MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: các bài mới
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Đặc Biệt Về Gia Đình
Thứ Bảy, Ngày 25 tháng 10-2014

Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới Đặc Biệt Về Gia Đình.

CN.30.A, Xh 22,20-26/ 1Tx 1,5c-10/ Mt 22,34-40

Chúa nhật tuần trước, 19-10, ngày bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới Đặc Biệt Về Gia Đình. Kết quả hai tuần lễ cầu nguyện, suy nghĩ và thảo luận được diễn tả qua lời Đức thánh cha trong bài giảng bế mạc dài 10 phút :

“Giáo Hội Công Giáo cần mở ra con đường trung dung giữa “cứng cỏi chống đối” và “thương xót sai lầm”.

Ngài nói thêm:

"Giáo Hội không nên “ném đá người tội lỗi, người yếu đuối và người bệnh hoạn”, mà cũng không nên “xuống khỏi thập giá” bằng cách tự thỏa hiệp với “tinh thần thế gian”.

Đức Gíao Hoàng vừa dứt lời, THĐ đứng lên hoan hô trong 5 phút đồng hồ. Nghĩa là hai vấn đề hôn nhân đồng tính và vấn đề ly dị tái hôn được xưng tội rước lễ, Giáo Hội có cái nhìn “không ném đá”, tuy nhiên cũng không thể “xuống khỏi thập giá” vì thỏa hiệp với tinh thần thế gian.
 
Ngày bế mạc Thượng Hội Đồng cũng là ngày tôn phong Chân Phước cho Đức Giáo Hòang Phaolô Đệ Lục.

Việc phong Chân phước nhờ phép lạ này : Ở California, Hoa Kỳ vào năm 1990, một phụ nữ mang thai bị nguy kịch mà các bác sĩ khuyên phá bỏ thai nhi. Thay vào đó, người phụ nữ đã tìm đến một nữ tu người Ý là một người bạn của gia đình xin cầu nguyện. Vị nữ tu đặt tấm ảnh Đức Giáo Hòang Phaolo VI và một mảnh áo dòng của ngài trên bụng người phụ nữ. Em bé được sinh ra khỏe mạnh. Các bác sĩ tiếp tục theo dõi sức khỏe của em cho đến khi 12 tuổi, và moi chuyện bình thường.
 
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đả nói : “Chúng ta hướng nhìn về Đức Giáo Hòang vĩ đại này, người Kitô hữu can đảm này, vị tông đồ không mệt mỏi này, chúng ta không thể không nói trước mặt Thiên Chúa một từ đơn giản nhưng chân thành và quan trọng là Cảm ơn! Cảm ơn! Cảm ơn Đức Giáo Hòang Phaolô Đệ Lục thân thiết và yêu quý của chúng con! Cảm ơn những chứng tá khiêm tốn và tiên tri trong tình yêu đối với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người!...

Đức Phaolô Đệ Lục thực sự đã "trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa" bằng cách dành tòan bộ cuộc đời mình cho "nhiệm vụ thánh thiêng, trang trọng và nặng nề là tiếp tục theo dòng lịch sử việc mở rộng trên trái đất này sứ vụ của Chúa Kitô" (Bài giảng nghi lễ đăng quang: Insegnamenti I, 1963 , p. 26), trong khi yêu thương Giáo Hội và dẫn dắt, để Giáo Hội có thể là "một người mẹ yêu thương của gia đình nhân loại và đồng thời là thừa tác viên ơn cứu độ của thế giới" (Tơng thư Ecclesiam Suam, Prologue).
 
Chúng ta vắn tắt kể ra đây những công việc cải tổ quan trọng Đức Chân Phước Phaolô VI thực hiện trong 15 năm giáo hoàng của người.

Ðức Phaolô VI quả là Vị Giáo Hoàng cải tổ đời sống Giáo hội theo tinh thần khó nghèo, đơn sơ của Công đồng Vaticanô II.

Lên làm Giáo Hoàng, ngài lo cải tổ ngay chính nội bộ Giáo Triều. Các Vị Hồng Y : khi đầy 80 tuổi, sẽ không còn được giữ chức vụ nào trong Giáo hội nữa, và cũng không được vào Mật Viện bầu Giáo Hoàng mới. Các Vị Hồng Y và Giám mục, phục vụ tại Giáo Triều hay các Giáo phận trên thế giới, lúc 75 tuổi, phải đệ đơn từ chức lên Tòa Thánh. ÐTC có thể chấp thuận ngay hoặc đình lại một thời gian, tùy quyết định của Ngài. Các Vị giữ chức vụ quan trọng tại Giáo Triều chỉ được bổ nhiệm từng nhiệm kỳ 5 năm. Sau đó, ÐTC giữ lại cho các nhiệm kỳ sau hay không, hoàn toàn tùy thuộc nơi ngài.

Ðức Phaolô VI xúc tiến việc Quốc tế hóa Giáo Triều Roma, bằng việc bổ nhiệm các Vị Giáo sĩ không phải người Ý giữ những chức vụ quan trọng tại các Cơ quan trung ương và trong Ngành ngoại giao Tòa Thánh, để nêu cao tính cách hoàn vũ của Giáo hội công giáo, và để các Giáo hội địa phương góp công vào việc quản trị Giáo hội hoàn cầu. Ðây là một cuộc cải tổ táo bạo, gặp nhiều chống đối; nhưng Ðức Phaolô VI cảm thấy cần phải làm và thực hiện tinh thần và giáo huấn Công đồng Vaticanô II.

Một cải tổ khác liên hệ đến đời sống Giáo Triều, theo tinh thần của Công đồng  Vaticanô II, là công cuộc cải tổ giáo hội nêu gương Giáo hội của các người nghèo. ÐTC chỉ thị cho các Hồng Y và TGM trong Giáo Triều không được xử dụng xe hơi Mercedes; nếu muốn dùng loại xe này,  phải mang bảng số Ngoại giao đoàn. Thay vì xe Mercedes, ngài mua cho mỗi vị Hồng Y một xe hơi Fiat 125 (lúc đó được coi là loại xe tốt, nhưng không sang, không thuộc hạng xa xỉ phẩm). Các Hồng Y và Giáo sĩ cấp cao không còn những y phục quá rườm rà và tốn phí như ngày xưa (thí dụ: áo đuôi dài tới 5 thước, khi dự các lễ nghi long trọng).

Ngoài việc cải tổ này, ngài còn bãi bõ "đoàn hộ vệ danh dự" tại Vaticanô; chỉ giữ lại đoàn vệ binh Thụy sĩ mà thôi (gồm hơn 100 người) và một số cảnh sát để giữ an ninh trong Nội Thành Vaticanô. Ngài bãi bỏ cả Cộng Ðoàn các gia đình quý tộc Roma, vẫn có những đặc ân tại Vaticanô.

Ðể nêu gương khó nghèo và đơn sơ cho mọi người, trước hết Ðức Phaolô VI cải tổ nơi chính bản thân, bằng việc bãi bỏ "Mũ ba tầng" của Giáo Hoàng (Tiare). Mũ ba tầng này ám chỉ ba quyền thiêng liêng của Vị Giáo Hoàng: Quyền giáo huấn, quyền thánh hóa và quyền quản trị Giáo hội. Mũ ba tầng do Tổng Giáo phận Milanô dâng tặng, ngài chỉ dùng tượng trưng trong ngày nhận chức (thường được gọi là lễ Ðăng quang). Từ đó, trong các lễ nghi phụng vụ ngài vẫn dùng Mũ (Mitre) như các Vị Giám mục khác. Còn Mũ ba tầng do Tổng Giáo phận Milanô dâng tặng, Ngài đã trao cho Ðức Hồng Y Francis Spellman, TGM New York, bán đấu giá để lấy tiền giúp đỡ các người nghèo khổ. Cả gậy Giám mục, thay vì gậy vàng, ngài đã dùng một gậy thường mạ bạc, trên chóp gậy, có ảnh Chúa Giêsu đóng đanh. Chiếc gậy và Mũ giám mục như vậy, đã được Ðức Gioan Phaolo II tiếp tục dùng trong các lễ nghi phụng vụ như chúng ta thấy cho tới nay.

Hôm nay là những ngày cuối tháng Mân Côi. Trong Tông Huấn “Việc Tôn Kính Đức Maria” ban hành ngày 22-3-1974, Đức Chân phước Phaolô VI đã mời gọi các gia đình đọc kinh cầu nguyện chung. Ngài viết : “Trong việc cầu nguyện chung gia đình, thì Kinh Mân Côi phải được coi như là một trong những kinh nguyện chung tuyệt hảo nhất và hiệu nghiệm nhất mà gia đình Kitô hữu được mời gọi để đọc.”

Trính từ: giaophandanang.org/

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Sống Và Yêu (11/9/2014)
Khiêm Nhường (11/9/2014)
Từ Tình Yêu Thương Bao La Của Mẹ (11/5/2014)
Đức Thánh Cha Kêu Gọi Canh Tân Nội Tâm (10/26/2014)
26 Tháng 10, Xin Cho Con Ðược Thay Ðổi Chính Con (10/26/2014)
Tin/Bài cùng ngày
Tình Yêu - Nền Tảng Đời Sống Đức Tin (10/25/2014)
Mẹ Maria – Một Con Người Luôn Tín Thác (10/25/2014)
Tin/Bài khác
Tìm Kẻ Trừ Tà, Lm. Nguyễn Tầm Thường (5) (11/12/2014)
Đức Hồng Y Robert Sarah Nói Chúng Ta Hãy Cầu Nguyện (10/24/2014)
Hãy Cầu Nguyện Trong Giây Phút Tối Tăm Của Cuộc Đời (10/24/2014)
Khốn (10/23/2014)
Luật Tự Nhiên Mà Không Tự Nhiên? (10/23/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768