MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
70 Bài Giáo Lý Thánh Mẫu Của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Ii: Bài #69
Thứ Hai, Ngày 14 tháng 4-2014
70 bài Giáo Lý Thánh Mẫu

của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

trong các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần từ 6/9/1995 tới 12/11/1997

hướng về ngày hiển thánh 27/4/2014  SẮP ĐẾN của vị Giáo Hoàng "totus tuus - tất cả của con là của Mẹ"

 

Các kinh nguyện bày tỏ lòng tôn sùng Thánh Mẫu 

Bài 69 (5/11/1997)

 

1- Qua các thế kỷ, lòng tôn sùng Thánh Mẫu đã hoan hưởng một cuộc phát triển không bị lũng đoạn. Ngoài các lễ theo truyền thống phụng vụ được dâng kính Mẹ Chúa, còn diễn ra một mùa nở hoa với muôn vàn những bày tỏ đạo đức, thường được Huấn Quyền của Giáo Hội chuẩn nhận và khuyến khích.

Nhiều việc tôn sùng Thánh Mẫu và những lời cầu nguyện đã vươn tới cả chính phụng vụ và đôi khi đã góp phần vào việc làm phong phú toàn diện phụng vụ nữa, như trường hợp Giờ Kinh Phụng Vụ tôn kính Đức Trinh Nữ và các sáng tác khác đã trở thành một phần của Kinh Thần Vụ.

Lời thỉnh nguyện Thánh Mẫu được cho là đầu tiên từ thế kỷ thứ 3 bắt đầu bằng những lời: "Chúng con chạy đến cùng sự chở che bảo hộ của Mẹ (Sub tuum praesidium), Ôi Thiên Chúa Thánh Mẫu... " Tuy nhiên, từ thế kỷ 14, kinh nguyện thông dụng nhất nơi Kitô hữu vẫn là "Kinh Kính Mừng".

Bằng việc lập lại những lời đầu tiên thiên thần ngỏ cùng Mẹ Maria, tín hữu được dẫn đến chỗ chiêm ngưỡng mầu nhiệm Nhập Thể. Tiếng Latinh "Ave" được chuyển dịch từ tiếng Hy lạp "Chaire": nó là một lời mời gọi hãy vui mừng và có thể được chuyển dịch thành "hãy hân hoan - Rejoice". Bài thánh ca Đông Phương "Akathistos" nhấn mạnh nhiều lần đến chữ "vui lên' này. Trong lời "Kính mừng Maria", Đức Trinh Nữ được gọi là "đầy ơn phúc" và vì thế Mẹ được nhìn nhận về sự trọn hảo và vẻ đẹp trong linh hồn của Mẹ.

Cụm từ "Chúa ở cùng bà" cho thấy mối liên hệ đặc biệt của Thiên Chúa với Mẹ Maria, một mối liên hệ xứng hợp với dự án cao cả về giao ước của Ngài đối với toàn thể nhân loại. Tiếp đến là câu "Bà có phúc hơn mọi người nữ và Giêsu Con lòng bà gồm phúc lạ" cho thấy việc nên trọn của dự án thần linh nơi thân thể đồng trinh của người Nữ Tử Sion.

Khi kêu lên "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời" là Kitô hữu kêu xin vị là Người Mẹ vô nhiễm của Chúa nhờ đặc ân chuyên biệt rằng: "Cầu cho chúng con là kẻ có tội", và phó thác bản thân mình cho Mẹ khi nay và trong giờ lâm tử.

2- Kinh "Truyền Tin" truyền thống cũng kêu mời Kitô hữu hãy suy niệm về mầu nhiệm Nhập Thể, thôi thúc họ hãy lấy Mẹ Maria như điểm nương tựa của mình vào những lúc khó khăn trong ngày sống của họ để bắt chước sự sẵn sàng của Mẹ trong việc hoàn trọn dự án cứu độ thần linh. Kinh nguyện này làm cho chúng ta sống lại một cách nào đó đại biến cố ấy trong lịch sử loài người, biến cố Nhập Thể mà hết mọi lời kinh "Kính Mừng Maria" qui về. Ở đây chúng ta thấy được giá trị và sức thu hút của Kinh "Truyền Tin", được diễn đạt rất nhiều lần chẳng những bởi các thần học gia và các vị mục tử mà còn bởi các thi sĩ và họa sĩ nữa.

Nơi lòng tôn sùng Thánh Mẫu, Kinh Mân Côi đã chiếm một vai trò quan trọng. Bằng cách lập lại kinh "Kính Mừng", nó dẫn chúng ta đến chỗ chiêm ngưỡng các mầu nhiệm đức tin. Trong việc nuôi dưỡng lòng yêu mến của dân Kitô giáo đối với Người Mẹ của Thiên Chúa, kinh nguyện đơn sơ giản dị này cũng hướng kinh nguyện Thánh Mẫu đến đích điểm của nó một cách rõ ràng hơn đó là tôn vinh Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, như các vị Tiền Nhiệm của ngài, đặc biệt là Đức lêô XIII, Đức Piô XII và Đức Gioan XXIII, đã rất trân trọng việc lần chuỗi Mân Côi và muốnnó được lan truyền rộng rãi nơi các gia đình. Hơn nữa, trong Tông Huấn Marialis Cultus, ngài đã giải thích tín lý của nó bằng cách nhắc lại rằng nó là một "kinh nguyện Phúc Âm, tập trung vào mầu nhiệm Nhập Thể cứu chuộc", và nhấn mạnh đến "chiều hướng Kitô học rõ ràng" của nó (khoản 46).

Lòng đạo đức phổ thông thường thêm một kinh cầu vào Kinh Mân Côi nữa. Kinh cầu được biết đến nhất là kinh cầu được sử dụng ở Đền Thánh Loreto và vì thế nó được gọi là "kKinh Cầu Loreto".

Bằng những lời kêu cầu rất đơn sơ giản dị nó giúp chúng ta tập trung vào con người của Mẹ Maria để nắm bắt được những kho tàng thiêng liêng được tình yêu thương của Chúa Cha tuôn đổ xuống trên Mẹ.

3- Như phụng vụ và lòng đạo đức Kitô hữu cho thấy, Giáo Hội bao giờ cũng coi trọng việc tôn sùng đối với Mẹ Maria, coi nó có liên hệ bất khả phân lý với niềm tin tưởng vào Chúa Kitô. Thật vậy, nó được căn cứ vào dự án của Chúa Cha, ý muốn của Chúa Cứu Thế và thần hứng của Đấng Cầu Bầu.

Lãnh nhận ơn cứu độ và ân sủng từ Chúa Kitô, Đức Trinh Nữ được kêu gọi đóng một vai trò quan trọng trong việc cứu chuộc loài người. Qua lòng tôn sùng Thánh Mẫu, Kitô hữu nhìn nhận giá trị của việc Mẹ Maria hiện diện trong cuộc hành trình của họ tiến đến ơn cứu độ, khi chạy đến cùng Mẹ để được hết mọi loại ân sủng. Nhất là họ biết rằng họ có thể tin tưởng cậy trông vào việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ để nhận được từ Chúa hết mọi sự cần thiết cho việc tăng trưởng trong đời sống thần linh cũng như cho việc chiếm đạt ơn cứu độ đời đời.

Như nhiều tước hiệu được qui cho Đức Trinh Nữ và các cuộc hành hương liên tục đến các đền Thánh mẫu chứng thực, niềm tin tưởng của tín hữu nơi Người Mẹ của Chúa Giêsu đang thôi thúc họ kêu cầu mẹ cho các nhu cầu hằng ngày của họ.

Họ tin tưởng rằng trái tim từ mẫu của Mẹ không thể dửng dưng lạnh lùng trước tình trạng buồn thương về thể lý và tinh thần của con cái Mẹ.

Bằng việc phấn khích niềm cậy trông và tính tự phát của tín hữu, lòng tôn sùng Người Mẹ của Thiên Chúa nhờ vậy giúp làm rạng ngời đời sống thiêng liêng của họ và giúp họ có thể tiến bộ trên con đường gay go của các mối Phúc Đức.

4- Sau hết, chúng ta muốn nhắc nhở rằng lòng sùng kính Mẹ Maria, bởi đề cao chiều kích nhân loại của mầu nhiệm Nhập Thể, giúp chúng ta nhận thức hơn nữa dung nhan của một vị Thiên Chúa chia sẻ các niềm vui và nỗi khổ của nhân loại, vị "Thiên Chúa ở cùng chúng ta", Đấng Mẹ đã thụ thai như một con người trong cung lòng tinh tuyền nhất của Mẹ, đã hạ sinh, chăm sóc và theo dõi bằng một tình yêu khôn tả từ những ngày của Người ở Nazarét và Belem đến những ngày của Thập Giá và Phúc Sinh.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_05111997_en.html 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Mẹ Là Đấng Trung Gian Của Các Ân Sủng (5/2/2014)
Cầu Mẹ Fatima (4/30/2014)
Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Lòng Tôn Kính Đức Mẹ Trong Tháng Năm (4/30/2014)
Muôn Hoa Dâng Mẹ, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (4/30/2014)
Hợp Xướng Tháng Năm (4/30/2014)
Tin/Bài khác
Lễ Truyên Tin Cũ Và Nay (25-3) (3/25/2020)
Ngày 25 Tháng 3, Lễ Truyền Tin (3/25/2019)
Lời Kinh Tuyệt Vời, Lm Giuse Nguyễn Hữu An (4/11/2014)
Xin Mẹ Thương Giải Thoát Khỏi Ngàn Nỗi Hiểm Nguy! (4/9/2014)
Cn 2364: Ra Khỏi Xác Và Gặp Đức Mẹ Maria (4/6/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768