MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tác giả và tác phẩm :: lm hoàng minh tuấn, cssr
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bí Tích Thánh Thể Là Một Phép Lạ?
Thứ Ba, Ngày 31 tháng 1-2023
BÍ TÍCH THÁNH THỂ LÀ MỘT PHÉP LẠ?

Khi nói: “Bí Tích Thánh Thể” là nói cách chung, thực tế Hội Thánh bày ra thành nhiều hình thức để chúng ta kính tin tôn thờ:

Là Bí Tích Thánh Thể:

1) khi linh mục đọc lời truyền phép làm Mình Máu Chúa hiện diện trên bàn thờ, tái diễn tế hiến xưa trên thập giá;

2) hay khi Chúa Giêsu ngự trong Nhà chầu để chúng ta đến kính viếng;

3) hay khi trưng bày Mình Thánh trong mặt nhật hào quang cho chúng ta đến thờ lạy;

4) cũng như khi đem đi rước kiệu ngày lễ trọng kính Mình Thánh Máu Thánh Chúa hằng năm.

Khi nói đến Phép Thánh Thể, vì có chữ “phép” nên ta nghĩ ngay đó là một phép lạ Chúa làm và chúng ta dùng một thành ngữ “Chúa lập Phép Thánh Thể” để diễn tả phép lạ ấy. Nghĩa là Chúa dùng quyền phép làm cho bánh rượu hóa thành Mình Máu Chúa.

Vấn đề không đơn giản như thế! Vì nếu đó chỉ là một phép lạ thì quả là một chuyện quá dễ đối với Chúa là Đấng quyền phép vô biên ! Chẳng phải Chúa đã làm bao nhiêu phép lạ khác đấy ư : chữa lành những kẻ mù, què, câm điếc, quát một tiếng là sóng gió phải yên lặng, phán một lời là Ladarô chết chôn đã bốn ngày sống lại… !

Nhưng đáng tiếc là chỉ vì hiểu cách sơ sài việc lập Phép Thánh Thể như làm một phép lạ, nên chúng ta không thấy sự cao cả của phép Thánh Thể, cũng vì thế không trân trọng quí mến cho đủ. Giá chúng ta thử đặt câu hỏi như thế này thì mọi sự sẽ trở nên khác:

Nếu Thánh Thể là Thịt và Máu Chúa được làm hiện diện trên bàn thờ thì:

Thịt Máu Chúa bởi đâu mà có ?

Có người mau miệng trả lời: “Do bởi linh mục đọc lời truyền phép Chúa dạy làm”. Không sai. Lời ấy chính là “lời truyền phép” Chúa Giêsu nói trên bánh rượu, mà Chúa dạy linh mục lặp lại:

 26 Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói : “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy”... “hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” (Mt 26.26 và Lc 22.19)

Vậy mà chữ “truyền phép” lại là một chữ gây ra hiểu lầm! Sao vậy? Chữ truyền phép là một chữ tóm tắt một quá trình cam go, gian khổ, bi đát…Chúa Giêsu phải trải qua, nhưng chúng ta đã vô tình hiểu như một lời “phù phép”, nói một cái là hóa ra có liền! Chúa quyền phép vô biên, phán một lời liền có trời đất cơ mà! Phải, Chúa phán một lời liền có trời đất, vì đó là những vật ngoại tại, ngoài Chúa, nhưng Chúa không thể phán một lời liền có Thịt Máu Chúa được.

Muốn có Thịt Máu như thế, Chúa phải chết đã!

cái chết của Chúa, Chúa cũng không thể phán một lời mà có. Cái chết của Chúa là một kinh nghiệm bản thân Người phải trải qua !

Đó là một quá trình hiến tế chính mình đầy đau đớn gian khổ : vì vâng ý Cha, Chúa chịu đóng đinh, chịu chết khổ hình trên thập giá, nên Cha rất đẹp lòng và chấp nhận hiến tế của Ngài, và cho Ngài được sống lại, ban cho thân mình Ngài được tràn đầy sung mãn thần tính, như thư Côlôsê 2.9 xác nhận:

“Bởi chưng có ở trong Ngài tất cả sự viên mãn của tính Thiên Chúa – cách thể lý.”

Nghĩa là cái phần bản tính nhân loại nơi Đức Giêsu – sau khi chịu khổ hình đóng đinh thập giá, nay được Cha cho sống lại và được đổ đầy tràn sung mãn Thần tính Thiên Chúa, trở nên bằng Thiên Chúa, được ngự bên hữu Chúa Cha. Thánh Phaolô còn xác quyết mạnh hơn: “Đức Giêsu được Chúa Cha siêu tôn, ban cho Ngài Thần Danh là Danh chỉ dành cho một mình Thiên Chúa, đến nỗi muôn loài trên trời dưới đất phải bái quì thờ lạy Ngài và tuyên xưng Ngài là Đức Chúa như Đức Chúa Cha” (Pl 2.9-11)

Bây giờ được thần hóa tuyệt đỉnh như thế, Thịt Máu Chúa mới có sự sống thần linh mà nuôi sống linh hồn chúng ta.

Chỉ vì không được hiểu như thế mà chỉ hiểu một cách vật chất nên người Do Thái vấp phạm và chống đối Đức Giêsu kịch liệt khi nghe Ngài nói phải ăn thịt uống máu Ngài mới có sự sống : 51 Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” (Ga 6.51).

Họ tưởng là Ngài bảo họ “ăn thịt người” như dân mọi rợ: 52 Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Họ không để ý đến lới Ngài nói : “Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây”. Thịt Ngài – dưới hình bánh - “sẽ” được ban tặng, chứ chưa ban tặng ngay lúc ấy. Giá dụ ngay lúc ấy, lúc Ngài đang giảng tại hội đường Capharnaum, mà mỗi người họ lên ngoạn một miếng thịt của Ngài thì chẳng ích gì, chẳng khác gì ăn một miếng thịt mua ngoài chợ, và như thế thì đúng là ăn thịt người như họ tưởng. Nhưng Đức Giêsu nói Ngài sẽ ban tặng, vậy là khi nào? Là khi Ngài tế hiến chính mình trên thập giá:  “vâng ý Cha, chịu chết khổ hình trên thập giá, nên Cha rất đẹp lòng và chấp nhận hiến tế của Ngài, và cho Ngài được sống lại, ban cho thân mình Ngài được tràn đầy sung mãn thần tính” như trên đây đã trình bày… Chỉ khi ấy “Thịt Máu Chúa mới có sự sống thần linh mà nuôi sống linh hồn nhân loại.

 Quả thật là tuyệt vời. Nếu chúng ta để tâm suy nghĩ một chút, sẽ thấy điều mà chúng ta thường nói cách thiếu thận trọng: “phép Thánh Thể!” “phép Thánh Thể!” hóa ra đã phải trải qua một quá trình cam go, gian khổ và bi đát như thế. Và một khi đã hiểu rõ, chúng ta sẽ hết lòng cảm tạ, cung kính thờ lạy, và tôn trọng mến yêu “bí tích Thánh Thể!”

Xin cho phép nói thêm một chút nũa: “Cung kính thờ lạy, và tôn trọng, mến yêu “bí tích Thánh Thể như thế chưa thỏa lòng Chúa!” Lập bí tích Thánh Thể, Chúa còn muốn làm Bạn với chúng ta nữa, vì nó cho phép Ngài “ở lại với chúng ta cho đến tận thế” (Mt 28.20); cho phép Ngài ngự vào trong mình chúng ta, kết hiệp với chúng ta đến mức như “hai mà thành một xương một thịt” theo lời Thánh Phaolô viết trong thư  Ep 5.31-32:

31 Sách Thánh có lời chép rằng : “Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. 32 Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Ki-tô kết hợp với Hội Thánh (là chúng ta).” Sống kết hợp đến mức như thế, mới đạt tới tuyệt đỉnh của Phép Thánh Thể!

 

eY˜

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
[ Audio/youtube] Cẩm Nang Của Con Cái Chúa, Biên Soạn: Lm. Hoàng Minh Tuấn, Dcct [ Phần 1-4: Bài 1-44] -- Het- (7/31/2023)
[ Bộ Sách] Tôn Vương Tôn Chúa Giêsu Làm Vua Gia Đình ( Lm. Phero Hoàng Minh Tuấn, Dcct) (7/14/2023)
[ Bộ Sách] Một Tháng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, [ Ngày Mồng Một - Ngày Ba Mươi] ( Lm. Phero Hoàng Minh Tuấn, Dcct) (7/14/2023)
[ Bài Đọc] Cẩm Nang Của Con Cái Chúa, Biên Soạn: Lm. Hoàng Minh Tuấn, Dcct -- Phần 1-4 [ Bài 1-44] --- Hết --- (7/4/2023)
[ Audio/youtube] " Giêsu, Vua Tình Yêu " --- [ Bài #1-#33] ---hết--- (6/12/2023)
Tin/Bài khác
[ Bộ Sách] [ Sưu Tập Những Bài Suy Niệm Kinh Thánh] ( Lm. Phero Hoàng Minh Tuấn, Dcct) [ Bài 1-40] -- Hết -- (9/16/2024)
[ Audio/youtube] Mặc Khải Về Thánh Thể Trong Gioan 6.1-59 (tác Giả Lm. Phêrô Hoàng Minh Tuấn, Dcct) Phần 1- Het (6/30/2023)
___những Hạt Châu Ngọc (bài #1-193) (4/7/2020)
Youtube-151 Bài Giáo Lý Thánh Kinh (do Lm Hoàng Minh Tuấn Biên Soạn): [lời Mở - Bài 115 -het-] (8/27/2018)
151 Bài Giáo Lý Thánh Kinh (do Linh Mục Hoàng Minh Tuấn Biên Soạn): [lời Mở - Bài 115 -het-] (8/27/2018)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768