MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tác giả và tác phẩm :: thao thức - gm jb bùi tuần
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Năm Linh Mục, Suy Nghĩ Về Linh Mục Trước Vấn Đề Tội Lỗi.
Thứ Hai, Ngày 27 tháng 7-2009

Bài nói chuyện của Đức Cha GB. dịp tĩnh tâm Linh mục, Tu sĩ hạt Long Xuyên, ngày 07/7/2009

Đề tài chia sẻ hôm nay là: Năm Linh mục, suy nghĩ về Linh mục trước vấn đề tội lỗi.

Nội dung chia sẻ gồm 3 phần:

1. Giúp con người bỏ đàng tội, đó là bổn phận quan trọng của Linh mục.

2. Tình hình con người thời nay trước vấn đề tội.

3. Sám hối với việc bỏ đàng tội.

1/ Giúp con người bỏ đàng tội, đó là bổn phận quan trọng của Linh mục
Tội lỗi là một thực tế đau buồn. Mọi tôn giáo đều nhắm mục đích giúp con người bỏ đàng tội.

Riêng Kitô giáo, mục đích đó được thực hiện một cách đặc biệt. Đó là Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần, để cứu nhân loại khỏi tội.

Trong chương trình cứu độ, Đức Kitô đã lập phép Bí tích Truyền Chức Thánh. Người trao cho Linh mục bổn phận cứu con người khỏi tội.

Vì thế, món nợ của Linh mục đối với Chúa là phải làm hết sức mình để cứu đoàn chiên khỏi tội.

Vinh quang của Linh mục là được chia sẻ vinh quang của Đức Mẹ và các thánh là những người đã cộng tác với Đức Kitô trong việc cứu con người khỏi tội.

Chúa phán với tiên tri Edêkiel: "Edêkiel, Ta đã đặt ngươi làm kẻ canh thức Israel. Nếu ngươi không khuyến cáo các người ác bỏ đàng tội, thì nó sẽ phải chết. Nhưng Ta sẽ hỏi tội ngươi về máu nó đã đổ ra" (Ed 3,17-18).

Thiết tưởng Chúa cũng nói tương tự với từng Linh mục như thế.

Trong thánh lễ, Linh mục đọc lời truyền phép: "Đây là chén Máu Thầy... sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội". Để nhiều người được tha tội, Đức Kitô đã đổ máu ra. Để con chiên được tha tội, Linh mục cũng phải tham gia vào máu cứu chuộc của Đức Kitô bằng những hy sinh đời mình. Có nghĩa là Linh mục có bổn phận cứu người ta khỏi tội, không phải chỉ bằng phép giải tội, mà còn bằng cuộc đời hy sinh của mình.

2/ Tình hình con người thời nay trước vấn đề tội

Tình hình con người thời nay trước vấn đề tội phải nhận là rất phức tạp. Chỉ xin nêu lên vắn tắt một số đặc điểm:

a) Hiện nay, phong trào hưởng thụ tạo ra khát vọng tìm khoái lạc. Nó dần dần xúi người ta nghĩ rằng: Cái gì đem lại khoái lạc đều được phép dễ dàng. Không cần xét cái đó là hợp đạo đức hay không.

b) Hiện nay, phong trào tự mãn tạo ra một thái độ lẩn tránh sự biết mình, dù mình đầy tội. Thánh Gioan viết: "Ánh sáng đã đến trong thế gian. Nhưng người ta ưa thích tội lỗi hơn ánh sáng, bởi vì các việc của họ đều xấu. Ai làm sự xấu thì ghét ánh sáng, và không đến từ ánh sáng, vì sợ các việc của mình bị lộ ra" (Ga 3,19-20).

c) Hiện nay, phong trào cá nhân chủ nghĩa dễ tạo nên một thái độ tự bảo vệ với bất cứ giá nào. Do đó, người ta thích đổ lỗi cho người khác hơn là khiêm tốn nhận lỗi về mình.

d) Hiện nay, phong trào tục hoá tạo nên một tâm thức mới về tội, đó là tội chỉ là việc xúc phạm đến người khác, chứ không có quy chiếu nào về Chúa. Do đó, xưa, tội được hiểu là cái gì làm dơ bẩn tâm hồn trước Chúa, cần phải xin Chúa tha. Còn nay, tội được hiểu là cái gì làm hư mối tương quan với người khác, nên cần phải hoà giải.

e) Hiện nay, phong trào trốn tránh trách nhiệm khá mạnh. Nó tạo ra một tâm thức sai: Nghĩa là tội được tha, thế là xong. Còn việc đền tội và sửa lại những hậu quả của tội, thì không lo tới.

f) Hiện nay, phong trào mục đích biện minh cho phương tiện đang dâng cao. Để phục vụ mục đích tốt, người ta tưởng được dùng bất cứ phương tiện nào và với bất cứ cách nào. Dù cách đó, phương tiện đó là không đúng chỗ. Nhất là tiền bạc.

g) Hiện nay, có nhiều yếu tố tinh vi trói buộc con người vào ngục tù tội lỗi. Tự mình, con người không thể cởi gở được.

Đến đây, chúng ta có thể nói: Người ta rất khó hiểu được mọi nguyên nhân dẫn đến tội, cũng như mọi hậu quả do tội gây nên.

Những chuyển biến lịch sử cho thấy có sự giảm bớt một số tội dữ dằn, nhưng lại nảy nở một số tội mới tinh vi.

Vì thế, có một điều có thể nói, mà không sợ lầm, đó là tội lỗi vẫn tràn lan.

Trước tình hình như thế, Linh mục giúp con người bỏ đàng tội bằng cách nào?

3/ Bỏ đàng tội thì phải thế nào?

Xin dựa trên lời Kinh Thánh.

"Hãy trở về với Ta với tất cả tấm lòng, trong sự chay tịnh, khóc lóc kêu than của tang tóc. Hãy xé lòng mình ra, chứ đừng xé áo..." (Ge 2,12-14).

"Ta sẽ ban cho các ngươi một trái tim mới. Ta sẽ đặt vào các ngươi một tinh thần mới..." (Ed 36,26-30).

Xé lòng mình là đau đớn hối hận ăn năn.

Trái tim mới, tinh thần mới là sự đổi mới tâm hồn. Quyết tâm đi vào đường hẹp, dấn thân cho việc phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.

- Không còn vô cảm trước đau khổ của người khác như thái độ thầy tư tế trước nạn nhân bị cướp đánh nằm ở vệ đường. Nhưng nhạy cảm trước nỗi đau của người khác.

- Không còn tự mãn như người Pharisêu cầu nguyện trước bàn thờ. Nhưng khiêm tốn như người thu thuế đứng cuối nhà thờ.

- Không còn xa Chúa như người con phung phá, nhưng quyết tâm trở về bên Chúa, để đón nhận ơn tha thứ.

Để kết, tôi xin phép nói lên hai điều xác tín của tôi. Một là để đối phó với vấn đề tội, chúng ta phải tuyệt đối tin vào ơn Chúa, tin vào lòng thương xót Chúa. Hai là, để được Chúa thương tha thứ, chúng ta phải biết tha thứ cho người khác, phải biết xót thương người khác.

GM GB Bùi Tuần

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Mẹ Dắt Tôi Sang Cõi Đời Sau, Gm. Gb Bùi Tuần (10/19/2016)
Cầu Nguyện Bằng Chuỗi Mân Côi, Đgm Bùi Tuần (6/18/2011)
Đừng Vô Cảm, Gm Bùi Tuần (4/5/2011)
Xin Chớ Để Chúng Con Sa Chước Cám Dỗ, Gm Bùi Tuần (4/5/2011)
Tháng 10 Và Fatima - Gm Jb Bùi Tuần (10/19/2009)
Tin/Bài khác
Nhớ Một Nụ Cười ( Đời Tôi Là Một Hành Trình) (7/21/2009)
Người Môn Đệ Đức Kitô: - Những Ơn Cần Nơi Người Mục Tử (6/11/2009)
Người Môn Đệ Đức Kitô: - Những Chuyển Biến Lặng Lẽ (6/2/2009)
Người Môn Đệ Đức Kitô: - Truyền Giáo Và Lời Chúa Hứa: "thầy Sẽ Ở Lại Với Các Con..." (5/27/2009)
Sống Thân Phận Nghèo Một Cách Đạo Đức (5/27/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768