CHƯƠNG
2
TRUYỀN THỐNG HỘI THÁNH
NÓI SAO
VỀ CỘNG TÁC TRỰC
TIẾP CỦA ĐỨC MARIA?
Khi ráp
cảnh Truyền Tin với lời Sấm của sách Sáng
thế (3.15), các Giáo phụ đã nhìn thấy nơi
Đ.Maria một Eva mới, nhưng không phải là để Người cộng tác
với Ađam mới trong việc cứu chuộc
nhân loại, cho bằng các vị coi Người như
một kẻ đã tin, và bởi lòng tin ấy đã đem Ađam mới
đến cho ta.
Chỉ có ba Giáo phụ: Giutinô, Irênêô và Tertulianô, khi xướng xuất
việc đối chọi Eva> có mang tính
chất cứu độ! Nhưng tính chất
cứu độ đó, các vị nhấn mạnh là của
lòng tin và vâng phục của
Đ.Maria trong việc
Nhập thể Cứu chuộc.
1/
Nhưng liệu các vị đó có ý
kéo dài lòng tin và vâng
phục, diễn tả bằng lời Xin Vâng của
Đ.Maria trong ngày truyền tin, cho tất cả công trình cứu chuộc của
ĐK không?
Đành rằng các đoạn văn của
các vị không khép lại trước mắt ta viễn
tượng ấy, song cũng không có gì chứng tỏ các
vị đã dấn bước vào. Có thể nói: không tìm thấy các bằng
chứng về
hợp tác cứu độ của Đ.Maria với ĐK
trong đạo lý của ba vị Giáo phụ xướng xuất
thuyết Eva mới, cũng như trong trào lưu tư
tưởng của thời các Giáo phụ.
2/ Hình như Th.Aogutinô mở
đường cho đạo lý hợp tác cứu
độ: “Ma quỉ vui mừng vì sự sa ngã của
người nam và người nữ tiên khởi…, án
phạt của nó sẽ nhẹ quá nếu sự cứu
độ sẽ không do cả người nam và
người nữ thực hiện” (De Agone Christiano, 22, 24;
PL 40,302). Chỉ có điều thánh nhân đã hạn chế sự cộng tác
ấy vào việc Nhập thể: Nếu Satan bị
bại trận bởi người phụ nữ, là vì
bởi bà đã sinh ra
sự sống là ĐK.
3/
Đến thời Trung Cổ: Bắt
đầu người ta lấy lại tư tưởng
các Giáo phụ như trên đã dẫn, dần dần,
người ta quả quyết có một sự hợp tác
của Đ.Maria với ĐK Cứu chuộc: “Chính Chúa
Cứu chuộc đã muốn thực hiện sự
cứu rỗi nhân loại với Đ.Maria” (Godefroi
d’Admont, In Dominic. 1 Adv.4; PL 174, 37).
Một tu sĩ vô danh thành Marmoutier
(thế kỷ 12) viết: “Bởi vì chúng ta đã bị
trục xuất khỏi địa đàng bởi lỗi
của một người nam và một người
nữ, nên ĐK không muốn bởi riêng mình Ngài dẫn ta
về lại thiên đàng, nhưng Ngài đã thu dụng vào
công việc ấy một người phụ nữ, ngõ
hầu chúng ta tìm lại được, bởi một
người nam và một người nữ, điều mà
ta đã mất bởi một người nam và một
người nữ kia. Chính vì thế, trong tất cả các
con gái bà Eva, Ngài đã chọn một người
độc nhất, Đ.Maria Phúc Lộc làm cộng tác
viên” (In Assumpt. 1. fol. 130 v.a. Bibliot. nat.).
Từ đây, xuất
hiện giáo thuyết về sự
đồng thống khổ cứu chuộc của
Đ.Maria dưới chân thập giá.
Arnaud de Bonneval viết:
“Ở núi Canvê, cả hai Đấng (ĐK và Đ.Maria) cùng
dâng một tế lễ, Maria trong máu của tâm hồn,
ĐK trong máu của thể xác mình”. (De laudibus, PL 189,1727).
Dĩ nhiên, tác giả này không có ý đặt hai Đấng
bằng vai bằng vế trong công việc cứu độ
(Sđd, PL 189,1731).
Th.Albertô Cả đã làm thành
một công thức rõ ràng : “Maria
không thi hành một chức vụ cộng tác theo
thể thức thừa tác (non assumpta est in ministerium),
Người là cộng tác
viên của Chúa như lời KT nói: một trợ giúp
đương đối,
cộng sự phổ quát vào tất cả mọi hành
vi cứu độ của Chúa cứu chuộc, do một
sáng kiến tự do của TC, và nhờ hiến tế
của Con Người, đã đem lại cho cả nhân
loại sự giao hòa với TC” (Trích dẫn Cl. Dillensch.
Sđd, tr.314).
Giáo thuyết ấy lan dần tới các
tầng lớp dân chúng (nhờ công của Richard de Saint
Laurent cách riêng) đến nỗi, có lúc người ta
đã nghe thấy những câu nói khá táo bạo chẳng
hạn: “Như ĐK đã quật ngã ma quỉ bởi
sự thương khó, Đ.Maria đã thắng nó bởi
sự thống khổ từ mẫu của mình”.
4/ Từ
thế kỷ 15, xuất hiện danh từ “Đồng Công Cứu Chuộc”
(Co-rédemptrice). Với nhà thần học Suarez,
người ta phân biệt cấp bậc các công phúc
trong việc cứu chuộc như sau: “công phúc thích
hợp” (mérite par convenance) thuộc về Đ.Maria, còn “công phúc tương xứng”
(mérite par condignité) thuộc về ĐK.
Vào thế kỷ 17,
đạo lý Đồng Công chia làm hai hướng:
Đ.Maria cộng tác vào cứu chuộc khách quan (lập
công cứu chuộc) hoặc chủ quan (phân phát ơn
cứu chuộc).
Thế kỷ 18, có Th.Anphongsô
Ligori, tiến sĩ HT, nổi bật trong nhóm thần
học gia chủ trương đạo lý Đ.Maria
cộng tác vào việc
lập công cứu chuộc khách quan .
Thánh Giám
mục Ansenmô viết về việc cộng tác của
Đ.Maria vào công cuộc cứu chuộc bằng giọng
văn rất hùng hồn:
“Đấng
có thể làm nên mọi sự từ hư vô, lại không
muốn tái tạo muôn loài đã bị hư hỏng mà không
có Đ.Maria. Vì thế,
TC là Cha muôn
vật đã được tạo thành, còn Đ.Maria
là Mẹ muôn loài đã được tái tạo.
TC là Cha
tạo thành muôn vật, còn Đ.Maria là Mẹ cứu
chuộc muôn loài.
TC đã sinh
ra Đấng tạo dựng muôn vật (Ga 1.3); còn
Đ.Maria đã sinh hạ Đấng cứu chuộc
muôn loài.
Không có
Đấng do Thiên Chúa sinh ra (là ĐG) thì tuyệt đối
chẳng có gì hiện hữu, còn không có Đấng do
Đức Maria sinh ra, thì tuyệt đối chẳng có
gì tốt lành.”
(Bài Kinh sách, lễ
Đức Mẹ Vô nhiễm, 8 tháng 12).
5/ Ngày
nay, đa số các nhà Thánh-Mẫu học Công giáo tán
thành ý kiến một sự
cộng tác trực tiếp
của Đ.Maria vào công cuộc cứu chuộc. Tuy
vậy, các vị này chưa
nhất trí về các thể thức và mức độ
của sự cộng tác ấy của Đ.Maria, so với
công phúc độc nhất của hành động cứu
chuộc của ĐK.
6/ Huấn Quyền:
GH chưa
công bố thành một tín điều, nói cách khác,
chưa định tín rõ rệt và chung quyết về
đạo lý “Đồng Công Cứu Chuộc của
Đ.Maria”, ngay cả sau Công Đồng Vat 2, nhưng các
Đức Giáo Trưởng từ Lêô XIII tới nay
đều tích cực ủng hộ điểm giáo lý
ấy (x. M.M. Dubois, tr.203tt).
Đức Bênêđictô XV nói mạnh bạo: “Cùng với Con mình…
Đ.Maria chịu đau đớn hầu chết…,
bởi đó người ta có thể nói chí lý rằng: chính
Người cùng với CK đã cứu chuộc nhân
loại” (AAS, 1918, tr.182).
Đức Piô XI, trong một
Thông điệp truyền thanh đến Lộ Đức
(1935) đã sử dụng tước “Đồng Công
Cứu chuộc” (Doc. cat. t.33, 1159, 1195).
Lời Đức
Piô XII nói : “Trong việc thi hành
công trình cứu chuộc, ĐTN rất thánh được
liên kết chặt chẽ với ĐK… Người
góp phần vào công việc cứu chuộc chúng ta bằng
cách ban huyết nhục cho Con mình, và bằng cách tình
nguyện dâng hiến Ngài vì chúng ta (nơi hiến tế
thập giá)….”
Theo lời đó
của Đức Piô XII, ĐTN liên kết chặt chẽ
và mật thiết với ĐK từ lúc thụ thai và sinh hạ Ngài cho đến tế hiến Ngài trên thập
giá! Hình như Đ.G.Trưởng
thừa kế một truyền thống lên tới thời
Trung cổ, chẳng hạn Rupertô de Deutz nói: “Mẹ đã phải chịu
cuộc tử đạo lâu dài biết bao, Mẹ luôn nhìn
thấy trước Con Mẹ phải chịu cực hình
thế nào!... Khi Mẹ ẵm Con trên tay, khi Mẹ cho bú,
Mẹ đã thấy sự chết của Ngài!” (In Cant.
Lib.III)
Thánh Ansenmô
thầm thĩ: “Hỡi Nữ Vương hiền hậu
của con, con biết Mẹ không thể sống một
giây phút nào trong nỗi đau đớn giày vò ấy
nếu Thánh Thần sự sống không nâng đỡ
Mẹ.” (St Anselme, De excellent. Virg. C.V).
Truyền thống
ấy lại được củng cố bởi các
lời mặc khải của Đức Mẹ nói với
Th.Brigitta: “Mỗi lần Mẹ nhìn thấy Con Mẹ,
mỗi lần quấn khăn lót cho Ngài, nhìn chân tay Ngài, là
mỗi lần hồn Mẹ lại như bị một
lưỡi gươm mới xuyên qua: Mẹ thấy Ngài
như bị đóng đinh ngay từ lúc ấy rồi”
(Révélations, liv. VI chương LVII).
Truyền
thống ấy chủ trương ý tưởng cuộc
hiến tế không rời giây phút nào trong ĐG Đấng
Cứu Thế, là vì dựa vào đoạn KT này : Ngay từ
lúc bước chân vào trần gian, Ngài thưa cùng Thiên Chúa: “Chúa không ưng nhận hiến
tế hay của dâng hiến, song đã cho Con một thân
xác… Vậy, này Con đến… để thi hành ý muốn
Người (là hiến dâng thân mình làm của lễ)” (Hr
10.5-7,10). Như vậy thì hiến tế ấy đã
được dâng lên ngay khi Ngài còn ở trong cung lòng
mẹ (Maria), và sẽ tiếp tục dâng trong 30 năm, cho
đến ngày (trên thập giá) Ngài thốt lên: “Mọi sự đã hoàn tất”.
Thì Đ.Maria cũng như Con mình, Người sống
cũng là để hiến mình cho Thập giá. Ơn làm
Mẹ Đấng Cứu Thế đòi hỏi như
thế. CG cho Mẹ Ngài chung dự vào bí mật của Ngài.
Không thể nghĩ được rằng: Khi Giêsu đau
đớn sống trong viễn ảnh Núi Sọ, còn Maria
bên cạnh Ngài lại sống một đời thản
nhiên bình an. Tình yêu kết chặt hai Ngài đòi sự
kết hợp trong đau khổ.
Ngay từ lúc Ngôi Hai
Nhập Thể, Đ.Maria đã được soi sáng
về ý nghĩa thẳm sâu của các lời tiên tri tiên báo
về Ngài, mà Người nghe giảng giải trong Hội
đường những ngày Sabát, và sau đó,
được ông già Simêon báo trước, nên Người
sống trong ý tưởng cuộc hiến tế lớn
lao sẽ thực hiện sau này. Sau mấy lời của
Cụ già thánh thiện kia, Người biết
Người sẽ sống cuộc đời với
một tế vật để dọn đến ngày
đem tế sát.
Từ đó, Người nhìn thấy luôn luôn
lởn vởn trước mắt cuộc tử nạn.
Mọi sự đều nhắc nhở Người
đến đó. Khi ngày cuộc tế hiến cuối cùng
đến, Đ.Maria lên Thành Thánh… Người biết
hiến tế của Con sẽ thiết lập
Nước Thiên Chúa, Máu Ngài sẽ làm sinh sản các con cái
Thiên Chúa, như “hạt lúa
(từ lòng Người) rơi xuống đất và
nếu không chết đi sẽ trơ trọi, nhưng
nếu chết đi, sẽ sinh nhiều hoa quả” (Ga
12.24). Người nhìn thấy tất cả những
kẻ được tiền định sẽ sinh ra
bởi hiến tế Núi Sọ, đàn con cái đông đúc
mà sự đau khổ Người sẽ sinh ra cho Thiên
Chúa. Tình yêu Người thúc giục Người. Và khi ngày
đã tới, Người đi đến Núi Sọ.
7/ Công Đồng Vat 2,
trong Hiến Chế GH, xem ra cũng
ủng hộ điểm giáo lý nói trên, và trình bày việc
cộng tác của Đ.Maria khởi sự ngay từ lúc
truyền tin cho đến
chân thập giá:
“Đ.Maria đã tận hiến mình
làm tôi tớ Chúa, phục vụ cho thân thế và sự
nghiệp của Con mình, và nhờ ân sủng TC toàn năng,
phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc dưới
quyền và cùng với Con của mình.” (số 56) – “Sự
liên kết giữa Mẹ và Con trong công cuộc cứu
chuộc được tỏ rõ, từ khi Đ.Maria thụ thai CK cách trinh khiết cho
đến lúc CK chết… Như thế, ĐTN… trung
thành hiệp nhất với Con cho đến bên thập
giá, là nơi mà theo ý TC, Người đã đứng ở
đó (x. Ga 19.25), Đ.Maria đã đau đớn chịu
khổ cực với Con Một của mình, và dự
phần vào hy lễ của Con với tấm lòng của
một người Mẹ hết tình ưng thuận
hiến tế lễ vật do lòng mình sinh ra.” (số 57-58).
8/
J.Guitton thuộc viện Hàn Lâm
nước Pháp, với tư cách giáo dân, cũng góp
tiếng nói trong vấn đề này (Sđd, tr.178tt):
“Chắc chắn không thể có
một sự gì còn thiếu trong giá trị của cuộc
khổ nạn của CG. Song cũng như TC đã
khấng cho con người hợp tác với Người
trong việc tạo thành, bằng cách ban cho họ vinh
dự có tự do, cho họ trí thông minh và uy quyền
để cai trị và khai khẩn trái đất, thì
Người cũng cho họ góp
phần cộng tác vào trong đại công trình cứu
chuộc.
Điều
này được diễn tả bằng tín điều
“Các Thánh thông công”: Bất cứ một sự đau
khổ nào của một thành viên trong HT đều có giá
trị cứu độ, tùy mức độ họ
chấp nhận bởi tình yêu…“Nơi Đ.Maria, ngay ở
ngày Thiên sứ truyền tin, bởi lời Xin Vâng khiêm
tốn và can đảm chấp nhận, Người đã
ưng thuận dâng hiến toàn thân vào sự nghiệp
của Đấng Cứu Chuộc, mà các đau khổ
của Ngài đã được các ngôn sứ mô tả. Ngay
ngày ấy, Đ.Maria đã nếm và giữ lấy trong lòng
các vết thương, do những cuộc thử thách bí
nhiệm của đời sống ẩn dật và công khai
của Con chí thánh của Người phát sinh.
“Nhưng
đến Tuần Khổ Nạn, trái tim hiền mẫu
của Người thật sự đã bị đâm thâu
bằng vô số lưỡi gươm, không bởi
một tình thương cảm tự nhiên, ủy mị
(của người làm mẹ), nhưng bởi sự
hiến mình làm lễ hi sinh mà Người hết lòng
ưng thuận. Người dâng các đau khổ của
mình kết hợp với đau khổ của Con lên Chúa
Cha trên trời; hơn thế, Người dâng chính
Đấng là Con của mình cho sự Công Bình của TC,
hầu làm cho lòng từ bi vô hạn của TC
được hiển dương.”
Không nói đến các đau khổ
thể xác, nỗi đau đớn chính của ĐTN là
loại đau đớn riêng của giới nữ
lưu, tức là đau đớn trong con tim. Nỗi
đau ấy thật sâu thẳm, vì các tâm hồn tế
nhị thường đau đớn dữ dội hơn
kẻ tầm thường khác.
Nếu bây
giờ ta đem sự đau khổ này của Đ.Maria so
sánh với những đau khổ, mà Th.Phaolô nói là, ông bù đắp trong thân xác ông
những đau khổ còn thiếu trong các khổ nạn
của CK phải chịu, cho thân thể Ngài là HT (Cl 1.24), thì
người ta không tránh khỏi câu nói này: huống hồ là… các đau khổ sâu thẳm
kia của một người mẹ và lại Mẹ
đẻ của CK!
Cuối cùng, “khó
mà nghĩ rằng một tin tưởng đã
được tín nhiệm trong HT lại không thực sự có một nền tảng
nào trong mặc khải của TC”! Nếu Quyền Giáo
Huấn có khẳng
định về việc cộng tác của
Đ.Maria vào công trình cứu chuộc, nhưng lại không
xác định thể
thức của sự cộng tác đó, thì con
đường còn bỏ ngỏ cho các nhà thần
học đưa ra các cắt nghĩa, để hòa hợp dữ kiện KT
về công cuộc cứu độ và Trung Gian độc
nhất của ĐK với sự cộng tác cứu
độ của Đ.Maria dưới chân thập giá.r
|