MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô - Tông Du Nam Hàn 14-18/8/2014: Tông Du - Thể Hiện, Gặp Gỡ Và Cử Hành
Thứ Bảy, Ngày 16 tháng 8-2014
Đức Thánh Cha Phanxicô - Tông Du Nam Hàn 14-18/8/2014

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển hợp và chuyển dịch

http://w2.vatican.va/content/francesco/en/travels/2014/outside/documents/papa-francesco-repubblica-corea.html

 

Tông Du - Thể Hiện, Gặp Gỡ và Cử Hành

 

Như thói quen, trước và sau mỗi chuyến tông du, Đức Thánh Cha Phanxicô bao giờ cũng đến kính viếng và tạ ơn Mẹ Maria ở Đền thờ Đức Bà Cả. Ngay sau ngày được bầu chọn làm giáo hoàng 13/3/2013, ngài cũng đã đến Đền Thờ Thánh Mẫu này. Vào lúc 11 giờ sáng ngày lên đường cho chuyến tông du Nam Hàn, Thứ Tư 13/8/2014, ngài đã đến kính viếng Mẹ 15 phút và dâng cho Mẹ bó hoa như thường lệ. 

Đặc biệt là chuyến bay của ngài từ Rôma đến Nam Hàn được phép bay trên không phận của Trung Cộng, trong khi đó Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II 2 lần tông du Nam Hàn mà không được. Ngoài ra, trong chuyến tông du của mình ở Nam Hàn, ngài đã sử dụng một chiếc xe tầm thường hơn là sang trọng, thậm chí những chiếc xe đi hộ tống ngài còn sang trọng hơn xe ngài muốn sử dụng nữa. Ngài đã cảnh báo các vị giám mục Đại Hàn về vấn đề giầu có.

Trong chuyến tông du thứ ba này của giáo triều mới gần 1 năm rưỡi của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thứ tự gặp các thành phần của Nam Hàn như sau:

1- giới lãnh đạo chính trị ở 'Nhà Xanh - Blue House' 

2- hàng giám mục ở Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn (14/8);

3- giới trẻ Á Châu ở Đền Thánh Solmoe (15/8);

4- cộng đồng liên tôn ở Trung Tâm Đào Luyện 'Học Đường Yêu Thương' 

5- lãnh đạo tông đồ giáo dân ở Trung Tâm Linh Đạo (16/8);

6- các vị linh mục Á Châu ở Đền Thánh Haemi (17/8).

 

Ngoài ra, mỗi ngày ngài còn dâng các Thánh Lễ đặc biệt như sau:

1- Lễ Mẹ Mông Triệu 15/8 ở Vận Động Trường Deajeon;

2- Lễ Phong Chân Phước 16/8 cho 124 vị tử đạo Đại Hàn ở Gwanghwamun Gate;

3- Lễ Bế Mạc 17/8 Ngày Giới Trẻ Á Châu lần VI ở  Haemi Castle ;

4- Lễ 18/8 cầu cho Hòa Bình và Hòa Giải ở Myeong-dong Cathedral. 

 

Về Mối Liên Hệ Hai Biến Cố: "Hai việc cử hành này bổ túc cho nhau".

Ngài tông du Nam Hàn vào dịp Ngày Giới Trẻ Á Châu lần thứ VI và để phong chân phước cho 124 vị tử đạo Đại Hàn,

một chuyến tông du liên kết cả trẻ (giới trẻ ngày nay) lẫn già (124 vị tử đạo ngày xưa) lại với nhau,

vì cả 2 đều làm nên lịch sử của mỗi quốc gia cũng như chung thế giới.

Trong bài diễn từ với thành phần lãnh đạo chính trị của Nam Hàn ở Nhà Xanh (Blue House) Seoul  ngày Thứ Năm 14/8/2014, ngài đã sâu xa cho thấy ý nghĩa liên hệ trẻ già này như sau:

"Chuyến viếng thăm Đại Hàn của tôi vào dịp Ngày Giới Trẻ Á Châu lần thứ VI, dịp qui tụ giới trẻ Công giáo từ khắp nơi của châu lục rộng lớn này lại để hân hoan cử hành niềm tin chung của họ. Theo tiến trình thăm viếng của mình, tôi cũng phong chân phước cho một số người Đại Hàn đã chịu tử đạo vì đức tin Công giáo, đó là Paul Yen Ji-chung và 123 đồng bạn của mình.

Hai việc cử hành này bổ túc cho nhau.

Nền văn hóa Đại Hàn quá biết được cái giá trị cùng với sự khôn ngoan truyền lại từ cha ông của chúng ta và tỏ lòng tôn kính các vị trong xã hội.

Người Công giáo chúng tôi cũng tôn kính các vị cha ông đã tử đạo vì đức tin bởi các vị sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho một sự thật được các vị tin tưởng và là một sự thật các vị đã nhờ đó sống cuộc đời của mình. Các vị dạy chúng ta sống hoàn toàn cho Thiên Chúa và cho thiện ích của nhau.

"Một dân tộc khôn ngoan và cao cả không chỉ hoan hỉ với các truyền thống tổ tiên của mình; họ còn trân quí giới trẻ của mình nữa, tìm cách truyền đạt cái di sản của quá khứ và sử dụng chúng để giải quyết những thách đố của hiện tại. Bất cứ khi nào giới trẻ qui tụ lại với nhau, như cơ hội này đây, thì đó là một cơ hội quí báu cho tất cả chúng ta trong việc lắng nghe những gì họ hy vọng và quan tâm.

Chúng ta cũng cần phải suy nghĩ xem về cách thức tốt đẹp ra sao trong việc chúng ta đang truyền đạt các thứ giá trị của chúng ta cho thế hệ tới đây, cũng như về loại thế giới cùng xã hội nào chúng ta đang sửa soạn truyền đạt cho họ. Theo chiều hướng ấy, tôi nghĩ rằng thật là quan trọng trong việc chúng ta nghĩ đến nhu cầu

cần phải cống hiến cho giới trẻ của chúng ta tặng ân hòa bình..." 

 

Với Giới Lãnh Đạo Chính Trị:

"Việc tìm cầu hòa bình ...trong một thế giới càng ngày càng trở nên toàn cầu hóa"

Giới lãnh đạo chính trị được ngài ngỏ lời đầu tiên ở Nhà Xanh (Blue House) Seoul ngày Thứ Năm 14/8/2014, với những ý tưởng chính yếu tiêu biểu liên quan đến việc tìm cầu hòa bình trong một thế giới càng ngày càng toàn cầu hóa như sau (tiếp theo những gì ngài nói tới mối liên hệ giữa hai biến cố trên đây):

"Việc tìm cầu hòa bình cũng cho thấy một cuộc thử thách đối với mỗi người chúng ta, đặc biệt là đối với quí vị là thành phần dấn thân theo đuổi công ích của gia đình nhân loại bằng công việc ngoại giao một cách nhẫn nại. Nó là một thứ thách đố trường kỳ của việc hủy hoại đi những bức tường bất tín nhau cùng ghen ghét hận thù, bằng cách cổ võ một nền văn hóa hòa giải và đoàn kết.

Vì việc ngoại giao, một thứ nghệ thuật của những gì là khả thể, được căn cứ vào niềm xác tín chắc chắn và kiên vững rằng hòa bình là những gì có thể đạt được bằng việc lặng lẽ lắng nghe nhau và trao đổi với nhau, hơn là bằng những tố cáo lẫn nhau, những phê phán vô bổ và những thứ thị uy quyền lực. 

"Hòa bình không phải chỉ là tình trạng không có chiến tranh, mà là 'công cuộc của công lý' (xem Is 32:17). Và công lý, như là một nhân đức, đòi phải biết kỷ cương kiềm chế; nó cần chúng ta không quên những bất công quá khứ nhưng chế ngự những bất công ấy bằng thứ tha, khoan nhượng và hợp tác.

Nó đòi phải biết sẵn sàng nhận thức và chiếm đạt được các đích điểm bổ ích hỗ tương, xây dựng các nền tảng tương kính, thông cảm và hòa giải... Kinh nghiệm dạy chúng ta rằng trong một thế giới càng ngày càng trở nên toàn cầu hóa thì kiến thức của chúng ta về công ích, về tiến bộ và về phát triển, trên hết phải có tính chất nhân bản chứ không thuần kinh tế...

Tôi hy vọng rằng nền dân chủ của Đại Hàn sẽ tiếp tục được vững mạnh và quốc gia này sẽ cho thấy rằng mình dẫn đầu trong cả vấn đề toàn cầu hóa tình đoàn kết là những gì rất cần thiết hôm nay đây: một thứ toàn cầu hóa tình đoàn kết nhắm đến việc phát triển toàn diện của hết mọi phần tử thuộc gia đình nhân loại của chúng ta.

Trong lần viếng thăm Đại Hàn lần thứ hai của mình 25 năm trước đây (8/10/1989), Thánh Gioan Phaolô II đã nói lên niềm xác tín của mình rằng 'tương lai của Đại Hàn sẽ tùy thuộc vào sự hiện diện nơi dân chúng của nó nhiều con người nam nữ khôn ngoan, đức hạnh và nhiệt tình'".  

 

Với Hàng Giáo Phẩm Đại Hàn:

"Giáo Hội ở Đại Hàn đang sống đời và thi hành thừa tác vụ của mình giữa một xã hội thịnh vượng nhưng càng ngày càng tục hóa và duy vật"

Hàng giáo phẩm Đại Hàn được ngài ngỏ lời ngay sau thành phần lãnh đạo chính trị nước này, và nơi ngài gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo Hội Công giáo địa phương này là ở Văn Phòng Hội Đồng Giám Mục Đại Hàn cùng ngày Thứ Năm 14/8/2014, với 2 ý tưởng chính yếu về vai trò lưỡng diện bất khả thiếu và bất khả phân ly của các vị nơi đất nước đang thịnh vượng nhưng đầy cám dỗ thế tục của các vị, ở chỗ các vị vừa phải làm canh giữ viên hồi niệm vừa phải làm canh giữ viên hy vọng như sau:

"... Hoa trái của Phúc Âm trên mảnh đất Đại Hàn, cùng với di sản lớn lao được truyền lại cho quí huynh từ cha ông đức tin của quí huynh,

ngày nay có thể được thấy nơi việc thăng hoa các giáo xứ sinh động và những phong trào trong giáo hội, nơi những chương trình giáo lý vững chắc và việc vươn tới giới trẻ, cũng như nơi các học đường, chủng viện và đại học Công giáo.

Giáo Hội ở Đại Hàn được cảm phục vì vai trò của mình nơi đời sống thiêng liêng và văn hóa của quốc gia này và động lực truyền giáo mạnh mẽ của nó. Từ một miền đất truyền giáo, giờ đây quí huynh đã trở thành một miền đất của các vị thừa sai; và Giáo Hội hoàn vũ tiếp tục hưởng lợi ích từ nhiều vị linh mục và tu sĩ được quí huynh sai đi.

"canh giữ viên hồi niệm không phải chỉ liên quan đến việc tưởng nhớ và trân quí các ân sủng của quá khứ; nó còn có nghĩa là rút tỉa từ chúng những nguồn thiêng liêng để có thể đối đầu một cách khôn ngoan và cương quyết với những gì là hy vọng, hứa hẹn và thách đố trong tương lai.

Như chính quí huynh đã ghi nhận, đời sống và sứ vụ của Giáo Hội ở Đại Hàn tựu kỳ trung không phải được đo lường bằng những tiêu chuẩn bề ngoài, số lượng và cơ cấu;

 trái lại chúng cần phải được thẩm định theo chiều hướng rõ ràng của Phúc Âm cùng với ơn gọi hoán cải trở về với con người của Chúa Giêsu Kitô.

canh giữ viên hồi niệm nghĩa là ý thức rằng trong khi tăng trưởng xuất phát từ Thiên Chúa (xem 1Cor 3:6), thì nó cũng là hoa trái của việc khổ công âm thầm và kiên trì, trong quá khứ cũng như hiện tại. 

Việc tưởng niệm đến các vị tử đạo cùng với các thế hệ Kitô hữu đã qua cần phải là một tưởng niệm thiết thực chứ đừng lý tưởng hóa và đừng 'vênh vang tự đắc'. Nhìn về quá khứ mà không nghe thấy tiếng gọi của Thiên Chúa trong việc hoán cải trong hiện tại sẽ chẳng giúp chúng ta tiến tới; trái lại, nó chỉ cầm giữ chúng ta lại và thậm chí còn ngăn cản đà tiến bộ thiêng liêng của chúng ta nữa.

"Quí huynh thân mến, ngoài việc làm canh giữ viên hồi niệm, quí huynh còn được kêu gọi làm canh giữ viên hy vọng nữa: niềm hy vọng được bảo trì nhờ Phúc Âm về ân sủng và tình thương của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, niềm hy vọng đã phấn chấn các vị tử đạo.

Chính niềm hy vọng này mà chúng ta được thách đố trong việc loan báo cho một thế giới, vì tất cả những gì thịnh vượng về vật chất của nó, đang tìm kiếm một cái gì đó hơn nữa, một cái gì đó cao cả hơn nữa, một cái gì đó chân thực và viên trọn...

"Các vị giám mục không được xa cách thành phần linh mục của mình, hoặc tệ hơn nữa là bất khả đến gần. Tôi cảm thấy nhức nhối khi nói đến điều ấy.

Nơi tôi ở có một số linh mục nói với tôi rằng:

 'Con đã gọi cho đức giám mục, con đã xin được gặp ngài; những đã ba tháng rồi mà con vẫn chưa nhận được hồi âm'.

Quí huynh ơi, nếu có vị linh mục nào gọi điện thoại cho quí huynh hôm nay và xin gặp quí huynh thì hãy gọi lại cho họ lập tức, hoặc là hôm nay hay là ngày mai.

Nếu quí huynh không có giờ gặp họ thì hãy nói cho họ biết rằng:

'Cha không thể gặp con vì thế này thế nọ thế kia, nhưng cha muốn gọi cho con hay là cha ở đây vì con'.

Tuy nhiên, hãy cho họ thấy được việc đáp ứng từ người cha của họ, nhanh bao nhiêu có thể.

Xin đừng xa cách các vị linh mục của quí huynh nhé....

"Làm thành phần canh giữ viên hy vọng cũng bao gồm cả việc bảo đảm rằng chứng từ ngôn sứ của Giáo Hội ở Đại Hàn vẫn là những gì tỏ tường nơi mối quan tâm của giáo hội này đối với người nghèo cũng như nơi các chương trình dấn thân vươn mình của nó, đặc biệt là đối với thành phần tỵ nạn và di dân cùng những ai đang sống ở bên lề xã hội.

Mối quan tâm này chẳng những cần được thể hiện nơi các khởi động bác ái cụ thể là những gì cần thiết, mà còn nơi công việc tiếp tục cỗ võ về xã hội, nghề nghiệp và giáo dục nữa. Chúng ta có thể gặp nguy cơ biến công việc của chúng ta đối với những ai thiếu thốn thành chiều kích cơ cấu tổ chức mà thôi, trong khi coi nhẹ nhu cầu của từng người trong việc tăng trưởng của họ như là một con người - họ có quyền tăng trưởng như là một con người - và nhu cầu được bày tỏ một cách xứng đáng với phẩm cách, óc sáng tạo và văn hóa riêng của họ.

Mối liên đới với người nghèo là tâm điểm của Phúc Âm; nó cần phải được coi là yếu tố thiết yếu của đời sống Kitô hữu... Tôi xác tín rằng nếu dung nhan của Giáo Hội trước hết và trên hết là một dung nhan yêu thương thì càng nhiều giới trẻ sẽ được lôi kéo đến với tấm lòng của Chúa Giêsu hằng bừng cháy tình yêu thần linh nơi mối hiệp thông của nhiệm thể Người

"Tôi đã nói rằng người nghèo là tâm điểm của Phúc Âm; họ hiện diện ở đó từ đầu đến cuối. Trong hội đường ở Nazarét, Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ điều này ngay từ ban đầu thừa tác vụ của Người. Rồi ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 25, Người đã nói về những ngày sau cùng và cho thấy cái qui chuẩn chúng ta sẽ bị phán xét chúng ta cũng thấy người nghèo ở đó nữa. 

"Đang có một mối nguy hiểm, một khuynh hướng xẩy ra vào những thời điểm thịnh vượng, đó là mối nguy hiểm cộng đoàn Kitô hữu đang trở thành như "một phần của xã hội" khác, mất đi chiều kích thần bí của mình, mất đi khả năng của mình trong việc cử hành Mầu Nhiệm, và thay vào đó trở thành một thứ cơ cấu thiêng liêng, Kitô giáo và với các giá trị Kitô giáo nhưng lại thiếu mất chất men ngôn sứ.

Khi xẩy ra như thế thì người nghèo không còn vai trò xứng hợp của mình ở trong Giáo Hội nữa. Đó là một thứ khuynh hướng gây khốn đốn cho các Giáo Hội riêng, các cộng đồng Kitô hữu qua các thế kỷ; nơi một số trường hợp các giáo hội ấy đã trở thành giới trung lưu khiến thành phần nghèo khổ cảm thấy hổ thẹn thuộc về các giáo hội ấy. Nó là khuynh hướng của thứ 'thịnh vượng' thiêng liêng, thịnh vượng về mục vụ.

Không còn là một Giáo Hội nghèo cho người nghèo nữa mà là một Giáo Hội giầu cho người giầu, hay một Giáo Hội trung lưu cho thành phần dư giả. 

Đó không phải là những gì mới lạ: khuynh hướng này đã có ngay từ ban đầu. Thánh Phaolô đã khiển trách Kitô hữu Corintô trong Thư Thứ Nhất (11:17), trong khi đó Thánh Giacôbê thậm chí còn gay gắt và chi tiết hơn nữa (2:1-7): ngài đã khiển trách những cộng đồng giầu thịnh, các Giáo Hội giầu có cho người giầu có.

Các giáo hội ấy không loại trừ người nghèo, thế nhưng đường lối các giáo hội ấy sống khiến cho người nghèo cảm thấy lưỡng lự tham gia, họ không cảm thấy tự nhiên. Đó là khuynh hướng của những gì là thịnh vượng.

Tôi không khiển trách quí huynh vì tôi biết rằng quí huynh đang làm việc tốt đẹp. Tuy nhiên, là một người anh em có trách nhiệm củng cố anh em của mình trong đức tin, tôi xin nói cùng quí huynh rằng: hãy cẩn thận, vì Giáo Hội của quí huynh là một Giáo Hội đang thăng hoa, một Giáo Hội đầy truyền giáo, một Giáo Hội trọng đại.

Không được để cho ma quỉ gieo những thứ cỏ lùng ấy, gieo khuynh hướng loại trừ người nghèo khỏi chính cơ cấu ngôn sứ của Giáo Hội và làm cho quí huynh trở thành một Giáo Hội thịnh vượng cho người giầu có, một Giáo Hội cho thành phần dư giả - có lẽ chưa đển độ phát triển một thứ 'thần học thịnh vượng - mà là một Giáo Hội tầm thường. 

"Quí huynh thân mến, thứ chứng từ ngôn sứ cho Phúc Âm cho thấy những thách đố đặc biệt cho Giáo Hội ở Đại Hàn, vì Giáo Hội ở Đại Hàn đang sống đời và thi hành thừa tác vụ của mình giữa một xã hội thịnh vượng nhưng càng ngày càng tục hóa và duy vật

Ở những hoàn cảnh như vậy thì các thừa tác viên mục vụ có khuynh hướng chiều theo chẳng những các thứ mô mẫu điều hành, hoạch định và tổ chức hiệu năng, được rút tỉa từ thế giới kinh doanh, mà còn là

một lối sống và tâm thức theo các tiêu chuẩn thành đạt của trần gian, thực sự là tiêu chuẩn về quyền lực, hơn là theo các tiêu chuẩn được Chúa Giêsu nêu lên trong Phúc Âm.

Khốn cho chúng ta nếu thập giá mất đi quyền lực của mình trong việc phán xét cái khôn ngoan của thế giới này (xem 1Cor 1:17)!

Tôi tha thiết xin quí huynh và anh em linh mục của quí huynh hãy loại trừ đi tất cả mọi hình thức của khuynh hướng này.

Chớ gì chúng ta thoát được tính chất trần tục về thiêng liêng và mục vụ là những gì dập tắt Thần Linh,

thay thế việc hoán cải bằng niềm tự mãn,

và theo tiến trình, phá tan mất tất cả nhiệt tình truyền giáo (xem Niềm vui Phúc Âm, 93-97)...."  

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Lộ Đức – Nevers Và Bernadette (8/20/2014)
Nhờ Mẹ Đến Với Chúa (8/20/2014)
Lễ Đức Maria Nữ Vương (8/20/2014)
Chúng Con Toàn Thể Giáo Hữu Việt Nam Hết Lòng Tin Cậy Chạy Đến Cùng Mẹ! (8/19/2014)
Nguyện Khúc La Vang (8/19/2014)
Tin/Bài cùng ngày
Hướng Lòng Lên Mẹ La-vang 2014 (8/16/2014)
Bài Giảng Lễ Vọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (8/16/2014)
Tin/Bài khác
Lễ Đức Mẹ Lên Trời A (15/08), Lm Đan Vinh - Hhtm (8/15/2019)
Thơ Mừng Kính Mẹ Maria Hồn Xác Về Trời 2014 (8/15/2019)
Maria Mẹ Đầy Ơn Phúc, Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ (8/15/2019)
Chúng Con Toàn Thể Giáo Hữu Việt Nam Hết Lòng Tin Cậy Chạy Đến Cùng Mẹ! (8/15/2019)
Phúc Đức Tại Mẫu, Lm Jos Tạ Duy Tuyền (8/15/2019)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768