HỌC HỎI PHÚC ÂM CHÚA
NHẬT 33 THƯỜNG NIÊN NĂM C Lc 21,5-19 ( Lm Cao Sieu, SJ)
1. Bài
Tin Mừng này diễn ra
ở đâu? Ai là người gợi
cho Đức Giêsu nói về chuyện Đền thờ?
·
Câu chuyện
trong bài Tin Mừng này diễn ra trong khuôn viên Đền thờ.
Đức Giêsu bàn về chuyện Đền thờ vì có mấy
người, không phải là môn đệ, trầm trồ
trước vẻ đẹp của những khối
đá được chạm trổ công phu nơi Đền
thờ, và những đồ sang trọng người ta dâng
cúng được trưng bày ở đó. Có lẽ Đức
Giêsu đã nghe được lời thán phục của họ,
nên Ngài mới nói về số phận tương lai của
Đền thờ.
2. Đền thờ Giêrusalem thời Đức Giêsu đã được xây bởi ai, từ năm nào đến năm nào mới xong? Đọc Ga 2,20. Đền thờ thời
Đức Giêsu
là Đền thờ
thứ mấy của người
Do-thái? Khi nào
Đền thờ
thời Đức
Giêsu bị sụp đổ? Đâu là
lý do?
·
Đền
thờ Giêrusalem vào thời Đức Giêsu gọi là Đền
thờ thứ hai. Đền thờ thứ nhất được
xây bởi vua Salomon, bị phá hủy bởi quân Babylon
năm 587 trước Công nguyên. Một thời gian sau khi lưu
đày trở về, người ta đã xây Đền thờ
thứ hai từ 520 trước Công nguyên. Đến thời
vua Hêrôđê Cả, từ năm 20 hay 19 trước Công
nguyên, Đền thờ thứ hai này được trùng
tu và các khuôn viên quanh Đền thờ được nới
rộng (xem Ga 2,20). Việc trùng tu này kéo dài đến khoảng
năm 62 sau Công nguyên, nhưng đến năm 70 sau Công
nguyên, Đền thờ đẹp đẽ và tráng lệ
này đã bị quân Rôma thiêu hủy. Như vậy ngôi Đền
thờ thứ hai được sửa sang trong thời
gian dài 90 năm, rốt cuộc chỉ tồn tại được
khoảng 8 năm rồi sụp đổ.
3. Đọc Lc 21,6. Khi Đức
Giêsu nói câu này, bạn hãy tưởng tượng
xem đâu là phản ứng của các môn đệ?
Bao nhiêu năm sau thì lời Đức Giêsu nói
được ứng nghiệm?
·
Đức
Giêsu tiên báo về sự sụp đổ trong tương
lai của ngôi Đền thờ thứ hai mà họ đang
thấy trước mắt và hiện vẫn còn đang xây
dựng dở dang: “Sẽ có ngày không còn khối đá nào
trên khối đá nào, tất cả sẽ bị phá đổ”
(Lc 21,6). Chắc chắn ai nghe Ngài nói đều thấy thật
là kinh khủng. Ngôi Đền thờ đẹp đẽ
và vững chắc này đã được xây trong 46 năm
(x. Ga 2,20), nhưng sẽ bị phá hủy tan tành. Khoảng
hơn 40 năm sau, lời tiên tri của Chúa đã được
ứng nghiệm. Nay ngôi Đền thờ xưa chỉ còn
lại một bức tường phía tây làm bằng những
khối đá lớn.
4. Đọc
Lc 21,8-11. Trước khi Giêrusalem sụp đổ, có
những điềm gì báo trước?
·
Trước
khi Đền thờ này sụp đổ, Đức Giêsu
cho thấy có những dấu hiệu báo trước (Lc
21,8-11). Đó là có những kẻ mạo danh Đức Giêsu
xuất hiện, có chiến tranh loạn lạc, có xung
đột giữa các dân các nước, có động
đất lớn, đói kém và ôn dịch, và có những hiện
tượng kinh khủng trên trời… Nhưng đây chưa
phải là những dấu hiệu của ngày tận thế,
hay ngày quang lâm của Con Người.
5. Đọc Lc 21,12. Hãy cho thấy
Lc 21,12 có những điểm giống
với các đoạn văn sau đây trong
sách Tông đồ công vụ:
Cv 4,3; 5,18; 8,3; 12,4; 9,2; 22,4; 26,10;
12,1; 5,40-41; 21,13.
·
Trong Lc
21,12-19 Đức Giêsu tiên báo cuộc bách hại mà các môn
đệ sẽ phải chịu trước khi xảy ra
sự sụp đổ của Đền thờ vào
năm 70 sau Công nguyên. Khi đọc sách Công vụ Tông đồ,
ta thấy từ sau năm Chúa chịu chết và về trời
(tức năm 30 sau Công nguyên), các môn đệ đầu
tiên đã phải chịu những hình khổ được
Tin Mừng Luca 21,12 nhắc đến: họ đã bị
tra tay hại (Cv 4,3; 5,18); bị ngược đãi (Cv 5,41;
12,1); bị nộp cho hội đường (Cv 9,2); bị
bỏ tù (Cv 4,3; 5,18; 8,3; 12,4;
22,4; 26,10); bị điệu đến trước mặt
vua quan vì danh Thầy (Cv 21,13).
6. Đọc Lc 21,13. Ra trước
tòa lại trở nên cơ hội làm chứng
cho Thầy Giêsu. Các môn đệ có làm được
điều này không? Đọc Cv 4,5-12; 7,1-60.
·
Khi bị
điệu ra trước vua chúa quan quyền vì danh Thầy,
người môn đệ lại thấy mình có cơ hội
làm chứng cho Thầy. Trong Cv 4,5-12, Phêrô và Gioan đã làm chứng
về sự phục sinh của Đức Giêsu trước
“các thủ lãnh, kỳ mục và kinh sư họp tại Giêrusalem”
(Cv 4,5), và làm chứng rằng nhờ Danh Ngài mà anh què được
lành mạnh. Dù bị cấm không được nói hay giảng
dạy về Danh Đức Giêsu, nhưng hai ông cương
quyết làm chứng: “Những gì đã thấy, đã nghe,
chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20). Trong Cv 7,1-60, chúng ta lại
thấy ông Stêphanô làm chứng về Đức Giê su trước
Thượng Hội Đồng của Do-thái giáo (Cv 6,15). Ông
làm chứng về Đức Giêsu mà ông gọi là Chúa
đang đứng bên hữu Thiên Chúa. Ông đã bị ném
đá chết vì lời chứng này.
7. Đọc Lc 21,14-15. Đâu là
thái độ nội tâm của người môn
đệ khi bị tố cáo trước tòa án?
Đọc 1 Pr 3,14-16; Cv 6,10.
·
Luca
21,14-15 là lời khuyên của Đức Giêsu dành cho những
ai sắp bị đưa ra tòa. Ngài căn dặn họ
đừng chuẩn bị trước phải biện hộ
như thế nào, vì Ngài hứa sẽ cho họ miệng lưỡi
khôn ngoan để có thể đối đáp với những
người kết án họ. Như thế thái độ của
môn đệ khi bị xử án là bình an thanh thản, đĩnh
đạc, không lo âu hay sợ hãi. Họ biết Đấng
phục sinh ở bên mình, soi sáng cho mình khiến kẻ thù
không thắng được khi phải tranh luận. Sau này
thánh Phêrô cũng khuyên các tín hữu như thế (1 Pr
3,14-16; x. Cv 6,10).
8. Đọc Lc 21,16-18. Có gì
mâu thuẫn khi Đức Giêsu nói rằng các
môn đệ có thể bị nộp,
bị giết, bị thù ghét
(Lc 21,16-17), rồi sau đó lại nói một sợi tóc của họ cũng không mất (Lc 21,18; x. Lc 12,7)?
·
Trong Lc
21,16-18, một mặt Đức Giêsu cho thấy các môn
đệ có thể bị bắt nộp, giết và thù
ghét; mặt khác, Đức Giêsu lại hứa một sợi
tóc trên đầu họ cũng bị mất. Không có gì mâu
thuẫn trong hai câu nói trên của Đức Giêsu. Lối nói
“một sợi tóc trên đầu cũng không mất” cho thấy
Thiên Chúa bảo vệ họ trong cả những điều
nhỏ như sợi tóc (x. Cv 27,34). Tuy nhiên, việc bảo
vệ đó lại không giúp họ tránh khỏi những cực
hình mà chính Thầy của họ đã chịu trước
đây. Nói cách khác, Chúa Giêsu vẫn bảo vệ họ ngay
trong lúc họ chịu khổ vì Danh Ngài. Họ có thể mất
nhiều điều, nhưng điều quý nhất mà họ
không mất, đó là chính mạng sống ở đời
sau (Lc 21,19).
CÂU
HỎI SUY NIỆM: Bạn có biết vị thánh tử đạo Việt Nam nào có
thái độ
đĩnh đạc, bình an khi bị xử án hay lúc bị đem ra pháp trường không? Bạn có thuộc câu
trả
lời đanh thép nào
của một vị tử
đạo Việt Nam khi đứng trước các quan không?
|