MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: tin tức và sinh hoạt giáo hội hoàn vũ
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Misericordiae Vultus --- Dung Nhan Của Tình Thương (apr 17)
Thứ Sáu, Ngày 17 tháng 4-2015
Misericordiae Vultus 

Dung nhan của Tình Thương 

Sắc Chỉ mở Năm Thánh Ngoại Lệ về Tình Thương

Phanxicô, Giám Mục Rôma, Người Tôi Tớ của Các Tôi Tớ,

gửi đến tất cả những ai đọc Bức Thư này Ân Sủng, Tình Thương và Bình An


I- Năm Thánh: Chủ Đề và Thời Điểm (1-5)

II- Tình Thương: Hành Động của Thiên Chúa trong Mạc Khải Thánh Kinh (6-9)

III- Tình Thương: Nền Tảng của Đời Sống Giáo Hội (10-12)

IV- Tình Thương: Như Cha Thương Xót (13-17)

                                                                                (Tiếp Theo)


V- Tình Thương: Thành Phần Thừa Sai (18-19)

18. Trong Mùa Chay của Năm Thánh này, tôi có ý định sai đi các Vị Thừa sai của Tình Thương. Họ sẽ là một dấu hiệu cho thấy mối quan tâm từ mẫu của Giáo Hội đối với Dân Chúa, nhờ đó họ có thể tiến vào kho tàng sâu xa của mầu nhiệm rất nền tảng cho đức tin này. Sẽ có những vị linh mục tôi sẽ ban năng quyền để tha thứ những tội cho dù chỉ giành cho Tòa Thánh mới có thẩm quyền, nhờ đó tính cách bao rộng nơi sứ vụ của họ là những vị giải tội đưoọc sáng tỏ hơn nữa. Trên hết, họ sẽ là những dấu hiệu sống động của việc Chúa Cha sẵn lòng đón nhận những ai tìm kiếm ơn tha thứ của Ngài. Họ sẽ là những vị thừa sai của tình thương vì họ sẽ là những thuận lợi viên cho một cuộc hội ngộ thực sự nhân bản, một nguồn mạch giải phóng, đầy trách nhiệm đối với việc thắng vượt những trở ngại mà tiếp tục lại đời sống mới của Phép Rửa. Họ sẽ thi hành sứ vụ của mình theo những lời của Thánh Tông Đồ: "Vì Thiên Chúa dồn tất cả mọi người vào sự bất tuân để Ngài có thể tỏ tình thương hết mọi người" (Roma 11:32). Thật vậy, hết mọi người không trừ ai đều được kêu gọi theo đuổi ơn gọi sống tình thương. Chớ gì những vị Thừa Sai này sống ơn gọi ấy bằng niềm tin tưởng rằng họ có thể gắn mắt vào Chúa Giêsu là "vị thượng tế nhân hậu và trung tín phụng sự Thiên Chúa" (Do Thái 2:17). 

Tôi xin chư huynh Giám Mục hãy mời gọi và đón nhận những vị Thừa Sai này để họ trước hết trở thành những vị giảng thuyết thu phục về tình thương. Chớ gì mỗi giáo phận tổ chức "những cuộc truyền giáo cho dân chúng" ở chỗ các vị Thừa Sai này trở thành những sứ giả của niềm vui và sự tha thứ. Xin các vị giám mục cử hành Bí Tích Hòa Giải với dân chúng của mình để thời điểm ân sủng được Năm Thánh cống hiến trở thành khả dĩ cho nhiều con cái nam nữ của Thiên Chúa trong việc tiếp tục lại cuộc hành trình về nhà Cha. Chớ gì các vị mục tử, nhất là trong phụng vụ Mùa Chay, tỏ ra ân cần kêu gọi tín hữu "đến với ngai tòa ân sủng để chúng ta được nhận lãnh tình thương và ân sủng" (Do Thái 4:16). 

19. Chớ gì sứ điệp tình thương chạm tới hết mọi người, và chớ gì đừng có ai tỏ ra dửng dưng lạnh lùng trước tiếng gọi cảm nghiệm tình thương. Tôi nhắm lời mời gọi hoán cải này một cách thiết tha hơn nữa tới những ai có những hành vi khiến họ xa cách ân sủng của Chúa. Tôi đặc biệt nhớ đến những con người nam nữ thuộc về các tổ chức tội ác bất cứ thuộc loại nào. Vì thiện ích của riêng họ, tôi xin họ hãy thay đổi cuộc sống của mình. Tôi xin họ điều này nhân danh Con Thiên Chúa là Đấng không bao giờ loại trừ tội nhân cho dù loại trừ tội lỗi. Đừng rơi vào cái bẫy kinh hoàng khi nghĩ rằng đời sống lệ thuộc vào tiền bạc và, so với tiền bạc, bất cứ một sự gì khác đều chẳng còn giá trị gì hay chẳng có phẩm vị chi. Đó chỉ là một ảo tưởng! Chúng ta không thể mang tiền bạc theo với chúng ta về đời sau. Tiền bạc không mang lại cho chúng ta hạnh phúc. Bạo lực gây ra vì tích lũy thứ giầu sang phú quí đẫm máu không mang lại cho người ta quyền năng và sự bất tử. Hết mọi người không sớm thì muộn, sẽ phải trả lẽ với phán quyết của Thiên Chúa, không ai có thể thoát được. 

Lời mời gọi trên đây cũng được gửi đến những ai gây ra hay dự phần vào tình trạng băng hoại. Vết thương đang mưng mủ này là một thứ tội trầm trọng vang lên tới trời đòi báo oán, vì nó đe dọa chính nền tảng của cuộc sống cá nhân và xã hội. Tình trạng băng hoại ngăn cản chúng ta không hy vọng hướng tới tương lai, vì lòng tham chuyên chế của nó làm tiêu tan những dự định của người yếu kém và chà đạp lên những ai nghèo khổ nhất trong các người nghèo khổ. Nó là một sự dữ tỏ hiện nơi các hành động của đời sống hằng ngày và lan tràn, gây tai hại lớn lao chung. Tình trạng băng hoại là tình trạng cứng lòng tội lỗi muốn thay thế bằng ảo tưởng cho rằng tiền bạc là một hình thức quyền lực. Nó là một công việc của tăm tối, được nuôi dưỡng bằng ngờ vực và mưu đồ. Corruptio optimi pessima (sự băng hoại của kẻ khá nhất là những gì tệ nhất trong tất cả mọi sự), Thánh Gregoriô Cả đã có lý khẳng định rằng không ai có thể nghĩ mình tránh khỏi khuynh hướng ấy. Nếu chúng ta muốn loại trừ nó khỏi đời sống cá nhân cũng như xã hội thì chúng ta cần phải thận trọng, tỉnh táo, trung thành, trong sáng, cùng với lòng can đảm để từ khước bất cứ điều gì sai trái. Nếu nó không được công khai đấu chọi, không sớm thì muộn, mọi người sẽ trở thành kẻ tòng phạm với nó, và cuối cùng nó sẽ hủy hoại chính sự sống của chúng ta.   

Đây là thời điểm thuận lợi để thay đổi đời sống của chúng taĐây là thời điểm hãy để cho tâm can của chúng ta được đụng chạm! Khi phải đương đầu với các việc làm xấu, thậm chí khi phải đối diện với các tội ác trầm trọng, thì đó là lúc lắng nghe tiếng kêu la của thành phần vô tội đang bị mất đi sản vật của họ, phẩm vị của họ, cảm xúc của họ, và ngay cả chính mạng sống của họ. Việc theo đuổi đường lối của sự dữ sẽ chỉ làm cho con người bị lừa dối và buồn thảm mà thôi. Sự sống thật là một điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Thiên Chúa không bao giờ mệt mỏi trong việc vươn tới với chúng ta. Ngài bao giờ cũng sẵn sàng lắng nghe, như tôi cũng lắng nghe, cùng với chư huynh giám mục và linh mục của tôi. Tất cả những gì mà người ta cần làm đó là hãy chấp nhận lời mời gọi hoán cải và thuần phục công lý trong thời điểm tình thương đặc biệt được Giáo Hội cống hiến đây.


VI- Tình Thương và Công Lý (20-21)

20. Đến đây không phải là lạc đề khi nhắc lại mối liên hệ giữa công lý và tình thươngĐây không phải là hai thực tại trái ngược nhau mà là hai chiều kích của một thực tại duy nhất được mở ra một cách tiến triển cho tới khi nó đạt đến tột đỉnh nơi tầm vọc trọn vẹn của tình yêu. Công lý là một quan niệm nền tảng cho xã hội dân sự, một xã hội được quản trị bởi qui tắc của luật lệ. Công lý cũng được hiểu như là những gì đúng đối với mỗi một người. Trong Thánh Kinh có nhiều chỗ nói đến công lý thần linh cũng như đến Thiên Chúa như "vị thẩm phán". Ở những đoạn ấy, công lý được hiểu như là việc trọn vẹn tuân giữ Lề Luật và hành vi của hết mọi người Do Thái tốt lành sống tuân hợp với các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Tuy nhiên, một nhãn quan như thế, đã thường dẫn đến chỗ duy luật bằng việc bóp méo ý nghĩa nguyên vẹn của công lý và làm lu mờ đi giá trị sâu xa của nó. Để thắng vượt chiều hướng duy luật này, chúng ta cần nhớ lại rằng trong Thánh Kinh, công lý được quan niệm một cách thiết yếu như là việc trung thành phó mình cho ý muốn của Thiên Chúa. 

Về phần mình, Chúa Giêsu đã nói một số lần về tầm quan trọng của đức tin vượt lên trên và ở bên trên việc tuân giữ lề luật. Chính theo ý ngjĩa đó mà chúng ta cần phải hiểu lời của Người khi mà Người ngả mình ở cùng bàn với Mathêu và các viên thu thuế khác cùng các tội nhân, Người đã nói với những người biệt phái bấy giờ đang tỏ thái độ phản chống Người rằng: "Hãy đi mà học ý nghĩa của câu 'Ta muốn tình thương chứ không phải hy tế'. Tôi đến không phải để kêu gọi kẻ công chính mà là các tội nhân" (Mathêu 9:13). Trước một nhãn quan về công lý như việc thuần túy tuân giữ lề luật là những gì phán đoán dân chúng bằng cách chia họ thành 2 nhóm - kẻ công chính và các tội nhân - Chúa Giêsu cương quyết tỏ ra cho thấy một tặng ân tình thương cao cả là những gì tìm kiếm các tội nhân và cống hiến cho họ sự tha thứ cùng ơn cứu độ. Người ta có thể thấy được lý do tại sao, dựa trên căn bản của một thứ nhãn quan về tình thương giải phóng như là một nguồn sự sống mới như thế, Chúa Giêsu đã bị thành phần biệt phái và các bậc thày về lề luật loại trừ. Trong nỗ lực vẫn cứ trung thành với lề luật, họ chỉ đặt gánh nặng trên vai của kẻ khác và làm mai một đi tình thương của Chúa Cha. Việc kêu gọi trung thành tuân giữ lề luật không được ngăn cản việc chú trọng đến các vấn đề đụng chạm đến phẩm vị của con người.

Lời kêu gọi của Chúa Giêsu liên quan đến đoạn sách tiên tri Hosea - "Ta muốn yêu thương chứ không phải hy tế" (6:6) - là những gì quan trọng về vấn đề này. Chúa Giêsu khẳng định rằng, từ bấy giờ trở đi, luật sống cho các môn đệ của Người là cần phải lấy tình thương làm chính, như chính Chúa Giêsu đã thể hiện bằng việc cùng ăn với các tội nhân. Một lần nữa, tình thương được mạc khải cho thấy như là một khía cạnh chủ chốt nơi sứ vụ của Chúa Giêsu. Điều này thực sự là một thách thức đối với thành phần thính giả của Người, những người đã vẽ một lằn răn nghiêng về việc trân trọng lề luật. Trái lại, Chúa Giêsu lại đi ra ngoài lề luật; mối liên hệ Người có với những ai bị lề luật coi là tội nhân làm cho chúng ta nhận thấy được chiều sâu nơi tình thương của Người

Tông Đồ Phaolô thực hiện một cuộc hành trình tương tự. Trước khi được gặp gỡ Chúa Giêsu trên đường đến Damacus, ngài đã hiến đời ngài cho việc nhiệt thành theo đuổi công lý của lề luật (xem Philiphe 3:6). Việc ngài hoán cải trở về với Chúa Kitô đã khiến ngài xoay hẳn lại nhãn quan của ngài, đến độ ngài đã viết cho tín hữu Thành Galata rằng: "Chúng ta đã tin vào Đức Giêsu Kitô để được công chính bởi đức tin nơi Đức Kitô, chứ không phải bởi các việc làm theo lề luật, vì không ai được công chính hóa bởi các việc làm theo lề luật" (2:16). 

Việc hiểu biết của Thánh Phaolô về công chính đã hoàn toàn thay đổi. Tới bấy giờ ngài đã đặt đức tin lên hàng đầu, chứ không phải công chính. Ơn cứu độ đến không phải là nhờ ở việc tuân giữ lề luật, mà là bởi tin tưởng vào Đức Giêsu Kitô, Đấng bằng cái chết và sự phục sinh của mình đã mang lại ơn cứu độ cùng với một tình thương công chính hóa. Sự công chính của Thiên Chúa giờ đây trở thành một quyền lực giải phóng cho những ai bị áp bức bởi tình trạng làm nô lệ cho tội lỗi cũng như bởi các hậu quả của tội lỗi. Đức công chính của Thiên Chúa là tình thương của Ngài (xem Thánh Vịnh 51:11-16). 

21. Tình thương không phản lại công lý mà thể hiện cách thức Thiên Chúa vươn đến tội nhân, cống hiến họ một cơ hội mới để nhìn lại chính bản thân họ mà hoán cải và tin tưởng. Cảm nghiệm của tiên tri Hosea có thể giúp chúng ta thấy được đường lối tình thương vượt trên công lý. Thời kỳ vị tiên tri này sống là một trong những thời kỳ thê thảm nhất trong lịch sử của dân Do Thái. Vương quốc đang bị chao đảo ở trên bờ vực diệt vong; dân chúng không còn trung thành với giao ước nữa; họ đã lạc xa Thiên Chúa và mất đi đức tin của cha ông họ. Theo lý lẽ loài người thì Thiên Chúa có lý để nghĩ đến việc loại trừ đi một dân tộc bất trung; họ không tuân giữ giao ước với Thiên Chúa và vì thế đáng bị đích đáng trừng phạt: tức là bị lưu đầy. Những lời của vị tiên tri đã chứng thực như thế: "Họ sẽ không quay về với mảnh đất Ai Cập, và Assyria sẽ là vua của họ, vì họ không chịu trở về cùng Ta" (11:5). Tuy nhiên, sau lời viện dẫn về công lý ấy, vị tiên tri hoàn toàn thay đổi lời phát biểu của mình và cho thấy chân dung của Thiên Chúa: "Làm sao ta có thể bỏ các ngươi được chứ, Ôi Ephraim! Làm sao Ta có thể trao nộp ngươi chứ, Ôi Yến Duyên (Israel)! Làm sao ta có thể làm cho các ngươi như Admah được chứ! Làm sao ta có thể đối xử với các ngươi như Zaboiim! Tâm can của Ta bồn chồn làm sao ấy, lòng cảm thương của Ta trở nên nồng ấm và dịu dàng. Ta sẽ không bùng lên cơn giận dữ bừng bừng của Ta, Ta sẽ không hủy diệt Ephraim một lần nữa; vì Ta là Thiên Chúa chứ không phải con người, là Đấng Thánh ở giữa các ngươi, và Ta sẽ không đến để hủy diệt đâu" (11:8-9). Thánh Âu Quốc Tinh, hầu như thể ngài đã dẫn giải về những lời ấy của vị tiên tri mà rằng: "Thiên Chúa dễ cầm lại cơn giận hơn là tình thương" (Homilies on the Psalms, 76, 11). Đúng là như thế. Cơn giận của Thiên Chúa kéo dài trong giây lát nhưng tình thương của Ngài đến muôn đời.

Nếu Thiên Chúa tự giới hạn mình vào công lý thì Ngài sẽ không còn là Thiên Chúa nữa, trái lại, Ngài sẽ như loài người là thành phần chỉ muốn luật lệ được tôn trọngThế nhưng chỉ có công lý thôi thì chưa đủ. Kinh nghiệm cho thấy rằng lời kêu gọi công lý mà thôi sẽ đi đến chỗ nó bị hủy hoại. Đó là lý do tại sao Thiên Chúa vượt ra ngoài công lý bằng tình thương và sự tha thứ của Ngài. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cần phải làm giảm giá trị của công lý hay cho công lý là đồ dư thừa. Trái lại: bất cứ ai lầm lỗi đều phải trả giá của nó. Tuy nhiên, đó mới là bước đầu của việc hoán cải, chứ không phải cùng đích của nó, vì người ta bắt đầu cảm thấy sự êm ái dịu dàng và tình thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chối bỏ công lý. Trái li Ngài bao bọc công lý và vượt lên trên công lý bằng một biến cố còn cao cả hơn nữa, trong đó chúng ta cảm thấy tình yêu như là nền tảng của công lý thực sự. Chúng ta cần phải chú ý tới những gì Thánh Phaolô nói nếu chúng ta muốn tránh gây ra cùng một lầm lỗi mà Người đã khiển trách dân do Thái vào thời của Người: Vì  "họ không nhận biết rằng chính Thiên Chúa làm cho người ta nên công chính, và họ tìm cách nên công chính tự sức mình. Như vậy là họ không tuân theo đường lối Thiên Chúa làm cho người ta nên công chính. Quả thế, cứu cánh của Lề Luật là Đức Kitô, khiến bất cứ ai tin đều được nên công chính" (Roma 10:3-4). Công lý của Thiên Chúa là tình thương của Ngài được ban cho hết mọi người như ân sủng xuất phát từ cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Vậy Thánh Giá của Chúa Kitô là phán quyết của Thiên Chúa về tất cả chúng ta và toàn thế giới, vì nhờ Thánh Giá mà Người cống hiến cho chúng ta cái vững chắc của tình yêu và sự sống mới. 

 

Đón đọc tiếp 4 đoạn kết

VII- Năm Thánh: Ân Xá (22), Liên Tôn (23), Thánh Mẫu (24) và Giáo Hội (25)


Xin xem Thông Cáo của Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin của Hội Đồng Giám Mục VN về "Sứ Điệp Từ Trời".



 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sau Khi Gặp Đgh Francis, Chủ Tịch Raul Castro Tuyên Bố Sẽ Trở Lại Giáo Hội (tin Tổng Hợp) (5/13/2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô - Vấn Đáp Với Trẻ Em Hôm Thứ Hai 11/5/2015 (5/13/2015)
Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta Để Gia Đình Sống Dồi Dào (4/27/2015)
Misericordiae Vultus Dung Nhan Của Tình Thương --- Sắc Chỉ Mở Năm Thánh Ngoại Lệ Về Tình Thương (4/18/2015)
Dung Nhan Của Tình Thương --- Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, Bvl, Chuyển Dịch, Phân Tích Và Tổng Hợp (4/18/2015)
Tin/Bài cùng ngày
Misericordiae Vultus --- Dung Nhan Của Tình Thương (apr 16) (4/17/2015)
Tin/Bài khác
Misericordiae Vultus Dung Nhan Của Tình Thương Sắc Chỉ Mở Năm Thánh Ngoại Lệ Về Tình Thương (4/16/2015)
Misericordiae Vultus - Dung Nhan Của Tình Thương (4/14/2015)
“con Cái Không Bao Giờ Là Một ‘lầm Lỗi’”! (4/10/2015)
10 Bí Quyết Sống Hạnh Phúc Của Giáo Hoàng Francis (4/9/2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô - Cảm Nguyện Kết Thúc Đường Thánh Gia Thứ Sáu Tuần Thánh Ngày 3/4/2015 (4/8/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768