm tiêu biểu của những lời ấy.
 
Do đó, thậm chí một quyển sách như quyển này có thể được chấp nhận theo phạm vi sự thật của nó, và như thế, nó có thể dẫn đưa tới Sự Thật là Đức Kitô, là một cách thức thích hợp nhất để sống như là ‘trẻ thơ” đích thực theo Tin Mừng, sống tình thân thuộc với Mẹ của Chúa và là Mẹ của chúng ta.
 
7 – Lời mời gọi này đưa tới một đức tin đơn sơ và cởi mở trong mối quan hệ của chúng ta với Mẹ của Đức Kitô và là Mẹ của Giáo Hội, nó sẽ cho chúng ta một lực từ trường tuyến tính theo chiếc la bàn đời sống Kitô hữu và có thể định hướng cho tính cách của chúng ta. Lực tuyến tính này đã được nhận biết trong giáo huấn về Thánh Mẫu Học của Hội Thánh đã trình bày cho chúng ta trong Công Đồng Vatican II (Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân – Lumen Gientium – chương VIII)

Không có thụ khải nào, kể cả không có những điều tương tự được tập hợp lại với nhau trong quyển sách này có thể có một vị trí hay được đặt ngang hàng với một tuyên bố chính thức của Giáo Hội về đức tin, để từ đó, diện mạo đầy đủ của Đức Mẹ Maria và sứ vụ của Mẹ sẽ trở nên rõ ràng. Chúng ta cũng phải đem đến cho Giáo Hội và thể hiện cách ứng xử như trẻ thơ trong mối quan hệ của chúng ta với Giáo Hội, và từ đó thể hiện trong đời sống tông đồ và trong thừa tác vụ của chúng ta. Mẹ Maria ở trong lòng Giáo Hội và dẫn đưa mọi người đến với Đức Kitô trong Giáo Hội : đến với Giáo Hội đã biểu lộ chính mình trong Công Đồng Vatican II và đã cung cấp cho chúng ta các mục tiêu mục vụ mà Linh Mục phải coi như là của mình. Chính sự thể hiện hoàn toàn ngoan ngoãn với đức tin nơi chúng ta mà Mẹ Maria sẽ dẫn dắt chúng ta sống mầu nhiệm của Hội Thánh, qua đó chúng ta chấp nhận và tự sắp đặt bản thân mình, cũng là để chấp nhận chiều kích tông đồ và mục vụ của Giáo Hội.
 
Thậm chí một vị Linh Mục, nhất là một vị Linh Mục thuộc giáo phận, sẽ không thể tìm thấy trong quyển sách này mọi thứ gì là bắt buộc trong đời Linh Mục và trong sứ vụ của mình. Nhưng sớm hay muộn thì Linh Mục ấy sẽ só thể tìm thấy trong sách một triển vọng, một quan điểm, một yếu tố thống nhất và một lực truyền động cho chức vụ Linh Mục của mình, và trên hết, cho tính cách của mình là một Kitô hữu. Điều ấy sẽ không đưa đến thiệt hại gì khi Linh Mục phải tập trung chú ý đến việc chăm sóc mục vụ của Giáo Hội, cũng như không gây thiệt hại gì khi Linh Mục phải tập trung chú ý đến nền thần học vững chắc.
 
8 – Cuối cùng, có một lời khuyên cuối cho người nào bắt đầu tiếp cận với việc đọc quyển sách này. Người ta phải chú ý nhiều hơn cái thực chất của nó hơn là chú ý đến hình thức của nó. Và người ta phải cầm sách lên mà không có một định kiến nào, mà chỉ bằng một tấm lòng khiêm nhường và đơn sơ. Nên đọc sách một cách không suy đoán hay tham lam. Nên đọc lại và suy niệm một cách thanh thản và mến chuộng. Và sau đó, chuyển sang việc kiểm tra những gì đã đọc trong cuộc sống hàng ngày của mình, cảm nghiệm theo cách riêng những điều mà Đức Mẹ yêu cầu và hứa hẹn.

Hàng chục ngàn Linh Mục trong suốt những năm gần đây đã làm như vậy và chưa hề cá ai phải hối tiếc. Hơn thế nữa, họ đang cầu xin Đức Mẹ cho người khác đi theo cùng một đường này.
 
Don Stefano Gobbi
 
Milan, ngày 02-02-1986
 
Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Chưa Từng Có Ai Chạy Đến Mà Đức Mẹ Từ Bỏ Chẳng Nhậm Lời! (5/17/2015)
Tháng Hoa Đức Mẹ, Lm Đoàn Quang, Cmc (5/16/2015)
Đức Maria Là Phụ Nữ Duy Nhất Vừa Là Trinh Nữ Vừa Là Mẹ! (5/14/2015)
Đức Mẹ Maria Là Cửa Thiên Đàng! (5/14/2015)
Mẹ Đã Cứu Vãn Giáo Hội Và Các Dân Tộc Trong Cơn Nguy Biến! (5/14/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Lời Nguyện Thánh Hiến Trọn Vẹn Cho Mẫu Tâm Đức Mẹ Maria #3 (5/13/2015)
Nguồn Gốc Phong Trào Lm Đức Mẹ (1) (5/13/2015)
Lời Mẹ Dạy Qua Lm Stefano Gobbi Ngày 21/1/1984 (5/13/2015)
Lời Nguyện Thánh Hiến Đgh Gioan Phaolo Ii Dâng Đức Mẹ Maria #2 (5/13/2015)
Tận Hiến Cho Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Là Hồng Ân Vô Giá (5/13/2015)
Tin/Bài khác
91 Phép Lạ Đức Mẹ Maria Ban Cho Loài Người (81-91) (5/12/2015)
91 Phép Lạ Đức Mẹ Maria Ban Cho Loài Người (71-80) (5/12/2015)
91 Phép Lạ Đức Mẹ Maria Ban Cho Loài Người (61-70) (5/12/2015)
91 Phép Lạ Đức Mẹ Maria Ban Cho Loài Người (51-60) (5/12/2015)
91 Phép Lạ Đức Mẹ Maria Ban Cho Loài Người (41-50) (5/12/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768