Google Search
Local Search
|
[Audio/YouTube] Thánh Thư/Tin Mừng/Suy Niệm Lời Chúa Trọn Tuần CN Năm A (Lm Cao Siêu, SJ)
|
|
|
|
Hành Hương Đất Thánh 2009 - (USA) Kẻ Đi Tìm (31/5/2009-12/6/2009)
Do cha Nguyễn tầm Thường Hướng Dẫn và Linh Hướng
|
|
Ngày lễ này lúc đầu được mừng bên Giáo Hội Đông Phương, kính nhớ ‘cuộc Gặp Gỡ.’ Vào thế kỷ VI, lễ này bắt đầu được mừng tại Tây Phương. Ở Roma, ngày lễ mang đậm sắc thái sám hối; ở Pháp thì tổ chức những cuộc rước nến và ban phép lành trọng thể, vì thế nhiều người gọi là ‘lễ Nến.’ Sự kiện dâng Chúa vào Đền Thánh khép lại thời gian kính nhớ cuộc giáng sinh, bằng sự kiện Đức Mẹ Đồng Trinh dâng Chúa vào Đền Thánh, cùng với lời tiên báo của cụ già Simeon. Từ đây các biến cố hướng về ngày Phục Sinh.
|
ĐỨC GIÊSU – ÁNH SÁNG SOI MUÔN DÂN
|
Cuối thế kỷ thứ IV, một phụ nữ tên là Etheria đi hành hương tới Giêrusalem. Bản ghi chép của bà được tìm thấy năm 1887,
|
Vào cuối thế kỷ thứ tư, một phụ nữ tên Etheria đã hành hương đến Giêrusalem. Cuốn hồi ký của bà, được khám phá vào năm 1887, thật bất ngờ đã đem lại một nét đại cương về sinh hoạt phụng vụ ở đây.
|
|
Cuối thế kỷ thứ IV, một phụ nữ tên là Etheria đi hành hương tới Giêrusalem. Bản ghi chép của bà được tìm thấy năm 1887, cho thấy một thoáng nhìn về đời sống phụng vụ hồi đó.
|
Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh - Trình bày: Quí Sơ Dòng Đa Minh
|
Chúa Giê-su là ánh sáng chiếu soi muôn dân - Lễ Nến
|
Lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giê-su trong đền thờ - Lễ Nến - Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|
Nhưng Giáo Hội Tây Phương mừng sinh nhật Ðức Giêsu vào ngày 25 tháng Mười Hai, do đó lễ Dâng Chúa Trong Ðền Thờ được dời sang ngày 2 tháng Hai -- 40 ngày sau Giáng Sinh.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Những ngày cuối năm xin mời nghe tâm tình.
Maria Con Cám Ơn Mẹ
|
|
|
|
|
|
Kính Chúc Quý Ân Nhân, Trợ Bút, và Độc Giả Năm Quý Mão 2023
Tràn Hồng Ân - Khỏe Mạnh - Vạn Sự May Lành
(BBT MeMaria.org, MeMaria.net, KinhMungMaria.com)
|
|
|
|
Mừng Xuân Năm Quý Mão Kính Chúc Quí Cha & Quí Vị AN KHANG & THỊNH VƯỢNG.
Trong tâm tình Tạ ơn Chúa xuân kính mời nghe "Lộc Chúa Trên Buôn Làng"
Phạm Trung
|
Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Mẹ Thiên Chúa
Nguồn: www.KinhMungMaria.com
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sao Sáng Đức Tin - Nhạc và Lời Trầm thiên Thu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Tóm Lược Tông Huấn Hân Hoan Nhẩy Mừng Của Đức Phanxicô – Phan #3 (tac Gia: Vũ Văn An)
|
|
Thứ Tư, Ngày 25 tháng 4-2018
|
Tóm Lược Tông Huấn Hân Hoan Nhẩy Mừng của Đức Phanxicô –
Phan #3
(Tac Gia: Vũ Văn An)
Chương 5 (§§158-201): Chiến Đấu Thiêng Liêng, Cảnh Giác, và Biện Phân
Tựa đề của chương này nhắc nhở chúng ta rằng khó
có thể đóng khung Đức Giáo Hoàng Phanxicô: "chiến đấu thiêng
liêng" nghe có vẻ lỗi thời và thậm chí
phản động nữa đối với một số người. Nhưng Đức Giáo
Hoàng Phanxicô không ngại nói rõ mục
đích của ngài khi viết như sau:
“Đời sống
Kitô hữu là một cuộc chiến
đấu liên tục.
Chúng ta cần sức mạnh và lòng can đảm để chống lại các
cám dỗ của ma
quỷ và để loan
báo Tin Mừng. Trận chiến đấu này
ngọt ngào, vì nó cho phép chúng ta hân hoan mỗi khi Chúa chiến thắng
trong đời sống của chúng ta” (§158).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục nói
rằng chúng ta "không chỉ đơn thuần đương đầu với một cuộc chiến
đấu chống lại thế giới và não trạng thế gian" hay "chống lại các
yếu đuối và
xu hướng của con
người chúng ta ... Mà còn là một cuộc chiến đấu liên
tục chống lại ma quỷ,
hoàng tử của sự ác" (§ 159). Và ma quỷ có thật:
"Do đó, chúng ta không nên nghĩ ma quỷ chỉ là một huyền thoại, một biểu tượng, một kiểu nói
ví von hoặc một ý niệm" (§161) (Ai đó nên gửi phần này
cho Eugenio Scalfari).
Đời sống
thiêng liêng đòi sự cảnh
giác và giữ cho "các ngọn đèn của ta
tiếp tục thắp sáng" (§164). Tiến bộ trong
đời sống
thiêng liêng không bảo đảm
để ta thoát khỏi cạm bẫy của ma quỷ. Thật vậy,
"sự sa đọa
thiêng liêng" của những người như vậy còn "tệ hơn sự sa
ngã của người tội lỗi, vì
đây là một hình thức mù
lòa hoàn toàn làm người ta thoải mái
và tự mãn" (§165). Dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô không liên kết, nhưng người ta có quyền nghĩ
rằng hai chủ nghĩa
Ngộ Đạo và
Pêlagiô nói ở Chương 2 phát xuất từ sự sa
đọa này.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc chương này bằng
cách đưa ra một câu hỏi, mà câu
trả lời vốn là chủ
đề yêu thích của
ngài. Câu hỏi là: "Làm thế nào chúng ta có thể biết
được điều gì
đó xuất phát từ Chúa
Thánh Thần chứ không
xuất phát từ tinh
thần thế gian
hay tinh thần ma quỷ?"
Câu trả lời là:
biện phân.
Dĩ nhiên, biện phân đã ở tuyến
đầu trong nhiều cuộc thảo luận về triều giáo hoàng này. Tại gốc rễ là câu hỏi liệu "một số mới mẻ nào đó ... là rượu mới do
Thiên Chúa mang tới hay chỉ là ảo tưởng do
tinh thần thế gian
này hay tinh thần ma quỷ tạo ra". Nhưng, Đức
Phanxicô nhấn mạnh rằng không những việc chọn các
đường hướng mới đòi phải có sự biện
phân, mà cả việc giữ vững
đường đi nữa
"Ở những thời điểm
khác, điều ngược lại có thể xảy ra, khi các lực lượng của sự ác
xui khiến ta đừng
thay đổi, cứ
để sự việc như chúng hiện là, nhất quyết đề kháng
một cách cứng nhắc đối với sự thay
đổi." Đức Phanxicô lên tiếng chống lại "tính cứng ngắc"
mà ngài nói thường bác bỏ,
không chịu xem xét sự thay
đổi cần thiết trong các kỷ luật của Giáo
hội. Ngài nói: những người như vậy
"ngăn chặn việc làm
của Chúa Thánh Thần". Nhưng "chúng ta tự do, nhờ sự tự do của Chúa Kitô" (§168).
Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết, sự biện phân nên được thực hiện trong những vấn đề cả lớn lẫn nhỏ. Những người theo
dõi triều giáo hoàng này hẳn sẽ lưu ý điều này:
ngài mượn dịp này
để lén đưa vào một câu
nói rất ưa thích của mình trong chú thích: "Non coerceri
a maximo, conteneri tamen a minimo divinum est” (" Thần thánh thực sự thì không bị giới hạn bởi điều lớn nhất, nhưng cũng không bị chứa
trong điều nhỏ nhất”).
Sự biện phân
"không phải chỉ là
trí thông minh hoặc sự hiểu biết
thông thường. Nó là một hồng phúc" do Chúa Thánh Thần ban cho (§166). Thật vậy, dù
"sự biện phân
thiêng liêng không loại trừ những cái nhìn sâu sắc hiện
sinh, tâm lý học, xã hội học hay luân lý học ... nó vượt trên chúng." Xa hơn chút nữa,
ngài viết:
“Các tiêu chuẩn vững
vàng của Giáo Hội cũng
không đủ. Chúng ta nên luôn nhớ rằng sự biện phân
là một ơn thánh. Cho dù nó có bao gồm lý
trí và khôn ngoan, nhưng
nó vượt xa chúng, vì nó cố gắng thoáng
nhìn thấy kế hoạch bí ẩn và
độc đáo mà Thiên Chúa vốn dành cho mỗi người chúng ta, một kế hoạch nhận được khuôn hình của nó giữa rất nhiều tình
huống và hạn chế khác nhau (§170).
Ở đây, chúng ta lại thấy
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang đối thoại với những người nghĩ rằng
giáo huấn của ngài
về sự biện phân không lưu ý đủ tới sức mạnh quy chuẩn
trong giáo huấn của Giáo
Hội.
Hơn nữa, "vấn
đề không phải là
khám phá những gì chúng ta có thể rút ra từ cuộc sống
này, mà là nhận ra việc làm cách
nào chúng ta có thể hoàn thành tốt hơn sứ mệnh đã được trao phó cho chúng ta lúc chịu Phép Rửa"
(§174). Thật vậy, dù
chỉ được minh
nhiên nhắc đến hai
lần, Phép Rửa là một chủ
đề bàng bạc
trong văn kiện này: "Hãy để ân sủng
Phép Rửa của anh
em sinh hoa trái trên con đường
thánh thiện" (§15). Nếu đây là một thông điệp về ơn gọi nên
thánh, thì Phép Rửa hẳn còn
có thể nổi bật hơn nữa trong văn kiện này.
Cuối cùng, những người thông thạo linh
đạo Thánh Inhaxiô hẳn sẽ
đánh giá cao lời khuyên của
Đức Giáo Hoàng Phanxicô khuyên ta cầu nguyện
"trong lúc đối thoại với Chúa, hàng ngày thành thực “xét mình" (§169). Việc xét mình như vậy có
thể vô ích nếu
không phải là một biện phân các thần khí,
và việc biện phân
sẽ không hoàn chỉnh nếu
không phải là một thái
độ cầu nguyện liên lỉ
được việc xét
mình cổ vũ.
Kết luận
(§§176-177) với Kinh Kính Mừng
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận bằng cách xin Mẹ Maria
cầu bầu
để giúp mọi người chúng ta cùng Chúa Giêsu bước tới sự thánh thiện. Mẹ Maria là gương mẫu của sự thánh
thiện đó: "Mẹ đã sống Các
Mối Phúc của Chúa
Giêsu hơn mọi người
khác". Gương
sáng của Mẹ là gương sáng về niềm vui, sự biện phân, đau khổ và trung thành: Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẩn thiết kêu
gọi "Mẹ Maria
là đấng thánh của các
thánh, được diễm phúc
hơn mọi người
khác. Nếu chúng ta theo gương của Mẹ, chúng ta sẽ
được dự phần vào hạnh
phúc mà thế gian sẽ không
thể lấy mất khỏi
chúng ta".
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|