MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô, Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật Vii Thường Niên 19/2/2017
Chủ Nhật, Ngày 19 tháng 2-2017

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ, HUẤN TỪ TRUYỀN TIN CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN 19/2/2017

"Chúa Giêsu không xin môn đệ của Người chịu đựng sự dữ mà là xin họ phản ứng không phải bằng một sự dữ khác mà bằng sự thiện... sự dữ là 'một thứ trống khuyết' (a void), một thứ trống khuyết sự thiện, và vì thế nó không thể nào được điền khuyết bằng một thứ trống khuyết khác mà chỉ bằng 'sự viên trọn' (fullness), tức là bằng sự thiện"

"Những gì Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta là một thứ phân biệt rõ ràng giữa công lý và việc trả thù - phân biệt giữa công lý và việc trả thù. Trả thù không bao giờ là công lý; chúng ta được phép đòi công lý; chúng ta có phận sự phải thực thi công lý. Trái lại, chúng ta không được tự bào chữa và âm mưu trả thù một cách nào đó, bằng cách tỏ lòng hận thù và việc bạo động".

Xin chào Anh Chị Em thân mến!

Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này (Mathêu 4:38-48) - một trong những đoạn diễn tả "cuộc cách mạng" Kitô giáo tuyệt nhất - Chúa Giêsu cho thấy cách thức công chính đích thực ở nơi lề luật yêu thương, một lề luật thắng vượt lề luật trả đũa, tức là lề luật "mắt đền mắt răng đền răng". Qui luật cũ này đã áp đặt lên những kẻ vi phạm các thứ hình phạt tương xứng với những tác hại họ gây ra: cái chết giành cho kẻ giết người, cắt xẻo cơ thể cho kẻ nào gây thương tích cho người khác v.v. Chúa Giêsu không xin môn đệ của Người chịu đựng sự dữ mà là xin họ phản ứng không phải bằng một sự dữ khác mà bằng sự thiện. Chỉ có thế mới bẻ gẫy cái xích sự dữ: một sự dữ gây ra sự dữ khác, sự dữ này gây ra sự dữ nọ... Cái xích sự dữ này bị bẽ gẫy thì các sự việc mới được đổi thay. Thực vậy, sự dữ là "một thứ trống khuyết" (a void), một thứ trống khuyết sự thiện, và vì thế nó không thể nào được điền khuyết bằng một thứ trống khuyết khác mà chỉ bằng "sự viên trọn" (fullness), tức là bằng sự thiện. Các cuộc trả thù không bao giờ giải quyết được những thứ xung đột. "Mày làm điều ấy cho tao thì tao cũng làm như thế cho mày": điều này không bao giờ giải quyết được xung khắc, nó không có tính cách Kitô giáo.

Đối với Chúa Giêsu thì việc loại bỏ bạo lực cũng bao gồm cả việc từ bỏ quyền lợi hợp pháp nữa; và Người cho thấy một số thí dụ, chẳng hạn chìa cả má bên kia, cho cả áo khoác của mình hay tiền bạc của mình, chấp nhận các thứ hy sinh khác (xem các câu 39-42). Tuy nhiên, việc từ bỏ này không có nghĩa là coi thường hay mâu thuẫn với các đòi hỏi của công lý; trái lại, tình yêu thương của Kitô giáo, một tình yêu thể hiện một cách đặc biệt nơi lòng thương xót, cho thấy một thể hiện cao cả hơn về công lý. Những gì Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta là một thứ phân biệt rõ ràng giữa công lý và việc trả thù - phân biệt giữa công lý và việc trả thù. Trả thù không bao giờ là công lý; chúng ta được phép đòi công lý; chúng ta có phận sự phải thực thi công lý. Trái lại, chúng ta không được tự bào chữa và âm mưu trả thù một cách nào đó, bằng cách tỏ lòng hận thù và việc bạo động.

Chúa Giêsu không muốn đề ra một qui luật dân sự mới, hơn là nêu lên một giới răn yêu thương tha nhân của chúng ta, bao gồm cả kẻ thù của chúng ta: "Các con hãy yêu thương kẻ thù của các con và cầu nguyện cho những ai bách hại các con" (câu 44). Điều này không dễ. Không được hiểu câu này như là một thứ chấp nhận sự dữ gây ra bởi kẻ thù, mà như là một lời mời gọi đến một quan niệm cao cả hơn, cao thượng hơn, giống như quan điểm của Cha trên trời là Đấng - như Chúa Giêsu nói - "làm cho mặt trời chiếu soi trên cả kẻ dữ lẫn người lành, và làm mưa xuống cho cả người lành lẫn kẻ bất lương" (câu 45). Thật vậy, kẻ thù cũng là một con người, cũng được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa nữa, cho dù hình ảnh này bấy giờ bị méo mó đi bởi tác hành bất xứng.

Khi chúng ta nói về thành phần "kẻ thù" chúng ta có lẽ không nên nghĩ đến những con người khác với chúng ta và xa biệt chúng ta; chúng ta cũng nói về chính bản thân mình nữa, kẻ có thể nhập cuộc xung khắc với tha nhân của chúng ta, đôi khi với thân nhân của chúng ta. Biết bao nhiêu là thù hắn xẩy ra trong các gia đình! Thành phần thù địch là những kẻ nói xấu chúng ta, những ai vu khống chúng ta và phạm đến chúng ta. Không dễ để mà bỏ qua điều ấy. Chúng ta được kêu gọi để đáp ứng tất cả những điều ấy bằng sự thiện, theo cách thức của nó, được tình yêu tác động.

Xin Trinh Nữ Maria giúp chúng ta theo Chúa Giêsu nơi đường lối gay go này, một đường lối thật sự thăng hóa phẩm giá con người và làm cho chúng ta sống như con cái của Chúa chúng ta trên Trời. Xin Mẹ giúp chúng ta thực hành nhẫn nại, đối thoại, tha thứ, nhờ đó trở thành những thủ công viên của mối hiệp thông, những thủ công viên của tình huynh đệ trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nhất là trong gia đình của chúng ta.

https://zenit.org/articles/ang elus-address-on-loving-our-ene mies/

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chi tiết nhấn mạnh tự ý bằng mầu    

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Hai Người Mẹ (3/4/2017)
Cảm Nghĩ Về "một Người Mẹ" (3/4/2017)
Cn 3871: Các Thông Điệp Mới Nhất Của Chúa Giêsu Và Đức Mẹ (2/27/2017)
Cn 3870: Thị Nhân Nước Canada Được Thị Kiến Đức Mẹ Maria (2/27/2017)
Đức Mẹ Và Mầu Nhiệm Nhập Thể (2/22/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Sách Vàng (2/19/2017)
Tin/Bài khác
Đức Mẹ Nói Cùng Tôi (2/12/2020)
Đức Mẹ Lộ Đức (2/12/2020)
Thơ Đức Mẹ La-vang (2/18/2017)
Ơn Mẹ Ban : Phép Lạ Lộ Đức Và Bác Sĩ Alexis Carrel (2/14/2017)
Mỗi Năm Tám Triệu Người Viếng Lộ Đức (2/14/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768