MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: tin tức và sinh hoạt giáo hội hoàn vũ
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Misericordiae Vultus --- Dung Nhan Của Tình Thương (apr 16)
Thứ Sáu, Ngày 17 tháng 4-2015
Misericordiae Vultus 

Dung nhan của Tình Thương 

Sắc Chỉ mở Năm Thánh Ngoại Lệ về Tình Thương

Phanxicô, Giám Mục Rôma, Người Tôi Tớ của Các Tôi Tớ,

gửi đến tất cả những ai đọc Bức Thư này Ân Sủng, Tình Thương và Bình An


I- Năm Thánh: Chủ Đề và Thời Điểm (1-5)

II- Tình Thương: Hành Động của Thiên Chúa trong Mạc Khải Thánh Kinh (6-9)

III- Tình Thương: Nền Tảng của Đời Sống Giáo Hội (10-12)

                                                                                (Tiếp Theo)


IV- Tình Thương: Như Cha Thương Xót (13-17)

13. Chúng ta muốn sống Năm Thánh này theo chiều hướng của lời Chúa: Hãy thương xót như Cha. Vị Thánh ký nhắc nhở chúng ta về giáo huấn của Chúa Giêsu là Đấng đã nói: "Hãy xót thương như Cha của các con thương xót" (Luca 6:36). Nó là chương trình sống gắt gao cùng đầy niềm vui và an bình. Mệnh lệnh của Chúa Giêsu là những gì nhắm đến hết bất cứ ai muốn lắng nghe tiếng của Người (xem Luca 6:27). Vì thế, để có thể xót thương, trước hết chúng ta cần phải sẵn sàng nghe Lời Chúa. Có nghĩa là tái nhận thức được cái giá trị của sự thinh lặng để suy niệm chính Lời muốn nói với chúng ta. Có thế chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng tình thương của Thiên Chúa và chấp nhận tình thương như là lối sống của chúng ta

14. Việc hành hương có một chỗ đứng đặc biệt trong Năm Thánh này, vì nó tiêu biểu cho cuộc hành trình mà mỗi người chúng ta thực hiện trong cuộc sống đây. Chính đời sống là một cuộc hành hương, và nhân loại là một lữ khách; một kẻ hành trình đang tiến bước trên con đường của mình để tới đích điểm ước định. Cũng thế, để tiến đến Cửa Thánh ở Rôma hay ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới, hết mọi người, mỗi người tùy theo khả năng của mình, sẽ cần phải thực hiện một cuộc hành trình. Điều ấy sẽ là một dấu hiệu lấy tình thương làm đích nhắm và đòi phải dấn thân cùng hy sinh. Chớ gì cuộc hành trình là một cái đà hoán cải: bằng việc bước qua ngưỡng Cửa Thánh, chúng ta sẽ được sức mạnh để gắn bó với tình thương của Thiên Chúa và dấn thân trở nên nhân hậu với người khác như Cha đã đối xử với chúng ta. 

Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta thấy những bước đường hành trình để đạt tới mục đích của chúng ta, đó là: "Đừng phán xét để các con khỏi bị phán xét; đừng lên án để các con khỏi bị lên án; hãy tha thứ thì các con sẽ được thứ tha; hãy cho thì các con sẽ được ban tặng; đong đầy, nén sâu, lắc kỹ, thì các con sẽ được thỏa thuê. Vì các con đong đấu nào các con sẽ nhận được đấu ấy" (Luca 6:37-38). Chúa xin chúng ta trước hết là đừng phán xét và đừng lên án. Nếu ai muốn không bị Thiên Chúa phán xét thì họ không được biến mình thành quan án của anh chị em mình. Nhân loại, bất cứ khi nào phán xét thì chỉ thiển cận bề ngoài, trong khi đó Chúa Cha nhìn vào tận thẳm cung linh hồn. Biết bao nhiêu là lời nói tai hại khi họ bị kích động bởi những cảm giác ghen tương đố kỵ! Việc nói xấu người khác là việc đẩy người ấy vào một làn ánh sáng nhạt nhòa, làm suy yếu tiếng tăm của người ta và biến người ấy thành mối ngon cho những lời xì xèo bàn tán. Việc kiềm chế phán xét và lên án, theo nghĩa tích cực, có nghĩa là biết chấp nhận cái tốt nơi hết mọi người và không gây cho họ bất cứ một đau khổ nào có thể gây ra bởi việc phán xét thiên lệnh của chúng ta cũng như bởi những gì chúng ta tưởng rằng chúng ta biết hết mọi sự về họ. Thế nhưng điều ấy vẫn chưa đủ để thể hiện tình thương. Chúa Giêsu cũng xin chúng ta hãy tha thứ và hãy ban tặng nữaHãy trở thành dụng cụ của tình thương, vì chính chúng ta là thành phần đã lãnh nhận tình thương của Thiên Chúa trước. Hãy quảng đại với người khác, nhận thức rằng Thiên Chúa đã vô cùng quảng đại tuôn đổ lòng thiện hảo của Ngài xuống trên chúng ta.

Vì thế, hãy thương xót như Cha là "câu tâm niệm" của Năm Thánh này. Nơi tình thương chúng ta thấy được chứng cớ Thiên Chúa yêu thương chúng ta ra sao. Ngài đã ban cho chúng ta tất cả bản thân của Ngài, luôn luôn, một cách tự do, chẳng đòi lại gì. Ngài đến trợ giúp chúng ta bất cứ khi nào chúng ta kêu cầu Ngài. Thật là một điều tốt đẹp khi Giáo Hội bắt đầu kinh nguyện hằng ngày của mình bằng câu: "Ôi Thiên Chúa, xin đến trợ giúp con. Ôi Chúa, xin mau đến giúp con" (Thánh Vịnh 70:2)! Sự trợ giúp chúng ta xin đây đã là bước đầu tiên của tình thương Thiên Chúa đối với chúng ta rồi. Ngài đến trợ giúp chúng ta nơi nỗi yếu hèn của chúng ta. Và ơn trợ giúp của Ngài là ở chỗ giúp chúng ta chấp nhận sự hiện diện của Ngài và sự gần gũi của Ngài. Ngày ngày được lòng cảm thương của Ngài chạm đến, chúng ta cũng có thể trở nên cảm thương đối với người khác.  

15. Trong Năm Thánh này, chúng ta hướng tới cái cảm nghiệm về việc mở lòng của chúng ta ra cho những ai đang sống ở những lề mép xa xôi nhất của xã hội: những lề mép do chính xã hội tân tiến tạo nên. Biết bao nhiêu là những tình trạng bất ổn và đau thương trong thế giới ngày nay! Biết bao nhiêu là những thương tích nơi xác thịt của những người không có tiếng nói, vì tiếng kêu la của họ bị bóp nghẹt và nhận chìm bởi thái độ lạnh lùng của kẻ giầu sang phú quíTrong Năm Thánh này, Giáo Hội được kêu gọi hơn nữa trong việc hàn gắn các thương tích ấy, trong việc xoa dịu chúng bằng dầu an ủi, trong việc băng bó chúng bằng tình thương và chữa lành chúng bằng tình liên kết cùng với việc ân cần chăm sóc. Chúng ta đừng để mình bị rơi vào tình trạng dửng dưng đáng xấu hổ hay vào một cái thói quen thuộc làm cản trở chúng ta trong việc khám phá ra những gì là mới mẻ! Chúng ta hãy tránh né những gì là yếm thế hủy hoại! Chúng ta hãy mở mắt chúng ta ra để thấy được tình trạng khốn khổ của thế giới, thấy những vết thương của anh chị em chúng ta là những người đang bị chối bỏ phẩm vị của họ, và chúng ta hãy nhận thức rằng chúng ta buộc phải lắng nghe tiếng kêu la xin được cứu giúp của họ! Chớ gì chúng ta vươn đến họ và nâng đỡ họ để họ có thể cảm thấy hơi ấm của việc chúng ta hiện diện, của tình thân hữu chúng ta, và của tình huynh đệ của chúng ta! Chớ gì tiếng kêu la của họ trở thành của chúng ta, và cùng nhau chúng ta phá đổ những rào cản cái dửng dưng lạnh lùng là những gì quá ư thống trị chúng ta và hãy lột bỏ đi cái mặt nạ giả hình và cái tôi của chúng ta!

Ước muốn thiết tha của tôi là, trong Năm Thánh này, dân Kitô giáo hãy nghĩ đến các công việc xót thương về thể lý và tâm linh. Nó sẽ là cách để làm cho lương tâm của chúng ta bừng tỉnh lại, một lương tâm đã quá thường trở nên cùn nhụt trước cảnh nghèo khổ. Và chúng ta hãy tiến sâu hơn nữa vào cốt lõi của Phúc Âm là nơi người nghèo có một vị thế đặc biệt nơi tình thương của Thiên Chúa. Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta những công việc xót thương này trong việc giảng dạy của Người nhờ đó chúng ta có thể biết chúng ta có đang sống như là môn đệ của Người hay chăng. Chúng ta hãy tái khám phá ra những công việc xót thương về thể lý (theo kinh nguyện Tiếng Việt là Thương Xác 7 Mối): cho k đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới áo mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết. Và chúng ta đừng quên các công việc xót thương về tâm linh (theo kinh nguyện tiếng Việt là Thương Linh Hồn 7 Mối), đó là lấy lời lành mà khuyên người, mở dạy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết

Chúng ta không thể thoát khỏi lời Chúa nói với chúng ta, và những lời này trở thành tiêu chuẩn mà chúng ta sẽ bị phán xét, ở chỗ chúng ta có cho kẻ đói ăn và cho kẻ khát uống hay chăng, chúng ta có cho khách đỗ nhà và cho kẻ rách rưới áo mặc hay chăng, hay chúng ta có viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc hay chăng (xem Mathêu 25:31-45). Hơn thế nữa, chúng ta sẽ phải trả lẽ rằng chúng ta có giúp cho người khác khỏi bị ngờ vực khiến họ bị chán nản và thường là nguồn gây ra tình trạng lẻ loi cô độc hay chăng; chúng ta có giúp vào việc thắng vượt tình trạng vô tri mà hằng bao nhiêu triệu người đang sống hay chăng, nhất là các trẻ em bị hụt hẫng những phương tiện cần thiết để giải thoát họ khỏi mọi ràng buộc nghèo khổ; chúng ta có gần gũi với những ai lẻ loi cô độc và sầu thương hay chăng; chúng ta có tha thứ cho những ai xúc phạm đến chúng ta, và loại trừ tất cả mọi hình thức hận tức cùng thù ghét gây ra bạo lực hay chăng; chúng ta có đức nhẫn nại như của Thiên Chúa là Đấng quá nhẫn nại với chúng ta hay chăng; và chúng ta có phó dâng anh chị em chúng ta lên Chúa trong nguyện cầu hay chăng. Nơi mỗi một người trong "những kẻ hèn mọn" này có chính Chúa Kitô hiện diện. Xác thịt của Người trở nên hữu hình nơi xác thịt của những ai bì hành hạ, những ai bị chà đạp, những ai bị áp bức, những ai bị thiếu dinh dưỡng, và những ai bị đầy ải... thành phần chúng ta cần phải nhận ra, chạm tới và chăm sóc. Chúng ta đừng quên những lời của Thánh Gioan Thánh Giá: "khi chúng ta lìa đời, chúng ta sẽ bị phán xét về tình yêu" (Words of Light and Love, 57).

16. Trong Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta thấy một yếu tố quan trọng khác là những gì sẽ giúp chúng ta sống Năm Thánh bằng đức tin. Thánh Luca viết rằng Chúa Giêsu, vào Ngày Hưu Lễ, đã trở lại Nazarét, và như thói quen, Người đã vào hội đường. Họ mời Người đọc Thánh Kinh và dẫn giải Thánh Kinh. Đoạn Thánh Kinh này đoạn ở Sách Tiên Tri Isaia: "Thần Linh của Chúa là Thiên Chúa ở trên tôi, vì Chúa đã xức dầu cho tôi để mang tin mừng cho người sầu khổ; Ngài đã sai tôi đi băng bó cho kẻ đoạn trường, loan báo tự do cho kẻ bị tù đầy, và giải phóng cho những ai bị giam cầm; công bố năm hồng ân của Chúa" (61:1-2). Một "năm hồng ân của Chúa" hay "tình thương": đó là những gì Chúa công bố và là những gì giờ đây chúng ta muốn sống. Năm Thánh này sẽ nhấn mạnh đến sự phong phú nơi sứ vụ của Chúa Giêsu được vang vọng qua các lời của vị tiên tri, đó là mang lại một lời nói hay cử chỉ an ủi cho kẻ nghèo khổ, là loan báo tự do cho những ai bị ràng buộc bởi những hình thức nô lệ mới trong xã hội tân tiến, là phục quang cho những ai không còn thấy gì nữa vị họ chỉ nhắm vào bản thân mình, là phục hồi phẩm giá cho tất cả những ai đã bị cướp lột. Việc giảng dạy của Chúa Giêsu được trở nên hữu hình một lần nữa nơi việc đáp ứng của đức tin mà thành phần Kitô hữu được kêu gọi để cống hiến bằng chứng từ của mình. Chớ gì những lời của vị Tông Đồ luôn đi kèm với chúng ta: Ai thực hiện các việc tình thương thì hãy làm việc ấy một cách vui tươi hớn hở (xem Roma 12:8). 

17. Mùa Chay trong Năm Thánh này cũng phải được sống một cách tha thiết hơn như là một thời điểm hồng ân để cử hành và cảm nghiệm tình thương của Thiên ChúaBiết bao nhiêu là đoạn Thánh Kinh thích hợp cho việc suy niệm trong các tuần lễ Mùa Chay để giúp chúng ta tái nhận thức được dung nhan nhân hậu của Chúa Cha! Chúng ta có thể lập lại những lời của vị tiên tri Mica như là của chúng ta: Ôi Chúa, Chúa là một Vị Thiên Chúa bỏ qua lỗi lầm và thứ tha tội lỗi, Đấng không vĩnh viễn giận dữ nhưng muốn bày tỏ tình thương. Lạy Chúa, Chúa sẽ trở lại với chúng con và thương đến dân của Chúa. Chúa sẽ chà đạp tội lỗi của chúng con và quẳng chúng xuống lòng biển cả (xem 7:18-19).

Những trang sách của Tiên Tri Isaia cũng có thể được suy niệm một cách cụ thể trong mùa cầu nguyện, chay tịnh và làm việc bác ái này: "Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục? Bấy giờ ánh sáng ngươi sẽ bừng lên như rạng đông, vết thương ngươi sẽ mau lành. Đức công chính ngươi sẽ mở đường phía trước, vinh quang ĐỨC CHÚA bao bọc phía sau ngươi. Bấy giờ, ngươi kêu lên, ĐỨC CHÚA sẽ nhận lời, ngươi cầu cứu, Người liền đáp lại: 'Có Ta đây!' Nếu ngươi loại khỏi nơi ngươi ở gông cùm, cử chỉ đe doạ và lời nói hại người, nếu ngươi nhường miếng ăn cho kẻ đói, làm thoả lòng người bị hạ nhục, thì ánh sáng ngươi sẽ chiếu toả trong bóng tối, và tối tăm của ngươi chẳng khác nào chính ngọ. ĐỨC CHÚA sẽ không ngừng dẫn dắt ngươi, giữa đồng khô cỏ cháy, Người sẽ cho ngươi được no lòng; xương cốt ngươi, Người sẽ làm cho cứng cáp. Ngươi sẽ như thửa vườn được tưới đẫm như mạch suối không cạn nước bao giờ". (Bản dịch của Nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh).

Sáng kiến "24 Giờ cho Chúa" được cử hành vào Thứ Sáu và Thứ Bảy trước Tuần Thứ Bốn Mùa Chaycần phải được áp dụng ở hết mọi giáo phậnRất nhiều người, bao gồm cả giới trẻ, đang trở về với Bí Tích Hòa Giải; nhờ cảm nghiệm này, họ đang tái khám phá con đường trở về cùng Chúa, sống một giờ khắc thiết tha nguyện cầu và tìm kiếm ý nghĩa trong đời sống của họ. Chúng ta hãy lấy lại Bí Tích Hòa Giải như tâm điểm của đời sống mình ở chỗ bí tích này giúp cho con người chạm đến được tình thương của Thiên Chúa bằng bàn tay của họ. Đối với hết mọi hối nhân thì bí tích này sẽ là một nguồn an bình nội tâm thực sự. 

Tôi sẽ không bao giờ mệt mỏi trong việc nhấn mạnh rằng các vị giải tội là dấu hiệu đích thực của tình thương Chúa Cha. Chúng ta không trở thành những vị giải tội tốt lành một cách tự động đâu. Chúng ta trở nên những vị giải tội tốt lành, trước hết, khi chúng ta để cho mình thành những hối nhân tìm kiếm tình thương của NgàiChúng ta đừng bao giờ quên rằng là các vị giải tội có nghĩa là tham dự vào chính sứ vụ của Chúa Giêsu trong việc trở thành dấu hiệu cụ thể cho tính chất liên lỉ của tình yêu thần linh hằng tha thứ và cứu độ. Linh mục chúng ta đã lãnh nhận tặng ân Thánh Linh để tha thứ tội lỗi, và chúng ta có trách nhiệm về tặng ân này. Không ai trong chúng ta nắm giữ quyền trên Bí Tích y; trái lại, chúng ta là những người tôi tớ trung thành của tình thương Thiên Chúa qua bí tích ấyHết mọi vị giải tội cần phải chấp nhận tín hữu như là người cha trong dụ ngôn người con hoang đàng: một người cha chạy đến gặp con của mình, bất chấp sự kiện là nó đã phung phí hết gia sản của nó. Các vị giải tội được kêu gọi ôm ấp người con thống hối trở về và bày tỏ niềm vui thấy họ trở về. Chúng ta không bao giờ được tỏ ra mệt mỏi trong việc đến với người con kia là kẻ đứng bên ngoài, không biết hân hoan vui mừng, để giải thích cho nó rằng phán đoán của nó thì khiêm khắc, bất công và vô nghĩa theo chiều hướng của tình thương vô hạn của người cha. Chớ gì các vị giải tội đừng đặt ra những câu hỏi vô ích, nhưng như người cha trong dụ ngôn ấy, làm gián đoạn lời phát biểu được người con hoang đàng soạn nói, nhờ đó các vị giải tội biết chấp nhận lời thỉnh cầu được giúp đỡ và tình thương xuất phát từ tâm can của hết mọi hối nhânTóm lại, các vị giải tội được kêu gọi để trở thành dấu hiệu chính yếu của tình thương, trong mọi lúc, hết mọi nơi và trong mọi trường hợp, bất kể


Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch, (kèm theo các tiểu đề cho từng phần và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/apost_letters/documents/papa-francesco_bolla_20150411_misericordiae-vultus.html


Nếu cần xin đọc thêm bài viết liên hệ với nội dung phần IV của Sắc Chỉ này

  Trọn lành như Cha Thương Xót


Đón đọc tiếp 8 đọạn nữa

V- Tình Thương: Thành Phần Thừa Sai (18-19)

VI- Tình Thương và Công Lý (20-21)

VII- Năm Thánh: Ân Xá (22), Liên Tôn (23), Thánh Mẫu (24) và Giáo Hội (25)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sau Khi Gặp Đgh Francis, Chủ Tịch Raul Castro Tuyên Bố Sẽ Trở Lại Giáo Hội (tin Tổng Hợp) (5/13/2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô - Vấn Đáp Với Trẻ Em Hôm Thứ Hai 11/5/2015 (5/13/2015)
Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta Để Gia Đình Sống Dồi Dào (4/27/2015)
Misericordiae Vultus Dung Nhan Của Tình Thương --- Sắc Chỉ Mở Năm Thánh Ngoại Lệ Về Tình Thương (4/18/2015)
Dung Nhan Của Tình Thương --- Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, Bvl, Chuyển Dịch, Phân Tích Và Tổng Hợp (4/18/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Misericordiae Vultus --- Dung Nhan Của Tình Thương (apr 17) (4/17/2015)
Tin/Bài khác
Misericordiae Vultus Dung Nhan Của Tình Thương Sắc Chỉ Mở Năm Thánh Ngoại Lệ Về Tình Thương (4/16/2015)
Misericordiae Vultus - Dung Nhan Của Tình Thương (4/14/2015)
“con Cái Không Bao Giờ Là Một ‘lầm Lỗi’”! (4/10/2015)
10 Bí Quyết Sống Hạnh Phúc Của Giáo Hoàng Francis (4/9/2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô - Cảm Nguyện Kết Thúc Đường Thánh Gia Thứ Sáu Tuần Thánh Ngày 3/4/2015 (4/8/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768