MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: đtc phanxicô: giáo lý gia đình và cộng đồng
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đtc Phanxicô - Giáo Lý Giáo Hội Cộng Đồng: Bài 9 - Thứ Tư 15/10/2014
Thứ Năm, Ngày 16 tháng 10-2014
"Giáo Hội là Dân Chúa đi theo Chúa Giêsu và ngày ngày dọn mình để gặp Người như cô dâu gặp phu quân của mình vậy"


ĐTC Phanxicô - Giáo Lý Giáo Hội Cộng Đồng: Bài 9 - Thứ Tư 15/10/2014


Anh Chị Em thân mến,


Hôm nay chúng ta cần tự hỏi mình rằng vậy thì cuối cùng Dân Chúa sẽ là gì? Mỗi người chúng ta sẽ trở thành những gì? Chúng ta cần phải mong đợi điều chi? Thánh Phaolô đã phấn khích Kitô hữu ở cộng đồng Thessalonica hãy tự hỏi mình những câu hỏi ấy, rồi ngài kết luận: "Vì thế chúng ta sẽ luôn ở với Chúa!" (4:17).

Nó biểu hiệu ở trong Sách Khải Huyền mà Thánh Gioan, tiếp tục cái trực giác của các vị tiên tri, đã diễn tả chiều kích vĩnh viễn cuối cùng đó là "tân Giêrusalem từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, được trang điểm như cô dâu sửa soạn nghênh đón phu quân của mình" (21:2). Đó là những gì chúng ta trông đợi! Và Giáo Hội là vậy đó: Giáo Hội là Dân Chúa đi theo Chúa Giêsu và ngày ngày dọn mình để gặp Người như cô dâu gặp phu quân của mình vậyĐó không phải chỉ là một kiểu nói mà sẽ là một cuộc hiệp hôn thực sự và thích đáng! Đúng thế, vì Chúa Kitô, khi làm người như chúng ta và làm cho tất cả chúng ta nên một với Người, với cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Người là Người thực sự đã kết hôn với chúng ta và biến chúng ta thành Thê Nương của NgườiĐiều này chính là việc hoàn trọn dự án hiệp thông và yêu thương được Thiên Chúa đan kết trong suốt giòng lịch sử

Tuy nhiên, còn một yếu tố khác khiến chúng ta cuối cùng phải chạm trán và mở lòng chúng ta ra, đó là trong Giáo Hội, Thê Nương của Chúa Kitô, như Thánh Gioan cho biết, hiển hiện một "tân Giêrusalem". Có nghĩa là Giáo Hội, ngoài thân phận là Thê Nương, còn được kêu gọi trở thành một Thành Đô, biểu hiệu tuyệt vời về việc chung sống và mối liên hệ loài người. Bởi thế, dễ thương biết bao khi có thể thấy được rằng, căn cứ vào một hình ảnh còn gợi ý hơn nữa, tất cả mọi dân tộc và mọi quốc gia cùng nhau qui tụ lại ở thành đô này, như ở một nơi cư ngụ, "nơi cư ng của Thiên Chúa" (21:3)! Và nơi cấu trúc hiển vinh này thì sẽ không còn bất cứ những gì là cô lập, gian tà và biệt phân - có tính chất xã hội, sắc tộc hay tôn giáo - nhưng tất cả chúng ta sẽ nên một trong Chúa Kitô. 

Trước viễn cảnh chưa từng thấy và tuyệt vời này lòng chúng ta không thể nào không cảm thấy hết sức hy vọng. Niềm hy vọng Kitô giáo không phải chỉ là một mong muốn, một ước muốn: đối với Kitô hữu thì hy vọng là niềm đợi trông, một thứ đợi trông nhiệt liệt thiết tha về việc hoàn trọn cuối cùng và vĩnh viễn của một mầu nhiệm, mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa là mầu nhiệm nhờ đó chúng ta được tái sinh và trong đó chúng ta đang sống động rồi. Và nó cũng là niềm trông đợi về một vị sắp đến đó là Chúa Kitô, Đấng biến Mình ngày ngày gần gũi với chúng ta hơn bao giờ hết, và là Đấng cuối cùng dẫn chúng ta đến tình trạng được trọn vẹn hiệp thông với Người và được bình an nơi Người. Vậy Giáo Hội có nhiệm vụ làm sao để giữ cho ngọn đèn hy vọng hiện hữu một cách sáng tỏ và tốt đẹp, nhờ đó nó có thể tiếp tục chiếu tỏa ra như một dấu hiệu chắc chắc của ơn cứu độ và có thể chiếu soi cho toàn thể nhân loại thấy con đường dẫn tới chỗ gặp được dung nhân nhân hậu của Thiên Chúa. 

Anh chị em thân mến, bởi thế điều chúng ta trông đợi đó là việc Chúa Giêsu trở lại! Thê Nương Giáo Hội đang đợi chờ phu quân của mình! Tuy nhiên, chúng ta cần phải tự vấn hết sức chân thành rằng: chúng ta có thực là thành phần chứng nhân sáng ngời và khả tín cho niềm hy vọng này hay chăng? Các cộng đồng của chúng ta vẫn đang sống theo dấu hiệu về niềm hy vọng Chúa Giêsu này và bằng niềm trông đợi nồng nàn việc Người lại đến hay chăng, hay các cộng động của chúng ta dường như mệt mỏi, tắc nghẹn bởi gánh nặng của lao nhọc và buông xuôi? Chúng ta còn có cả nguy cơ bị cạn kiệt dầu đức tin hay chăng? Chúng ta hãy cẩn thận coi chừng!

Chúng ta hãy kêu cầu Trinh Nữ Maria, Mẹ hy vọng và Nữ Vương Thiên Đình, để Mẹ gìn giữ chúng ta luôn có một thái độ lắng nghe và trông đợi, nhờ đó giờ đây chúng ta đã có thể thấm nhuần tình yêu của Chúa Kitô và một ngày kia được dự phần vào niềm vui khôn cùng trong mối hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa. 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo 

http://www.zenit.org/en/articles/full-text-of-pope-s-general-audience-catechesis-oct-15th

(nhan đề và những chi tiết in nghiêng mầu là do tự ý của người dịch)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đtc Phanxicô: Giáo Lý Giáo Hội Cộng Đồng - Bài 14 Thứ Tư 19/11/2014 (11/20/2014)
Đtc Phanxicô - Giáo Lý Giáo Hội Cộng Đồng - Bài 13 - Thứ Tư 12/11/2014 (11/13/2014)
Đtc Phanxicô: Giáo Lý Giáo Hội Cộng Đồng - Bài 11, --- Thứ Tư 29/10/2014 (10/30/2014)
Sứ Điệp Của Thượng Hội Đồng Ngoại Thường Về Gia Đình Gởi Cho Cộng Đoàn Dân Chúa Trên Thế Giới (10/25/2014)
Đtc Phanxicô - Giáo Lý Giáo Hội Cộng Đồng - Bài 10, --- Thứ Tư 22/10/2014 (10/23/2014)
Tin/Bài khác
Đtc Phanxicô: Giáo Lý Về Giáo Hội - Bài 8 - Thứ Tư 8/10/2014 (10/9/2014)
Đtc Phanxicô - Giáo Lý Về Giáo Hội - Bài 7, --- Thứ Tư 1/10/2014 (10/3/2014)
Đtc Phanxicô - Giáo Lý Về Giáo Hội - Bài 6 (9/19/2014)
Đtc Phanxicô - Giáo Lý Về Giáo Hội - Bài 5 - Thứ Tư 10/9/2014 (9/11/2014)
Đtc Phanxicô: Giáo Lý Về Giáo Hội Bài 4 Vai Trò Làm Mẹ Của Giáo Hội - Thứ Tư 3/9/2014 (9/4/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768