25. CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI
TRƯỚC HẾT
ĐI VIẾNG ĐỨC MẸ
...Có
lý mà nói
: Chúa Giêsu sống lại trước hết đến viếng Đức Mẹ, ngay cả trước
khi hiện ra với các
Tông đồ và chứng nhân khác – cho
dầu các sách Tin Mừng giữ thinh lặng về vụ này. Trong
cuộc gặp gỡ ngày 21-05-1997, Đức Giáo Trưởng Gioan Phaolô II (…) đã chẳng
nói gì khác,
ngoài việc lập lại điều mà các Giáo Phụ
của truyền thống xưa đã tin, cho dầu các phương
tiện truyền thông đại chúng – không mấy
thông thạo vấn đề – đã tố cáo rằng Đức Giáo Trưởng này “đã viết lại Phúc Âm”.
Bởi các Phúc Âm tường thuật những lần hiện ra khác nhau
của Chúa Giêsu Phục Sinh, mà không
nói gì đến
lần gặp mặt Mẹ của Ngài. Tuy vậy, sự im lặng
này không cho phép người
ta kết luận rằng: sau khi Chúa
Giêsu sống lại đã không đến viếng Đức Maria;
ngược lại,
việc im hơi lặng tiếng này lại mời gọi chúng ta kiếm tìm
các lý do của thái độ chọn lựa im lặng
như vậy từ phía các
tác giả Phúc Âm.
Trong giả thuyết
“bỏ qua không nói”, giả thuyết ấy có thể biện
hộ là mọi điều cần thiết cho tín hữu
để hiểu biết về ơn cứu độ, thì đã được ủy thác cho
các chứng nhân – mà Thiên
Chúa đã chọn trước đó (Cv 10,41) – tức là các
Tông đồ. Các Đấng này đã làm
chứng, với nhiều phép lạ kèm theo,
về việc Phục Sinh của Chúa Giêsu trước mặt toàn dân (Cv 4,33, v.v...).
Thế rồi, nếu
các tác giả
của sách Phúc Âm không
nói đến cuộc gặp mặt của Đức Mẹ với Người Con Phục Sinh, rất có thể
bởi các tác giả ấy
cho rằng: làm chứng một việc như thế có thể bị
những kẻ không tin Chúa sống lại, coi như quá
phò phe phái
nên chẳng đáng tin.
Vả lại, các
Phúc Âm chỉ
trình thuật một số nhỏ các lần
hiện ra của Chúa Giêsu sống lại, chứ đâu có đưa
ra một bản tường thuật đầy đủ về mọi sự xảy ra suốt
40 ngày sau lễ Phục Sinh. Thánh Phaolô
cũng không nhắc đến việc Chúa Giêsu đến viếng thăm Mẹ Ngài, khi thuật lại sự kiện Chúa Giêsu hiện ra cho hơn
500 anh em cùng một lúc – phần lớn trong số này vẫn
còn sống lúc ông viết
thư cho giáo đoàn Corintô, còn một
số khác đã qua đời (1Cor
15,6).
Minh chứng làm
sao đây, khi một sự
kiện được
số đông đồ đệ Chúa biết như thế, lại không được chính các Đấng soạn Phúc Âm nhắc đến?
Vậy, chỉ còn có thể
nói đấy là dấu chứng
hiển nhiên rằng có các lần hiện
ra khác nữa
của Đấng Phục Sinh – cũng là thành
phần của các sự kiện
đã xảy ra rành rành
mọi người đều biết – song cũng không được tường
thuật lại bởi các tác
giả Phúc Âm. Như vậy,
việc Đức Giêsu Phục Sinh đến thăm Đức Mẹ, âu cũng
là một sự kiện trong số bị bỏ qua ấy, lại chẳng chính đáng và hợp
lý sao?
Cũng nên nhớ rằng trong thời đầu của Giáo Hội sơ khai. Đ.Maria
không là đề tài rao giảng, các tông đồ
còn đang lúng túng về
những đề tài rao giảng
tiên khởi (Keryma) về Chúa phục sinh, đàng khác, Đ.Maria lại âm thầm
ẩn dật không có những
hành động nổi bật như các bà
Maria Mađalêna, bà Ma-ri-a
mẹ các ông Gia-cô-bê và
Giô-xếp, và bà mẹ các
con ông Dê-bê-đê…nên chưa được
chú ý. (Mt 28.9-10)
Nhất là việc vắng mặt của Đức Maria trong nhóm các
phụ nữ đến viếng mộ Chúa lúc
rạng đông (Mt
28,1) có thể là một dấu
chứng chỉ ra rằng Mẹ
đã gặp mặt Chúa Giêsu Con Mẹ rồi nên Mẹ
không cần viếng mộ?
Sedulle, một tác giả
của thế kỷ thứ 5 –– chủ trương rằng: tiên vàn, Chúa Kitô
đã tỏ mình ra cho
Mẹ thấy Ngài trong sự
rực rỡ, huy hoàng của
đời sống Phục Sinh.
Cũng thấy ở một
cánh của Vương Cung Thánh Đường Mộ Thánh Chúa tại Giêrusalem, giáo hữu tôn kính
một bức phù điêu cổ
kính phô diễn cảnh Chúa Giêsu Phục
Sinh hiện ra với Mẹ
của Ngài.
Các sự kiện nêu trên nói
lên cho biết
việc Chúa Giêsu phục sinh hiện ra cho Đ.Maria
Mẹ Ngài không phải là chuyện bày đặt hay tưởng tượng
nhưng đã có bàng bạc
trong lòng tin của tín hữu.
v
|