2- Phương
diện thứ hai : Đ.Maria
dưới chân thập giá là đại diện của nhân
loại cần cứu chuộc trước mặt
Đấng Cứu Thế
Như đã nói trên, ta phải
cầu viện đến bình diện GH học
để thấy rõ tính cách đại diện nhân loại
cần được cứu chuộc của Đức
Maria trước mặt Đấng Cứu Thế.
Ngày Truyền tin, Đ.Maria
đã nói lời Xin Vâng, chấp nhận ý định
cứu rỗi của TC thay
mặt cho tất cả nhân loại đón nhận
Đấng Cứu Thế. Thế còn lúc ở dưới chân Thập giá,
trước mặt Đấng Cứu Thế, lời Xin
Vâng đại diện cho nhân loại ấy còn giá trị
không? Có hiệu lực cứu rỗi không?
Về
điều này, các Giáo
phụ cũng như thần
học Trung cổ không nói gì rõ rệt. Các vị
thường ưa đem
HT đặt
vào cương vị dành cho Đ.Maria dưới chân
thập giá.
Th.Ambrôxiô viết: “Khi ký thác môn đệ yêu dấu cho
Mẹ Ngài, Chúa Cứu Thế đã ký thác mọi
người cho HT.” (In Luc 7,5; PL 15,1700). Ông thấy Đ.Maria
dưới chân thập giá là hiện thân của HT.
Các tác
giả Trung Cổ thì lại chỉ ca ngợi
đức tin sâu xa, mạnh mẽ của Đ.Maria trong
kỳ Khổ nạn của Con mình. Trong ba ngày Tử
nạn của CK, chỉ mình Đ.Maria còn giữ
đức tin đầy đủ, sống động
của cả HT.
Ba vị thánh tiến sĩ thời
danh: Th.Albertô Cả,
Bonaventura, Tôma Aquinô cũng chỉ điềm
đạm nói về đức tin của Đ.Maria
trong kỳ Thương khó vẫn luôn trung kiên, bền
vững: tất cả HT, trong Đ.Maria, đứng bên
thập giá với lòng tin không hề lay chuyển.
- Đến thời nay, những
cuộc tranh luận sôi nổi của các nhà Thánh Mẫu
học đã lại đưa vấn đề ra mổ
xẻ:
Có
được coi thái độ của Đ.Maria ở Núi
Sọ nối dài thái độ Xin Vâng của Người
ở ngày Truyền tin để cộng tác vào việc Chúa
Nhập thể chăng?
Nếu lời Xin Vâng hồi đầu lúc
Chúa Nhập thể, là một Xin Vâng đại
đồng, thốt ra nhân danh và đại diện cả
nhân loại cần được cứu độ như
ta đã xem (Phần II), thì tại sao, dưới chân
thập giá lúc việc
cứu chuộc hoàn thành, lời
Xin Vâng mà Người vẫn giữ vững từ
ngày Truyền tin đón nhận Chúa Nhập thể cứu
độ, không bao giờ bị chối bỏ, luôn
sống động trong trái tim Người, cho đến
nay bên Thập giá, thốt lên trong lòng, và diễn tả qua
thái độ đứng thông hiệp với các khổ
nạn CK, lại không còn là lời Xin Vâng có giá trị
đại diện phổ quát ấy nữa?
Nếu bảo rằng: Lời Xin Vâng đón nhận Đấng Cứu
Thế thì đã thực hiện xong ngày truyền
tin rồi, từ nay chỉ còn việc lãnh nhận nhân danh nhân loại, các hoa quả của việc
cứu chuộc,
do hành động cứu độ của một mình
ĐK đã lập công dành được! Nếu đúng
như vậy sẽ làm cho thái độ của Đ.Maria
dưới thập giá chỉ có tính cách lãnh nhận thụ động hoàn toàn,
và do đó tiêu hủy đạo lý hợp công cứu
chuộc tích cực của Người ?
Thực ra không
phải như thế. Lãnh
nhận là một việc có tính hoạt động. Đ.Giám
mục Philips nhận định: “Ơn cứu độ
từ trời đến với ta như một quà
tặng. Mà muốn nhận lãnh quà tặng của TC, bên phía kẻ thụ ơn
phải phát huy một hoạt động dấn thân,
tham gia đại
độ và không dè sẻn, để lãnh lấy ơn
huệ trời cao và đem đổ tràn sang kẻ khác.”
Theo
TM của Th.Gioan, muốn được ăn bánh
trường sinh để khỏi đói và uống
nước nguồn sống để khỏi khát muôn
đời thì phải “đến”
với ĐK:
“Đức Giêsu bảo người Do Thái
:“Chính Ta là bánh trường sinh. Ai
đến với Ta, không hề
phải đói ; ai tin vào Ta,
chẳng khát bao giờ !” (Ga 6.35)
“Hôm
ấy là ngày bế mạc tuần lễ Lều, và là ngày
long trọng nhất. Đức Giêsu đứng trong
Đền Thờ và lớn tiếng hô rằng : “Ai khát, hãy đến
với Ta, ai tin vào Ta, hãy đến mà uống ! Như KT đã nói :
Từ lòng Ngài, sẽ tuôn chảy những dòng nước
nguồn sống.” (Ga 7.38)
Vậy thì thái độ lãnh nhận của Đ.Maria dưới chân thập giá có tính hoạt động như thế nào ?
Đ.Maria là đại diện
của HT và nhân loại ở trên núi Sọ, trước
mặt ĐK Cứu thế, không chỉ để lãnh nhận thay thế cho ta
những thành quả của cuộc cứu chuộc do
Con mình lập được, mà có một việc gì hơn
thế : Trong và cùng với Đ.Maria, tất cả nhân loại phải vận dụng
đức tin và lòng mến mà thông hiệp vào hành vi tế
lễ trên thập giá của CK. Lời Xin Vâng
của Đ.Maria ngày truyền tin được các Giáo
phụ coi là một ưng thuận tham gia bằng
đức tin. Trên núi Sọ, lời Xin Vâng ấy không
biến chất, nó vẫn như ở truyền tin giữ
tính chất là một hành vi tin đại đồng
vào mầu nhiệm cứu chuộc đang thành sự.
Với
đức tin và lòng mến, nhân
danh và thay mặt cho chúng ta tất cả, ĐTN đã thông hiệp với
hành vi tế lễ ấy chính lúc ĐG hấp hối trên
thập giá đang dâng mình lên Chúa Cha.
Công Đồng Vat.2 đã khẳng định rõ ràng
thì không ai còn có thể chối cãi: “ĐTN
trung thành hiệp nhất với Con (suốt đời) cho
đến bên Thập giá, là nơi mà theo ý TC, Người đã đứng ở
đó. Đ.Maria đã đau đớn chịu khổ
cực với Con Một của mình và dự phần vào hy
lễ của Con, với tấm lòng của một
người mẹ hết tình ưng thuận hiến
tế lễ vật (là ĐG) do lòng mình sinh ra” (Hiến
Chế GH, số 58).
Chỉ có
một điều phải nhớ là sự thông hiệp
ấy không là một hành động cứu chuộc hay
bổ túc, dù chút ít, cho công trình cứu chuộc của CG.
Chỉ có lời Xin Vâng dâng mình tế lễ lên Chúa Cha
của CG là duy nhất có giá trị cứu chuộc (Hr
10.9-10), và chính nhờ lời Xin Vâng tế lễ mình ấy
mà loài người – chúng ta cũng như Đ.Maria –
được cứu độ, và Người được
trước hết.
Còn thái độ
Xin Vâng của Đ.Maria ở chân thập giá chỉ có
thể là một ưng thuận tham gia, thông hiệp
với lời Xin Vâng dâng mình tế lễ lên Chúa Cha của
ĐK.
Nếu dùng khái niệm “công phúc” mà nói về
lời Xin Vâng của Đ.Maria, thì công phúc của
Người không là công phúc lập công cứu chuộc,
nhưng là công phúc hiệp thông (bởi tin và mến) vào
công cuộc cứu chuộc của CK. Vẫn biết
công phúc của Đ.Maria là
công phúc riêng của Người, phát sinh do lòng tin và
lòng mến riêng của Người; song công phúc ấy vẫn có chiều kích phổ quát,
căn cứ vào vai trò phổ quát đại đồng
của Người, khi do ý định của TC khiến
Người đứng dưới chân thập giá
(Hiến Chế GH, số 58), để thông phần
chịu khổ cực với Con Một của mình và
dự phần vào hy lễ của Con.
Hai lời Xin Vâng
và hai Công phúc của ĐK và Mẹ Ngài không thể
đồng hóa với nhau được: ĐK có công
ơn duy nhất cứu chuộc. Đ.Maria được
có công phúc là nhờ ơn cứu chuộc của Con mình.
Chính nhờ công ơn cứu chuộc của ĐK mà
Đ.Maria đã có thể thông hiệp – nhân danh và thay
mặt cho cả nhân loại – vào hành vi tế hiến
cứu chuộc của CG.
Nhưng hai công phúc ấy liên
kết với nhau: Trong kế
hoạch cứu rỗi của TC, hai công phúc ấy –
của CK và của Mẹ Ngài – liên kết với nhau, mỗi cái theo cấp
bậc của mình, vì TC
đã muốn hành
vi cứu chuộc của ĐK, Đầu nhân loại,
trước mặt Chúa Cha, phải được kèm theo
hành vi ưng thuận tham gia của Đ.Maria – đại
diện HT, Hôn Thê của ĐK trước mặt Hôn phu
của mình.
Lý do vì sao TC muốn liên kết công cuộc cứu chuộc của ĐK
với hành vi hợp tác
của Đ.Maria?
Cha M.V. Bernadot dẫn giải (Sđd, 11tt): “Ta
phải nói là sự sống đã từ CG Kitô, vị
Cứu thế độc nhất, mà đến với ta,
vì hiến tế Thập giá là nguyên nhân toàn diện và duy
nhất, thiết yếu và đầy đủ cho
phần rỗi ta. Dù một tạo vật thánh thiện
nhất cũng không thể cứu chuộc ta, nhưng
một giọt máu CG cũng đủ đền dư các
tội lỗi ta. Giả sử quan phòng của TC đã
quyết định như thế, thì Ngôi Hai Nhập thể
đã chỉ dâng hiến tế một mình, không có tạo
vật nào cộng tác với; đã hẳn chúng ta vẫn
được nên công chính và thánh hóa cách đầy
đủ; ơn thánh cũng vẫn chảy tràn trên linh
hồn ta, ta được trở nên con cái TC, và nguồn
sự sống cũng vẫn trào lên dồi dào.
“Nhưng,
TC đã muốn liên kết một Đấng
Cộng tác cứu chuộc với vị Cứu thế. Vì
sao TC muốn như thế ? Thưa : “Kế hoạch
cứu rỗi của TC thật duy nhất lạ lùng! Nếu
một người phụ nữ đã cộng tác vào
việc làm ta hư đi, thì cũng phải có một
người phụ nữ cộng tác vào việc cứu vãn
ta.” (HC GH, số 56).
Truyền thống Công giáo cũng diễn
tả điều ấy như sau: nếu CG là nguyên nhân
chính của phần rỗi ta, thì Người Mẹ
của Chúa đã nhờ những công phúc có tính cách xứng
hợp và tình thân, mà đem lại cho ta những gì
Người Con chiếu theo công bình đã lập công mà ban
cho ta, tuy phải nhận rằng việc cộng tác
của Đ.Maria, bà Eva mới, không thêm gì vào sự giàu có vô
cùng và đầy đủ của hiến tế của
CG, Ađam mới.
Biết thế rồi, thì cũng phải nhớ
rằng: Trong kế hoạch
cứu rỗi, xét theo toàn bộ, sự thông hiệp
của Đ.Maria vào hành vi cứu chuộc của ĐK không
phải là cái gì dư thừa, được phụ
thêm hờ vào sau, cho nên có cũng được mà không có
cũng được! Không đâu! Chính TC đã muốn
vậy, cho nên mới thực hiện ra như thế.
Phải ! Như vừa xem trên, TC đã muốn như
thế và Người có lý do mà muốn như thế: Đ.Maria sẽ hợp tác
với ĐK cứu chuộc.
RRURR
|