Suy niệm lễ kính Thánh
Phaolô Trở lại
Ngày
25 tháng 01 năm 2018
Trong
lịch phụng vụ chỉ có Thánh
Phaolô được mừng với danh hiệu
“Trở lại”, lễ kính Thánh
Phaolô “Trở Lại.” Sỡ dĩ Ngài
được mang tước hiệu này vì
có nhiều lý do. Bài đọc 1,
trích sách Công vụ Tông đồ
tường thuận lại biến cố Ngài
được ơn trở lại đạo Công
giáo phần nào cho chúng ta thấy được
điều đó. Thật vậy, biến cố
trở lại của Thánh Phaolô làm
thay đổi cả cuộc đời của Ngài
và làm thay đổi cả sinh hoạt của
cả cộng đoàn kitô hữu đầu
tiên.
Phaolô
hay còn gọi là Saolô. Trước khi
trở lại đạo Công giáo, Saolô
là một người thanh niên theo đạo
Do Thái, nhiệt thành với truyền thống
của cha ông. Sau khi thụ huấn kiến thức
từ một thầy Rabbi nổi tiếng là
ông Gamaliêl, Saolô đã xung phong đi
bắt bớ những người theo đạo
Kitô mà anh cho là Tà Đạo, vì
đi ngược lại với đạo Do thái.
Chính Ngài đã kể lại một
cách rõ ràng trong sách công vụ
Tông đồ mà chúng ta vừa nghe:
“Tôi là người
Dothái, sinh tại Tarsê xứ Cilicia, đã
được nuôi nấng trong thành này,
đã được đào tạo theo
chân lý lề luật cha ông dưới
chân ông Gamaliêl. Tôi nhiệt thành
với lề luật cũng như hết thảy
quý vị hôm nay. Tôi đã bắt
bớ giết chóc đạo này, xiềng
xích và bỏ tù cả đàn ông
lẫn đàn bà. Như thầy thượng
tế và toàn thể hội đồng kỳ
lão đã làm chứng điều đó.
Các ngài đã trao cho tôi chứng
minh thư để tôi đến kiếm anh
em ở Ðamas, bắt trói họ và điệu
về Giêrusalem để trừng phạt.”
(Cv 22,3-5).
Một
hôm, trên đường hăng say đang
đi Đamát để bắt bớ các
kitô hữu, Đức Giêsu hiện ra với
Saolô và biến cố này đã
làm thay đổi cả cuộc đời của
ông. Ngài kể tiếp: Xảy
đến lúc đó khoảng trưa, tôi
đang trên đường gần đến
Ðamas, thình lình một luồng ánh
sáng chan hoà từ trời chói rạng
quanh tôi. Tôi ngã xuống đất và
nghe tiếng phán bảo tôi: “Saolô,
Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?” Tôi
đáp: “Thưa Ngài, Ngài là
ai?” Người trả lời: “Ta là
Giêsu Nadarét mà ngươi đang bắt
bớ.” Và những người cùng ở
đó với tôi lúc ấy, cũng
thấy ánh sáng, nhưng không nghe tiếng
Ðấng nói với tôi. Tôi hỏi:
“Lạy Chúa, con phải làm gì?”
Chúa liền nói với tôi: “Hãy
chỗi dậy, vào thành Ðamas, ở đó
sẽ nói cho ngươi tất cả những
gì ngươi phải làm.” Nhưng vì
ánh sáng chói loà kia, tôi không
còn thấy được, nên các bạn
tôi cầm tay dẫn tôi vào thành
Ðamas. Có một người kia tên là
Anania, người đạo đức, sống
theo Lề luật, và được mọi
người Do-thái ở đó kính
phục, đến tìm tôi và đứng
gần tôi mà nói: “Hỡi anh Saolô,
anh hãy nhìn!” Ngay lúc đó tôi
nhìn thấy ông.
Và
ông nói: “Thiên Chúa cha ông
chúng ta đã tiền định cho anh
biết thánh ý Người, thấy Ðấng
Công Chính và nghe tiếng Người
nói. Vậy anh phải làm chứng cho Người
trước mặt mọi người về điều
anh đã thấy và đã nghe. Và
bây giờ, anh còn chần chừ gì
nữa? Hãy chỗi dậy và cầu khẩn
danh Người mà chịu thanh tẩy và
gột rửa mình cho sạch tội lỗi.”
(Cv 22,6-18).
Saolô
trở về Giêrusalam. Ông kể tiếp:
Khi trở về Giêrusalem, đang
lúc tôi cầu nguyện trong Đền Thờ,
thì tôi xuất thần và thấy Chúa
bảo tôi: “Mau lên, hãy rời khỏi
Giêrusalem gấp, vì chúng sẽ không
nhận lời anh làm chứng về Thầy
đâu. Tôi thưa: “Lạy Chúa,
chính họ biết rõ con đây đã
đến từng hội đường bắt
giam và đánh đòn những kẻ
tin Chúa. Khi người ta đổ máu ông
Têphanô, chứng nhân của Chúa,
thì chính con cũng có mặt, con tán
thành và giữ áo cho những kẻ
giết ông ấy. Chúa bảo tôi: “Hãy
đi, vì Thầy sẽ sai anh đến với
các dân ngoại ở phương xa.”
(Cv 22, 17-21).
Saolô
đã làm theo lời Chúa phán cùng
ông. Mặc dầu, thời gian đầu Ngài
không được các kitô hữu chấp
nhận, họ phản đối Ngài ra mặt,
khi nghe ông rao giảng, đám đông
hét lên rằng: “Hãy
bứng khỏi mặt đất loại người
như thế! Nó không đáng sống!”
(Cv 22,22). Khi Ngài đến Giêrusalem để
tìm cách nhập đoàn với các
môn đệ “Nhưng mọi
người vẫn còn sợ, vì họ
không tin Ngài là một môn đệ”
(x. Cv 9,26). Nhưng dần dần Ngài đã
lấy được lòng tin của các
kitô hữu nhất là của các Tông
đồ. Ngài trở thành Tông đồ
loan báo Tin mừng cho dân ngoại.
Đó
là lý do Giáo hội mừng Ngài
với tước hiệu độc nhất mà
không thánh nào có, tước hiệu
“Trở lại”. Nhưng đó không
phải là lần duy nhất Thánh Phaolô
“Trở lại.” Sau khi đã “Trở
lại” thực sự, Thánh nhân còn
liên lỉ trở lại hằng giây, hằng
phút, hằng giờ, hằng ngày…trong
suốt cuộc đời của Ngài. Bởi
lẽ, như có lần Ngài nói: “sự
thiện tôi muốn thì tôi không
làm, nhưng sự ác tôi không muốn,
tôi lại cứ làm.”(Rm
7,19). Ngài còn khẳng định: “Tôi
thật là một người khốn nạn
! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân
xác phải chết này? Tạ ơn Thiên
Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta !” (Rm 7, 24).
Và
không chỉ Thánh Phaolô mới trở
lại nhưng có thể nói vị thánh
nào cũng đã được ơn trở
lại. Chẳng hạn, thánh Phêrô, vị
tông đồ trưởng, sau khi chối Chúa
ba lần, đã ăn năn khóc lóc
mỗi khi nghe tiếng gà gáy. Như Lêvi,
khi nghe tiếng Chúa gọi, ngài đã
từ bỏ nghề thu thuế để trở
thành Mathêu Tông đồ, tác giả
sách Tin mừng. Hầu hết các Thánh
Tông đồ khi mới theo Đức Giêsu
cũng đã có những tư tưởng
phàm tục: Tranh dành chức quyền “ai
lớn ai bé” trong nước
của Ngài; Khi dân làng Samari không
đón tiếp Đức Giêsu, Thánh
Giacôbê và Gioan đã thưa với
Thầy rằng: Thưa Thầy,
Thầy có muốn chúng con khiến lửa
từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó
không? (x. Lc 9,51-56). Rồi,
Maria Mađalêna là vị thánh đầu
tiên được vinh hạnh loan báo Tin
mừng Phục sinh, nhưng trước đó
Ngài là người đàn bà
“trắc nết.” Trong cựu ước,
vua Đavít là vị vua đã phạm
những tội ác như ngoại tình,
giết người…Thế mà sau này
ngài được gọi là vua thánh
Đavít, vì nhờ lời nhắc nhở
của tiên tri Nathan nên Ngài đã
trở lại. Lịch sử Giáo hội cũng
cho chúng ta biết có nhiều vị thánh
được ơn trở lại một cách
đặc biệt: Thánh Augustinô trở lại
nhờ lời cầu nguyện của Mẹ thánh
Monica; Thánh Inhatiô được ơn trở
lại nhờ đọc sách thiêng liêng;
chính Thánh Têrêxa Hài Đồng
Giêsu được coi là vị Thánh
không mắc bất cứ một tội trọng
nào, vậy mà trong cuốn nhật ký
một tâm hồn Ngài viết rằng:
“Chính đêm 25 tháng
12 năm 1886, con được lãnh nhận
hồng-ân thoát-ly tuổi trẻ, đúng
ra là ơn trở lại hoàn toàn.”
Đúng
như bài giảng trong thánh lễ sáng
thứ ba, ngày 19.01. 2016, tại nhà nguyện
thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã
khẳng định rằng: “Chẳng
vị thánh nào không có một quá
khứ, cũng chẳng tội nhân nào
không có một tương lai. Thiên Chúa
không bao giờ dừng lại ở dáng vẻ
bề ngoài mà luôn nhìn sâu vào
tận tâm tư cõi lòng của con
người.”
Các
vị thánh đã như thế, còn
chúng ta thì sao? Chắc chắn ai trong chúng
ta cũng đã có kinh nghiệm về sự
trở lại. Chúng ta cần trở lại vì
biết bao nhiêu lần chúng ta đã
lỗi lời thề ngày chúng ta lãnh
nhận Bí tích Rửa tội. Chúng ta
cần trở lại vì bao nhiêu lần
chúng ta lỗi lời thề hứa với
Chúa, với Giáo hội và anh chị
em mình. Những người chồng người
vợ cần phải trở lại vì những
lần lỗi lời thề hứa ngày lãnh
nhận Bí tích Hôi Phối. Các
linh mục, tu sĩ phải trở lại vì
đã lỗi lời khấn hứa nghèo
khó, vâng lời, khiết tịnh. Những
người cha người mẹ trong gia đình
phải trở lại vì không chu toàn
bổn phận sinh sản, giáo dục con cái
theo tinh thần của Chúa và của Giáo
hội. Những đứa con phải trở lại
vì không vâng lời cha mẹ, bất
hiếu với ông bà, không hòa
thuận với anh chị em. Những người
học trò phải trở lại vì không
chăm chỉ học hành, thậm chí còn
coi khinh những người thầy người
cô. Những người kitô hữu phải
trở lại vì không chu toàn bổn
phận đối với Chúa và Giáo
hội, nhất là bổn phận truyền
giáo. Những người tội lỗi như
“đứa con hoang đàng”
cần phải trở lại đã đành
mà những “người
anh cả” đang sống
trong gia đình, sống gần người cha
người mẹ cũng cần phải trở
lại vì đã nhiều lần quên
mất tình mẹ tình cha.
Đó
là chưa nói đến những người
đang thù ghét Giáo hội, đang dã
tâm phá Giáo hội, làm hại
người kitô hữu…họ cần phải
nhìn phải trở lại theo gương của
Thánh Phaolô.
Nói
tóm lại, ai trong chúng ta cũng cần
phải trở lại, cần cố gắng bắt
đầu lại mỗi ngày, nhất là
khi có sự sai lỗi với Chúa, với
Giáo hội và anh chị em. Ước gì,
chúng ta có được tâm tình
nội dung bài hát “xin
giữ con” của tác giả
Mi Trầm: “Nguyện xin Chúa
giúp con bắt đầu rồi lại bắt
đầu…”. Khi đã
trở lại, hãy bắt chước Thánh
Phaolô dấn thân không mệt mỏi để
phục vụ Chúa và Giáo hội, nhất
là dấn thân để chu toàn bổn
phận loan báo Tin mừng mà Đức
Giêsu mời gọi chúng ta trong bài Tin
mừng hôm nay: “Anh em hãy
đi khắp tứ phương thiên hạ,
loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ
tạo.” (Mc 16,15).
Lạy
Chúa, nhờ lời chuyển cầu của
Thánh Phaolô Trở lại, xin soi sáng
cho mỗi người chúng con biết can đảm
nhận ra tội lỗi của mình để
sám hối, trở lại với Chúa. Xin
cho mỗi chúng con biết “bắt đầu”
và “lại bắt đầu” mỗi
ngày trong suốt cuộc sống của chúng
con. Amen.
Lm.
Anthony Trung Thành
|