MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chối Bỏ.
Thứ Năm, Ngày 2 tháng 7-2015
Chi b.

Đức Giêsu trở về quê hương, với những người dân mà Người đã lớn lên ở giữa họ. Bỗng chốc, họ thấy rõ ràng Người đã thay đổi. Khi rời bỏ Nagiarét, Người đã tìm thấy ơn gọi thật của Người (việc Người làm), và tặng vật của Người (sự giáo huấn và chữa lành bệnh) đã nở rộ. Giờ đây Người nổi tiếng là một thầy dạy và một người hay làm phép lạ.

Thông thường, người ta phải đi xa nhà và xa quê hương mình để được triển nở. Ở nhà người ta cảm thấy gò bó, vướng víu vì thiếu cơ hội, sự thách đố và thừa nhận.

Khi trở lại quê nhà, những người ở quê nhà không sẵn sàng chấp nhận điều đó. Họ muốn nhìn một người đi xa trở về như kẻ đã bỏ họ; họ cảm thấy yên tâm và chấp nhận người ấy. Người ấy không còn là một thách thức đối với họ.

Nếu người đi xa trở về ở tình trạng sa sút càng tốt. Thế là họ cảm thấy xót xa cho người ấy. Nhưng nếu người ấy trở về và trở thành một con người đã thay đổi, có lẽ họ cảm thấy bực bội và chối bỏ người ấy. Chính họ bị kẹt cứng trong những lề thói xưa cũ. Vì thế họ cảm thấy bực bội với một người trở về mà bản thân đã làm được một điều gì . Họ cố gắng cắt gọt người ấy theo kích thước riêng của họ.

Dẫu sao, Đức Giêsu đã trở về, và một cách thân tình muốn chia sẻ quà tặng của Người cho những người dân ở quê nhà. Nhưng thay vì Người được đón tiếp nồng hậu. Người thấy dân giám sát, dò xét và theo dõi Người.

Ngay khi Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường họ có thể thấy Người có một món quà đặc biệt – món quà của sự khôn ngoan. Lúc đầu họ có ấn tượng thậm chí họ rất đỗi ngạc nhiên. Tuy nhiên thay vì vui mừng về điều đó và cởi mở với những điều Người đã ban tặng họ, họ lại hỏi: “Bởi đâu ông ta được như thế?” Đó cũng là câu hỏi mà nhiều cha mẹ hỏi khi nghe con mình biểu lộ một điều làm họ ngạc nhiên. Ở đây chúng ta gặp một mầu nhiệm về sự phát triển của con người. Chúng ta là ai mà đặt giới hạn và biên giới cho khả năng của người khác?

Người dân Nagiarét nhớ lại nguồn gốc khiêm hạ của Đức Giêsu. Vậy thì, Người là ai ngoài một bác thợ tầm thường, họ biết rõ gia đình của Người. Thật vậy, họ đã nói: “Ông ấy nghĩ mình là ai?” Họ cảm thấy họ đã nắm rõ về Người. Họ đã đặt ra những giới hạn cho Người. Một thái độ như thế không cho phép sự trưởng thành và phát triển.

Họ đã từ chối tin Người. Họ đã từ chối nhìn Người một cách nghiêm túc. Bởi thái độ của họ, họ làm cho Người không thể làm gì cho họ, và như thế họ không hưởng được ơn ích từ cuộc viếng thăm của Người.

Đây là một câu chuyện quen thuộc nhưng đáng buồn – Ngôn sứ không được quê hương mình chấp nhận. Thường chúng ta không chịu thừa nhận quà tặng và tài năng của những người gần gũi với chúng ta, trong nhà chúng ta hoặc khu xóm chúng ta. Chúng ta không đánh giá đúng hoặc chấp nhận họ và do đó giới hạn khả năng của họ. Chúng ta không cho họ một cơ hội. Tệ hơn, chúng ta hạ thấp họ. Chúng ta có thái độ bất công rất lớn với họ. Và chúng ta cũng chịu thiệt hại bởi vì chúng ta không được hưởng lợi từ lòng tốt và quà tặng của họ.

Bị chối bỏ là một điều thương tổn. Nhưng đặc biệt thương tổn khi bị những người thân chối bỏ. Đức Giêsu đã ngạc nhiên vì thấy họ không tin. Người rất muốn giúp đỡ họ nhưng chính Người cũng chịu bó tay. Bạn không thể giúp đỡ những người làm ngược lại ý nuốn của họ. Đức Giêsu buồn rầu vì sự việc đó nhưng Người không tức giận. Sự chối bỏ thường dễ dàng làm cho người ta tức giận.

Chúng ta đều có chút ít kinh nghiệm về điều đó. Chúng ta đã muốn giúp đỡ một người nào đó nhưng người ấy khước từ sự giúp đỡ của chúng ta. Chúng ta cảm thấy bực bội và vô dụng. Khi gặp phải sự chối bỏ, chúng ta có thể bị cám dỗ nói rằng: “Thế đấy! Đừng hòng tôi giúp cho”. Chúng ta quyết định không giúp đỡ một ai nữa. Điều này làm người ta đau khổ.

Đức Giêsu đã không phản ứng như thế. Người không trở nên cay cú. Người đã làm điều nhỏ bé còn có thể làm được ở Nagiarét. Người đã chữa lành một vài bệnh nhân – Rồi người quyết định đem ánh sáng và món quà của Người đi nơi khác.

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 3072: Đức Mẹ Cảnh Cáo Thế Giới Qua Chân Phước Alena (2) (7/12/2015)
Cn 3071: Chân Phước Elena Aiello Nói Tiên Tri (7/12/2015)
Cn 3070: Nước Nga Thay Đổi Nhờ Sự Thánh Hiến Năm 1984 (7/12/2015)
Cn 3069: Đức Me Làm Phép Lạ Tại Paraguay (7/11/2015)
Cn 3063: Thánh Hiến Toàn Thế Giới Và Nước Nga Năm 1984 (7/8/2015)
Tin/Bài khác
Chuỗi Mân Côi Đặc Biệt Cầu Cho Hoa Kỳ (2) (11/30/2016)
Chuỗi Mân Côi Đặc Biệt Cầu Cho Tổ Quốc Việt Nam (11/30/2016)
Chuỗi Mân Côi Đặc Biệt Cầu Cho Hoa Kỳ (1) (11/30/2016)
Phép Lạ Lộ Đức Và Bác Sĩ Alexis Carrel (7/1/2015)
Tạ Ơn Đức Mẹ (7/1/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768