Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô - Vấn Đáp Về Chuyến Tông Du 5-12/7/2015
Thứ Ba, Ngày 14 tháng 7-2015
Đức Thánh Cha Phanxicô - Vấn Đáp về Chuyến Tông Du 

5-12/7/2015





Xin cám ơn ngài về việc ngài nâng cấp đền thánh Đức Mẹ Caacupé thành cấp đền thờ, thế nhưng dân chúng Paraguay vẫn tự hỏi tại sao chúng tôi chưa có một vị hồng y nào?


Này nhé, vấn đề không có được một vị hồng y thì đâu phải là những gì tội lỗi. Hầu hết các xứ sở trên thế giới đều không có hồng y. Đa số là thế. Về quốc tịch của các vị hồng y, tôi không nhớ là bao nhiêu, thế nhưng các vị chỉ là thiểu số so với toàn thể. Đúng thế, cho đến nay Paraguay chưa bao giờ có được 1 vị hồng y, thế nhưng tôi không thể nào cho bạn biết lý do. Đôi khi để thực hiện một cuộc thẩm định thì cần phải cứu xét từng hồ sơ một về con người, về đặc sủng nhất là của vị hồng y là vị cần phải làm cố vấn và trợ giúp giáo hoàng trong việc quản trị Giáo Hội hoàn vũ. Vị hồng y ấy, nếu thuộc về một Giáo Hội riêng, cần phải nhập vào Giáo Hội ở Rôma, và cần có một nhãn giới phổ quát. Điều này không có nghĩa là chẳng có một vị giám mục nào ở Paraguay được như vậy. Thế nhưng bao giờ cũng cần chọn lựa cho đủ số, không thể nào vượt quá gii hạn 120 vị còn hợp lễ bầu giáo hoàng. Bolivia có 2 vị. Uruguay cũng có 2 vị. Một số quốc gia Trung Mỹ Châu chưa bao giờ có vị nào. Thế nhưng đó không phải là những gì tội lỗi mà tùy thuộc vào các hoàn cảnh và dân chúng, dù sao vẫn không có nghĩa là các vị giám mục ở Paraguay không xứng đáng. Có một số vị giám mục đã làm nên lịch sử ở Paraguay. Paraguay có đáng được một vị hồng y hay chăng? Nhìn vào Giáo Hội ở Paraguay tôi có thể nói là Giáo Hội này chẳng những xứng đáng có 1 vị mà còn 2 vị nữa là đàng khác. Đây là một Giáo Hội sinh động, một Giáo Hội hân hoan, một Giáo Hội chiến đấu bằng một lịch sử vinh quang. 


Ngài có nghĩ rằng cho tới nay nhân dân Bolivia có chủ quyền qua lại biển khơi khôngNếu Chí Lợi và Bolivia xin ngài làm môi giới thì ngài có chấp nhận hay chăng?

Vấn đề môi giới là một vấn đề rất tế nhị. Nó chỉ là bước đường cuối cùng mà thôi. Á Căn Đình đã có kinh nghiệm này với Chí Lợi rồi, và đó là một trường hợp rất gay go để chấm dứt chiến tranh. Nó được giải quyết rất tốt đẹp vì Tòa Thánh đã nhận được công việc này theo chiều hướng lợi ích của Đức Gioan Phaolô II cũng như theo chiều hướng tự nguyện của hai xứ sở liên hệ. Thế nhưng, đó chỉ là giải pháp cuối cùng. Còn có các nhân vật ngoại giao khác có thể giúp. Hiện nay tôi cần phải rất trân trọng vì Bolivia đã khiếu nại với tòa án quốc tế. Bởi vậy, nếu bây giờ tôi bày tỏ nhận định của tôi, với tư cách là một thủ lãnh quốc gia, nhận định của tôi có thể được cho rằng tôi đang cố gắng pha mình vào chủ quyền của một nước khác. Tôi tôn trọng quyết định của nhân dân Bolivia trong việc khiếu nại này. Tôi được cho biết rằng khi tổng thống Chí Lợi là Lagos còn đang tại chức, họ đã gần giải quyết được vấn đề, Đức Hồng Y Errazuriz đã nói với tôi như thế. Trong Vương Cung Thánh Đường ở Bolivia, tôi tỏ ra rất tinh tế về vấn đề này, vì biết rằng họ đã khiếu nại lên tòa án quốc tế. Anh chị em cần phải dấn thân đối thoại, các dân tộc Mỹ Châu Latinh cần phải dấn thân đối thoại, để kiến tạo nên một Đại Quê Hương, việc đối thoại là những gì cần thiết. Nói đến đy tôi đã dừng lại trong chốc lát mà rằng: "tôi đang nghĩ đến vấn đề biển cả", rồi tôi tiếp tục: Đó là những gì cần "đối thoại và đối thoại hơn nữa". Tôi tôn trọng tình hình hiện nay. Chúng ta cần chờ tòa án quốc tế phân xử. Bao giờ công lý cũng có cơ cấu nền tảng khi xẩy ra các thay đổi về lãnh giới sau trận chiến. Không phải là bất chính khi bày tỏ niềm ước vọng này. Tôi nhớ lại năm 1961, năm triết học đầu tiên của tôi, tôi được trình bày cho thấy một văn kiện về Bolivia - tôi nghĩ rằng nó được gọi là "Bản Mười Sao" - một văn kiện cho thấy từng khu vực trong 9 khu vực của quốc gia này, với biển khơi là khu vực thứ 10 mà chẳng có một dẫn giải kèm theo nào. Bởi vậy trước hết cần phải đối thoại, phải thực hiện việc thương thảo lành mạnh. 


Ecuador đã bị bất ổn trước viếng thăm của ngài, và sau khi ngài rời khỏi xứ sở này thì thành phần đối phương của chính quyền lại xuống đường. Hình như có một ý đồ gì đó muốn sử dụng việc hiện diện của ngài ở Ecuador cho lý do chính trị, nhất là với câu nói của ngài: "nhân dân Ecuador đã đứng lên cho phẩm vị". Ngài có thiện cảm với dự phóng chính trị của Correa hay chăng? Ngài có tin rằng những lời khuyên nhủ ngài gửi gấm Ecuador sẽ giúp vào việc xây dựng nền dân chủ hay chăng?

Dĩ nhiên, tôi biết có những vấn đề chính trị và tranh đấu trước chuyến viếng thăm. Tôi đã nhận thức được những điều ấy. Tôi không biết tất cả mọi chi tiết về chính trị ở Ecuador. Thật là bất khôn nếu tôi đưa ra ý kiến của tôi. Tôi được cho biết là đã có một cuộc tạm ngưng đối đầu trong chuyến viếng thăm của tôi, khiến tôi phải ngỏ lời cám ơn về cử chỉ của một dân tộc biết đứng lên, biết tôn trọng chuyến viếng thăm của một vị Giáo Hoàng. Tôi muốn nói đến một tâm thức bao rộng hơn của nhân dân Ecuador là những gì đã từng tỏ ra can trường. Đã xẩy ra một cuộc chiến tranh với nước Peru trước đây không lâu, bởi thế mới có lịch sử về một trận chiến. Từ trận chiến tranh đó mới có được một nhận thức mãnh liệt hơn về tính chất đa dạng chủng tộc, và nhận thức này mang lại phẩm vị. Bởi thế Ecuador không phải là một quốc gia sa thải, bởi vậy cụm từ tôi nói ám chỉ đến nhân dân như là một khối chung cũng như đến phẩm vị của nó. Sau cuộc chiến biên giới, Ecuador đã đứng lên và phục hồi nhận thức về tính chất đa dạng của nó cùng với sự phong phú của tính chất đa dạng này, bởi thế cụm từ này không thể nào bị gán ghép vào một trường hợp cụ thể. Cụm từ này được cả đôi bên khai thác. Một cụm từ có thể bị khai thác. Việc diễn giải của một bản văn là những gì rất quan trọng theo chiều hướng làm việc của anh chị em: Một bản văn không thể nào chỉ được giải thích bằng một câu văn, mà bằng việc dẫn giải về nó. Có những cụm từ là yếu tố chính cho việc dẫn giải ấy, còn những cụm từ khác thì không, những cụm từ được nói "váo lúc bấy giờ". Hay nếu chúng ta đang nói về quá khứ, chúng ta cần giải thích một biến cố trong quá khứ bằng những dẫn giải về thời điểm của nó. Chẳng hạn những cuôc viễn chinh thánh giá: chúng ta hãy giải thích các cuộc viễn chinh thánh giá này theo bối cảnh của thời điểm bấy giờ. Tôi không muốn đóng vai trò là một thày dạy mà chỉ cố ý giúp bạn mà thôi. 


Trong bài nói với phong trào quần chung (the popular movement), ngài đã nói về nạn tân thực dân, về việc tôn thờ tiền bạc và về sự áp đặt khắc khổ bắt dân chúng phải thắt lưng buộc bụng. Ở Âu Châu chẳng hạn, Hy Lạp đang có nguy cơ rời bỏ Khối sử dụng đồng tiền Chung Âu Châu. Ngài nghĩ sao về trình trạng này?


Trước hết, tại sao lại tôi lại can thiệp vào hội nghị của các phong trào quần chúng này? Đây là lần hội nghị thứ hai. Hội nghị lần đầu được tổ chức ở Vatican, trong sảnh đường thượng nghị cũ. Đó là những gì Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình tổ chức, nhưng tôi cảm thấy gần gũi với nó, vì đó là một hiện tượng liên quan đến toàn thế giới, thậm chí với cả Miền Đông, Phi Luật Tân, Ấn Độ và Thái Lan. Đó là những phong trào qui tụ lại không phải để chống đối mà là để tiến lên nhờ đó mới có thể sống, và chúng là những phong trào mạnh mẽ. Những con người này, và có nhiều, nhiều người trong họ cảm thấy họ không được các nghiệp đoàn đại diện, vì họ nói rằng các nghiệp đoàn đã trở thành một hiệp hội và không tranh đấu - tôi đang giản lược hóa một chút - thế nhưng tư tưởng mà nhiều người có đó là các nghiệp đoàn không tranh đấu cho quyền lợi của thành phần nghèo khổ nhất. Giáo Hội không thể làm ngơ. Giáo Hội có giáo huấn về xã hội và dấn thân đối thoại với các phong trào này. Các bạn đã thấy lòng nhiệt thành đã đồng hành với cảm thức là Giáo Hội không xa cách và giúp chúng ta tranh đấu. Không phải Giáo Hội chấp nhận tình trạng hỗn loạn. Không, họ không phải là thành phần làm loạn. Họ làm việc, thậm chí làm những công việc liên hệ với rác rưới và những thứ thặng dư. Về trường hợp Hy Lạp và hệ thống tổ chức quốc tế, tôi rất kỵ với bất cứ những gì liên quan đến kinh tế, vì cha của tôi là một kế toán viên và ông không hoàn thành công việc của ông ở sở thì ông mang về nhà làm cả Thứ Bảy lẫn Chúa Nhật. Tôi thực sự không hiểu được tất cả mọi sự thực hiện ra sao. Chắc hẳn là quá dễ dàng khi nói rằng chỉ một bên có lỗi. Các chính quyền Hy Lạp trong trường hợp này gánh vác món nợ quốc tế đã tỏ ra có trách nhiệm một phần nào. Với tân chính quyền Hy Lạp, một tiến trình kiểm điểm đã bắt đầu công bình hơn một chút... Tôi hy vọng rằng họ tìm được đường lối giải quyết vấn đề Hy Lạp cũng như đường lối cần phải coi chừng để vấn đề tương tự sẽ không tái diễn ở các xứ sở khác. Tôi hy vọng điều này sẽ giúp chúng ta tiến lên vì đường lối nợ nần đó là những gì chẳng bao giờ cùng. Khoảng chừng 1 năm rưỡi trước đây, họ đã nói với tôi một điều - mà tôi không biết có đúng hay chăng - về một dự phóng ở Liên Hiệp Quốc, theo đó một quốc gia có thể tự khai phá sản mà không giống như kiểu vỡ nợ. Tôi không biết kết quả ra sao, tôi chỉ sử dụng nó để minh họa điều tôi đã nghe. Nếu một công ty có thể khai phá sản thì tại sao một quốc gia lại không làm như thế được chứ, nhờ được giúp đỡ? Thế rồi có cả vấn đề về những thứ tân thực dân nữa. Tất cả về vấn đề giá trị. Tình trạng thực dân hóa về chủ nghĩa hưởng thụ. Thói chủ nghĩa hưởng thụ là một sản phẩm của chủ nghĩa thực dân hóa. Nó đưa đến một thói quen không phải là của các bạn và gây ra tình trạng mất thăng bằng nơi phẩm tính cá nhân cùng sức khỏe thể lý cũng như tinh thần của họ, đó chỉ là một thí dụ. 



Một trong những sứ điệp mãnh liệt nhất trong chuyến viếng thăm này của ngài đó là ngài nói rằng nền kinh tế hiện nay thường đặt lợi lộc lên trên tất cả mọi sự khác. Hoa Kỳ coi câu nói này như là một lời phê phán chống lại lối sống của họ: Ngài có cần phải nói gì về nhận định này hay chăng


Những gì tôi nói chẳng có gì là mới mẻ, cụm từ ấy không phải là những gì mới. Tôi đã nói rằng "nền kinh tế này sát hại" trong Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm cũng như trong Thông Điệp Lausato Sii. Tôi đã nghe thấy có một số bình phẩm ở Hoa Kỳ. Tôi không có giờ để tìm hiểu kỹ những điều ấy, nhưng hết mọi lời phê phán đều cần phải đón nhận, cứu xét và rồi sau đó tiến đến chỗ đối thoại. Các bạn hỏi tôi nghĩ gì. Vì tôi không bàn luận với những ai bày tỏ những lời bình phẩm ấy, nên tôi không có quyền đưa ra ý kiến. Vậy tôi sẽ viếng thăm Hoa Kỳ nên tôi cần phải bắt đầu thực hiện việc tìm hiểu. Cho đến nay tôi mới đọc các hồ sơ về 3 xứ sở Mỹ Châu Latinh mỹ miều này. Giờ đây tôi cần phải nghiên cứu về Cuba và về Hoa Kỳ. 



Ngài cảm thấy ra sao khi Tổng Thống Marales tặng cho ngài cây thập tự giá kèm theo cái búa và cái đe? Kết cục đã xẩy ra như thế nào?


Tôi đã thắc mắc, tôi không biết Cha Espinal là một điêu khắc gia và cũng là một thi sĩ. Tôi đã biết về nó trong mấy ngày vừa rồi, tôi đã thấy nó và tôi cảm thấy bỡ ngỡ. Nó có thể được loại vào một hình thức nghệ thuật phản kháng. Ở Buenos Aires mấy năm trước đây đã có một cuộc triển lãm về các tác phẩm của một điêu khắc gia tài giỏi, một người Á Căn Đình có óc sáng tạo đã chết. Đó là một thứ nghệ thuật phản kháng, và tôi nhớ có một bức cho thấy Chúa Kitô tử giá ở trên một chiếc máy bay thả bom rơi xuống: một phê phán chống lại Kitô giáo vì Kitô giáo liên minh với chủ nghĩa đế quốc. Tôi liệt nó vào thứ nghệ thuật phản kháng, mà ở vào một số trường hợp nó có thể bị coi là những gì xúc phạm. Cha Espinal đã bị sát hại vào năm 1980. Đó là thời điểm Thần Học Giải Phóng có nhiều chi nhánh. Một trong những chi nhánh này đã sử dụng phân tích của Mác-xít về thực tại và Cha Espinal chấp nhận những tư tưởng ấy. Tôi biết điều ấy là vì vào năm đó tôi là viện trưởng khoa thần học và chúng tôi đã nói nhiều về nó. Trong cùng năm này, Cha Arrupe là bề trên Tổng Quyền của Dòng Tên đã gửi một bức thư cho tu sĩ dòng này, yêu cầu họ ngưng việc phân tích về thực tại của Mác-xít, và 4 năm sau, vào năm 1984, Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin đã ban hành văn kiện đầu tiên có tính cách bình luận, và văn kiện thứ hai bao gồm những quan điểm của Kitô giáo hơn. Cha Espinal là một trong những người nhiệt liệt với những phân tích này của Mác-xít và ngài đã chế ra bức tượng này. Thi ca của ngài cũng thuộc về thứ loại ấy. Đó là đời sống của ngài, là đường lối suy tư của ngài. Ngài là một con người đặc biệt đầy những biệt tài nhân bản, một con người thành tâm. Chúng ta cứ cho là như thế đi: Tôi hiểu được bức tượng ấy và tôi đã không cảm thấy bị xúc phạm. Tôi mang nó theo với tôi, vì tôi nghĩ về nó như là những gì từ dân chúng. Tôi đã cầu nguyện và nghĩ rằng tôi nên lưu chúng lại với Đức Mẹ Copacabana, để chúng gửi về đền thánh này. Còn tượng Chúa Kitô bằng gỗ thì tôi đã mang theo với tôi. 



Trong bài giảng của ngài ở Guayaquil, ngài đã xin dân chúng hãy cầu nguyện để Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới tới đây có được những giải đáp cho các vấn đề của gia đình đang còn phải đương đầu, và để Thiên Chúa biến những gì gây gương mù cho chúng ta và đối với chúng ta như là những gì ô uế trở thành một phép lạ. Ngài có một trường hợp nào đặc biệt và cụ thể trong trí khôn khi ngài nói về điều này hay chăng? 



Cả ở đây nữa, tôi sẽ thực hiện một số dẫn giải về bản văn. Tôi đã cố ý nói đến phép lạ của thứ rượu ngon. Tôi nói rằng những chum nước đã được đổ đầy, thế nhưng chúng đã từng được sử dụng vào việc thanh tẩy. Hết mọi người tham dự tiệc cưới này đều thực hiện việc thanh tẩy của mình và lưu lại cái bẩn thỉu thiêng liêng của họ. Đó là một nghi thức thanh tẩy trước khi tiến vào một ngôi nhà hay đền thờ. Hiện nay chúng ta có điều này ở nơi nước thánh.... Chúa Giêsu biến nước bẩn, nước bẩn nhất, thành thứ rượu hảo hạng. Nhận định này tôi muốn bày tỏ là như thế này: Gia đình đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng, như tất cả chúng ta đều biết. Điều này là những gì hiển nhiên ở trong bản văn làm việc - instrumentum laboris (của Thượng Nghị Giám Mục Thế Giới tới đây). Tôi muốn nói đến tất cả những điều nàyĐó là Chúa sẽ thanh tẩy chúng ta khỏi tất cả những gì đang xuất hiện từ các cuộc khủng hoảng này, là Ngài sẽ làm cho chúng ta trở thành con người tốt đẹp hơn và chúng ta tiến bước. Tất cả những trường hợp đặc biệt đều được đề cập đến trong bản văn làm việc này. 

 


Vì thấy được vai trò môi giới tốt đẹp biết bao giữa Cuba và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mà có thể nào xẩy ra một trường hợp tương tự giữa các xứ sở khác ở Mỹ Châu Latinh hay chăng?Tôi đang nghĩ đến Colombia và Venezuela.


Tiến trình xẩy ra giữa Cuba và Hoa Kỳ không phải là một thứ môi giới, nó không có đặc tính của một việc môi giới. Cả hai bên đều đã bày tỏ ước vọng. Thành thực mà nói thì 3 tháng đã trôi qua: Tất cả những gì tôi đã làm đó là cầu nguyện về vấn đề này. Người ta còn có thể làm gì khác nếu tình hình giữa họ vốn là như thế 50 năm qua chứ? Thế rồi. Chúa khiến cho tôi nghĩ đến một vị hồng y, vị đã đến đó để nói chuyện. Sau đó tôi chẳng nghe thấy gì nữa mấy tháng trời cho đến một ngày kia, vị Quốc Vụ Khanh đã nói với tôi rằng: "ngày mai, chúng ta sẽ có một cuộc gặp gỡ thứ hai với hai phái đoàn. Tôi hỏi 'Sao lại thế?' 'Đúng vậy, đúng vậy, họ đang nói chuyện với nhau!' Rồi các sự việc tiếp tục xẩy ra. Không có vấn đề môi giới. Đó là thiện chí của hai xứ sở, và họ có công làm điều ấy. Chúng tôi đâu có làm gì mấy, chỉ một ít điều nho nhỏ vậy thôi. Thế rồi việc loan báo đã xẩy ra vào giữa Tháng 12. Ngoài ra thực sự chẳng có gì nữa để nói. Hiện nay tôi đang quan tâm về tiến trình hòa bình ở Colombia và hy vọng rằng nó sẽ tiếp tục. Chúng tôi bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ và có rất nhiều cách để giúp. Thật là một điều kinh hoàng nếu nó không tiếp tục. Ở Venezuela, Hội Đồng Giám Mục đang hoạt động cho hòa bình ở đó nhưng không có vấn đề môi giới nào hết. Về vấn để thỏa hiệp giữa Hoa Kỳ và Cuba ... chính là Chúa, nó được tình cờ bắt đầu và các sự việc nối tiếp từ đó. Ở trường hợp của Colombia, chúng ta cần phải cầu nguyện cho tiến trình này đừng bị khựng lại, 50 năm liên tục và sau khi có rất nhiều người đã bị mất mạng. 



Đâu là cái bí mật cho sinh lực ngài có được, một sinh lực mà mọi người đã nhận thấy trong tuần lễ vừa qua?

 

Ngài đã sử dụng loại thuốc gì phải không? Đó mới thực sự là câu hỏi. Trà Maté đã giúp tôi, thế nhưng tôi không thử những thứ lá coca, tôi muốn minh bạch hóa vấn đề!



Trong thời gian của chuyến viếng thăm này, chúng tôi đã nghe thấy nhiều sứ điệp rất mạnh mẽ giành cho người nghèo và cũng nhiều sứ điệp mạnh mẹ và đôi khi cứng cỏi ngỏ cùng thành phần giầu sang và quyền thế. Nhưng chúng tôi nghe rất ít sứ điệp được ngỏ cùng thành phần trung lưu, thành phần làm việc trả thuế, thành phần dân chúng bình thường. Tại sao lại có ít sứ điệp như vậy ngỏ cùng thành phần trung lưu? Và sứ điệp nào là sứ điệp giành cho họ? 


Xin đa tạ, đó là một chỉnh đốn tốt đẹp. Bạn nói đúng đấy, đó là lỗi tại tôi. Tôi sẽ thực hiện một nhận định nhưng không phải để biện minh cho bản thân mình. Tôi cần nghĩ về nó một chút. Thế giới này đang bị phân cực, hạng trung lưu đang bị co cụm lại và có một lỗ hổng lớn giữa giầu nghèo. Tại sao tôi nói về người nghèo? Vì họ ở ngay tâm điểm của Phúc Âm. Và tôi bao giờ cũng nói về họ từ tâm điểm của Phúc Âm, chứ không theo góc cạnh xã hội học. Về thành phần trung lưu, tôi cũng đã nói một số lời thế nhưng chỉ mới chút xíu. Thành phần bình thường, thành phần giản dị, những công nhân có một giá trị lớn lao. Tôi nghĩ bạn đang nói với tôi về một điều tôi cần phải làm. Xin cám ơn việc giúp đỡ của bạn. 

 


(bài phỏng vấn trên đây đang được cập nhật hóa và chưa trọn vẹn)

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL


http://vaticaninsider.lastampa.it/en/the-vatican/detail/articolo/francesco-sudamerica-42350/

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về