MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Nghịch Lý Mất Được -----
Thứ Ba, Ngày 20 tháng 3-2018
Nghch lý mt được

Không biết ở phương Tây thì sao, chứ còn ở tại Việt Nam, ở đây đó vẫn thường xảy ra tình trạng bị cúp điện. Nhất là vào mùa khô nạn cúp điện càng xảy ra thường xuyên hơn. Lý do có thể là mùa khô không đủ nước để cung cấp cho nhiều nhà máy thủy điện sản xuất điện. Biết thế nên trong phòng, lúc nào tôi cũng chuẩn bị vài cây nến phòng khi cúp điện. Và đúng như thế, vào một tối nào đó, đang ngồi đọc sách bỗng cúp điện. Tôi vội vàng đốt ngọn nến lên để có ánh sáng tiếp tục đọc sách. Quyển sách đang hấp dẫn không thể bỏ ngang được. Tôi xin bắt đầu câu chuyện Tin Mừng hôm nay từ ngọn nến đó. Khi nhìn ngọn nến đang cháy sáng tự nhiên tôi có vài cảm nhận: - Muốn có ánh sáng phải có nến. - Muốn có nến phải có sáp.

- Muốn nến đó được cháy liên tục thì sáp phải tiêu hao dần.

- Để có nhiều ánh sáng, đòi hỏi sáp càng phải bị tiêu hao nhiều.

- Và để tận dụng hết nguồn sáng, cây nến phải được đặt trên cao. Không biết đấy có phải là một qui luật không, nhưng không thể làm khác được. Tôi lại liên tưởng tới một ngọn nến khác có tên là Têrêsa Calcuta. Chấp nhận tiêu hao cả thời gian, sức lực, con người để những người nghèo, cô đơn, bệnh tật, bị bỏ rơi được chăm sóc, nâng đỡ. Tôi lại liên tưởng tới một ngọn nến khác có tên gọi là Maximilien Kolbe: Vào năm 1941, ngài bị bắt một lần nữa. Mục đích của Đức Quốc Xã là thanh lọc những phần tử tuyển chọn, là các vị lãnh đạo. Cuộc đời Cha Kolbe kết thúc trong trại tập trung Auschwitz.

Vào ngày 31 tháng 07 1941, có một tù nhân trốn thoát. Sĩ quan chỉ huy trại bắt một người khác phải chết thay. Hắn khoái trá bước dọc theo dãy tù nhân đang run sợ chờ đợi sự chỉ định của hắn như tiếng gọi của tử thần. "Tên này." "Tên kia." Có những tiếng thở phào thoát nạn. Cũng có tiếng nức nở tuyệt vọng.Trong khi một người xấu số lê bước về hầm bỏ đói, bỗng dưng tù nhân số 16670 bước ra khỏi hàng. "Tôi muốn thế chỗ cho ông kia. Ông ấy có gia đình, vợ con." Cả một sự im lặng nặng nề. Tên chỉ huy sững sờ, đây là lần đầu tiên trong đời hắn phải đối diện với một sự can đảm khôn cùng. "Mày là ai?" "Là một linh mục." Không cần xưng danh tính cũng không cần nêu công trạng. Và Cha Kolbe được thế chỗ cho Trung Sĩ Francis GaGiowniczek.

Trong "hầm tử thần" tất cả bị lột trần truồng và bị bỏ đói để chết dần mòn trong tăm tối. Nhưng thay vì tiếng rên xiết, người ta nghe các tù nhân hát thánh ca. Vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15 tháng 08) chỉ còn bốn tù nhân sống sót. Tên cai tù chấm dứt cuộc đời Cha Kolbe bằng một mũi thuốc độc chích vào cánh tay. Sau đó thân xác của ngài bị thiêu đốt cũng như bao người khác. Và còn nhiều ngọn nến khác nữa vẫn đang thắp sáng cho đời. Tất cả những ngọn nến ấy có hoàn cảnh khác nhau, màu da khác nhau, địa vị vị khác nhau, nhưng lại có một điểm chung là tan biến, là hy sinh và từ bỏ.

Hình ảnh của những ngọn nến đó làm tôi nhớ đến một câu nói của Chúa Giêsu trong TM: "Nếu hạt lúa mà rơi xuống đất không chết đi thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi thì nó sinh nhiều bông hạt" (Ga 12, 24) Những ngọn nến như thế, những khuôn mặt như thế, những con người như thế làm cho tôi càng hiểu thêm về điều mà Kinh thánh gọi là Kenosis (tự huỷ) của Chúa Giêsu, mà chính thánh Phaolô đã viết nên thành lời của một ca khúc thánh ca bất hủ. Thánh Phaolô viết thế này: "Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thánh tự." (Pl 2, 6 - 8) Tôi nhớ một nhà tư tưởng nào đó đã nói: "Muốn hiểu môt sự vật, bạn hãy lên cho thật cao và phải xuống cho thật sâu".

Muốn biết chiều cao của một ngọn núi, ta phải lên thật cao trên đỉnh của nó và đồng thời ta cũng phải xuống cho thật sâu của vực thẳm. Tương tự như thế, Chúa Giêsu đã lên thật cao trong địa vị là Thiên Chúa và Người cũng đã xuống thật sâu trong thân phận con người. Và còn hơn thế nữa, Người đã chấp nhận hủy mình ra không, để từ cái không đó trở thành nguồn ơn cứu rỗi cho con người. Đấy là Kenosis (tự hủy). Thế nhưng, chính Kenosis ấy lại trở thành một điều gây khó hiểu cho nhiều người. Người ta không thể hiểu được: Tại sao tôi phải chết đi để người khác được sống. Tại sao tôi phải hy sinh, phải chịu mất mát, chịu thiệt thòi cho người khác và vì người khác? Đúng như lời một triết gia đã nói: "Tha nhân là hoả ngục của tôi", dại gì tôi phải hy sinh cho họ.!!! Cái khó hiểu và cái khó chấp nhận đó tôi tưởng nó có nhiều lý do vừa khách quan vừa chủ quan.

Xã hội hôm nay là một xã hội thực dụng và hưởng thụ trong một nền kinh tế thị trường. Người ta chỉ biết nghĩ đến mình mà quên đi người khác. Chính vì chúng ta đang bị nhận chìm trong một quan niệm, một lối sống thực dụng và hưởng thụ như thế nên càng ngày người ta càng mất ý niệm về sự hy sinh, sự cho đi, lòng quảng đại và sự chia sẻ mà chỉ lo củng cố cái tôi của mình mà thôi. Tôi là số một, tôi là trên hết. Người ta quên mất tha nhân là ai.

Họ có nhu cầu gì, họ khao khát và ước muốn cái gì. Cho nên người đời có thể không hiểu thế nào và cũng không thể chống lại cái gọi là Kenosis là tự hủy, là hy sinh, là từ bỏ. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta hiểu thế nào, hiểu đến mức độ nào? Nói cách khác, tình yêu nào đòi chúng ta sống đời bác ái? Sức mạnh nào thúc đẩy ta dám chết cho anh chị em? Động lực nào thúc giục ta hiến thân cho đồng loại? Chúa Giêsu đã cho chúng ta câu trả lời: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình" (Ga 15, 12) Tình yêu cao quí hơn cuộc sống và mãnh liệt hơn sự chết và cái chết của Chúa Giêsu đã nên lời yêu thương cho con người. Chính lúc gục đầu tắt thở thì cây thập tự trổ nụ đơm bông mùa cứu rỗi. Và khi con người hiến dâng cái chết như lời tạ ơn cao đẹp cuối cùng thì mùa hoa nhân ái tỏa hương thiên đàng.

Đúng như một triết gia nào đó đã từng nói: chỉ có con vật mới quay lưng trước nổi đau của đồng loại để chăm sóc cho bộ lông của mình, còn con người thì không như thế. Hôm nay Chúa Giêsu tuyên bố: " Nếu hạt lúa rơi vào lòng đất mà không chết đi thì nó vẫn trơ trọi một mình. Còn nếu nó chết đi thì mới sinh nhiều bông hạt". (Ga 12, 24). Chúng ta không ngạc nhiên khi nghe câu này. Đó là luật tự nhiên chi phối cây cỏ. Thế nhưng lắm khi tôi thấy khó áp dụng cho mình. Tại sao tôi phải chết để người khác được sống? Vì thế, chúng ta không muốn chết như hạt lúa. Tôi chấp nhận trơ trọi một mình.

Tôi chấp nhận cô đơn để được yên thân. Tôi sợ mất mát vì mất mát đem lại đớn đau nên tôi tìm đủ cách để giữ lại những gì tôi có, những gì tôi đang là... Nhưng Chúa Giêsu còn nói thêm: " Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ỏ đời này, thì sẽ Giữ lại được cho sự sống đời đời". (Ga 12, 25) Cuối cùng, tôi xin mượn một lời cầu nguyện như một lời nhắn nhủ đến anh chị em và các bạn. Lời cầu nguyện thế này:

"Lạy Chúa Giêsu,

Khi nhìn thấy đồng lúa chín vàng

chúng con ít khi nghĩ đến những hại Giống

đã âm thầm chịu nát tan

để trao cho đời cây lúa trĩu hạt.

Có bao điều tốt đẹp

chúng con được hưởng hôm nay

là do sự hy sinh quên mình của người đi trước,

của các nhà nghiên cứu, các người rao Giảng,

của ông bà, cha mẹ, thầy cô,

của những người đã nằm xuống

cho quê hương dân tộc.

Đã có những con người sống như hạt lúa,

để từ cái chết của họ

vọt lên sự sống cho tha nhân.

Nhờ công ơn bao người,

chúng con được làm hạt lúa.

Xin cho chúng con

đừng tự khép mình trong lớp vỏ

để cố Giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của mình,

nhưng dám đi ra

để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ.

Chúng con phải chọn lựa nhiều lần trong ngày.

Để chọn tha nhân và Thiên Chúa,

chúng con phải chết cho chính mình.

Ước gì chúng con dám sống mầu nhiệm vượt qua

đi từ cõi chết đến nguồn sống,

đi từ cái tôi hẹp hòi đến cái tôi rộng mở

trước Đấng Tuyệt Đối và tha nhân". Amen.


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tổn Thương (3/21/2018)
Theo Chúa Trở Nên Hạt Lúa Minh Họa Lời Chúa – Chúa Nhật 5 Mùa Chay Năm B (3/21/2018)
Ta Là Sự Sống Lại Và Là Sự Sống (3/21/2018)
Sự Yếu Đuối Của Con Người (viết Theo Flor Mc Carthy) (3/21/2018)
Sự Sống – Lm. Thu Băng (3/21/2018)
Tin/Bài cùng ngày
Hạt Giống Vô Sinh Hay Hữu Sinh? (suy Niệm Của Am Trần Bình An) (3/20/2018)
Hạt Giống Sinh Hoa Kết Quả (3/20/2018)
Hành Trình Tự Hủy (suy Niệm Của Lm. Gb. Trần Văn Hào Sdb) (3/20/2018)
Giờ Đã Điểm – Lm Vũ Đình Tường (3/20/2018)
Giờ Con Người Được Tôn Vinh (suy Niệm Của Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty) (3/20/2018)
Tin/Bài khác
Đã Đến Giờ Con Người Được Tôn Vinh - Vikini (suy Niệm Của Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm – Trong ‘xây Nhà Trên Đá’) ----- (3/19/2018)
Con Người – Lm. Vũ Đình Tường (3/19/2018)
Con Đường Thập Giá Mà Chúa Giêsu Đã Đi Qua (3/19/2018)
Chúng Tôi Muốn Gặp Chúa Giêsu (suy Niệm Của Lm. Quốc Toản, Cmc) (3/19/2018)
Tôi Sẽ Lôi Kéo Mọi Người – Yvon Daigneaut. (3/19/2018)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768