Đau khổ.
Chứng bệnh loạn
huyết mười hai năm của người đàn
bà, cái chết của đứa con gái yêu dấu, tất
cả đều đem lại những khổ đau. Vậy thì khổ đau
có ý nghĩa gì. Giáo lý nhà Phật đã
gọi đời là bể khổ mà mỗi người
chúng ta là như một cánh bèo trôi dạt trên đó.
Đồng thời bốn nguyên nhân chính sinh ra khổ
đau, đó là: sinh, bệnh,lão, tử.
Trong kinh lạy Nữ Vương, chúng
ta cũng thường đọc: Chúng con ở nơi khóc
lóc than thở. Vì thế nhiều người đã có lý khi
nói: Đời là một thung lũng nước mắt.
Bông hồng nào mà chẳng có gai, cuộc đời nào mà
chẳng có những đắng cai
của nó… Hơn thế nữa, nhìn vào cách đối
sử của Thiên Chúa, chúng ta thấy có một sự khác
biệt căn bản.
Đúng thế, khi yêu
thương ai chúng ta thường trao tặng cho họ
những cánh hồng. Thiên Chúa thì trái lại, khi yêu thương ai, Ngài
thường gửi đến cho họ những gai
nhọn. Điều này đã được chứng
thực nơi con người Đức Kitô. Thực
vậy, chúng ta có thể tự hỏi: Ai là người
được Chúa Cha yêu dấu hơn cả nếu không
phải là Đức Kitô. Đồng thời
ai là người đã phải chịu nhiều khổ
đau hơn cả, nếu không phải là Đức Kitô.
Từ những điều vừa trình
bày chúng ta đi tới một kết luận, đó là những
người muốn bước theo Chúa,
thì cũng phải vác thập giá và chấp nhận khổ đau.
Người tín hữu
chấp nhận khổ đau sẽ là một hình ảnh
trung thực nhất của Đức Kitô. Trái lại, người
tín hữu chối từ đau khổ, thì chỉ là
một bức vẽ tồi, làm sai lạc hình ảnh
của Ngài mà thôi.
Chúng ta phải xác tín rằng: Chính khi
đau khổ lại là lúc chúng ta được Chúa yêu
thương, lại là lúc chúng ta gần gũi
Chúa hơn cả. Trái lại, khi gặp được may
mắn và hạnh phúc, lại là lúc chúng ta phải
đề cao cảnh giác, bởi vì rất có thể chúng ta
đang xa lìa tình Chúa và đang chôn vùi tình người
bằng những hành động bất công và gian tham
của mình. Hơn thế nữa, những giây phút hạnh
phúc còn là những giây phút đáng sợ, còn là những giây
phút ru ngủ chúng ta.
Trong đêm tối của
đau khổ, chúng ta dễ dàng nhìn ra những ánh sao. Còn trong ngày nắng chói
chang, những ánh sao ấy bị lấn át và biến
mất. Thánh Gioan đã định nghĩa: Thiên Chúa là
tình yêu. Và tình yêu dưới một góc
cạnh nào đó cũng có nghĩa là đau khổ. Vì thế, đạo của Thiên Chúa phải là
đạo của tình yêu và cũng phải là đạo
của đau khổ. Người tín
hữu sẽ không thể sống đạo nếu không
chấp nhận thập giá.
Vậy thì những đau
khổ sẽ đem lại lợi ích gì? Tôi xin thưa lợi ích
thứ nhất đó là cộng tác với Đức Kitô
trong công cuộc cứu độ. Thực
vậy, cuộc tử nạn của Chúa Giêsu không phải
là đã chấm dứt, trái lại nó còn đang
được tiếp nối nơi những chi thể
của Ngài là các tín hữu như lời thánh Phaolô đã
viết: Tôi hoàn tất những gì còn thiếu sót trong
cuộc tử nạn của Đức Kitô nơi thân xác
tôi. Những khổ đau chúng ta chấp nhận sẽ
trở nên là một góp phần nhỏ bé vào thập giá
Đức Kitô, để đền bù tội lỗi
của bản thân cũng như của những
người chung quanh.
Lợi ích thứ hai đó
là thanh
luyện tâm hồn chúng ta. Thực vậy, có một câu danh ngôn
đã bảo: Con người là một anh học trò, còn
đau khổ sẽ là một vị thầy tuyệt
vời nhất.
Thoạt nhìn qua, đau khổ
là một sự dữ khiến cho chúng ta tuyệt vọng
và muốn chống lại Thiên Chúa. Thế nhưng, dưới con mắt
đức tin, đau khổ sẽ thanh luyện tâm
hồn, củng cố các nhân đức, như tục
ngữ đã bảo: Lửa thử vàng, gian nan
thử đức. Chính nhờ những đau khổ,
cuộc đời chúng ta mới sẽ đem lại
những hoa trái: Hạt lúa mì gieo xuống đất,
phải mục nát, thì mới sinh nhiều bông hạt.
Đau khổ là như
một lưỡi kéo cắt tỉa cuộc đời,
để cuộc đời được sai trái. Đau khổ là như một nhát búa
đập xuống trên con người, để con
người chúng ta trở nên một tác phẩm nghệ
thuật trước mặt Thiên Chúa.
Hơn thế nữa,
nếu chúng ta biết chấp nhận vì lòng yêu mến Chúa,
đau khổ sẽ trở thành những sợi chỉ
vàng, kết nên cuộc đời chúng ta.
Trong những giờ phút
đen tối, chúng ta hãy ngước nhìn thập giá
Đức Kitô, vì chính tại thánh giá Đức Kitô đã
đau khổ trước chúng ta và hơn chúng ta bội
phần.
|