SUY NIỆM CHÚA NHẬT LỄ LÁ NĂM B
Mc 14,1 – 15,47
ĐỂ ỨNG NGHIỆM LỜI SÁCH
THÁNH
Khi nghĩ
xem ai chịu trách nhiệm về cái
chết
của Chúa,
chúng ta nghĩ
ngay đến
Giuđa Ítcariốt,
một môn
đệ thân thiết trong nhóm Mười Hai.
Chính anh ấy
đã đến gặp các thượng tế để nộp
Đức Giêsu.
Chúng ta không
rõ tại sao Giuđa lại phản bội.
Phải
chăng chỉ vì ba mươi đồng bạc hay còn vì
điều gì khác?
Các thượng
tế, kinh sư và kỳ mục cũng chịu trách nhiệm.
Họ ganh
ghét với Đức Giêsu và nhiều lần muốn giết
Ngài.
Đối
với họ, Đức Giêsu là kẻ thù, là người
phá đạo,
vì chẳng
chịu giữ những luật lệ của Môsê.
Chính họ
đã đưa người đi bắt Đức Giêsu,
đã đưa Ngài ra tòa,
và đã kết
án tử cho Ngài vì tội phạm thượng.
Chính họ
là người xúi giục dân chúng đòi Philatô thả Baraba.
Philatô không
thể rửa tay trước cái chết của Đức
Giêsu.
Là người
của hoàng đế Rôma, ông có quyền lên án tử.
Và ông đã
dùng quyền này để xử Giêsu, một người vô
tội.
Ông biết
chỉ vì ganh tỵ mà giới lãnh đạo Do-thái giáo nộp
Ngài.
Nhưng vì
muốn chiều lòng đám đông và không muốn mất ghế,
ông đã
không đủ can đảm để tha bổng Đức
Giêsu.
Đức
Giêsu đã bị chết bởi Giuđa, Philatô và Thượng
Hội đồng.
Đó là những
người chịu trách nhiệm về cái chết của
Ngài.
Nhưng
Đức Giêsu không bị chết vì ở thế yếu
hay vì xui xẻo.
Ngài chết
vì trước hết đã không tìm cách tránh cái chết.
Ngài có thể
tránh cái chết bằng việc đừng lên Giêrusalem,
nơi các thượng
tế đang muốn bắt và giết Ngài (Mc 10,32-34).
Ngài có thể
tránh bằng việc đừng ra núi Ô-liu cầu nguyện,
hay xin Cha cấp
cho mười hai đạo binh thiên sứ (Mt 26,53),
hay thậm
chí bằng cách xuống khỏi thập giá.
Đức
Giêsu chẳng những đã không tránh, mà còn đón nhận.
Ngài biết
Giuđa sẽ nộp Ngài, nhưng Ngài chẳng hề tố
cáo.
Ngài đã
để cho mình bị nộp, bị làm nhục, bị
đóng đinh…
mà chẳng
hề mở miệng biện hộ hay phản kháng.
Bởi
đó, có thể nói, Ngài đã không hề bị giết hay
bị chết.
Chính Ngài tự
nguyện và tự do đón nhận cái chết cho mình.
Ngài biết
Ngài chết cho ai và đâu là mục đích:
“Tôi đến
để phục vụ và hiến mạng làm giá chuộc
muôn người.”
Ngài xao xuyến
trước cái chết, nhưng vẫn chọn cái chết.
Ngài từ bỏ
ý muốn riêng để đón nhận ý muốn của
Cha,
đón nhận
giờ của Cha và uống chén Cha trao (Mc
14,35-36).
Đức
Giêsu chịu trách nhiệm về cái chết của mình.
Ngài đón lấy
cái chết như hậu quả tất yếu của một
đời phục vụ.
Trong cơn
thử thách, Ngài vẫn gọi Thiên Chúa là Abba (Mc 14,36).
Ngài tin mọi
sự đang diễn ra trong kế hoạch khôn dò của
Cha.
Chính Cha làm
chủ mọi biến cố và chịu trách nhiệm về
mọi sự.
Như ông chủ
vườn nho trong dụ ngôn,
chính Cha là
Đấng sai Người Con đến thế gian (Mc
12,8.10),
để
Người Con bị giết trở thành Tảng Đá
chính trong công trình.
Kế hoạch
của Cha đã được chép trong Sách Thánh (Mc 14,21.49).
Trên thập
giá, Thiên Chúa Cha đã không bỏ Chúa Con một mình.
Cha nghe thấy
tiếng kêu thống thiết của Con (Mc 15,34),
Cha sẽ thắng
cái chết và đưa Con ra khỏi nấm mồ.
Thánh giá của
Đức Giêsu vừa là hậu quả tồi tệ của
con người,
vừa nằm
trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa Cha,
kế hoạch
này đã được Đức Giêsu tự nguyện chấp
nhận.
Thánh giá mỗi
ngày của chúng ta cũng vậy.
Nếu chúng
ta nhìn thánh giá với cái nhìn của Đức Giêsu,
chúng ta sẽ
bớt giận dữ, kết án hay trả thù,
nhưng sẽ
thấy thánh giá dễ đón nhận hơn và sinh trái hơn.
CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa
Giêsu, Con Thiên Chúa,
Chúa đã
làm người như chúng con,
nên Chúa hiểu
gánh nặng của phận người.
Cuộc
đời đầy cạm bẫy mời mọc
mà con người
lại yếu đuối mong manh.
Hạnh phúc
thường được trộn bằng nước mắt,
và giữa ánh
sáng,
cũng có những
bóng mờ đe dọa.
Lạy Chúa
Giêsu,
nếu có
lúc con mệt mỏi và xao xuyến,
xin nhắc
con nhớ rằng trong Vườn Dầu
Chúa đã buồn
đến chết được.
Nếu có
lúc con thấy bóng tối bủa vây,
xin nhắc
con nhớ rằng trên thập giá
Chúa đã thốt
lên: Sao Cha bỏ con?
Xin nâng đỡ
con, để con đừng bỏ cuộc.
Xin đồng
hành với con, để con không cô đơn.
Xin cho con yêu
đời luôn
dù đời chẳng luôn đáng yêu.
Xin cho con can
đảm
đối diện với những
thách đố
vì biết rằng
cuối cùng
chiến thắng
thuộc về người có niềm hy vọng lớn hơn.
Amen.
|