MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Định Mệnh Của Chúng Ta: Ở Thiên Đàng Hay Hỏa Ngục
Thứ Sáu, Ngày 31 tháng 10-2014
Định Mệnh của Chúng Ta: Ở Thiên Đàng hay Hỏa Ngục

Chúng ta hãy chọn lựa điều thiện cùng với sự trợ giúp của Các Bí Tích và sự cầu nguyện.


Ngay
từ khởi đầu  ở trong sách Cựu Ước, Thiên Chúa đã mạc khải cho con người biết có hai con đường để chọn lựa: đó là đường dẫn đến sự sống, hoặc đường đưa đến sự chết. Đường dẫn đến sự sống là Mến Chúa, Yêu Người và Tuân Giữ Các Giới Răn của Chúa. Đường đưa đến sự chết là phá bỏ huấn giới của Chúa, sống trong tội lỗi và tuyệt tình với Chúa.

Tình hình thế giới hiện nay ngập đầy mọi hỗn loạn, làm cho chúng ta ai nấy hầu như cũng bị quay cuồng đi đứng khó khăn trên đường ngay chính và tuân giữ theo các huấn giới của Người, hoặc ngay cả khi chúng ta biết là cần phải làm gì.  Một trong những di sản mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Paulô II để lại, đó là cuốn Sách Giáo Lý Công Giáo được ban hành vào năm 1992, toàn bộ mọi đúc kết trong đó ai nấy cần phải biết để còn được cứu thoát.  Đó là đề tài vô cùng quan trọng, vì số phận đời đời của chúng ta đang bị đe dọa: một là được hoan hưởng hạnh phúc đời đời cùng với Chúa trên Thiên Đàng, hoặc chịu khốn nạn đời đời ở hỏa ngục, đoạn tuyệt với Thiên Chúa.

Những bài giáo lý từ trong sách Giáo Lý được ban hành năm 1992 này, đã được Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô 16 đúc kết thành từng câu theo lối hỏi đáp rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và hàm chứa đầy đủ hết mọi điều cần thiết cho hết mọi đề tài thuộc đức tin của Hội Thánh, mà chúng ta được biết đó là cuốn "Toát Yếu Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo", được ngài ban hành vào năm 2005. Dưới đây là trích đoạn một số những câu hỏi đáp tương ứng từ trong cuốn giáo lý tóm gọn này.  (Bản Dịch Giáo Lý việt ngữ của Đức Cha Paulô Bùi Văn Đọc)

207.     Đời sống vĩnh cửu là gì ?

Đời sống vĩnh cửu là đời sống bắt đầu ngay sau khi chết. Đời sống này không có kết thúc. Mỗi người, khi bắt đầu bước vào đời sống vĩnh cửu, sẽ phải nhận một cuộc phán xét riêng do chính Đức Kitô, vị Thẩm Phán của kẻ sống và kẻ chết; đời sống này sẽ được đóng ấn trong cuộc phán xét chung.  

208.     Phán xét riêng là gì ?

Là cuộc phán xét thưởng phạt tức khắc mà mỗi người, ngay sau khi chết, phải lãnh nhận từ Thiên Chúa trong linh hồn bất tử của mình, liên quan đến đức tin và các việc làm của mình. Sự phân định thưởng phạt này gồm có việc được vào hưởng hạnh phúc thiên đàng, tức khắc hoặc sau một cuộc thanh luyện thích hợp, hay là phải chịu phạt muôn đời trong hỏa ngục.  

209.  “Thiên đàng” là gì ?

 “Thiên đàng” là tình trạng hạnh phúc tối thượng và vĩnh viễn. Ai chết trong ân sủng của Thiên Chúa và ai không cần bất cứ sự thanh luyện cuối cùng nào, sẽ được qui tụ quanh Chúa Giêsu và Đức Maria, các thiên thần và các thánh. Như vậy các ngài tạo thành Hội thánh thiên quốc, nơi các ngài được chiêm ngắm Thiên Chúa “mặt giáp mặt” ( 1 Cr 13,12); các ngài sống trong sự hiệp thông tình yêu với Chúa Ba Ngôi và chuyển cầu cho chúng ta. 

Sự sống thật và theo bản chất cốt tại điều này : Thiên Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần, đổ tràn hồng ân thiên quốc trên tất cả không trừ ai. Nhờ lòng nhân hậu của Ngài, cả chúng ta nữa, chúng ta đã lãnh nhận lời hứa không thể mai một là được sống đời đời” (thánh Cyrillô thành Giêrusalem).    

210.  Luyện ngục là gì ?

Luyện ngục là tình trạng của những người chết trong tình thân với Thiên Chúa, nhưng, dù đã được đảm bảo ơn cứu độ vĩnh cửu, họ còn cần thanh luyện trước khi được hưởng hạnh phúc thiên đàng.  

211.  Bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ các linh hồn đang được thanh luyện nơi luyện ngục ?

Nhờ sự “các thánh thông công” các tín hữu còn lữ hành trên trần gian, có thể giúp đỡ các linh hồn nơi luyện ngục, bằng cách dâng lời cầu khẩn, đặc biệt là Thánh lễ, và cả những việc bố thí,  ân xá và những việc hãm mình để cầu cho họ.  

212.     Hoả ngục hệ tại điều gì ?

Hoả ngục hệ tại án phạt đời đời dành cho những ai, do sự lựa chọn tự do của mình, chết trong tình trạng có tội trọng. Hình phạt chính yếu của hỏa ngục là xa cách đời đời khỏi Thiên Chúa. Chỉ nơi Ngài con người mới có sự sống và hạnh phúc; con người được tạo dựng là để hưởng những điều ấy và họ luôn khao khát những điều ấy. Đức Kitô diễn tả thực tại hoả ngục bằng những lời này : “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời” (Mt 25,41). 

213.     Thiên Chúa là Đấng nhân hậu vô biên, làm sao Ngài lại để có hỏa ngục ?

Thiên Chúa muốn “cho mọi người ăn năn hối cải” (2 Pr 3,9), nhưng vì Ngài đã tạo dựng con người có tự do và có trách nhiệm, nên Ngài tôn trọng các quyết định của họ. Vì thế, nếu cho đến lúc chết, con người vẫn còn nằm trong tội trọng, từ chối tình yêu nhân từ của Thiên Chúa, thì chính họ, với sự tự lập hoàn toàn, tự ý loại mình ra khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa. 

214.     Phán xét cuối cùng hệ tại điều gì  ?

Sự phán xét cuối cùng (phán xét chung) hệ tại sự phán quyết về cuộc sống hạnh phúc hay án phạt đời đời, mà Chúa Giêsu, khi Người trở lại như vị Thẩm phán của kẻ sống và kẻ chết, sẽ tuyên bố cho “những người công chính cũng như kẻ có tội” (Cv 24,15), qui tụ tất cả trước mặt Người. Sau cuộc phát xét cuối cùng, thân xác sống lại sẽ tham dự vào sự thưởng phạt mà linh hồn đã lãnh nhận trong cuộc phán xét riêng. 

215.     Khi nào cuộc phán xét này sẽ xảy ra ?

Cuộc phán xét này sẽ xảy ra vào ngày tận thế mà chỉ mình Thiên Chúa mới biết được ngày nào giờ nào. 

391.  Để đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta phải làm gì ?

Để có thể đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta phải nhìn nhận và thống hối các tội lỗi của mình. Chính Thiên Chúa, qua Lời và Thánh Thần của Ngài, giúp chúng ta thấy rõ tội lỗi của mình, ban cho chúng ta lương tâm ngay thẳng và niềm hy vọng vào ơn tha thứ.   

392.  Tội là gì ?

Tội là “một lời nói, hành vi hoặc ước muốn trái nghịch với Luật vĩnh cửu” (thánh Augustinô). Tội là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa, không vâng phục tình yêu của Người. Tội gây thương tích cho bản tính của con người và làm thương tổn đến tương quan giữa con người. Qua cuộc Tử nạn, Đức Kitô cho thấy rõ ràng tích chất trầm trọng của tội và đã chiến thắng nó bằng lòng thương xót của Người.  

393.  Có nhiều loại tội hay không ?

Có rất nhiều loại tội. Các tội có thể được phân biệt theo đối tượng của chúng hoặc theo các nhân đức hay các giới răn, mà tội đối nghịch. Người ta còn có thể phân biệt tội theo tương quan trực tiếp của chúng với Thiên Chúa, với tha nhân hoặc với chính bản thân. Ngoài ra, người ta cũng có thể phân biệt tội trong tư  tưởng, lời nói, việc làm và việc bỏ sót không làm.  

394.  Người ta phân biệt tội theo tính chất trầm trọng của chúng như thế nào ?

Người ta phân biệt tội trọng và tội nhẹ. 

395.  Khi nào người ta phạm tội trọng ?

Người ta phạm tội trọng khi cùng lúc có chất liệu nặng, ý thức đầy đủ, và tự ý ưng thuận. Tội trọng phá huỷ đức mến trong chúng ta, cướp đi ân sủng thánh hoá và dẫn chúng ta đến cái chết đời đời trong hỏa ngục nếu không sám hối. Tội trọng được tha thứ cách thông thường nhờ Bí tích Rửa tội và Bí tích Thống hối, còn gọi là Bí tích Hòa giải.  

396.  Khi nào người ta phạm tội nhẹ ?

Khác biệt cách triệt để với tội trọng, người ta phạm tội nhẹ khi chất liệu là nhẹ, hoặc thậm chí chất liệu là nặng, nhưng không có đầy đủ ý thức hay không hoàn toàn ưng thuận. Tội nhẹ không cắt đứt tương quan với Thiên Chúa, nhưng làm suy yếu đức mến. Tội nhẹ biểu lộ lòng quyến luyến lệch lạc đối với của cải trần thế, ngăn cản sự tiến triển của linh hồn trong việc thực hành nhân đức và trong việc thực thi điều thiện luân lý. Tội nhẹ đáng chịu những hình phạt tạm thời để thanh luyện.                 

397.  Tội sinh sôi nảy nở nơi chúng ta như thế nào ?

Tội tạo nên xu hướng về tội, và do việc lặp đi lặp lại cùng một hành vi, sẽ tạo nên thói xấu. 

398.  Các thói xấu là gì ?

Đối nghịch với các nhân đức, các thói xấu là những thói quen lệch lạc làm mờ tối lương tâm và hướng chiều về điều xấu. Các thói xấu có thể ghép lại thành bảy mối tội đầu : kiêu ngạo, hà tiện, ganh tị, nóng giận, dâm dục, mê ăn uống, và lười biếng. 

399.  Chúng ta có trách nhiệm gì đối với tội người khác không ?

Chúng ta có trách nhiệm đối với tội của người khác, khi chúng ta cộng tác cách có lỗi vào tội đó. 

400.  Các cơ cấu của tội là gì ?

Các cơ cấu của tội là những hoàn cảnh xã hội hay những tổ chức nghịch lại với Luật Thiên Chúa; chúng là những biểu lộ và là hậu quả của các tội cá nhân.  

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 2677: Tại Slovakia, Đức Mẹ Nói Về Ơn Chữa Lành Và Bình An ( S4) (11/28/2014)
Cn 2673: Đức Mẹ Slovakia Hưá Bảo Vệ Khi Gặp Tai Họa ( S3) (11/26/2014)
Cn 2662: Đức Mẹ Hiện Ra Ở Slovakia ( S2) (11/19/2014)
Cn 2661: Đức Mẹ Hiện Ra Tại Nước Slovakia ( S1) (11/19/2014)
Chúng Con Xin Dâng Cho Đức Mẹ Mọi Người Trong Giáo Hội Việt Nam! (11/12/2014)
Tin/Bài khác
Xin Giúp Đỡ Con Trong Những Khi Khó Ngặt (10/26/2014)
Kinh Mân Côi : Lời Nguyện Cầu Có Cơ Sở (10/25/2014)
Mẹ Maria – Một Con Người Luôn Tín Thác (10/25/2014)
Thiên Chúa Đã Ban Cho Đức Mẹ Maria Quyền Lực Và Sứ Mệnh Đạp Nát Đầu Satan! (10/24/2014)
Giải Đáp Phụng Vụ: Kinh Mân Côi Và Các Việc Khác Kính Đức Mẹ (10/23/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768