Suy
Niệm Chúa Nhật XXVI Thường Niên –
Năm A
Trong
xã hội chúng ta sống luôn tồn
tại hai hạng người: tốt và xấu.
Thông thường người ta đánh
giá kẻ tốt người xấu bằng
cái nhìn từ bên ngoài. Nhưng
thực tế, cái nhìn từ bên ngoài
thì hay sai lầm. Bởi vì, rất nhiều
người bề ngoài có vẻ tốt
lành, thánh thiện nhưng bên trong lại
có tâm địa xấu xa: “Bề
ngoài thớt thớt nói cười, trong
lòng nham hiểm giết người không
dao” (Truyện kiều) hoặc “Khẩu
phật, tâm xà” (Tục ngữ).
Ngược lại, có những người bề
ngoài xem ra xấu xa nhưng cái tâm bên
trong lại hết sức trong sáng, tốt
lành. Vì thế, người ta mới nói
“con người nhìn mặt, Thiên
Chúa nhìn lòng”(x. 1Sm 16,7). Hay nói
cách khác, chỉ có Thiên Chúa
mới biết chắc chắn ai là người
tốt và ai là kẻ xấu.
Đoạn
Tin mừng hôm, Đức Giêsu cho chúng
ta thấy thế nào là người con
tốt, thế nào là người con xấu?
Người
con tốt là người con làm theo ý
của cha mình chứ không phải bằng
lời nói suông. Chúng ta thấy hình
ảnh này nơi người con thứ nhất.
Lúc đầu nó chống lại lệnh
của Cha mình: “Thưa Cha, con không
đi”, nhưng sau đó nó hối
hận, nên nó thay đổi thái độ
và nó đi làm. Nó là người
con tốt. Người con này tượng trưng
cho dân ngoại: Tuy ban đầu họ từ
chối ơn cứu độ, nhưng nhờ lời
rao giảng của Đức Giêsu họ đã
tin theo. Người con này cũng tượng
trưng cho những người thu thuế, các
cô gái điếm và những kẻ
tội lỗi khác: Đây là hạng
người bị dân Do thái khinh miệt,
bị loại ra khỏi cộng đồng xã
hội, nhưng khi Đức Giêsu rao giảng,
họ đã lắng nghe, thành tâm sám
hối và tin nhận đi theo phục vụ
Đức Giêsu. Họ chính là những
người làm theo ý muốn của Thiên
Chúa.
Người
con xấu là người con không làm
theo ý cha mình mà chỉ bằng lời
nói suông. Chúng ta thấy hình ảnh
này nơi người con thứ hai. Lúc
đầu nó đã mau mắn vâng nghe
lời cha: “Thưa Cha, con đi,” nhưng
sau đó nó lại không đi làm.
Nó là người con xấu. Người
con này tượng trưng cho các Kỳ
mục và Thượng Tế: Họ thường
tự hào mình là dân riêng Chúa
chọn, là con cái Abraham, là những
người tuân giữ luật Môisê
một cách tỉ mỉ; họ mau mắn thưa
“xin vâng” nhưng trong thực tế
họ nói mà không làm; họ bắt
kẻ khác tuân giữ luật nhưng chính
họ lại không tuân giữ; họ chất
lên vai dân chúng những gánh nặng
mà chính họ lại không thể mang
nổi; họ “giống như mồ mả
tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp,
nhưng bên trong thì đầy xương
người chết và đủ mọi thứ
ô uế “(x. Mt 23,27). Đặc biệt,
khi Đức Giêsu đến, họ không
tin nhận và thực hành giáo huấn
của Ngài. Họ đúng là những
người nói một đàng làm một
nẻo. Họ là những người con xấu.
Như
vậy, để đánh giá một người
tốt hay xấu, người ta không dựa
vào lời nói suông mà dựa vào
hành động. Khi Đức Giêsu hỏi
những người Do thái: “Ai trong hai
người con đã làm theo ý cha
mình?” và chính họ đã
trả lời: “Người con thứ nhất”.
Vì thế, Đức Giêsu đã khẳng
định rằng những cô gái điếm
và những người thu thuế sẽ được
vào nước Thiên Chúa trước
các Kỳ mục và Thượng tế.
Vì sao? “Vì Gioan đã đến
với các ông trong đường công
chính, và các ông không tin ngài;
nhưng những người thu thuế và gái
điếm đã tin ngài. Còn các
ông, sau khi xem thấy điều đó, các
ông cũng không hối hận mà tin
ngài”(x. Mt 28, 31-32).
Tóm
lại, lời nói không quan trọng bằng
việc làm, người tốt hay xấu là
ở tại việc làm chứ không phải
ở lời nói suông. Nhưng thời gian
có thể giúp con người thay đổi:
Từ lời nói tới việc làm, từ
người xấu trở thành người
tốt, người tốt trở thành người
tốt hơn và ngược lại người
tốt cũng có thể trở thành người
xấu. Bài đọc I, tiên tri Êdêkiel
chứng minh cho chúng ta thấy điều đó:
Thứ nhất, kẻ tốt có thể trở
thành người xấu, đó là
“khi người công chính từ bỏ
lẽ công chính và phạm tội ác,
nó phải chết, chính vì tội ác
nó phạm mà nó phải chết”
(x. Ed 18,26). Thứ hai, kẻ xấu có thể
trở thành người tốt: đó là
“khi kẻ gian ác bỏ đàng gian
ác nó đã đi, và thực thi
công bình chính trực, nó sẽ
được sống. Nếu nó suy nghĩ và
từ bỏ mọi tội ác nó đã
phạm, nó sẽ sống chớ không phải
chết” (x. Ed 18,27-28).
Nhưng
khi thời gian chấp dứt, thì tốt –
xấu không thể thay đổi nữa. Đó
là thời gian chung thẩm, khi Con Người
ngự đến trong vinh quang để phán
xét kẻ sống và kẻ chết. Ngài
sẽ phân biệt kẻ dữ người
lành, tách biệt chiên với dê.
Lúc đó, người lành sẽ được
vào Thiên đàng hưởng hạnh
phúc muôn thuở, còn kẻ dữ phải
sa Hỏa ngục đời đời, ở đó
sẽ phải khóc lóc và nghiến
răng (x. Mt 25,31-46).
Chính
vì thế, chúng ta hãy quyết tâm
thực hành những điều sau đây:
Thứ
nhất, nếu nhận thấy mình đang ở
trong tình trạng tốt: Hãy cảm
tạ Chúa. Hãy giữ vững tình
trạng đó bằng cách gắn bó
với Chúa trong đời sống cầu
nguyện, lãnh nhận các Bí tích,
làm việc bác ái. Hãy cẩn thận
với các chước cám dỗ: Ma quỷ,
thế gian, xác thịt. Hãy nhớ lời
khuyên của Thánh Phaolô rằng: “Ai
tưởng mình đang đứng vững,
thì hãy coi chừng kẻo ngã”
(1Cr 10,12).
Thứ
hai, nếu nhận thấy mình đang ở
trong tình trạng tội lỗi, xấu xa:
Hãy khiêm tốn nhận ra tội lỗi
của mình, thống hối ăn năn, xưng
tội và quyết tâm thay đổi đời
sống để trở nên tốt hơn. Tin
mừng để lại cho chúng ta nhiều
mẫu gương đã biết thay đổi
đời sống từ xấu sang tốt, từ
tội lỗi trở thành thánh thiện:
Mathêu; Giakêu, Maria Mađalêna, người
phụ nữ ngoại tình, đứa con hoang
đàng và nhiều kẻ tội lỗi
khác.
Thứ
ba, nếu nhận thấy mình không tốt
cũng không xấu, nghĩa là có thái
độ sống đạo lưng chừng: Hãy
có gắng thay đổi thái độ
sống, vì thái độ sống đạo
lưng chừng này đã bị Lời
Chúa lên án: “Ta biết các
việc ngươi làm: ngươi chẳng
lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải
chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn
đi! Nhưng vì ngươi hâm hẩm
chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp
mửa ngươi ra khỏi miệng Ta” (x.
Kh 3,15). Tại sao Chúa lại ghét thái
độ sống đạo lưng chừng như
vậy? Vì sống đạo lưng chừng
là đi ngược lại với Tin mừng.
Chúa không chỉ muốn chúng ta tránh
xa tội lỗi, nhất là tội trọng mà
Ngài còn muốn chúng ta phải có
lòng kính mến Chúa hết lòng
hết sức trên hết mọi sự và
yêu tha nhân như chính mình.
Lạy
Chúa Giêsu, xin cho mỗi người chúng
con biết khiêm tốn nhận ra những sai
lỗi nơi mình để ăn năn thống
hối để trở nên người hoàn
thiện một ngày một hơn. Amen.
Lm.
Anthony Trung Thành
|