MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: góc trời thương yêu
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Canh Tân Đề Tồn Tại
Thứ Ba, Ngày 24 tháng 6-2014

Canh tân đề tồn tại

Trong những loài chim, đại bàng là loài có tuổi thọ cao nhất. Tuổi thọ cao nhất của nó có thể đạt tới 70 tuổi. Để sống được lâu như vậy, lúc 40 tuổi, nó bắt buộc phải đưa ra một quyết định rất khó khăn nhưng vô cùng quan trọng.

Khi đại bàng sống đến 40 tuổi, móng vuốt của nó đã bắt đầu bị lão hóa, sẽ không còn khả năng bắt được mồi như xưa nữa. Đôi cánh của nó cũng trở nên vô cùng nặng nề, bởi lông vũ của nó mọc vừa dài, vừa dày, vừa nhiều, mỗi khi cất cánh bay lên là cảm thấy rất tốn sức. Lúc này chỉ có hai sự lựa chọn: hoặc chết, hoặc trải qua một quá trình đổi mới cực kỳ đau khổ.

Quá trình đổi mới này kéo dài tới 150 ngày, đại bàng buộc phải cam chịu gian khổ để bay lên đỉnh  núi, xây tổ trên vách cheo leo, tại đó nó hoàn thành sự đổi mới.

Đầu tiên, nó dùng mỏ của mình mổ vào đá nham thạch cho đến khi chiếc mỏ hoàn toàn rơi xuống, sau đó yên lặng chờ đợi cho mỏ mới mọc dài ra. Thế nhưng, nó phải dùng cái mỏ mới dài ra đó nhổ từng cái móng chân của mình. Sau khi móng chân dài ra, nó lại nhổ từng sợi lông vũ đi. Sau 5 thàng, lông vũ mới mọc dài ra.

Lúc này con đại bàng đã dành được sự sống mới và đã có thể bắt đầu bay lượn , tìm mồi và sống sung mãn như ngày nào.

Thật đáng khen cho Đại Bàng đã biết tồn tại bằng việc đổi mới. Có bỏ cũ nó mới có cơ hội sở hữu cái mới. Có lột bỏ những thứ đang chết dần mới chiếm hữu được những sự sống mới trổ sinh. Nhìn vào cách đổi mới của Đại Bàng chúng ta càng cảm phục tính gan dạ của nó. Dám chấp nhận lột xác thật đau để nuôi dưỡng mầm sống mới. Nó phải can đảm bẻ gãy cái mỏ già nua, những móng vuốt bị lão hóa, những chiếc lông vũ dầy cộm để thay hình đổi dạng thêm trẻ trung và khỏe mạnh hơn, nhờ vậy mà nó có thể tiếp tục bay cao trên bàu trời.

Hóa ra để được tồn tại không phải là bám vào cái cũ mà là phải loại bỏ cái cũ để đổi mới, để thích nghi với môi trường, nhất là cái cũ ấy là vật cản cho ta tiến thân, là nguyên do làm cho chúng ta trì trệ tinh thần lẫn thể xác.

Cuộc sống con người tưởng chừng như chỉ biết vun quén, xây đắp để tồn tại, thực ra muốn tồn tại phải biết bỏ đi. Bỏ đi những cái cồng kềnh vô ích. Bỏ đi những cái cũ để có khả năng sở hữu cái mới. Bỏ đi những cái đeo bám vào ta nhưng chỉ làm ta trì trệ, yếu đuối. Bỏ đi để ta khỏe mạnh hơn, lạc quan hơn và đầy sức sống hơn.

Cuộc đời của hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô là một điển hình. Các ngài có những khuyết tật, có những yếu đuối, nhưng các ngài đã dám lột bỏ con người cũ để làm lại, để dấn thân hoàn thiện con người của mình. Phê-rô đã từng sa ngã, bồng bột. Ông đã từng can ngăn Chúa bước vào tuần thương khó. Ông đã từng vấp phạm chối Chúa đến ba lần. Còn Phao-lô thì lại hăng say nhưng bồng bột. Ông nhân danh chân lý để tàn sát người theo đạo. Ông từng góp mặt trong vụ án giết Ste-pha-nô. Ông đã từng cầm tráp truy đuổi người theo Đức Ky-tô. Thế nhưng, các ngài đã cùng đứng dậy làm lại cuộc đời. Các ngài đã anh dũng đổi đời dù biết rằng cuộc đổi đời ấy sẽ dẫn đến các ngài phải đối diện với bao khó khăn thử thách cùng sự bách hại.

Phê-rô đã đổi đời từ con người nhút nhát hay bàn rùn nay trở nên mạnh mẽ can trường, dám đối diện với sự bách hại mà không hề sợ hãi. Phê-rô đã từng tuyên bố với giới cầm quyền: “phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”. Phê-rô đã làm chứng cho Chúa trong sự can trường đến hơi thở cuối cùng qua cái chết cùng phận số với Thầy là đóng đinh trên thập giá, nhưng ông đã xin ngược đầu xuống đất!

Phao-lô đã lội ngược dòng khi ông được Chúa đưa vào sa mạc để thực hiện cuộc đổi đời. Từ con người bách hại đạo lại trở thành người rao truyền đạo. Từ lòng nhiệt thành đi bắt bớ người theo đạo lại trở thành người ra đi đem lời Chúa đến khắp năm châu. Lòng nhiệt thành nhà Chúa đã thiêu đốt ngài đến mức độ thánh nhân đã từng nói: “khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng tin mừng”.

Con người luôn mang thân phận yếu đuối. Càng sống lâu càng chồng chất những yếu đuối lỗi lầm. Nhưng nhìn vào hai tấm gương tông đồ Phê-rô và Phao-lô cho chúng ta một niềm hy vọng về sự trở về của chúng ta là không bao giờ chậm trễ. Sự trở về là cơ hội giúp chúng ta đổi mới con người, lột bỏ con người cũ để thay đổi đời sống. Nhất là biết cậy dựa vào ơn Chúa để thay đổi đời sống theo thánh ý Thiên Chúa. Thiên Chúa luôn tạo những cơ hội thuận tiện để chúng ta thực hiện cuộc đổi đời. Thiên Chúa luôn ban những ơn cần thiết để chúng ta có khả năng thay đổi cuộc sống.

Ước gì chúng ta luôn biết nhìn nhận sự yếu hèn của mình để chấp nhận cộng tác với ơn Chúa để thực hiện cuộc đổi mới. Xin cho chúng ta đừng bao giờ thất vọng về bản thân nhưng luôn can trường gột rửa con người mình nên hoàn hảo hơn. Và xin cho chúng ta cũng trở nên chứng nhân cho lòng thương xót của Chúa giữa thế giới hôm nay. Amen

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Lâm Cảnh Ngặt Nghèo, Con Kêu Lên Chúa, Vì Chúa Vẫn Đáp Lời! (7/2/2014)
Sống Với Nhau Như Thế Nào? (6/30/2014)
Sống Giản Dị (6/28/2014)
Chiếc Giày Đánh Rơi (6/27/2014)
Hạnh Phúc (6/27/2014)
Tin/Bài cùng ngày
Bóng Đời (6/24/2014)
Chút Bám Víu Sau Cùng (6/24/2014)
Tin/Bài khác
Giá Trị Của Sự Im Lặng (6/21/2014)
Rửa Sạch Tâm Hồn (6/21/2014)
Khi Đức Tin Lung Lay (6/18/2014)
Bài Thơ Quan Tâm (6/18/2014)
Lời Mời (6/18/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768