MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chúng Ta Hãy Cùng Nhau Theo Dõi Bài Phỏng Vấn Của Một Số Phóng Viên Trẻ Người Bỉ Vừa Thực Hiện Với Đức Thánh Cha Phanxicô Hôm 31/3/2014 (het)
Thứ Ba, Ngày 15 tháng 4-2014
Hôm nay, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, giới trẻ Ba Tây thuộc quốc gia tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 7/2013, đã trao Cây Thánh Giá cho giới trẻ Balan là quốc gia sẽ tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2016 ở TGP Krakow là nơi ĐTC GPII đã sống 30 năm liền trước khi trở thành vị giáo hoàng thứ 264 của Giáo Hội Công Giáo, Cây Thánh Giá được chính ĐTC GPII trao cho giới trẻ cách đây đúng 30 năm (1984-2014) ở Rôma cũng vào Chúa Nhật Lễ Lá năm đó, thời điểm gần bế mạc Năm Thánh Cứu Chuộc (từ 25/3/1983 - Lễ Truyền Tin Lời Nhập Thể đến 4/4/1984 - Chúa Nhật Phục Sinh).
 
Để kỷ niệm biến cố giới trẻ này, chúng ta hãy tiếp tục với cuộc phỏng vấn của giới trẻ Bỉ quốc với ĐTC Phanxicô, trong đó có những câu hỏi thật là bất ngờ và khác lạ với các cuộc phỏng vấn trước, đến độ sau khi trả lời xong, có 2 lần, ĐTC đã đặt vấn đề rằng không biết câu ngài đáp có phải là câu trả lời họ mong muốn hay chăng, và cũng qua cuộc phỏng vấn này, chúng ta thấy được thêm về vị giáo hoàng đương kim của chúng ta.
 
Chớ gì Bình An Phục Sinh tràn đầy tâm hồn chúng ta trong Tuần Thánh 2014 này.
 
(tiếp)
 

Vấn: Tuy nhiên, Đức Thánh Cha có một sứ điệp cụ thể nào cho chúng con, nhờ đó chúng con có thể - có lẽ - phấn khích người khác như Đức Thánh Cha đang làm? Phần khích cả những ai không tin tưởng nữa?  

Đáp: Các bạn đã nói đến một chữ rất quan trọng là "cụ thể". Nó là một chữ rất quan trọng, vì người ta tiến bước nơi tính cách cụ thể của đời sống; chứ người ta không tiến bước chỉ bằng ý nghĩ mà thôi! Điều này rất hệ trọng. Tôi nghĩ rằng giới trẻ các bạn cần phải tiến bước với tính chất cụ thể này của đời sống. Cũng có nhiều lần, bằng những hành động liên hệ tới các trường hợp, vì cần phải thực hiện tính chất cụ thể này, tính chất cụ thể này... mà còn cần tới cả các thứ kế hoạch nữa. Tôi muốn nói với các bạn một điều như thế này. Đó là vì công việc của mình, cũng ở Buenos Aires , mà tôi đã nói chuyện với rất nhiều chính trị gia trẻ đủ loại đến chào hỏi tôi. Tôi cảm thấy vui vì, cho dù họ thuộc cánh tả hay cánh hữu, họ cũng nói năng với một giọng điệu mới mẻ, với một kiểu cách chính trị mới mẻ. Điều ấy khiến cho tôi cảm thấy hy vọng. Tôi nghĩ rằng vào lúc này đây cần phải làm chủ tình hình và tiến lên. Chớ gì họ tỏ ra can trường! Điều ấy làm cho tôi hy vọng. Tôi không biết là tôi đã trả lời câu hỏi này hay chăng, tóm lại thì tính chất cụ thể là ở nơi những tác hành.

Vấn: Khi con đọc nhật báo, lúc con nhìn quanh quẩn, tôi ngẫm nghĩ rằng giá mà nhân loại thực sự có khả năng chăm sóc cho thế giới này cũng như cho chính nhân loại. Đức Thánh Cha có cùng ý nghĩ như vậy hay chăng? (Thông Dịch Viên)... Như Đức Thánh Cha nói chúng ta thải trừ. Đức Thánh Cha đôi khi có cảm thấy cái băn khoăn ngờ vực này hay chăng, Đức Thánh Cha có cảm thấy băn khoăn ngờ vực rằng Thiên Chúa ở đâu nơi tất cả những sự ấy? 

Đáp: Về vấn đề này tôi tự đặt ra hai câu hỏi: Thiên Chúa ở đâu và con người ở đâu? Trong trình thuật Thánh Kinh, Thiên Chúa đã đặt câu hỏi đầu tiên với con người là "Adong, ngươi ở đâu?" Đó là câu hỏi đâu tiên ngỏ cùng con người. Vậy tôi cũng tự hỏi: "Ngài, Thiên Chúa, Ngài đang ở đâu?" Khi con người tìm gặp bản thân mình là họ tìm kiếm Thiên Chúa. Có lẽ họ không thành đạt trong việc tìm gặp Ngài, thế nhưng nếu họ theo đuổi một cách thực tâm là họ đang tìm kiếm sự thật, bằng đường lối thiện hảo và đường lối mỹ lệ. Đối với tôi, một con người trẻ mà yêu thích sự thật và tìm kiếm nó, yêu thích sự thiện và tốt lành thì họ là một con người tốt lành, con người tìm kiếm và yêu thích sự mỹ. Họ đang tiến trên con đường tốt lành và chắc chắn sẽ gặp được Thiên Chúa! Không sớm thì muộn họ cũng sẽ gặp được Ngài! Tuy nhiên, con đường này thì dài và có một số người không thấy được nó trong đời. Họ không thấy nó một cách ý thức. Tuy nhiên, nếu họ rất chân thực và chân thành với bản thân mình, rất tốt lành và rất yêu chuộng sữ mỹ thì cuối cùng họ có được một nhân cách rất trưởng thành, có thể gặp được Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ bao giờ cũng là một ân sủng, vì cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa này là một ân ban. Chúng ta có thể tiến bước trên con đường này... Một số người gặp được Ngài nơi những kẻ khác... Nó là một con đường cần phải thực hiện... Mỗi một người cần phải gặp gỡ Ngài một cách tư riêng. Thiên Chúa không được gặp gỡ bằng cách nghe nói, cũng không phải bằng tiền bạc. Nó là một đường lối riêng tư, đó là cách thức chúng ta cần phải gặp Ngài. Tôi không biết là tôi đã trả lời cho câu hỏi của bạn hay chăng... 

Vấn: Tất cả chúng ta đều là con người và vấp phải những lỗi lầm. Các sai lầm của Đức Thánh Cha đã đạy Đức Thánh Cha những gì? 

Đáp: Tôi đã vấp phải sai lầm, tôi đã sai lầm... Sách Khôn Ngoan trong Thánh kinh nói rằng người công chính vấp phạm lỗi lầm 7 lần 1 ngày! ... Cho thấy rằng hết mọi người đều lầm lỗi. Con người được nói rằng chỉ là con thú vấp ngã cùng một chỗ hai lần, vì họ không học ngay lập tức từ những lầm lỗi của họ. Người ta có thể nói: "Tôi đã sai lỗi" thế nhưng họ không cải tiến; như thế là họ tiến đến chỗ tự cao, ngạo mạn và kiêu kỳ... Tôi nghĩ rằng những lầm lỗi trong cuộc đời của tôi đã và đang là những bậc đại sư của đời tôi. Chúng dạy cho con người rất nhiều. Chúng cũng giúp cho con người hạ mình xuống, vì con người có thể cảm thấy mình là một siêu nam nhân, siêu nữ nhân để rồi đi đến chỗ sai lầm, nên nó giúp cho con người hạ mình xuống và đặt họ vào đúng vị trí của họ. Tôi không nói rằng tôi đã học được từ tất cả mọi lầm lỗi của mình: không, tôi nghĩ rằng tôi chưa học từ một số lầm lỗi vì tôi cứng đầu và cũng chẳng dễ gì mà học được đâu. Tuy nhiên, tôi cũng đã học được từ nhiều lầm lỗi, nhờ đó nó đã làm lợi cho tôi, nó đã mang lại lợi ích cho tôi. Cũng cần phải nhìn nhận lầm lỗi của mình: tôi đã lầm lỗi lúc này, tôi đã lỗi lầm lúc kia, tôi đã lỗi lầm ở đó... Cũng hãy cẩn thận đừng tái diễn cùng một lầm lỗi, cùng một lỗ hổng... Việc đối thoại với các lỗi lầm của mình là một điều tốt, vì chúng dạy cho con người; và vấn đề quan trọng ở đây là chúng giúp cho con người trở nên khiêm nhượng hơn một chút, và khiêm nhượng mang lại cho con người rất nhiều ích lợi, rất nhiều ích lợi cho con người, cho chúng ta, nó giúp ích rất nhiều cho chúng ta. Tôi không biết đó có phải là câu trả lời hay chăng... 

Vấn: (Thông Dịch Viên) Đức Thánh Cha có một thí dụ cụ thể nào về cách thức Đức Thánh Cha đã học được từ một sai lầm nào hay chăng? Cô gái này (người con gái đã đặt câu hỏi trên) dám... 

Đáp: Không, tôi sẽ nói về nó, tôi đã viết về nó trong một cuốn sách, nó đã trở thành công khai. Thí dụ như trong việc dẫn dắt đời sống của Giáo Hội, tôi đã được bổ nhiệm làm bề Trên khi tôi còn quá trẻ, và tôi đã phạm rất nhiều lỗi lầm một cách độc đoán chẳng hạn. Tôi đã quá độc đoán vào năm 36 tuổi... Thế rồi tôi đã học biết rằng người ta cần phải đối thoại, người ta cần phải nghe những gì người khác suy nghĩ... Thế nhưng, người ta không học một lần là xong, không đâu. Con đường này dài lắm. Đó là một thí dụ cụ thể. Tôi đã học được từ thái độ có vẻ độc đoán của mình, với tư cách là Bề Trên tu trì, để thấy được một đường lối không quá độc đoán, hay trở nên ... hơn. Thế nhưng tôi vẫn lỗi lầm. Cô bạn đã hài lòng chưa?... Bạn còn dám hỏi điều gì khác nữa chăng?

Vấn: Con thấy Thiên Chúa nơi những người khác. Đức Thánh Cha thấy Thiên Chúa ở đâu?

Đáp: Tôi đang tìm kiếm, tôi đang tìm kiếm để thấy được Ngài trong tất cả mọi hoàn cảnh của đời sống! Tôi đang tìm kiếm... Tôi thấy Ngài trong việc đọc Thánh Kinh, tôi thấy Ngài nơi cử hành các Bí Tích, nơi nguyện cầu và tôi cũng tìm kiếm để gặp được Ngài nơi công việc của tôi, nơi các người khác, nơi những con người khác nhau... Nhất là tôi gặp Ngài nơi bệnh nhân: người bệnh mang lại lợi ích cho tôi, vì khi tôi ở với một bệnh nhân tôi tự hỏi tại sao là họ mà không phải là tôi? Tôi gặp Ngài nơi các tù nhân. Tại sao là người tù nhân này mà không phải là tôi? Rồi tôi thưa cùng Thiên Chúa: "Chúa bao giờ cũng bất công: tại sao là họ mà không phải là con chứ?" Và tôi gặp Thiên Chúa nơi điều ấy, nhưng bao giờ cũng nơi cuộc đối thoại. Tôi cảm thấy tốt đẹp khi tìm kiếm Ngài suốt ngày sống. Tôi không thành công khi làm như vậy, nhưng tôi vẫn cố gắng làm, cố gắng đối thoại. Tôi không thành đạt trong việc làm đúng như thế: các Thánh Nhân thực hiện được điều này, còn tôi thì vẫn chưa được... thế nhưng đó là cách thức thực hiện vậy.

Vấn: Vì tôi không tin Thiên Chúa nên tôi không hiểu ngài cầu nguyện ra sao và tại sao ngài lại cầu nguyện. Ngài có thể giải thích cho tôi về biết cách thức ngài cầu nguyện trong bộ y phục Giáo Hoàng, và tại sao ngài cầu nguyện hay chăng? Xin nói một cách cụ thể bao nhiêu có thể... 

Đáp: Về cách thức tôi cầu nguyện ... nhiều lần tôi cầm Thánh Kinh, đọc một chút, rồi bỏ xuống và để cho Chúa nhìn tôi: đó là ý nghĩa thông thường nhất của việc tôi cầu nguyện. Tôi để cho Chúa nhìn tôi. Và tôi lắng nghe - đây không phải là thứ duy tình cảm - tôi nghe một cách sâu xa những gì Chúa nói với tôi. Đôi khi Ngài không nói năng gì hết - chẳng có gì cả, hoàn toàn trống rỗng, trống không, trống vắng... thế nhưng tôi cứ lì ra đó và tôi cầu nguyện như thế. Tôi ngồi cầu nguyện, tôi quí cầu nguyện, vì quí gối tôi cảm thấy đau, và đôi khi tôi buồn ngủ khi cầu nguyện... Cũng có kiểu cầu nguyện như một đứa con với Cha của mình, và đó là điều quan trọng: tôi cảm thấy mình là một đứa con với Cha. Tại sao tôi cầu nguyện? "Cái tại sao" như là nguyên nhân hay vì những ai tôi cầu nguyện cho đây? 

Vấn: Thưa cả hai... 

Đáp: Tôi cầu nguyện vì tôi cần làm như thế. Tôi cảm thấy điều này, những gì thúc đẩy tôi, như thể Thiên Chúa đang kêu gọi tôi lên tiếng nói. Đó là điều thứ nhất. Và tôi cầu nguyện cho những người nào, khi tôi gặp những người khiến tôi cảm động, vì họ bị bệnh hay có các vấn đề hoặc các vấn đề ... chẳng hạn như chiến tranh... Hôm nay tôi gặp vị Sứ Thần Tòa Thánh ở Syria và ngài đã cho tôi thấy các hình chụp... khiến tôi chắc chắn sẽ cầu nguyện chiều hôm nay cho nơi này, cho những người dân ấy... Tôi đã thấy những hình chụp người chết đói, như những khúc xương vậy... Vào lúc này đây - tôi không hiểu được - khi mà chúng ta có những gì cần thiết để nuôi được cả thế giới này lại có những người chết đói, thật là kinh khủng đối với tôi! Đó thực sự là những gì làm tôi cầu nguyện cho những người ấy.  

Vấn: Con có những nỗi sợ hãi của con. Đầu là những gì Đức Thánh Cha sợ?  

Đáp: Về bản thân tôi ư! Sợ... Này nhé, trong Phúc Âm, Chúa Giêsu lập lại nhiều lần rằng: "Đừng sợ", "Đừng sợ!" Người đã nói như thế rất nhiều lần. Tại sao chứ? Vì Người biết rằng sợ hãi, tôi có thể nói, là một cái gì bình thường. Chúng ta sợ sự sống, chúng ta sợ đương đầu với thách đố, chúng ta sợ đối diện với Thiên Chúa... Tất cả chúng ta đều sợ, tất cả mọi người. Bạn không được lo mình sợ hãi. Bạn cần phải cảm thấy sợ hãi nhưng đừng sợ rồi hãy nghĩ rằng: "Tại sao tôi lại sợ chứ?" Và trước nhan Thiên Chúa cũng như trước bản thân mình, bạn cần phải cố gắng làm sáng tỏ tình trạng ấy và xin người khác giúp đỡ. Sợ hãi không phải là một cố vấn tốt lành, vì nó khuyên răn bạn một cách bậy bạ. Nó đẩy bạn vào một con đường bất chính. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu thường nói: "Đừng sợ! Đừng sợ!" Vậy chúng ta cần phải biết mình, tất cả chúng ta: mội người cần phải biết mình và tìm thấy những lãnh vực nào chúng ta có thể vấp phạm lầm lỗi nhất mà tỏ ra lo sợ một cách nào đó về cái lãnh vực ấy, vì có nỗi sợ xấu và nỗi sợ tốt. Nỗi sợ tốt thì giống như sự khôn khéo. Nó là một thái độ khôn khéo: "Này, bạn yếu ở chỗ này, chỗ kia, chỗ nọ đó; hãy khôn khéo kẻo ngã nhé" Nỗi sợ xấu là những gì hủy hoại bạn một cách nào đó, những gì tiêu diệt bạn, chứ không để cho bạn làm bất cứ sự gì, đó là nỗi sợ xấu, cần phải bị loại trừ đi.

Vấn: (Thông dịch viên) Cô em (người con gái) đặt câu hỏi này là vì đôi khi không dễ gì, chẳng hạn ở Bỉ, để nói về đức tin của mình: điều này đã là một đường lối đối với cô, vì rất nhiều người không tin nên cô đã nói: "Tôi muốn hỏi câu này vì tôi muốn có được sức mạnh để làm chứng..."

Đáp: Đấy, bây giờ tôi mối hiểu được cái cội rễ sâu xa của câu hỏi. Hãy làm chứng một cách chân thành giản dị, vì nếu việc ạn làm chứng đức tin của mình như một ngọn cờ, như những Thập Tự Quân (Crusades), và bạn tham dự vào chuyện dụ giáo (proselytism) thì điều đó không tốt. Cách tốt nhất là làm chứng, nhưng là một chứng từ khiêm hạ: "Tôi là thế đó", một cách khiêm tốn, không vênh vang. Đó là một thứ tội khác của chúng ta, một thái độ xấu khác, thái đô vênh vang. Chúa Giêsu không phải là một người vênh vang, và lịch sử cũng dạy chúng ta đừng trở thành kẻ vênh vang, vì những kẻ vênh vang nhất đã bị thảm bại. Chứng từ: đó là nhữngg ì then chốt. Tôi cống hiến chứng từ một cách khiêm tốn, không tham gia dụ giáo. Tôi thế nào tôi cống hiến như vậy. Điều này không phải là những gì tạo nên sợ hãi, không phải là một thứ Thập Tự Chiến.  

 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-interview-with-belgian-youth-march-31-2014

Nếu cần xem lại toàn bài phỏng vấn xin mở: http://www.thoidiemmaria.net/TDM2014/GHHT/DTCPhanxico-PhongVanVoiGioiTreBiQuoc.htm

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Mẹ Là Đấng Trung Gian Của Các Ân Sủng (5/2/2014)
Cầu Mẹ Fatima (4/30/2014)
Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Lòng Tôn Kính Đức Mẹ Trong Tháng Năm (4/30/2014)
Muôn Hoa Dâng Mẹ, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (4/30/2014)
Hợp Xướng Tháng Năm (4/30/2014)
Tin/Bài khác
Lễ Truyên Tin Cũ Và Nay (25-3) (3/25/2020)
Ngày 25 Tháng 3, Lễ Truyền Tin (3/25/2019)
Lời Kinh Tuyệt Vời, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (4/11/2014)
Xin Mẹ Thương Giải Thoát Khỏi Ngàn Nỗi Hiểm Nguy! (4/9/2014)
Cn 2364: Ra Khỏi Xác Và Gặp Đức Mẹ Maria (4/6/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768