MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Cn 2766: Nhà Thần Bí Maria Teresa # 4
Thứ Năm, Ngày 29 tháng 1-2015

CN 2766: NHÀ THẦN BÍ MARIA TERESA # 4

Nguồn: Themysticofthe church.org

12. Cuộc hành hương đến thánh địa Do Thái. Chúa Giêsu xuất hiện 3 lần như một Đấng Chăn Chiên lành trước mặt bà Maria Teresa và bạn của bà.

Bà Maria Teresa đi hành hương đất Thánh vào tháng 1 năm 1967. Trong Nhât Ký của bà, bà nói về 3 trường hợp mà bà và người bạn của bà gặp gỡ Chúa Giêsu.

Lần gặp gỡ đầu tiên xẩy ra tại Vườn Gethsemane. Lúc ấy bà đang cùng một người bạn đồng hành có tên là Giêsu và cả hai người đang tự hỏi không biết nơi nào mà Chúa Giêsu đã cầu nguyện trong khu vườn ấy.

Bà Maria Teresa nói rằng bà cần phải hỏi Chúa Giêsu xem nơi nào để quỳ xuống và thờ lạy Chúa. Sau đây là một đoạn trong nhật ký của bà:

Ngày 3 tháng 1 năm 1967

Có một nhóm hành hương và một linh mục ở trước mặt chúng tôi. Vị linh mục là người hướng dẫn viên nên ngài hướng dẫn nhóm ấy vào trong nhà thờ. Chỉ còn có hai chúng tôi là ở lại trong khu vườn. Chúng tôi nhìn xuống thung lũng Kidron Valley và thành phố  Jerusalem ở trên cao. Chúng tôi đi từ cây olive già 100 tuổi này đến cây olive khác. Vừa đi, chúng tôi vừa vuốt ve những cây olive với sự thân thương. Chúng tôi không dám làm đâu thân cây. Chúng tôi cứ hỏi nhau:

“Không biết chỗ nào là đúng nơi mà Chúa Giêsu cầu nguyện? Chúng ta ở rất gần nơi Ngài từng cầu nguyện mà!”

Từ đàng sau chúng tôi có tiếng trả lời bằng tiếng Ý hoàn hảo:

“Hỡi những người ngoại quốc, các bạn ở đây rồi mà.”

Bỗng dưng chúng tôi quay lại và nghĩ rằng đó là lời nói của một vị linh mục. Nhưng không phải, chúng tôi gặp một thanh niên mặc áo quần của người địa phương. Anh ta nghiêm nghị và không cao lắm. Mặt anh ta xạm nắng. Tóc anh được dấu kín trong khăn đội đầu. Khăn này che kín đầu, lưng và dài xuống đến chân của anh ta. Khăn này có mầu đỏ và dài giống như khăn của phụ nữ. Râu của anh ta có mầu giống cái khăn. Đôi mắt anh xanh giống mầu của nước biển và để lộ ra một vẻ thông minh khác thường. Giọng của anh hùng hồn nhưng ngọt ngào. Chiếc áo choàng của anh có mầu xanh da trời. Y phục của anh có mầu trắng và dài xuống đất. Lưng của anh có một dây thắt lưng mầu trắng. Cánh tay mặt của anh thằng và xuôi dọc theo cạnh sườn. Tay trái của anh không thô tháp như những người làm lao động. Anh cầm một cây gậy dài, giống như những người chăn chiên thời đại này thường dùng. Anh đi giầy săng đan làm bằng da. Anh có vẻ là một người đàn ông bình thường nhưng trông anh lịch sự và cao quý.

Ánh mắt tôi trong giây lát bắt gặp ánh mắt của anh. Lúc đó, anh quay sang người bạn của tôi. Khuôn mặt của  bạn tôi đang xanh xao như một miếng vải.

Tôi cầm một cành lá olive trong tay mà tôi đã bẻ gẫy từ một cành cây olive. Cành lá còn non và xanh mướt. Tôi vò cành lá olive trong tay mình và làm cho nó đau. Tôi chợt nhận ra rằng khuôn mặt anh ta không đẹp nhưng có vẻ đàn ông và có vẻ quyến rũ. Chúng tôi gồm ba người nhưng giống như ba pho tượng.

Tôi định làm cho bầu khí bớt căng thẳng nên tôi mở lời:

“Anh nói tiếng Ý à? Anh là ai?”

Anh ta trả lời với một giọng nói ngọt ngào và bớt nghiêm trọng:

“Tôi là người chăn chiên.”

Tôi cứ đứng yên mà không nhận thức được tầm quan trọng giữa cách dùng chữ của anh. Anh ta tiến gần đến tôi, rồi anh ôm một trong những cây olive già có tuổi thọ chừng hàng trăm năm. Cây ấy đang ở đàng sau lưng tôi. Anh nói:

“Cây olive này là cây mà bà đang tìm kiếm đó. Đây là cây olive đã nhìn thấy các tông đồ ngủ say và nhìn thấy niềm đau của Thiên Chúa.”

Tôi đáp:

“Nhưng cây này xấu, cây của tôi đẹp hơn.”

Anh ta nói:

“Nhưng cây của tôi là cây thật.”

Cảnh tượng thật là đáng ngạc nhiên vì bạn tôi còn chìm sâu trong trầm tư và chưa tỉnh thức. Mặt anh ta xanh xao, đôi mắt anh nhìn nhưng dường như không thấy gì. Miệng anh mở to ra như một người điên. Tôi có thể phản ứng ở bên ngoài nhưng tôi cảm thấy lòng mình quặn đau. Tiếng nói lại cất lên, nhẹ nhàng và trầm bổng:

“Các bạn đang tìm kiếm một điểm thánh thiêng ở trên tảng đá. Chính là đây, khoảng cách chừng một viên đá được ném đi. Các bạn hãy đặt chân vào đây và quay lưng lại với Jerusalem. Còn anh, anh hãy nhặt một viên đá và ném với đôi mắt nhắm lại. Nơi viên đá ngừng thì đó là nơi mà Ta khóc.”

Khi anh bạn tôi vâng lời người kia thì tôi mở đôi mắt phản đối:

“Anh sẽ làm vỡ cửa kính của thánh đường.”

Tay của người chăn chiên nắm tay của tôi nhưng anh ta không nói gì cả. Viên đá bay và dường như đụng phải một vật cản vô hình, chỉ cách cánh cửa sổ khoảng vài gang tay rồi rơi xuống đất và lăn qua bên trái.

Người chăn chiên nói:

“Đúng rồi, đó là nơi mà Ta khóc.”

Tôi bước đến nơi ấy trước bạn tôi bởi vì tôi đã nhìn thấy viên đá rớt xuống. Còn bạn tôi thì nhắm mắt khi ném đá.  Tôi cúi xuống và nhìn vào miếng đất trơ trụi có một tảng đá lòi ra. Bạn tôi chạy tới và nằm dài xuống đất. Anh ta bới đất với đôi bàn tay một cách mạnh bạo đến nỗi móng tay anh bị gẫy. Rồi anh ta la lớn lên và nhẩy múa như một người điên. Còn đôi tay anh thì giơ lên trời.

“Chính là Ngài, chính là Ngài. Đó là Chúa Giêsu!”

Đôi mắt người chăn chiên lóe lên vẻ vui mừng và anh ta bắt đầu bước đi xa hơn.

Bất ngờ tôi kinh ngạc vì những gì đã xẩy ra. Tôi lo âu vì sợ mất giọng nói. Tôi hốt hoảng khi thấy người chăn chiên bắt đầu đi xa. Cuối cùng tôi hét lên:

 “Hãy làm cho anh ta ngừng lại, Xin mời anh ở lại với chúng tôi!”

Bạn tôi không còn giọng nói nữa nhưng người chăn chiên nghe được. Anh ta đi xa rồi và sắp biến mất trước tầm nhìn của chúng tôi. Tuy nhiên lời của anh dường như phát ra từ trong nội tâm của chúng tôi. Ngài quay lại và giơ cao tay phải lên về phía chúng tôi và Ngài nói:

“Ta không rời xa các bạn. Chúng ta sẽ gặp lại nhau lần nữa.”

Thế rồi Ngài đi mất, xa dần cho đến khi mất dạng. Ngài khuất dần trước tầm nhìn của chúng tôi vì Ngài đã đi xa rồi. Nếu nói ngài biến đi thì là nói dối.

Chúng tôi lại được thấy Chúa Giêsu lần nữa khi chúng tôi thăm Núi Tabor. Chúa Giêsu nhớ lại cuộc biến hình và nói với chúng tôi rằng thật là sai lầm khi cho đó là phép lạ. Bởi vì sự thánh thiêng của Chúa Giêsu là điểm chính. Phép lạ chính là tính nhân loại của Chúa Giêsu. Rồi Chúa Giêsu dắt chúng tôi đi chung quanh những nơi được nói đến trong Phúc Âm.

Lần thứ ba mà chúng tôi gặp gỡ Chúa Giêsu là khi chúng tôi đến thăm Núi Bát Phúc vào ngày 7/1/1967:

Chúng tôi đang cố gắng tưởng tượng xem khi được chúc phúc thì như thế nào? Có giống như các linh hồn ở Thiên Đàng không?  Bỗng người chăn chiên đến bên cạnh chúng tôi. Ngài luôn như thế, nhưng lần này ngài mặc áo mầu đỏ mà không phải mầu xanh da trời. Chúng tôi ngồi trên bãi cỏ nhìn xuống cái hồ. Ngài bỗng nói:

“Cảnh vât yên tĩnh ở nơi này, phải không?”

Với những lời ấy, ngài đánh thức chúng tôi và chúng tôi không có cơ hội đứng lên vì Ngài đã ngồi ngay trước mặt chúng tôi. Ngài nói tiếp:

“Cảnh êm đềm làm cho người ta chán, một cảnh bình an có thể trở nên nhàm chán cho những ai không thích cuộc sống chiêm niệm và thinh lặng. Nhưng sự đơn điệu sẽ làm sống động cho tâm trí và trái tim của những người có đức tin. Mặt khác, có những gì đang bao vây trí óc.

Trong một sự bình an như thế này thì Thiên Chúa của công lý sẽ xét xử các linh hồn. Họ sẽ không bị hỏi về những chi tiết của cuộc sống họ. Họ sẽ không bị hỏi là họ làm việc bao nhiêu tiếng đồng hồ hay họ cầu nguyện bao nhiêu tiếng đồng hồ nhưng họ sẽ phải trả lời về những việc làm bác ái và từ thiên đối với những người ở chung quanh họ. Liệu các con có khiêm nhường không? Liệu các con có hiền lành không? Liệu các con có chịu đau khổ một cách xứng đáng không? Liệu các con có khao khát và đói khát công lý không? Liệu các con có lòng thương xót không? Các con có trong sạch không? Các con có là dụng cụ của bình an không? Các con có bị bách hại vì tình yêu dành cho Ta không? Trong sự thật, Ta nói với các con rằng các linh hồn sẽ bị xét đoàn dựa theo những điều này, đó là đức ái.”

Rồi đứng lên, Ngài chúc lành cho chúng tôi và Ngài nói:

“Sẽ gặp gỡ các con nơi Vương Quốc của Cha Ta. Ta đợi chờ các con trong số những người được chúc phúc.”

13. Bà Maria Teresa và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo . Đi thăm Đức Giáo Hoàng qua ơn lưỡng tại.

Bà Maria Teresa gặp gỡ Đức Giáo Hoàng Karol Wojtyla trong chuyến đi thăm Ba Lan khi bà gặp gỡ Đức Hồng Y Wyszynski. Ngài vốn là Giám mục của giáo phận Cracow vào lúc đó. Trong triều đại của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, bà được triều kiến ngài hai lần vào ngày 20/1/1979 và 21/2/1980. Lẽ ra bà được gặp ngài một lần nữa nhưng vì sức khỏe bà quá yếu nên không gặp ngài được.

Vào ngày 13/5/1981, khi Đức Giáo Hoàng bị bắn, bà Maria Teresa đã vào bịnh viện thăm Đức Giáo Hoàng bằng ơn lưỡng tại. Cha Campana viết lại một cảm nghiệm kể rằng bà đã đến gặp gỡ Đức Giáo Hoàng bằng cách hiện ra ở hai nơi một lúc, vào lúc 8:30 giờ tối. Cha cho rằng đó là một hồng ân lạ thường để được gặp gỡ Đức Giáo Hoàng, bời vì bà Maria Teresa đã lâu không còn có ơn này trong một thời gian dài vì sức khỏe của bà quá yếu kém.

Đó cũng là lần cuối mà bà xuất hiện hai nơi cùng một lúc. Bà nói rằng bà đã ở với Đức Giáo Hoàng từ 8:30 giờ tối cho đến 1:00 giờ sáng. Đức Giáo Hoàng Gioan  Phaolo II đã nhận ra bà khi bà đến thăm nơi giường bịnh của ngài nhưng ngài chưa bao giờ gặp bà qua ơn lưỡng tại.

Ngày hôm sau, cha Campana thẩm vấn bà về những chi tiết mà bà đã thấy và bà mô tả mọi sự trong phòng. Cha hỏi bà như sau:

“Khi bà ở trong ơn lưỡng tại thì bà thấy mình già hay trẻ?”

Bà đáp:

“Con không phải là một trẻ thơ hay một bà già, con không lớn cũng không nhỏ, nhưng con cảm thấy mình ở trong sự sung mãn của cuộc đời.”

13. Vào lúc cuối đời:

Trong những năm cuối cùng của cuộc đời bà, bà Maria Teresa chịu nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần bà suy sụp. Đồng thời, những cơn đau đớn thiêng liêng và những ơn lành bắt đầu biến mất. Ba qua đời vào ngày 17/1/1983 vào lúc 11:20 giờ sáng. Ba được chôn cất  tại nghĩa  địa của vùng Urbania. Theo như ý nguyện của bà thì những lời nói này được ghi chép trên bia mộ của bà:

"Đối với tôi, sống là Chúa Giêsu Kitô và chết là một mối lợi."

(Mihi vivere Christus est, et mori lucrum.)

Tất cả các tài liệu về cuộc đời của bà và những hoạt động của bà được trao hết cho Đền Thánh Đức Mẹ Maria ở Jasna Gora, thuộc vùng Czestochowa, nước Ba Lan.

(Còn tiếp)

Kim Hà

29/1/2015

 


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thơ Kính Đức Mẹ Lộ Đức (2/11/2015)
Ðức Mẹ Lộ Ðức, 11/2 (2/11/2015)
Đức Mẹ Lộ Đức Tại Việt Nam (2/8/2015)
Mẹ Đã Chọn Lavang Mà Hiện Đến Giữa Thời Ly Loạn Khốn Khổ Trăm Bề! (2/7/2015)
Kính Mừng Maria Đầy Ơn Phước (2/2/2015)
Tin/Bài khác
Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Cầu Cho Chúng Con, Lm Antôn Nguyễn Văn Độ (1/1/2018)
Sự Suy Tưởng Của Đức Mẹ ! (1/1/2018)
Tình Mẹ (1/1/2018)
Nữ Vương Hòa Bình, Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (1/1/2018)
Chúng Con Ở Nơi Khóc Lóc Than Thở Kêu Khẩn Mẹ Thương! (1/26/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768