CHỨC LINH MẪU PHỔ QUÁT
CỦA
ĐỨC MARIA
Được rước
cả hồn xác vào vinh quang trên trời, Đ.Maria không vì
thế tách rời khỏi HT lữ hành dưới
trần. Người tiếp tục thi hành chức làm
Mẹ nhân loại, mà Con Chí thánh Mẹ đã trăng
trối cho Mẹ từ trên thập giá (Ga 19.25-27). Chúng ta
gọi chức làm Mẹ này là Linh mẫu (Mẹ thiêng
liêng).
Đạo lý chức “linh
mẫu” của Đ.Maria đã hầu như quá quen
thuộc với tâm thức Công giáo, đã thường
được xác nhận bởi các văn kiện của
Huấn quyền đến độ người ta
sẽ gây một vấp phạm lớn, nếu người
ta dám tỏ ra nghi ngờ đạo lý này.
Mặc dầu rất quen
thuộc với giáo dân, chức linh mẫu này lại là
một khái niệm mơ hồ trong đầu óc họ,
làm giảm sút lòng tôn kính và cậy trông của họ
đối với người Mẹ thiêng liêng ấy.
Chức linh mẫu ấy không
phải là một chức hữu danh vô thực, hay một
chức danh dự như người thế gian
thường tặng cho những người có thế giá…
Cũng không là một chức Mẹ nuôi (nghĩa mẫu)
chỉ nối kết mẹ với con cái bằng luật
pháp, với những quyền lợi bên ngoài.
Chức linh mẫu
của Đ.Maria là một cái gì liên hệ mật thiết đến
đời sống chúng ta: Đ.Maria không cư xử
với ta như thể
Người là Mẹ, song Người là Mẹ thật. Người mẹ
thật là người mẹ làm đúng và đầy
đủ chức năng một bà mẹ: là sinh ra, nuôi
dưỡng, chăm nom, săn sóc, yêu thương, đùm
bọc che chở v.v…Có những bà mẹ đẻ,
song không là mẹ thật: họ bỏ bê con cái, lo
sống theo sở thích và tự do riêng mình, có khi còn ghét và
hành hạ, đày đọa con cái…., tệ hơn nữa
có người mẹ còn bỏ rơi con… vì lý do gì đó,
hay để đi lấy chồng khác …
Đ.Maria là Mẹ thật như thế nào ?
Làm mẹ theo trật
tự “tự nhiên” là ban sự sống tự nhiên cho con
cái, thì ở đây, Đ.Maria cũng ban sự sống, song
sự sống “siêu nhiên” cho ta. Người “sinh” ta ra trong
đời sống ân sủng. Công Đồng Vat.2 đã
dạy như vậy : “Khi cưu mang, sinh hạ và nuôi
dưỡng ĐK, cũng như khi dâng Ngài lên Chúa Cha trong
đền thánh và cùng đau khổ với Con mình chịu
chết trên thập giá, Mẹ đã cộng tác theo một
cách thức hoàn toàn đặc biệt vào công trình của
Đấng Cứu Thế… để tái lập sự
sống siêu nhiên cho các linh hồn. Chính vì thế, Người
quả thật là Mẹ chúng ta trên bình diện ân sủng.”
(Hiến chế GH, số 61).
Tiếp nối công
việc sinh hạ căn bản ấy, Đ.Maria còn luôn lo
lắng, săn sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng, dạy
dỗ, phát triển sự sống siêu nhiên đã ban cho con
cái… cho đến khi họ trưởng thành. Sự
trưởng thành ở đây sẽ đạt
được ngày họ bước vào cuộc sống
vĩnh cửu.
Như vậy,
Đ.Maria không chỉ đứng ở đầu nguồn
cuộc sống siêu nhiên của ta, mà còn chính Người,
sau TC, giúp cho ta sống đúng đạo làm con, hầu phát
triển “nên người
thập phần hoàn hảo đạt tới tầm vóc
xứng với sự viên mãn của ĐK.” (Ep 4.13). “Như
thế, thì mọi ơn,
từ ơn thánh sủng (tức là ơn nòng cốt
và nền tảng của đời sống siêu nhiên) cho
đến các ơn hiện sủng (ơn trợ giúp
trong những hoàn cảnh cần hiện thời, với
phận sự chuẩn bị hoặc củng cố ơn
thánh sủng), đều
tùy vào sự bầu cử thần thế và từ mẫu
của Đ.Maria.”
(M.M.D., 179-180).
Về chức linh
mẫu này của Đ.Maria trong kế hoạch cứu
độ, ta cần thiết lập hai điều :
1) Sự kiện
chức linh mẫu của Đ.Maria
2)
Ý nghĩa chính xác của chức linh mẫu
của Đ.Maria so sánh với
chức linh mẫu của HT.
***
CHƯƠNG 1
SỰ
KIỆN CHỨC LINH MẪU CỦA ĐỨC MARIA
Ở đây, chúng ta
đối diện với một đạo lý đã phát
triển, vì cả KT lẫn Truyền thống Tông
đồ đã minh bạch nêu rõ chức năng ấy
của Đ.Maria. Dầu sao đi nữa, để cho
việc tiến triển đạo lý linh mẫu ấy có
thể chấp nhận được (vì chức linh
mẫu hiện còn nhiều thắc mắc, khó hiểu, các
nhà thần học cũng còn tranh luận…), nên cần
phải đặt nền móng của nó cách minh bạch và chính
đáng trên dữ kiện mặc khải KT và trong
Truyền thống sống động của HT. Do đó,
có hai điểm cần đề cập:
a/ Chức linh mẫu căn
bản của Đ.Maria
b/ Chức linh mẫu chính thức của
Đ.Maria
ĐIỂM A/ CHỨC LINH
MẪU CĂN BẢN CỦA ĐỨC MARIA
Chức linh mẫu “căn bản” của Đ.Maria bắt
nguồn từ vai trò tích cực mà Người đảm
nhận trong việc Ngôi Lời Nhập Thể, tức là
khi Người nhận làm Mẹ Đấng Thiên Sai
(Cứu Thế) của nhân loại. Đ.Maria là Mẹ HT và loài người khi
Người nhận làm Mẹ ĐG. Nghĩa là thế nào?
1) Trước tiên: Viện dẫn bằng cứ KT làm nền tảng cho
chức từ mẫu “căn bản” ấy của
Đ.Maria:
+ Những đoạn KT thứ nhất :
Thư gửi tín hữu Rôma, ở đó ĐK, Con
Đ.Maria, được gọi là: “Trưởng tử giữa một đàn em đông
đúc”(8.29; cũng x. Cl 1.15,18; Hr 2.11t,14; Kh 1.5). Đàn em
đông đúc ấy của ĐK chính là chúng ta, vậy
chúng ta cùng với Anh Cả Giêsu là con Đ.Maria, và Đ.Maria
là Mẹ chúng ta.
- Cũng có
thể thêm TM Luca 2.7, giới thiệu ĐG là: “Con đầu lòng” của
Đ.Maria, gợi ý đến chúng ta cũng là các con
thứ của Người.
+ Các đoạn KT thứ nhì nói
đến sự hội
nhập bí nhiệm, tiềm tàng của ta làm chi thể của
ĐK-Đầu:
-1Cr
12.27: “ Vậy anh em là thân thể Đức
Kitô, và mỗi người là một bộ phận”;
Cl 1.18: “Người
cũng là đầu của thân thể,
nghĩa là đầu của HT”, v.v…
2) Rồi viện đến
bằng cứ Truyền thống sống động
của HT. Các Giáo phụ
và các nhà thần học thời xưa đã xác
nhận chức linh mẫu của Đ.Maria nhờ dựa
trên nền tảng KT thứ nhất nói trên:
a) Mẹ
của Anh là ĐK, cũng là Mẹ của đoàn em là chúng
ta :
Một tác
giả xưa, Ambrôsiô Autpertô (+784) nói: “Người đã
sinh ra anh của họ (“Trưởng tử”, Rm 8.29), sao lại không phải là
Mẹ của họ, các kẻ được chọn?
Nếu ĐK là anh các kẻ tin, tại sao người
đã sinh ra ĐK lại không phải là Mẹ các kẻ
ấy?” Và ông còn nói: “Người Mẹ ấy lo liệu
sao để kết hiệp bằng được
Đấng Cứu chuộc với các kẻ Ngài chọn.
Người coi như con cái mình những kẻ mà ân
sủng đã kết hợp họ với ĐK” (Serm. sur
Purificat., n.7; PL 89,1297).
Gợi
đến thư Hipri (2.11-14), một
tác giả khác khẳng định: “Đ.Maria đã
trở nên Mẹ ta hết thảy, trong Đấng không
sượng gọi ta là anh em.” (Garnier de Langres, Serm. II; PL 205,642).
Và
từ đó các ý tưởng trên được lặp
lại, càng ngày càng vắn gọn: “Anh ta là Con của
Đ.Maria, Maria cũng là Mẹ ta”, “Anh em của Chúa, tất
nhiên là con của Mẹ Maria”. Cho đến thời
hiện đại, Đức
Piô XI viết: “Maria, bởi đã sinh hạ
Đấng Cứu chuộc nhân loại, đã trở nên bà
mẹ rất ân cần, một cách nào đó, của
tất cả chúng ta mà Chúa đã muốn nhìn nhận là anh
em Ngài” (Lux veritatis).
b) Đ.Maria
và sự hội nhập bí nhiệm, tiềm tàng của ta
trong ĐK :
Từ
nền tảng KT thứ nhì dẫn trên kia, các chứng từ bàn về
chức linh mẫu “căn bản” của Đ.Maria dồi
dào hơn, và xuất hiện từ thời các Giáo phụ.
·
ĐK thâu gồm
cả nhân loại:
Nếu Th.Irênêô không dạy minh
bạch, ít ra ông đã thiết lập các tiền
đề cho đạo lý này bằng giáo thuyết “Thâu
hồi” của ông (Recapitulatio):
“Chính bởi
Đ.Maria còn đồng trinh mà Ngôi Lời đã sinh ra,
để có thể thâu hồi cả tạo thành. Đó là
một sự thâu hồi để cứu rỗi bởi
Đấng là Con Đầu lòng của Đức Nữ
Trinh, và là Đấng bao hàm trong Ngài mọi dân tộc
bị tản mác từ thời Ađam, kể cả
Ađam nữa.” (Adv. Haer. 3,21,10; 3,23,7; 3,22, 3).
Th.Ambrôxiô nhìn thấy trong mầu nhiệm Đ.Maria sinh ra
một vị TC, là mầu nhiệm sinh ra HT: “Trong việc
ĐTN sinh ra Đấng làm Đầu, là tất cả
sự cấu tạo của toàn thân được hình dung
trước. Từ hạt lúa Giêsu mà ĐTN sinh ra, đã
trổ ra trên Thập giá cả một mùa lúa linh hồn
được cứu chuộc (Ga 12,24).” (De Instit. Virg. 14;
PL 16,326-327).
Hai
cuộc sinh ấy (sinh ra một vị TC / sinh ra HT) khác nhau và liên hệ với nhau như thế nào?
Th.Aogutinô nói: “Đ.Maria là Mẹ phần xác của
ĐK Đầu, và là Mẹ
thiêng liêng các chi thể của ĐK bởi tình mến của Người” (De Virg.;
PL 40.399). Nhưng mấu
chốt kết nối hai chức làm Mẹ đó
(chức Mẹ Đấng Thiên Sai và Mẹ thiêng liêng các chi
thể), ông không nói là thế
nào. Ông chỉ gợi ý đến chức linh mẫu “căn
bản” của Đ.Maria bằng
cách qui về Mầu nhiệm Nhập thể: “Tất
cả những ai đã được tái sinh, đều
trở nên chi thể CK, vì Đầu với thân thể là
một mà thôi. Mà CK thì sinh bởi Đ.Maria” (Sermo 294, 10).
Như
thế, câu kết luận đã hiện tỏ rồi.
Nếu thánh nhân không rút ra, người đời sau sẽ
làm thay ông. Và đây :
Mẹ của cả toàn thân,
vì là Mẹ của Đầu:
Theo
hướng ấy, các tác giả Trung Cổ sẽ nói rõ
hơn:
- Bérengaud nhìn thấy Đ.Maria trong hình ảnh
người phụ nữ ở sách Khải huyền: “Vì
đã sinh ra Đấng là Đầu HT, Đ.Maria là Mẹ
HT.” (Đầu và thân không thể tách rời) (In Apocal. 12.1).
- “Duy nhất được là Trinh Nữ và là
Mẹ, Đ.Maria đã được hiển dương
vì đã sinh hạ Con Một của Chúa Cha, bao gồm trong
Người Con Một ấy tất cả các chi thể
nữa… Người lấy làm vinh dự
được gọi là Mẹ của tất cả những
ai mà Người nhìn thấy CK được thành hình hay
sắp được thành hình trong họ… Một
người Con độc nhất đã được
Người sinh ra và tất cả chúng ta được
tái sinh…, vì tất cả chúng ta đều ở trong
người Con độc nhất ấy.” (Guérric, In
Assumpt.1,2).
- “Đ.Maria đã sinh ra độc nhất một
Đấng Cứu chuộc mọi người và trong
Người Con độc nhất ấy, Người
đã sinh ra vô vàn vô số kẻ được cứu
rỗi, là bởi vì Người đã sinh ra cho họ sự sống (là ĐK), và
đã sinh họ vào sự
sống… Đ.Maria là Mẹ của ĐK, Mẹ
của Đầu và của các chi thể, vì Đầu và chi thể chỉ
họp nhau thành một ĐK mà thôi. Đầu thì
Người đã sinh ra theo phần xác, các chi thể
Người đã sinh ra cách thiêng liêng… Chính bởi
Mẹ là Mẹ phần xác của Đấng độc
nhất mà Mẹ trở thành Mẹ siêu nhiên của toàn
thể nhân loại.” (Guillaume le Petit, In Cant. 4,13).
-
Tác giả mạo danh Anbertô
diễn tả đúng với ý của Thánh sử
Luca (2.7), khi ông viết: “Dầu Đ.Maria theo phần xác
chỉ sinh ra một Con độc nhất, thì nơi
Người Con độc nhất ấy, Người
đã trở nên Mẹ của vô vàn con cái, mà ĐK là Con
đầu lòng. Chính vì thế, trong TM thấy có ghi rằng:
“Bà đã sinh Con đầu lòng”
(Ps. Albert., De Laudibus BMV 16,1).
- Rupertô thành Deutz, nhà Thánh
Mẫu học thần bí của thời Trung Cổ,
đại ý nhận định như sau: Việc
Đ.Maria được đặt làm Mẹ các tín hữu
ở núi Calvariô (“Thưa bà,
đây là con bà”) là tiếp nối chức làm Mẹ
đầu tiên khi Đ.Maria sinh vị TC làm người
ở Nhập thể (“Bà
sẽ thụ thai và sinh một con trai, và đặt tên là Giêsu”).
Sinh lần nhất không bị đau đớn khó
nhọc; sinh lần thứ hai, ở Núi Sọ trong đau
đớn. Cuộc sinh hạ thứ nhất qui
hướng về cuộc sinh thứ nhì: Việc sinh
lần thứ nhì, sinh trong đồng thống khổ,
sẽ đổi thành hoan lạc, vì “Người Mới”
mà Đ.Maria vừa sinh ra đời, chính là
ĐK-Đầu vinh hiển, trong hào quang sáng láng, “Trưởng Tử giữa các
vong nhân”, Con Người Mới này bao gồm trong mình
tất cả mọi con người mới khác – vì thế
mà Đ.Maria là Mẹ ta hết thảy, Mẹ của
những người được đổi mới,
Mẹ của HT mới. (In Giob 19.26; PL 169, 789-790).
-
Đến Đức Piô X,
có một lời giáo huấn rõ rệt trong Thông Điệp
Ad Diem illum: “Đ.Maria chẳng là Mẹ CK sao? Vậy,
Người cũng là Mẹ chúng ta. Vì sao? Đây, một
nguyên tắc được đặt ra là: CG, Ngôi Lời
Nhập thể, mặc lấy xác phàm làm Cứu Chúa của
nhân loại. Theo tư cách
Ngài là Chúa-làm-người, Ngài có một thân xác như mọi người, còn theo tư cách là Đấng
Cứu thế, Ngài có một thân thể thiêng liêng, hay nói cách khác, thân thể mầu nhiệm (Nhiệm thể), nó
chẳng là gì khác đoàn thể các tín hữu
được kết hợp với Ngài bởi
đức tin: “Chúng ta tuy nhiều người, ta chỉ
là một thân mình trong ĐK” (1Cr
12. 12; Rm 12.5; Ep 5.30).
“Ấy vậy, ĐTN không chỉ thụ thai Con TC,
khi cho Ngài nhận lấy một bản tính nhân loại từ
nơi mình để thành một người mà thôi,
nhưng còn để Ngài trở nên Cứu Chúa của nhân
loại, nhờ cái bản tính nhân loại đã lấy ở
nơi lòng mình… Bởi thế, trong lòng trinh bạch của
ĐTN Maria, mà ở đó ĐG đã nhận lấy
một thân thể phàm nhân, Ngài kết nạp cho mình một
thân thể thiêng liêng hợp thành bởi những ai sẽ
tin vào Ngài; và người ta có thể nói, khi mang thai ĐG
trong dạ, Đ.Maria cưu mang cả những người
mà Ngài là sự sống cho họ, tức là tất cả
chúng ta, những kẻ được kết hợp
với ĐK, như lời thánh Tông đồ nói: “Anh
em là chi thể của Thân mình Ngài, xương tự
xương Ngài, thịt tự thịt Ngài” (Ep 5.30).
Chúng ta có thể nói: ta xuất phát từ lòng ĐTN, từ đó
một hôm ta đã được sinh ra như thân dính
liền với Đầu. Chính vì thế mà ta
được gọi – theo một nghĩa thiêng liêng, hoàn
toàn mầu nhiệm song rất thực – là con cái của
Đ.Maria và Người là Mẹ của tất cả chúng
ta, Mẹ theo Thần Khí song Mẹ đích thực của
các chi thể của ĐG Kitô”.
-
Đức
Piô XII cũng cùng
một ý như vị Tiền nhiệm, trong Thông
Điệp gửi Hội Nghị Thánh Mẫu ở Canada (19/6/1947) (Doc. Pontif. 430).
***
|