MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chúng Ta Hãy Cùng Nhau Theo Dõi Bài Phỏng Vấn Của Một Số Phóng Viên Trẻ Người Bỉ Vừa Thực Hiện Với Đức Thánh Cha Phanxicô Hôm 31/3/2014 (phan #1)
Thứ Ba, Ngày 15 tháng 4-2014
Theo lịch sử và tiến trình của Ngày Giới Trẻ Thế Giới ngay từ đầu vào năm 1985, Ngày Giới Trẻ Thế Giới được cử hành vào Chúa Nhật Lễ Lá hằng năm ở Rôma và tại các Giáo Phận địa phương, ngoại trừ những năm tổ chức chung tại một quốc gia nào đó thường vào mùa hè, như tại Rio Ba Tây vừa rồi vào Tháng 7/2013.
 
Sứ Điệp hằng năm, dù tổ chức chung ở một nơi hay tổ chức ở địa phương, bao giờ giới trẻ Kitô hữu trên thế giới cũng nhận được một sứ điệp chủ đề của chính Đức Thánh Cha. Chẳng hạn, Sứ Điệp Năm 2014 là "Phúc cho ai nghèo khó trong tinh thần, vì nước trời là của họ" (Mathêu 5:3).
 
Nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới Chúa Nhật Lễ Lá 13/4/2014, chúng ta hãy cùng nhau theo dõi bài phỏng vấn của một số phóng viên trẻ người Bỉ vừa thực hiện với Đức Thánh Cha Phanxicô hôm 31/3/2014.
 
Đây là cuộc phỏng vấn thứ 2 trong năm 2014, và là cuộc phỏng vấn thứ 6 (4 từ cuối tháng 7/2013) kể từ đầu giáo triều 1 năm của ngài. Lần này nhóm phóng viên trẻ người Bỉ thuộc các niềm tin và bối cảnh khác nhau phỏng vấn ngài. Đức Giám Mục Lucas Van Looy of Ghent đã sắp xếp cuộc phỏng vấn này với Đức Thánh Cha. Và cuộc phỏng vấn đã được quay video http://www.een.be/programmas/koppen/habemus-papam, dài nửa tiếng đồng hồ tựa đề là "Habemus Papam - Chúng ta đã có giáo hoàng", trong đó, ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Flemish (Belgian Dutch), mặc dù các câu hỏi được giới trẻ đặt ra bằng tiếng Anh và ĐTC trả lời bằng tiếng Ý.
 
Sau đây là bản dịch tiếng Việt được chuyển ngữ theo bản Tiếng Anh của mạng điện toán toàn cầu Zenit http://www.zenit.org/en/articles/pope-francis-interview-with-belgian-youth-march-31-2014
 

 

Vấn: Họ thuộc về một nhóm giới trẻ, xuất phát từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Rio, vì ở Rio họ cũng đã muốn truyền đạt cho giới trẻ Flemish những gì họ đã làm ở đó; họ là một nhóm 12 người - những người khác nữa đang ở ngoài này, họ cũng đến đây với cả những điều khác nữa ..

 

Đáp: Được, tôi muốn chào hỏi họ, còn những người khác thì sau đó!

 

Vấn: Vậy thì chúng con có thể sắp xếp... Họ thực sự muốn thực hiện công việc tháp nhập vào giới truyền thông với tư cách là thành phần giới trẻ, xuất phát từ cảm hứng Kitô giáo của họ. Cũng theo chiều hướng ấy, họ muốn đặt ra một số câu hỏi. Chẳng hạn cô em này không phải là một tín hữu - có 4 người như vậy trong nhóm này - các em không phải là một tín đồ, thế nhưng chúng con cảm thấy cũng quan trọng, vì chúng con là một xã hội rất trần tục ở Flanders, và chúng con biết chúng con cần phải gửi cho tất cả mọi người một sứ điệp nào đó. Bởi vậy mà cô em ấy rất vui mừng...

 

Đáp: A, tôi cảm thấy hân hoan! Chúng ta tất cả đều là anh em mà!

 

Vấn: Vâng đúng thế. Câu hỏi đầu tiên đó là xin cám ơn Đức Thánh Cha đã chấp nhận lời yêu cầu của chúng con, thế nhưng tại sao Đức Thánh Cha lại làm như thế chứ?

 

Đáp: Khi tôi nghe thấy một người nam hay nữ trẻ tỏ ra nao nức thì tôi cảm thấy rằng đó là nhiệm vụ của tôi trong việc phục vụ những con người trẻ này, trong việc giúp đáp cái nao nức ấy, vì cái nao nức nào giống như một hạt giống sau này sẽ phát triển và sinh hoa kết trái. Vào lúc này đây tôi cảm thấy tôi đang thực hiện với các bạn những gì là cao quí nhất trong giây phút này, đó là cái nao nức của các bạn.

 

Vấn: Mọi người trên thế giới này đều tìm kiếm sao cho được hạnh phúc. Thế nhưng chúng con ngẫm nghĩ rằng: Đức Thánh Cha có hạnh phúc hay chăng? Tại sao?

Đáp: Tôi thật sự là hạnh phúc, hoàn toàn hạnh phúc. Tôi hạnh phúc là vì... tôi không biết tại sao nữa... có lẽ là vì tôi có một công việc để làm, tôi không bị thất nghiệp, tôi có việc làm, công việc của một vị mục tử! Tôi cảm thấy hạnh phúc vì tôi thấy được con đường của tôi trong cuộc đời và tôi thấy sung sướng theo đuổi con đường ấy. Và nó cũng là một hạnh phúc thầm lặng, vì ở vào tuổi này không còn thứ hạnh phúc như của một con người trẻ; có một cái gì đó khác nhau - một thứ an bình nội tâm nào đó, một thứ an bình lớn lao nào đó, một thứ hạnh phúc cũng theo với tuổi đời nữa. Thế rồi bao giờ cũng có những vấn đề xẩy ra một cách nào đó; cả đến giờ này cũng có các vấn đề, thế nhưng thứ hạnh phúc này không vụt mất theo các thứ vấn đề, không đâu. Nó thấy được các vấn đề, chịu đựng chúng rồi tiến tới. Nó thực hiện điều gì đó để giải quyết chúng rồi cứ tiến lên. Tuy nhiên, trong thẳm cung tâm hồn của tôi bao giờ cũng là an bình và hạnh phúc. Đó thực sự là ơn Chúa ban cho tôi. Đó là một ân sủng. Không phải là công nghiệp của tôi.

Vấn: Đức Thánh Cha đã tỏ ra bằng nhiều cách thức là ngài rất yêu thương thành phần nghèo khổ và những người bị thương tích. Tại sao điều này lại rất ư là quan trọng đối với Đức Thánh Cha chứ?

Đáp: Vì đó là tâm điểm của Phúc Âm. Tôi là một tín hữu; tôi tin vào Thiên Chúa; tôi tin vào Chúa Giêsu Kitô và vào Phúc Âm của Người, mà tâm điểm của Phúc Âm đó là việc loan truyền cho kẻ nghèo khổ. Khi các bạn đọc các Phúc Đức Trọn Lành chẳng hạn, hay các bạn đọc Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 25, các bạn thấy rõ biết bao Chúa Giêsu nói về vấn đề này. Đó là tâm điểm của Phúc Âm. Chúa Giêsu nói về chính mình rằng: "Tôi đến để loan báo tự do cho người nghèo khó, ơn cứu độ, ân sủng của Thiên Chúa..." cho người nghèo khó. Cho những ai cần ơn cứu độ, những ai cần được tiếp nhận trong xã hội. Thế nên, khi đọc Phúc Âm các bạn thấy được rằng Chúa Giêsu có một ưu tiên đặc biệt cho thành phần bên lề, như những người tật phong, những bà góa, trẻ em mồ côi, người mù lòa... những con người bên lề. Cả các tội nhân nữa... và đó là niềm an ủi của tôi! Phải, vì Người thậm chí không tỏ ra hoảng sợ trước tội lỗi! Khi Người gặp một con người như Giakêu là một tên ăn cắp, hay như Mathêu là người vì tiền mà phản bội tổ quốc, Người đã không rùng mình sợ hãi! Người đã nhìn anh ta và đã chọn anh ta. Điều cũng là một thứ nghèo khổ nữa: thứ nghèo khổ tội lỗi. Đối với tôi, người nghèo là tâm điểm của Phúc Âm. Hai tháng trước đây, tôi đã nghe thấy có một người nói rằng vì vấn đề nói về người nghèo này, vì cái ưu ái này: "Vị Giáo Hoàng này là một tên Cộng Sản". Không! Đó là một biểu hiệu của Phúc Âm, chứ không phải của Cộng Sản - của Phúc Âm! Tuy nhiên, thứ nghèo khó phi ý hệ, thứ nghèo khó... Thế nên tôi tin rằng người nghèo là tâm điểm của việc Chúa Giêsu loan truyền. Cần đọc Phúc Âm. Vấn đề ở đây là đôi khi trong lịch sử, thái độ đối với người nghèo này bị ý hệ hóa. Không, không phải vậy. Ý hệ là một cái gì khác hẳn. Như trong Phúc Âm, đó là những gì đơn giản, rất đơn giản. Điều này cũng thấy được ở trong Cựu Ước nữa; đó là lý do tại sao bao giờ cũng đặt nó ở trung tâm điểm vậy.

Vấn: Tôi không tin Thiên Chúa, thế nhưng những cử chỉ của ngài và những lý tưởng của ngài là những gì tác động tôi. Có lẽ ngài có một sứ điệp gì đó dành cho tất cả chúng tôi, cho giới trẻ Kitô giáo, cho những người không tin hay có một niềm tin khác hoặc tin tưởng một cách khác nào đó?

Đáp: Tôi nghĩ rằng, theo cách thức nói năng của mình, chúng ta cần phải tìm kiếm tính chất chân thực. Với tôi, tính chất chân thực là thế này: tôi đang nói với các anh em. Chúng ta tất cả đều là anh em với nhau. Những người tín hữu, những người vô tín ngưỡng, thuộc niềm tin đạo giáo này nọ, như những người Do Thái, những người Hồi Giáo... tất cả chúng ta đều là anh em. Con người ở chính cốt lõi của lịch sử, và đó là điều rất quan trọng đối với tôi: con người ở tâm điểm. Vào thời điểm lịch sử này đây, con người đã bị đẩy ra khỏi trung tâm, họ đã tuột ra bên lề, và ở tâm điểm - ít là vào lúc này - là quyền lực, là tiền bạc. Chúng ta cần phải hoạt động cho con người, cho con người nam nữ là hình ảnh của Thiên Chúa. Tại sao lại là giới trẻ? Vì giới trẻ - tiếp nối với những gì tôi đã nói đến từ đầu - là hạt giống sinh hoa kết trái trong tiến trình. Thế nhưng cũng liên quan đến những gì tôi đang nói, đó là, trên thế giới này, nơi mà quyền lực và tiền bạc đang ngự trị thì giới trẻ bị hất ra ngoài. Trẻ em bị quẳng ra ngoài - chúng tôi không muốn có con cái, chúng tôi muốn những gia đình thu hẹp, bé nhỏ: không cần con cái. Thành phần lão thành bị loại ra ngoài: rất nhiều vị lão thành bị chết bởi một thứ triệt sinh an tử kín đáo, vì họ không được chăm sóc nên chết đi. Giờ đây giới trẻ bị hất ra ngoài. Cứ nghĩ ở Ý chẳng hạn, nạn thất nghiệp của giới trẻ từ 25 tuổi hay trẻ hơn gần 50%. Ở Tây Ban Nha 60% và ở Andalusia phía Nam Tây Ban Nha gần 70%. Tôi không biết tỉ lệ là bao nhiêu ở Bỉ...

Vấn: Thưa vào khoảng từ 5 đến 10% đâu đó...

Đáp: Nhỏ thôi, nhỏ thôi, tạ ơn Chúa. Thế nhưng hãy nghĩ xem một thế hệ giới trẻ không có việc làm thì sẽ ra sao! Các bạn có thể nói cùng tôi rằng: "Thế nhưng họ vẫn có cái ăn, vì xã hội nuôi họ". Đúng thế, tuy nhiên vẫn chưa đủ, vì họ không có kinh nghiệm về cái phẩm giá trong việc làm ra tiền cho gia đình. Đây là thời điểm "khổ nạn của giới trẻ". Chúng ta đã đề cập đến một thứ văn hóa thải trừ, ở chỗ những gì không gíup cho việc toàn cầu hóa thì bị hất ra rìa... như thành phần lão thành, trẻ em, giới trẻ. Tuy nhiên, nếu thế thì tương lai của một dân tộc sẽ bị thải trừ, vì tương lai của một dân tộc ở nơi trẻ em, nơi giới trẻ, nơi người già. Tương lai là ở nơi trẻ em và giới trẻ, vì họ đưa lịch sử tiến lên, và người già là những người cần phải cống hiến cho chúng ta ký ức về một dân tộc, cách thức hành trình của một dân tộc. Nếu họ bị thải trừ đi thì chúng ta sẽ có một nhóm người thiếu sức mạnh, vì họ không có nhiều giới trẻ và trẻ em, và sẽ không có ký ức. Đó là những gì rất trầm trọng! Và đó là lý do tại sao tôi tin rằng chúng ta cần phải giúp giới trẻ để họ có được một vai trò trong xã hội là những gì cần thiết ở vào thời điểm lịch sử khó khăn này đây.
 
(còn tiếp)
 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Mẹ Là Đấng Trung Gian Của Các Ân Sủng (5/2/2014)
Cầu Mẹ Fatima (4/30/2014)
Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Lòng Tôn Kính Đức Mẹ Trong Tháng Năm (4/30/2014)
Muôn Hoa Dâng Mẹ, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (4/30/2014)
Hợp Xướng Tháng Năm (4/30/2014)
Tin/Bài khác
Lễ Truyên Tin Cũ Và Nay (25-3) (3/25/2020)
Ngày 25 Tháng 3, Lễ Truyền Tin (3/25/2019)
Lời Kinh Tuyệt Vời, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (4/11/2014)
Xin Mẹ Thương Giải Thoát Khỏi Ngàn Nỗi Hiểm Nguy! (4/9/2014)
Cn 2364: Ra Khỏi Xác Và Gặp Đức Mẹ Maria (4/6/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768