MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tác giả và tác phẩm :: lm. trần xuân nhàn
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài 23: Kính Nhớ Ông Bà Tổ Tiên
Chủ Nhật, Ngày 17 tháng 3-2019
BÀI 23: KÍNH NHỚ ÔNG BÀ TỔ TIÊN

Đối với người Việt Nam chữ hiếu luôn đứng đầu trong mọi đức tính sẵn có của con người. Người Việt Nam vốn lấy đạo đức làm căn ban cho cuộc sống, cho bản thân, cho gia đình và cho dòng tộc của mình. Con cái thảo hiếu với cha mẹ lúc còn sống, khi cha mẹ đã khuất, người con hiếu thảo là người con luôn tưởng nhớ tới cha mẹ bằng việc cầu nguyện, xin lễ cho những người thân đã mất. Người Việt thường có bàn thờ gia tiên để tôn kính tổ tiên, ông bà cha mẹ đã qua đời. Sự hiếu thảo của con cái được thể hiện bằng nhiều cách như khi cha mẹ còn sống, con cái kính trọng, nuôi dưỡng, vâng phục cha mẹ và khi các vị đã mất, con cái cháu chắt lại tưởng nhớ tới các bậc tiền nhân trong những ngày giỗ, ngày kỵ, này tết nơi gia đình, nơi dòng tộc của mình. Người Việt Nam cũng không chỉ đóng khung trong gia tộc, gia đình mà họ còn đi xa hơn biết ơn cả đối với những người đã hy sinh để xây dựng quê hương, bảo vệ đất nước.

Tấm lòng tốt, sự biết ơn là một nét độc đáo trong nền văn hóa và đạo đức của người Việt Nam. Chính vì thế, người Kitô hữu Việt Nam đã cảm nghiệm sâu xa giới luật thứ bốn của đạo công giáo và hài hòa với truyền thống tôn kính, tưởng nhớ, ghi ơn những người đã có công với đất nước, quê hương, dân tộc.

Người Kitô hữu thể hiện chữ hiếu Kitô giáo bằng nhiều cách: khi cha mẹ còn sống, con cái chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ đã khuất lòng hiếu thảo được thể hiện bằng việc cầu nguyện, dâng lễ, làm việc lành dành riêng cho cha mẹ đã qua đời. Việc chăm sóc mồ mả, nhớ ngày giỗ, ngày kỵ, hương nhang, nến đèn cho người chết cũng là một cách biểu tỏ lòng biết ơn đối với những kẻ đã khuất, đã chết. Xưa có quan niệm theo Chúa, theo đạo công giáo là bỏ tổ tiên, bỏ ông bà cha mẹ, quan niệm ấy đã lỗi thời vì xưa kia đã có ngộ nhận như thế. Vì mọi người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi:

“Công cha như núi Thái Sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kinh cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

Câu ca dao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về làm con.

Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ, ông bà, tổ tiên và muốn khuyên mỗi người con phải luôn tưởng nhơ đến các ngài, phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình. Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cợ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được chúng ta hôm nay người mẹ phải vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ khô con ngủ. Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, con đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha, ông và bà hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.

Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo, đôi dép con đi, đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì. Công sinh thành dưỡng dục kể sao cho xiết. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.

Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức. Không phải là vô tình mà Giáo Hôi đặt ngày mùng 2 tết là ngày nhớ đến ông bà tổ tiên và cầu nguyện cho các ngài. Truyền thống tốt đẹp tự ngàn xưa cho đến ngày nay đang góp phần xây dựng, bảo vệ kỉ cương, đạo lý xã hội và xây dựng Giáo Hội trên nền tảng gia đinh.

Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình, khi cha mẹ còn sống cũng như khi qua đời, từ những việc nhỏ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.

Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội nhân quần.

Vì đây không còn là vấn đề nhân cách, nhưng là điều răn lệnh truyền. Con người không kính yêu cha mẹ thì phạm tội, sẽ bị luận phạt ở đời này và đời sau.

Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem thường chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm và ích kỷ

Vẫn còn đó những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ.

Đó là những biểu hiện cùa người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.

Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ bản xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn Thiên Chúa.

Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với ông bà, cha mẹ. Có hiếu có tình với ông bà, cha mẹ thì mới tận trung với Chúa.

Chúng ta còn phải hiếu thảo với ông bà - người sinh ra cha mẹ ta. "Nhớ ông bà" cũng chính là một sự bày tỏ lòng hiếu thảo. Chúng ta phải tưởng nhớ, kính yêu ông bà. Bởi vì nhờ ông bà mới có cha mẹ rồi mới có ta.

Lòng hiếu thảo của người cháu với ông bà đã có trong ta từ khi đã bập bẹ nói, chập chững đi. Nó giống như máu đang chảy trong mạch. Quan trọng và phải nâng niu như giọt máu. Không chỗ nào là máu không lưu thông, như chưa bao giờ cháu ngừng hiếu thảo với ông bà. Điều đó cũng chẳng hơn kém lòng hiếu thảo với cha mẹ. Sự hiếu thảo luôn nằm sâu trong tim, trong trí óc, mạch máu và không thể phá vỡ. Vì cháu yêu ông bà tha thiết. Yêu từng sợi tóc bạc, giọng nói, cách ôm cháu vào lòng, thơm lên trán cháu, ... Những cử chỉ đó làm sao cháu quên, cho dù mai sau, ông bà đã an nghỉ nơi suối vàng. Điều đó thôi thúc cháu không ngừng hiếu thảo với ông và bà. Đó là lòng hiếu thảo của mọi người cháu dành cho mọi ông bà trên quả đất này.

Trong đời, mỗi người chỉ có một cha, một mẹ, một ông và một bà, thế nên, không hiếu thảo bây giờ sẽ không có cơ hội thứ hai. Thời gian rất phũ phàng và một khi đã trôi qua thì sẽ không bao giờ lấy lại. Vậy hãy hiếu thảo ngay từ hôm nay để không bao giờ phải ray rứt, đau khổ.

Đây không phải là lời khuyên thì có thể hay không làm, nhưng đây là lệnh truyền thì buộc phải thi hành.

“Phải thờ cha kính mẹ” còn là lễ dâng đẹp lòng Thiên Chúa. Ngược lại, Kinh Thánh còn ví kẻ khinh rẻ cha mẹ là chọc giận Thiên Chúa: ”Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn, ai khinh rẻ mẹ, là chọc giận Đấng tạo thành ra nó” (Hc 3, 16). “Phải thờ cha kính mẹ” đó là điều răn duy nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6, 1-3).

“Phải thờ cha kính mẹ” còn phải được thể hiện qua những lời khuyên nhủ thật chân tình trong sách Huấn Ca: “Con ơi, hãy săn sóc cha con, khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dễ người” (Hc 3, 12-16).

Người ta nói: ”Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ vậy". Việc thất đức mình làm cho tiền nhân cũng có thể tái diễn ngay chính cuộc đời chúng ta. Nếu chúng ta không muốn con bất hiếu với mình thì chính chúng ta hôm nay cũng phài làm gương sáng về hiếu thuận với mẹ cha. Nếu chúng ta muốn con cái đối xử tốt với mình thì hôm nay chúng ta cũng phải ân cần săn sóc mẹ cha.

Hiếu thảo là thế! Không chỉ riêng với cha mẹ mà còn ông bà tổ tiên chúng ta. Lòng hiếu thảo đó đem chúng ta lên cao để gặp gỡ Thiên Chúa.

LM RAPHAEL XUÂN NHÀN

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Bài 28: Xin Giúp Đỡ Chiến Dịch Khám Chữa Bệnh Cho Người Nghèo Tại Miền Núi Thanh Chương, Nghệ An (3/28/2019)
Bài 27: Để Cái Chết Của Chúa Không Trở Nên Vô Ích (3/28/2019)
Bài 26: Hãy Nhìn Lên Thánh Giá (3/28/2019)
Bài 25: Định Nghĩa Tình Yêu (3/20/2019)
Bài 24: Hãy Đi Và Làm Như Vậy (3/18/2019)
Tin/Bài cùng ngày
Bài 22: Tạ Ơn Giờ Của Mẹ Đã Giúp Con Vượt Qua Tai Biến! (3/17/2019)
Bài 21: Mọi Người Chúng Ta Đều Sẽ Bị Xét Xử Vì Tình Yêu (3/17/2019)
Bài 20: 20 Năm Nhìn Lại (3/17/2019)
Bai 19: Chọn Mặt Gửi Vàng (3/17/2019)
Bài 18: Nụ Hôn Giu Đa…ẩn Chứa Bên Đời, (3/17/2019)
Tin/Bài khác
Bài 10: Mùa Chay Thánh, Mùa Hiệp Nhất (3/16/2019)
Bài 9: Yêu Nhiều Vì Được Tha Thứ Nhiều (luca 7:36-50) (3/16/2019)
Bài 8: Tuyệt Phẩm Của Tình Yêu. (3/16/2019)
Bài 7 - Đừng Để Mùa Chay Qua Đi Vô Ích (3/14/2019)
Bài 6 - Tập Tha Thứ (3/14/2019)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768