PHẦN IX
ĐỨC MARIA
VÀ SỰ HIỆP NHẤT CÁC GIÁO HỘI
Hiệp nhất các GH là với các GH ly khai:
Công Giáo với Chính thống giáo, và Công Giáo với Thệ
phản. Ly khai tôn giáo đã xảy ra ngay trong lịch
sử dân Israen thời xưa : Sách 1 Vua chương 12
thuật lại cuộc ly khai tôn giáo xảy ra trong dân Chúa
như sau: Sau khi vua Salomon băng hà, con là Rơ-kháp-am lên
nối ngôi. Ông đã làm mất lòng các chi tộc miền
Bắc (là Israen), chỉ còn chi tộc miền Nam (là Giuđa) chịu nhận ông làm vua. Các chi
tộc miền Bắc chọn một người khác là
Gia-róp-am lên làm vua. Từ đó, Dân Chúa chia làm hai vương
quốc: miền Bắc là vương quốc Israen,
miền Nam là vương quốc Giuđa.
Và tội nặng nhất của ông vua miền Bắc là làm hai con
bò mộng bằng vàng, rồi thiết lập việc
tế lễ trước hai con bò đó. Vì ông sợ rằng: Nếu dân của ông cứ
lên tế lễ tại Đền Thờ TC ở
Giê-ru-sa-lem, thì lòng họ lại quay về với chủ
mình là Rơ-kháp-am vua Giu-đa, và họ sẽ giết
ông…(1V 12.26).
Hành động của Gia-róp-am đã bị
kết án nặng nề : Sách Các Vua lên án 19 lần, và các
tiên tri, vd. Hs 13.2. Các tiên tri (như Ed 37.15-28; Gr 3.18; v.v…)
vẫn mơ ước sự hiệp nhất của Dân
Chúa bị chia rẽ, và các vị đặt nền
tảng của sự hiệp nhất ấy trên sự thống nhất tôn
giáo. Họ chỉ hiệp nhất được
nhờ sự đồng tâm qui phục Giavê là nền
tảng sự hiệp nhất của dân tộc.
Bài học lịch sử ấy vẫn tái
diễn suốt dòng lịch sử GH xưa và nay. Vì vậy
vấn đề quan
trọng hơn cả của GH ngày nay là vấn đề
hiệp nhất. Hiệp nhất là
đặc tính thuộc về bản chất GH, một GH
mà Đấng sáng lập muốn là phải Duy nhất :
20 “Con không chỉ cầu nguyện
cho những người này, (các Tông đồ) nhưng còn
cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, 21 để tất cả nên
một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha
để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy,
thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.” (Ga 17.20-21)
Trong các giáo đoàn của HT
tiên khởi cũng đã xảy ra những chia rẽ, bè
phái, chống đối nhau, khiến Th.Phaolô phải van nài
:
“Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp
nhất mà Thần Khí gầy dựng nên, bằng cách ăn
ở thuận hoà gắn bó với nhau. 4 Chỉ
có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh
em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng
một niềm hy vọng. 5 Chỉ
có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. 6 Chỉ có một TC, Cha của
mọi người, Đấng ngự trên mọi
người, hành động qua mọi người và ở
trong mọi người.” (Ep 4.3-6)
Với những
lời KT ấy làm cơ sở, mối hiệp nhất
ấy không chỉ là điều phải làm, mà đúng
hơn là điều phải
làm lại bởi vì nó đã bị đổ
vỡ. Công trình này khó khăn bậc nhất. Trong quá
khứ đã có nhiều nỗ lực đáng ca ngợi
để hàn gắn mối hiệp nhất; và hiện nay
còn tăng cường thêm, thật may mắn… Bầu khí
đã thay đổi: người ta không còn có thái
độ xỉ vả lẫn nhau, và bên này gán cho bên kia
trách nhiệm việc ly khai nữa.
Sau lời công bố sẽ triệu tập
Công Đồng chung, Đức Giáo Trưởng Gioan 23 nói:
“Đừng ai còn tìm cách mở lại một vụ
kiện lịch sử, hoặc tìm cách xem ai đúng ai sai”.
Đức Hồng Y A.Bea chú thích: “Sự kiện lịch
sử (về vụ ly khai) là biến cố quá phức
tạp vượt khả năng phê phán của loài
người” .
Ms. Max Thurian (Taizé) tỏ ra vui mừng về
các điều phát biểu trên đây. Ông hy vọng tất
cả các Giám mục sẽ có đủ mạnh dạn quay
về với hôm nay của TC, để Người canh
tân GH bằng những phương tiện riêng của Người,
những phương tiện có khả năng đập
tan chướng ngại từ lâu đời vẫn không ai
phá nổi
Xưa, dân Chúa đã lập thống nhất đất
nước trên sự đồng tâm qui phục một TC,
ngày nay, chính trong tình
thương của CK mà sự tái hợp các
GH sẽ thành tựu, còn ngoài ra, sẽ không tài nào
đạt được.
Đức Hồng Y A.Bea nói tiếp: “Phía
(Công giáo) chúng ta chỉ cần đề phòng một
điều duy nhất: sao cho tình thương của chúng
ta luôn chân thực trong mọi trường hợp; và làm sao
vẫn tuyệt
đối trung thành với chân lý toàn vẹn của CK và HT,
hiền thê Ngài, như
lời Th.Phaolô: “Chúng tôi có
sức lực gì để chống lại sự thật,
trái lại chỉ để phò tá sự thật” (2Cr 13.8),
bởi vì một khi bảo toàn được sự nguyên
vẹn cho đức tin và cho tín điều, thì chúng ta
cũng phò tá … việc nỗ lực xây dựng hữu
hiệu sự hiệp nhất. Châm ngôn của chúng ta là: Nói sự thật trong tình yêu,
chiếu theo lời của Thánh Tông đồ (Ep 4.15)”.
Mục sư M.Thurian cũng đồng ý:
“Tuyệt nhiên không có chuyện hi sinh niềm tin, hoặc
từ bỏ hay nhượng bộ về tín lý, nhưng
làm sao sẵn sàng, với tất cả sức lực yêu
thương, tái hợp mọi Kitô hữu tuyên xưng TC
độc nhất và Tam vị, Cha, Con và Thánh Thần, tin CG
Kitô là TC thật và người thật và muốn sống
trong HT hữu hình bằng quyền năng của Thánh
Thần” .
***
Các chướng ngại
Sau đây, thấy việc nêu ra những
chướng ngại, và những mối hy vọng do
lập trường của các bên đưa ra, có thể
giúp cho anh chị em Công giáo hiểu rõ thêm vấn đề,
để một là cầu nguyện cho sự
hiệp nhất, hai là góp phần mình vào công việc
khó khăn ấy, thay vì hiểu lầm mà gây thêm chia rẽ
…
- Về các chướng ngại cho
việc hiệp nhất, phải công nhận là còn nhiều và lớn. Đức
Hồng Y Bea có đủ điều kiện để
hiểu biết điều đó, đã phải tuyên
bố: “Khó khăn lớn như núi non”. Các chướng
ngại ấy đến từ mọi phía: từ phía Chính
Thống giáo, từ phía Thệ Phản, cũng như từ
phía Công giáo… (cách riêng) sự tích tụ từ bao đời
những hiểu lầm nhau, những oán hờn, bất
hòa, những ký ức lịch sử khả nghi đã gây nên
hậu quả nơi nhiều người một sự úy
kỵ to tát và đôi khi ngay cả một sự căm thù”.
“Dầu vậy, các chướng ngại
ấy chỉ đe dọa “những ai trông cậy vào
sức riêng mình mà không trông cậy vào sức toàn năng
của TC và vào tác động có hiệu lực vô
địch của CK và của Thánh Thần Ngài.” (Bea).
Bởi thế, cha Henri de Lubac đưa ra
một nhận xét đầy phấn khởi : “Trong
cuộc tìm cách tái lập hiệp nhất các GH, không có gì
giống cuộc thương thuyết của các nhà
ngoại giao hay thương lượng của các
đảng phái chính trị: Nếu họ không đi
đến một công thức nào được cả hai
phe đồng ý, họ cho là không được gì cả.
Trong lãnh vực siêu nhiên trái lại, bất kỳ một
nỗ lực gì đều đã mang đến một
kết quả nào đó. Bất luận một chút
thiện chí nghiêm chỉnh nào về hiệp nhất
đều là một bước thật sự tiến
tới hiệp nhất…, bởi vì nó tăng trưởng
lòng yêu thương vốn là cái gì kết hợp rồi.”
(Nouv. paradoxes, Paris, 1955, 65-66).
Các mối hi vọng
Đàng khác, trên đường tới
hiệp nhất, không chỉ có những chướng
ngại, mà còn có những lý do hy vọng.
- Có niềm
hoài bão hiệp nhất rất lớn nơi
anh em Công giáo cũng như anh em ly khai. Hoài bão đó là
dấu ơn thánh đang làm việc trong tâm hồn. Tiêu
biểu: việc mở ra một Văn Phòng Hiệp
Nhất, điều này rất được các giáo
phái Kitô giáo khác nhau đón tiếp đầy cảm tình.
- Cũng đáng
nêu ra những dò dẫm
tiến đến hiệp nhất trong lãnh
vực tế tự và giáo lý, cũng như rất
nhiều tiếp xúc và đối thoại khoa học “trong
đó các giáo sư Công giáo và không Công giáo tranh luận
với một sự nghiêm túc và niềm tôn trọng lẫn
nhau về các điểm đức tin đang gay cấn:
những tranh luận như thế là chuyện không thể
tưởng tượng được nửa thế
kỷ trước” (Bea).
Một trong những thử nghiệm dò
dẫm theo lối đó đang được phát huy cách
thận trọng. Đan cử: Cộng đoàn
cải-cách Taizé, “với ý muốn quay về truyền
thống đại kết”. Người ta có thể
nghĩ rằng Cộng đoàn Taizé là một trường
hợp hiếm hoi, và có lẽ độc nhất. Nhưng
trong vấn đề này, số lượng không là
điều quan trọng nhất. Nên nhớ Cộng đoàn
Taizé thuộc thành phần Giáo Hội Cải cách (Eglise
réformée) và được các quyền bính hữu trách chính
thức nhìn nhận. Linh đạo của Cộng đoàn
Taizé không phải là chuyện ngẫu hứng trong Giáo phái
Thệ Phản hiện đại, nó đáp ứng
nhiều nguyện vọng rõ rệt từ bốn bể
năm châu
|