MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: góc trời thương yêu
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Ngày Father’s Day Lại Đến (bức Hình Nghệ Thuật Phía Cuối Là Do Tác Giả Vẽ Trên Hàng Rào Nhà Mình)
Thứ Sáu, Ngày 30 tháng 6-2023
Ngày Father’s Day lại đến

Tôi vẫn nhớ tới lần gặp gỡ sau cùng giữa tôi và ba tôi trong một quán cà phê tồi tàn ở Ban mê thuật, một tình miền núi của s. VN, giống như Oregan hay Montana  của Mỹ

Trước năm 1975 ba toi và tôi cũng là sĩ quan của S army VN, sau 1975 tất cả sĩ quan của S VN bị đi tù, ba tôi dù giải ngũ, vẫn bị quàn thúc tại địa phương. Các bạn cùng đơn vị tôi đi tù và rất nhiều người đã không trở về, chết nhiều vô số kể. Tôi may mắn  được người cộng sản chỉ huy trại tù của tôi tha tôi ra sớm, chính người này đã đem một lúc lượng lớn tấn công căn cứ của tôi trước 1975 họ đã chiếm được 4 trong 5 ấp và căn cứ sắp bị tràn ngập. trong những giờ phút cuối cùng, tôi đã ra ngoài hầm trú ẩn, quan sát các ổ trọng pháo của Công Sản mà máy bay không thể nhìn thấy từ trên cao, báo tọa độ và các phản lực A 37 đã xếp đội hình lao xuống tiêu diệt các ổ pháo và phòng không, chỉ trong 10 phút, cuộc chiến thay đổi hẳn, Khi  không quân dọn dẹp sạch sẽ bầu trời thì các trực thăng và bộ binh tung hoành, chính người kẻ thù cũ  bị tôi đánh bại trước đây đã thả tôi ra và - tôi vẫn nhớ những lời người này nói với tôi trước khi tha tôi- gia đình anh đi xây quê hương mới, anh về không có chỗ ở thì cầm thư này lên bà cô tôi ở …

Tôi rất cám ơn người cán bộ này, chỉ biết tên là Nam vì tất cả cán bộ Cộng Sản trong tù không mang cấp bậc và bảng tên, tôi chỉ nghe những người Cộng Sản khác gọi anh là Nam với sự kính trọng.

Người Cộng Sản VN giỏi về nghệ thuật quân sự, tuyên truyền, họ biết che dấu đại bác phòng không, di chuyển không đễ lại dấu vết, đốt lửa không có khói , nên tấn công ở đâu, thời điểm nào … nhưng rất tiếc họ không giỏi về xây dựng đất nước.

 Viết về các cuộc hành quân những lần tấn công và lui binh cùng những gương can đảm cũng như hèn nhát của hai bên cũng là một quyển sách, không đẹp và lãng man như “ mặt trận miền tây vẫn yên tinh” mà có nhiều màu đỏ của máu lửa, màu đen của bóng tối và cũng có vài cuộc tình trăm năm lắng đọng trong tim mà thời gia không làm mất đi dù đời biết bao sóng gió, nhưng nhiều hơn là những cuộc tình năm trăm. Những thôi bây giờ trở lại với Father's Day

Tôi về Sài Gòn nhà của của gia đình bị tịch thu, không công ăn việc làm, không nơi trú ngụ, tôi không lên bà cô anh Nam vì không muốn gia đình bà bị liên lụy, dính tới những người trong chế độ cũ là dính với hủi. Con cái quân nhân công chức trong miền nam không được vào đại học, phải đi kinh tế mới, và tôi thành bụi đời homeless. Chỗ ngủ của tôi là ga xe lửa Sài Gòn, nhà ga chính của thủ đô cũ. Các người đi buôn bất hợp pháp, bụi đời tứ xứ, các tỉnh đổ về, ngủ la liệt ở ga xe lửa.

 Không phải cuộc đời của bụi đời nào cũng giống nhau, ở ga xe lửa cũng có "giai cấp". Giai cấp thượng lưu thì ngủ ở hàng hiên nền xi măng có mái che, trung lưu thì ngủ ở ngoài sân nền xi mang  lởm chởm không có mái che, hạ luu, bần cố nông thì ngủ gần cổng ga, ồn ào và bụi bặm hoặc đẩy vào gần khu cầu tiêu công cộng, không thể tưởng tượng được, cầu tiêu công cộng thời đó, dĩ nhiên là không có nước rửa tay và giấy đi cầu, mà cũng không có nước dội cầu sau đi xong, y hệt như portable toilet của Mỹ dùng tạm thời, nhưng VN thì xài vĩnh viễn.

 Tôi ngủ ở gần cổng ra vào. Gia tài sự nghiệp là một miếng vài nhựa trải trên nền đất, một miếng vài bố để đáp, bốn cục gạch lớn chận bốn góc để chắn gió. Tôi đã ở đó vài năm và ở ga xe lửa này tôi đã gặp Thiên Thần của mình.  "thiên thần " đang ở năm cuối của đại học Bách Khoa (giống nhi MIT của Mỹ). Becky đi travel về đến ga vào ban đêm, đi ngang qua chỗ một homeless đang nằm ngủ, một góc tấm đắp bật ra lộ một thân hình ốm đói nằm co cắp. Becky kéo tấm đắp và lấy cục gạch chèn lại, tôi giật mình tỉnh giấc... và tôi thức dậy từ đó. Khi Becky quyết định lấy tôi thì đó là một "giông bão" trong dòng họ của nàng, nhất là gia đình bên ngoại từ ngoài Bắc vào. Con gái tốt nghiệp Bách Khoa với tất cả tương lai sáng sủa, lấy homeless mà gia tài là 2 miếng  vải. Tôi không muốn viết về chuyện này cẩu thả, có thể một lần khác. Bây giờ trở lại với đời sống homeless.

Để sống, tôi theo đám bụi đời đi buôn, nhảy tàu xe lửa để khỏi mua vé, cả đám đợi xe lửa vừa ra khỏi ga, chạy theo nắm tay vịn chỗ lên xuống  và thót lên, đến ga Bầu Cá nhảy xuống mua những bó củi đã để sẵn dọc theo đường rẩy, trả giá và môi đứa cầm cục than đánh dấu củi của mình, số 1,2 hay gạch xéo .. không đứa nào giống đứa nào. Tất cả các cửa toa đều trống, hành khach nép hết qua hai bên, tất cả củi của mọi người chỉ có 5 phút để thảy hết lên toa, khi xe lửa chạy, mới sắp xếp lựa củi của đứa nào đưa cho đứa đó, không lầm lẫn, đứa nào xuống củi ở ga kế tiếp thi ưu tiên xếp ra cửa, lại đạp củi xuống, nhảy xuống khỏi xe lửa, nhảy xuống khó hơn nhảy lên nhiều, nếu cứ nhảy đại xuống thì té bể đầy, gãy tay là cái chắc,  .

Muốn nhảy xuống phải đứng ở bậc thang cuối ở chỗ lên toa, đợi xe lửa chạy chậm khi gần tới ga, bước xuống tay vẫn nằm cây vịn cửa xe lửa và phải chạy lẹ bằng tốc độ tàu rồi từ từ chậm buông tay ra. Rất nhiều tai nạn, rất nhiều ăn gian trở mặt và cũng nhiều tấm gương nhân đạo từ những người lao động,  không thể kể hết được, kể ra cũng cỡ một quyển "mot thoi de yeu ..." của tổ sư Eric Maria Remarque

Những lần ra bãi biển Phan Thiết đợi ghe câu cá về để mua cho rẻ,  gió lạnh tê cóng. Những lần đi cà phê ở Long Khánh ... và cuộc đời bụi đời cứ như vậy mà qua đi, giống như đường rẩy xe lửa, song song không bao giờ gặp nhau hay chỉ gặp nhau ở vô cực.

Mọi người VN đều mong ước có một cơ hội để ra đi, dù biết nguy hiểm dễ chết ở ngoài biển, hải tặc .. nhung đời sống đói khổ quá, Rất nhiều gia đình giàu có bị tịch thu tài sản đã tự tử, xã hội không luật lệ,  hoàn toàn không tương lai. Tôi cũng muốn ra đi, nhưng biết là vô vọng, đi là phải có vàng, một lượng vàng là một gia đình 4 người có thể sống vài năm, tôi có hai miếng vải, mỗi ngày sống bằng một lon đậu phụng nấu. Cảm ơn Solzenishin với " một ngày trong đời Ivan Denosovich" đã dạy tôi tất cả những gì vào miệng chưa tan thành nước mà nuốt xuống là tội trọng. Đói là vì acid trong bụng tiết ra làm xây xẩm mặt mày, nếu có đồ ăn trong miệng thì acid không tiết ra. Tôi chỉ đủ tiền mưa mỗi ngày một lon đâu phụng nấu cả vỏ

Một dịp may đến với tôi.

Một lần trên đường về "khách sạn ngàn sao" tôi thấy một người đàn bà đang đúng nép gốc cây, dáng vô cùng mệt mỏi và tuyệt vọng, tôi hỏi và chị cho biết đang có hai giỏ thịt lậu rất nặng, mà một giỏ bị đứt quai, không thể nào xách được, tôi phụ chị mang ra tới ga xe lửa, ở đó có xe honđa ôm, xích lô. Chị trả tiền, tôi không lấy, chị nói hôm nay Đức Me độ cho chị không gặp Công An hay ăn cướp. Tôi diễu, lần sau chị cầu Đức Mẹ cho gặp đứa bự con hơn tui, xách dùm chị luôn hai giỏ, thấy chị xách nặng tui tội nghiệp quá.

 Chị hỏi tìm tôi ở đâu?

Giống như các bụi đời khác, dù không có address hợp pháp, nhưng đứa nào cũng có những hộp thư sống và hộp thư chết, hộp thư sống là các quán càphê cóc, bàn bán vé số, bếp bên đường bán chuối chiên. .. nhiều lắm, con hộp thư chết là các kẽ nứt của các gốc cây, kẹt tường ở đường hẻm... Nhiều vô số kể. Tôi chỉ chị hai Lộc bán cà phê trước của ga, tôi hay phụ chị dọn dẹp và đôi khi có cà phê free.    

- Chị viết miếng giấy đưa cho chị Hai, tên tôi là An.    

- Chị là chị Hạnh

và tôi nhận được tin nhắn của chị Hanh, Tôi kể vắn tắt thôi, con chị làm trên ghe đánh cá ở Mũi Né, 2 tuần nữa ghe đi vượt biên, chị xin chủ ghe cho tôi đi theo vì sợ con chị khi ra nước ngoài không biết dựa vào ai. Có vàng đi vượt biên còn sợ bị lừa, tôi có 2 tấm vải, ai lừa tôi.    
Tôi nói với chị.

- Chị giúp em như vậy là ... không biết nói gì, em không tưởng tượng được.  Cảm ơn chị nhiều lắm.  Nhưng em còn ba, em không bỏ ba em được.  

Chị nhìn tôi mắt rung lệ và tôi nghĩ mắt tôi cũng có nước.

- ba ngày nữa em trở lại nhà chị. Chị nói

Chủ ghe đồng ý cho ba tôi đi luôn. Phép lạ đã xảy ra. Hàng ngàn người, hàng triệu người tìm mọi cách để ra đi, bây giờ tôi có 2 vé free của một người đàn bà tốt bụng và ông chủ ghe nữa.

Tôi vội vã vay mượn bạn bè, quơ quào ít tiền rồi lên Ban mê thuột tìm ba tôi. Chuyện lien lạc với ba tôi là một chuyện dài, không dễ gì liên lạc với một người nguy hiểm đang bị quản thúc, nhưng tôi không muốn đi vào chị tiết.

Cuối cùng tôi gặp ba tôi tại một quán cà phê nghèo nàn, mái tôn phía trước đã bị dỡ đi bán, còn lại bức tường loang lổ với cái đèn điện hư nằm một mình trên tường. Tôi gọi cho ba tôi một ly cà phê và tôi đích thân mang đến cho ông.

- Có chỗ cho con và ba đi vượt biên 10 ngày nữa, con đã lo được chứng mình nhân dân và giấy đi đường cho ba.
Tôi nói với ba tôi chi tiết về việc đi từ Bạn mê thuột về Nha trang, mua vé xe lửa chợ đen về Biên Hòa,

- Ba đừng xếp hàng, nhiều khi hết vé, ba cứ mua chợ đen, con lo đủ cho ba

- xe lửa đến rất trễ nhưng ba đừng lo, có người mặc áo sơ mi tay dài, một bên tay trái sắn lên, dẫn xe đạp tới hỏi ba mấy giờ, ba nói giờ lúc đó, người đó nói đồng hồ của họ chậm một tiếng. Ba lên xe đạp đi với người đó và con sẽ gặp ba.

Ba tôi nhìn tôi, khuôn mặt gầy gò với đôi mắt sâu thẳm, hình như có nước

- ba tin có ngày con sẽ ngồi ở một quán cà phê ven biển không phải VN

- Con và ba cùng ngồi.

--------

Tôi đến nhà người liên lạc. Ba tôi không tới. Trời tối sầm trước mặt dù là ban ngày.
Người tôi bất động, óc tôi bất động.

 Trước mặt tôi là lon đậu phụng mỗi ngày, trước mặt tôi là con tàu xe lửa mà người ta xúm quanh một thân thể đầy màu rớt xuống tàu, tôi phải quyết định.

Tôi trở lại nhà chị Hanh, cảm ơn chị và ông chủ ghe. Đưa cho chị tờ giấy có vài dòng chữ

- khi cháu tới nơi, chị nói cháu liên lạc với người trong tờ này, nói cháu đọc từng hàng từ trái qua phải, không phải đọc bình thường từ phải sang trái. Đó là tên và địa chỉ người nước ngoài, họ sẽ lo đầy đủ cho cháu.

  Chị Hạnh khóc, tôi vội vàng chào chị và quay ra, tôi không muốn khóc trước mặt chị.

Sau đó lâu lắm tôi mới có tiền để lên Bạn mê thuột, một người bạn của ba tôi cho biết.  

-Ba cháu đã mất, ba cháu và một nhóm anh em bị quản thúc vì bị nghi ngờ tìm cách chống nhà nước, họ dùng kỹ thuật của KGB cơ quan an ninh Nga, nếu trong nhóm mất một người thì một người trong nhóm sẽ phải vào tù hoặc chết. Ba cháu quyết định không đi dù anh em khuyên nhưng ba cháu nghĩ tới anh em và gia đình. Họ chỉ sợ bóng gió, ba cháu chỉ đợi hết quản thúc là đi tìm cháu thôi.

Giọng ông nghẹn lại, tôi không cầm được nước mắt.

- Ba cháu yếu sức và trước khi mất ba cháu vẫn đợi tin cháu và nói cuối cùng của ba cháu mãi mãi xin Chúa phù hộ cho cháu.

Tất cả thành phố với những con đường đất đó, những căn nhà lụp xụp, cây cối bầu trời sụp đổ trước mắt tôi.  

Tôi ngồi thụp xuống đất và nước mắt tôi chảy không ngừng lại được.

Trước mộ ba tôi, một ngôi mộ sơ sài giữa một bãi tha mà hoang vắng, tôi cắn ngón tay út cho ra máu và vẽ một hình Thánh Giá lên miếng ván trước mộ.

Không có gì để tôi lưu luyến nữa.

Sau đó tôi tìm cách đóng một chiếc ghe gỗ, mà máy ghe là một cái động cơ trên chiếc ghe bị Nhật đánh chìm ở sông Sài Gòn trong đê nhị thế chiến. Vất vả gian nan và đầy sóng gió trong lần vượt biên đó, nhưng ba tôi đã cầu Chúa và Chúa đã cứu chúng tôi

- Thưa ba, bây giờ con đã ngồi trong quán cà phê ngoài biển, không ở VN, nhưng con nhớ mãi quán cà phê tường loang lổ mà con đã bưng cà phê cho ba ngày xưa, không ngờ đó là ly cà phê cuối cùng. Con vẫn nghĩ như con mới thấy ba ngày hôm qua.

Con thương ba

Happy Father’s Day to all Father

Ninh Dam

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Đau Khổ. (6/30/2018)
Bão Trong Kinh Thánh (9/15/2017)
Lời Cảnh Báo Đáng Suy Tư: Tâm Sự Của Một Cựu Linh Mục (3/23/2017)
Xây Dựng Lòng Can Đảm (3/23/2017)
Triệu Chứng Ly Hôn (3/23/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768