MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
[ Sưu Tập Những Bài Suy Niệm Kinh Thánh] -- 24. Đức Giêsu Được Tôn Vinh.
Thứ Sáu, Ngày 15 tháng 9-2023
24. ĐỨC GIÊSU ĐƯỢC TÔN VINH.

    

“Bây giờ Con Người đã được tôn vinh.” (Ga 13.31)

Đức Giêsu nói câu này, khi Giuđa, tên phản đồ, ra khỏi phòng Tiệc Ly. Chợt nghe thì thấy kỳ kỳ: sao Giuđa ra đi thì Đức Giêsu lại được tôn vinh? Không phải vậy. Hãy nhớ lại đầu đuôi câu chuyện mới hiểu:

Trong bữa tiệc Ly, Đức Giêsu báo cho các môn đệ biết có một người trong số họ sẽ phản bội đi nộp Ngài vào tay các địch thù. Sau khi dò hỏi hắn là ai thì được Đức Giêsu cho biết đó là kẻ Ngài chấm một miếng bánh mà đưa cho.

Sau miếng ăn, Satan liền nhập vào hắn. Đức Giê-su bảo hắn : “Anh tính làm gì thì làm mau đi!” Lập tức hắn liền đi ra lao vào đêm tối.

Vậy Giuđa ra đi là để thực hiện âm mưu đen tối nộp Đức Giêsu cho kẻ thù giết, mà chính cái chết ấy làm Chúa Giêsu được tôn vinh. Ngay lúc này Đức Giêsu chưa bị giết, tức là chưa được tôn vinh, nhưng Ngài lấn trước, như thể đã được tôn vinh ngay bây giờ rồi: “Bây giờ Con Người đã được tôn vinh.”

Đức tin nói cho chúng ta là Ngài được tôn vinh bởi cái chết bị đóng đinh, nhưng Kinh Thánh cho chúng ta biết việc tôn vinh không xảy ra suôn sẻ như thế đâu! Trước khi bị đóng đinh trên thập giá, người Do Thái coi Đức Giêsu là tên đại tội đồ, dám sửa lưng các bậc vị vọng là thượng tế, kinh sư, kỳ mục..., dám phá đổ tập tục và luật lệ tôn giáo, một kẻ phá đạo, một kẻ lộng ngôn phạm thượng với Thiên Chúa, cho mình bằng Thiên Chúa (Ga 5.18; 10.33). Trong mắt mọi người – và có lẽ cả trước mắt Thiên Chúa – Ngài là kẻ bị nguyền rủa, vì có lời chép: “Đáng nguyền rủa thay mọi kẻ bị treo trên cây gỗ !” (Gal 3.13).

Nhưng Thiên Chúa có đủ quyền năng mà biến đổi sự dữ nên sự lành : thất bại lại là vinh thắng; Kẻ bị đóng đinh đáng bị nguyền rủa lại trở nên Đấng Cứu Độ; Tử Nạn không là chấm hết nhưng lại là Tôn Vinh; Chúa Giêsu khi bị khổ hình thập giá làm Ngài được giương cao lên khỏi mặt đất lại chính là lúc Ngài có khả năng kéo mọi người lên với Ngài:

32 “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi." (Ga 12,32)

“Việc giương cao”, theo cách hành văn một lời hai ý của Th.Gioan, không chỉ có nghĩa là Chúa Giêsu được nâng lên trong vinh quang, được tôn vinh, nó còn có  ý nghĩa là để bày tỏ cho loài người được biết Thiên Chúa và Tình Yêu của Người. Đúng vậy, người thành tâm, không có thiên kiến, khi nhìn lên thập giá nơi Đức Giêsu được giương cao lên khỏi đất, sẽ nhận thấy tình yêu vô bến bờ của một vị Thiên Chúa hy sinh vì sự sống loài người. Chúa Cha hy sinh Con yêu dấu vì yêu thế gian :

16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một (không chỉ ban suông mà ban xuống để chịu chết đóng đinh), để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.”(Ga 3.16)

Yêu thương là như thế đấy!

Chưa hết, việc “giương cao” trên thập giá qua đó Đức Giêsu cũng sẽ tôn vinh Thiên Chúa, nghĩa là biểu lộ vinh quang Thiên Chúa ra:

“Và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Ngài…” (Ga 13.31-32)

Thế nghĩa là thế nào?

Chính lúc Đức Giêsu phó mình cho các quyền lực tối tăm (kể từ lúc Giuđa ra đi nộp Ngài, Ga 13.27), thì vinh quang của Ngài bùng vỡ, hay đúng hơn, vinh quang của Thiên Chúa Cha loé sáng nơi Ngài: “Và Thiên Chúa đã được tôn vinh nơi Ngài”.

Có thể nói ở đây có một cuộc trao đổi: Đức Giêsu đã tôn vinh Cha bởi hoàn toàn tuân phục mọi ý định của Chúa Cha trong một đời phục vụ khiêm tốn cho đến cả việc bằng lòng vâng phục chịu chết. Điều đó làm Cha được tôn vinh hơn hết mọi sự khác. Cho nên Cha đáp lại bằng cách cho Con chia phần vinh quang đời đời của mình, qua việc phục sinh Ngài và siêu tôn Ngài:

“Đức Giê-su Ki-tô
vốn thân phận là Thiên Chúa
mà không nghĩ phải khư khư

giữ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
7 nhưng đã hủy mình ra không
là mặc lấy thân nô lệ.
Trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế,
8 Ngài lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi
bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.
9 Bởi vậy, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài
và tặng ban thần danh
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.
10 Như vậy, khi nghe danh Đức Giê-su,
mọi gối phải quì xuống bái lạy,

trên trời dưới đất
và trong âm phủ,
11 và mọi miệng lưỡi
phải tuyên xưng rằng :
“Đức Giê-su Ki-tô là Chúa”

mà làm vinh quang cho Thiên Chúa Cha.”
                        (Pl 2.6-11)

Ở đây, chúng ta đang đứng trước một cái gì đó thật ngược đời: Vinh quang lớn lao nhất trong đời lại là hi sinh đến chết !! Trong các cuộc chiến tranh, chẳng phải vinh quang và danh dự cao quí nhất đều dành để tôn vinh - không phải người lính sống sót - mà là những người lính đã hi sinh nằm xuống sao ? Trong bệnh viện, không phải bác sĩ nào kiếm được nhiều tiền là người được người đời tưởng nhớ, nhưng là bác sĩ hay y tá nào đã hi sinh tận tụy, xả thân để cứu sống hay chữa lành bệnh nhân.

Đây là một bài học rất đơn giản của lịch sử: Ai đã hi sinh lớn lao cho con người, thì đi vào vinh quang cao cả ! Ta hẳn còn nhớ thời kỳ Côvít hoành hành căng nhất mới đây (2021): người ta tưởng nhớ và biết ơn các bác sĩ, y tá, các thiện nguyện viên…. đã tình nguyện ngày đêm tận tâm lo cho bệnh nhân không màng nguy hiểm đến mạng sống; cũng nhớ và biết ơn cuộc đời mẹ Têrêsa thành Calcutta, hay một Yersin, một cha Cassaigne hi sinh đến chết cho người bệnh phong ở Di Linh…

-Chưa hết, sự tuân phục của Đức Giêsu còn là do lòng yêu mến Cha:

“Để cho thế gian biết là Thầy yêu mến Cha, và như Cha truyền dạy sao, Thầy làm như vậy” (Ga 14.31).

Vậy là Thiên Chúa được tôn vinh chẳng những bởi sự tuân phục vô điều kiện của Đức Giêsu Con Một Chúa, mà còn bởi lòng yêu mến của Ngài. Không có vinh dự nào lớn hơn là được yêu. Thiên Chúa có thể là Đấng Oai Nghi, Cao cả, Siêu việt, Bất biến, Hạnh phúc tuyệt đối, không có gì có thể đụng chạm tới Người, Người không hề có chút phiền não hay đau khổ, khó nhọc, đang lúc ấy con người rất kính sợ và rất bái phục Người, nhưng cũng có thể họ không yêu mến Người. Được yêu mến mới là vinh dự cao cả nhất. Ở đây, ta thấy Thiên Chúa được tôn vinh bởi cả hai điều đó: vâng phục và yêu mến của Đức Giêsu. Vậy là vinh dự, là vinh quang tuyệt đỉnh chứ còn gì !

Chúng ta có được phần nào giống Đức Giêsu không? Khi gặp đau khổ, thử thách trong đời, chúng ta xử sự ra sao ?

Chúng ta có nhớ lời Đức Giêsu cầu nguyện ở Vườn Cây Dầu : “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.”                                           (Mt 26,39)

Thái độ của ta có lẽ giống người bên lương, hơn giống Chúa Giêsu.

CHỨNG TỪ  1

Khoảng năm 1996, tôi đến nhà một người bạn nhờ dịch một đoạn trong cuốn MẸ ĐẾN LẦN CUỐI. Trên đường, một người lái xe ẩu đụng vào xe tôi làm tôi ngã xuống, chẳng biết vì sao chân tôi thọc vào bánh xe của họ, gót chân bị nan xe gọt toác ra như gót chiếc giép há ra khoảng 5cm. Máu chảy ra nhiều quá, thấy bệnh viện 115 gần đó (đường Nguyễn Tri Phương) là nhào vô xin cấp cứu.

Sau khi băng bó sơ cứu tạm thời ở Bệnh viện, về nhà tối đó từ 9g, vết thương bắt đầu xưng tấy và hành tôi..., suốt đêm tới sáng không thể chợp mắt, tôi nằm quay qua quay lại đau đớn, nhức nhối không thể tưởng được, dường như ở dưới Luyện ngục vậy.

Tôi kêu trách Đức Mẹ : “Con lo công việc cho Mẹ mà Mẹ không che chở con.”

Tôi trách thiên thần hộ thủ không phù hộ tôi dù đi đâu tôi cũng cầu xin ngài.

Chợt nhớ lại gương Đức Giêsu cầu nguyện trong vườn Cây Dầu, tôi cố gắng bắt chước vừa mếu máo khóc vừa cố gắng hát alleluia Ngợi khen Chúa !

Chưa hết khổ. Có bác sĩ quen hôm sau đến khám bảo : vết thương ở chân bị hư thối rồi phải vào bệnh viện lại để nạo vét chỗ thịt hư (hoại tử). Đến bệnh viện, tôi bị buộc vào cột giường, người ta lấy dao kéo cắt thịt sống, đau quá la hét... và nói với họ : "Xin chích thuốc tê cho tôi, tôi xin chịu tiền..." Nhưng bác sĩ từ chối bảo khi nạo vét cắt bỏ những hoại tử ở chỗ vết thương, thì khi nào bệnh nhân kêu đau sẽ biết phần thịt đó còn sống mà ngừng cắt. Tôi đau đớn quá, đành bám cột giường mà khóc la...vừa cố gắng hát alleluia.

Hồi ấy, dù đã là tu sĩ linh mục mấy chục năm, được tập tành sống khổ hạnh hi sinh hãm mình, rồi còn đi giảng lời Chúa khắp nơi, thế mà vì chưa thấm Lời Chúa, nên tôi chưa biết vâng theo ý Chúa...

CHỨNG TỪ 2

Xin kể một chuyện khác xảy đến cho tôi mấy hôm trước Tết Tân Mão, 2011 : Không biết tôi ăn phải thứ gì mà đau răng nhức nhối, chỉ cần để hai hàm chạm nhau là đã tê buốt đến chảy nước mắt. Y tá bảo phải đến khoa Răng Hàm Mặt ngay. Thế là năm nay chẳng được ăn Tết, cả hai tuần lễ đó lúc thì nhịn đói, lúc thì ăn cháo...!  Thay vì trách móc, than thở nay tôi đã biết cầu nguyện : “Lạy Cha, con xin vâng theo ý Cha mà chịu đau khổ.”

Vậy khi gặp thử thách, đau đớn, mất mát...chúng ta hãy cầu nguyện như Đức Giêsu cầu nguyện ở Vườn Cây Dầu:

“Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này. Tuy vậy, xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.”                                               (Mt 26,39)

Như thế, ta sẽ trở nên con người khác trước đây. Ta sẽ cảm thấy gần gũi, thân thương, thiết nghĩa với Chúa hơn, tâm hồn ta sẽ được nâng lên cao hơn trong tình yêu của Chúa. Khác với trước đây ta cảm thấy chỉ là môn đệ hay đầy tớ, chỉ biết rối rít cầu xin, van nài...một Thiên Chúa ở trên cao, xa lạ...

***

Trở lại với việc tôn vinh. Giờ đây việc tôn vinh của Chúa đã hoàn tất, Chúa Giêsu đang ngự bên hữu Chúa Cha trong vinh quang, trong hạnh phúc…

Chúng ta đến chầu Chúa đang ngự trong nhà Tạm trong mọi nhà thờ …Trong những giây phút tâm tình với Chúa có lúc chúng ta tò mò hỏi:

Giêsu ơi! Từ khi Chúa vốn là Ngôi Hai Thiên Chúa, vì vâng theo ý Cha và thương loài người đang tuột dốc hư vong, Chúa đảm nhận lấy một thân xác nhân loại để có thể chịu chết đền tội cho họ, cho đến bây giờ, Chúa được siêu tôn, cả thân xác cũng “được sung mãn thần tính” (Col 2.9), được lên ngự bên hữu Chúa Cha, thì Chúa thấy sướng hay khổ?

Hình như được nghe Chúa Giêsu trả lời: Các con hỏi một câu ngớ ngẩn dư thừa, các con không biết sao cuộc đời luôn có vui sướng và có khổ đau hòa lẫn…

Chúng con: Vâng, chúng con biết, song nơi Chúa, chúng con muốn biết Chúa vui sướng chỗ nào, đau khổ chỗ nào và nó ra sao?

Chúa Giêsu: Thôi được, nếu câu trả lời của Thầy mà có ích cho linh hồn các con, thì Thầy sẵn lòng. Đây các con không biết câu loan báo này về vận mệnh đời Thầy sao: 26 “Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Ngài sao ?” (Lc 24.26). Các con biết đấy, khi người ta yêu thì khổ cũng thành vui, và nếu phải khổ, người ta còn yêu luôn cả sự đau khổ. Thầy yêu mến Chúa Cha vô bờ bến, nên tất cả những gì Chúa Cha muốn, Thầy cũng hết sức vâng theo đến nỗi có thể nói được rằng: “Thầy hằng làm những điều đẹp ý Chúa Cha.” (Ga 8.29). Tóm lại, Thầy không bao giờ khổ.

Chúng con : Thế sao chúng con nghe thấy bà thánh Margarita thuật lại, Chúa đã hiện ra cùng bà, tỏ Trái tim cháy bừng lửa và than rằng Chúa rất đau đớn vì loài người tệ bạc, khinh mạn dể duôi?

Chúa Giêsu: Đấy lại là chuyện khác!

Chúng con: Khác thế nào, thưa Chúa?

Chúa Giêsu mại đầy yêu thương và thương xót chứ không trở nên vô cảm cứng ngắc lạnh lùng…. Xưa khi Thầy còn ở dưới thế, Trái ti: Trên kia là Thầy đối với Chúa Cha, ở đây là đối với loài người. Từ khi Thầy mặc lấy Thân xác làm người, có trái tim biết rung động, thông cảm yêu thương, thì cũng biết đau đớn vì bị khinh khi tệ bạc. Bây giờ, dù đang ngự bên hữu Chúa Cha trong vinh quang, hạnh phúc, Trái tim cực thánh của Thầy vẫn là Trái tim nhân loại mềm mại này biết bao lần đã thổn thức chạnh thương những con người khốn khổ, tàng tật, tội lỗi, thì nay trên trời Trái tim ấy vẫn đập những nhịp cảm thương như thế và sẵn sàng thi ân giáng phúc… Trái tim này đã rung động trước tình thương từ mẫu vô cùng dịu dàng âu yếm của Mẹ Maria, tình bạn bè quí mến của các Tông đồ và các bạn hữu như các chị em Mác-ta Maria và Ladarô, thì nay vẫn rung động trước tình thương của bạn hữu nam nữ thân thiết ở dưới thế, dù họ là linh mục hay tu sĩ hay giáo dân…Vì thế. Kinh Thánh đã tạo ra một câu tuyệt vời chính xác để mô tả thái độ và tâm tình của Thầy:

“Đức Giê-su Ki-tô hôm qua (lúc sống dưới thế gian) cũng như hôm nay (sống trong vinh quang Chúa Cha) vẫn là một, và như vậy mãi đến muôn đời.” (Dt 13.8)

                 

RYYR

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768