Tại làm sao Chúa chết?
Suy niệm Tin Mừng
Chúa nhật Lễ Lá – năm A
(Mt 26, 14-27, 66)
Sau khi đọc bài tường thuật
đầy đủ về cuộc Thương Khó của Đức Giêsu
Kitô Chúa chúng ta theo thánh Matthêu. Chúng ta không thể không màng chi
đến những sự xảy ra trước đó. Nhiều
người không khỏi thắc mắc : một con người
như vậy sao lại kết thúc trên Thánh giá? Đâu là nguyên do
dẫn đến cái chết và ai là người chịu trách
nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu?
Theo một lý
thuyết lưu hành vào thế kỷ 20 sau thảm kịch
Shoah, Hitler tiêu diệt những người Do thái, người ta
qui trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu cho người
Do thái, Philatô và các thẩm quyền Rôma thời ấy, mà
động lực thúc đẩy thuộc bản chất chính
trị hơn là tôn giáo.
Bằng chứng là
Hội đồng Do thái, đứng đầu là Thượng Tế
Caipha đã họp nhau “bàn với nhau lấy mưu bắt
cho được Ðức Giêsu mà giết đi” (Mt 26, 4) ; “tìm
chứng gian cáo Chúa Giêsu để lên án xử tử Người”
(Mt 26, 59), chứng gian tìm không được, Caipha nại vào
sự thật để kết án tử hình: “Nhân danh
Thiên Chúa hằng sống, ta truyền cho ông hãy nói cho
chúng ta biết: Ông có phải là Đấng Kitô, Con
Thiên Chúa không?” (Mt 26, 63). Ông còn hùng hồn minh
họa lời phán xét bằng cử chỉ xé áo: “Hắn
nói phạm thượng! Chúng ta cần gì nhân chứng
nữa? Đấy, quý vị vừa nghe hắn nói
phạm thượng, quý vị nghĩ sao?” (Mt 26, 65)
Cuộc họp ban đêm kết thúc với lời hô hoán: “Nó
đáng chết!” (Mt 26, 66)
Nhưng chuyện không
đơn giản, vì muốn giết được Chúa Giêsu
phải qua tay tổng trấn Rôma là Philatô, nên họ “trói
Người và điệu đi nộp cho tổng trấn Phongxiô
Philatô” (Mt 27, 2). Philatô không phải là
người quan tâm với sự công chính đến nỗi âu lo
về số phận của một người Do thái không tên
tuổi; ông ta là một mẫu người cứng cỏi,
độc ác, sẵn sàng đổ máu nếu có một dấu
vết rất nhỏ nổi loạn (x. Lc 13, 1-9). Tất
cả sự này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, ông không ra sức cứu
sống Chúa Giêsu vì thương cảm nạn nhân, nhưng
chỉ để ghi một điểm thắng chống lại
những kẻ tố cáo Chúa Giêsu, với họ ông đã
có xung đột từ ngày tới đất Giuđêa. Dĩ nhiên,
sự này không giảm bớt trách nhiệm của Pilatô
trong việc lên án Chúa Giêsu, một trách nhiệm ông đã
chia sẻ với những nhà lãnh đạo Do thái.
Khi gặp Chúa Giêsu,
Philatô hỏi : “Ông có phải là vua dân Do thái không?” Câu
trả lời của Chúa xem ra bí ẩn : “Chính ông nói đó” (Mt 27, 11).Tổng trấn Philatô rất đỗi kinh ngạc,
lại thêm lời của vợ ông : “Xin ông đừng can thiệp gì đến vụ
người công chính ấy, vì hôm nay trong một giấc
chiêm bao, tôi đã phải đau khổ rất nhiều
vì người ấy”(Mt 27, 19).
Đối diện
với những kẻ đòi giết Chúa Giêsu, Philatô không
biết làm sao, ông nghĩ ra trò tráo mạng Giêsu
bằng cách đưa cho dân “một phạm nhân khét tiếng tên
là Baraba” (Mt 27, 16), để may chăng dân chúng tha cho Chúa Giêsu,
nhưng ông đã lầm, dân chúng càng hô to: “Tha Baraba ,
giết Giêsu [ ...] Đóng đinh nó vào thập giá”
(Mt 27, 20-22). Kế sách không thành, nên ông lấy nước
rửa tay trước mặt dân chúng và nói: “Ta vô can về máu người công chính này, mặc kệ
các ngươi ”(Mt 27, 24). Các thượng tế và kinh sư
chấp nhận: “Máu hắn cứ đổ trên đầu chúng
tôi và con cháu chúng tôi” (Mt 27, 25). Philatô nhượng bộ hoàn
toàn: “phóng thích Baraba cho họ, còn Chúa Giêsu thì
trao cho họ đánh đòn, rồi đem đi đóng đinh vào thập
giá” (Mt 27, 26).
Khi quyết
định trao nộp Chúa Giêsu
thì ông cũng đi vào cái vòng di chuyển
của họ. Tin Mừng được giả thiết là
đã minh oan cho Philatô và tố cáo những người
lãnh đạo Do thái chủ mưu giết Chúa. Chính thánh Phaolô
khi tường thuật về án tử của Chúa Giêsu
giống như các sách Tin Mừng mô tả, ông viết “những
người Do thái đã giết Chúa Giêsu” (1 Tx
2,15).
Từ những
tường thuật về cái chết của Chúa Giêsu trong
Talmud và trong những tài liệu Do thái khác, truyền
thống Do thái không bao giờ từ chối sự tham gia
của các nhà lãnh đạo tôn giáo thời đó trong việc
lên án Chúa Giêsu. Họ không bênh vực mình bằng
sự chối bỏ hành động, nhưng nếu có hành
động nào, họ đã chối rằng hành động đó,
từ viễn ảnh Do thái, làm thành một tội ác và án
tử Chúa Kitô Giêsu là một án bất công.
Như vậy, đối
với câu hỏi, “ tại sao Chúa chết ? ” Sau
tất cả những nghiên cứu và những sự
lựa chọn được đề nghị, chúng ta phải đưa ra
cũng một câu trả lời như trong các Tin Mừng là
Người bị kết án vì những lý do tôn giáo.
Kết luận, các thẩm quyền tôn giáo và các thẩm
quyền chính trị, các thủ lãnh Công Nghị và quan
tổng trấn Roma, cả hai đã tham gia, vì
những lý do khác nhau, trong sự xử án Chúa Kitô.
Phần lớn
chúng ta, những người tin Chúa Giêsu đều nghĩ rằng
chính những người Do thái đã giết Chúa. Chúng ta
cũng thường qui kết cho Giuđa là kẻ phản bội
đã bán đứng Thấy, kẻ tiếp tay cho các
thượng tế và kinh sư bắt nộp Chúa. Xem ra chỉ có
Giuđa và giới lãnh đạo Do thái mới nhìn
nhận mình có liên quan đến cái chết của Chúa
Giêsu, thấy Người bị kết án thì hối
hận, đem ba mươi đồng bạc trả lại cho các
thượng tế và kỳ lão mà nói rằng :“Tôi
đã phạm tội nộp máu người công chính”. Các
thượng thế phủi tay với Giuđa : “Can gì
đến chúng tôi. Mặc kệ anh”. Còn Philatô rửa
tay trước mặt họ: “Ta vô can trong vụ đổ máu
người này. Mặc các ngươi liệu lấy”.
Thế là Giuđa
nộp máu người vô tội, Philatô cũng nộp máu
người vô tội. Các thượng tế và đám đông hứng máu
người vô tội cho mình và cho con cháu khi đáp : “Máu
hắn cứ đổ trên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi” (Mt
27, 25).
Mỗi khi Tuần
Thánh về, đọc lại bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô Chúa
chúng ta, Giáo hội muốn mỗi người chúng ta, thay
vì đổ tội cho người Do thái, thì nhìn thấy
trách nhiệm của mình trong cái chết của Chúa
Giêsu. Chúa đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như
lời Thánh Kinh. Tội lỗi làm cho chúng ta xa lìa Thiên
Chúa và tha nhân, chống lại Thiên Chúa và chống lại
nhau, dẫn đến nguy cơ mất ơn cứu độ. Nên Thiên
Chúa đã vì loài người chúng ta, và để cứu
độ chúng ta, Người đã từ trời xuống
thế…chịu đóng đanh, chị chết để chuộc
tội cho chúng ta.
Khi ta từ
chối Chúa và chương trình thiêng liêng của Người, hay
xúc phạm đến Thiên Chúa, không sống xứng đáng là con
Thiên Chúa, chúng ta chịu trách nhiệm cách đặc biệt hơn
vào cái chết của Chúa. Mỗi lần chúng ta phạm
tội bất công, lỗi đức bác ái, gây gương mù gương
xấu, cộng tác với sự dữ gây tác hại
trực tiếp cho tha nhân, làm hại bản thân, gây
thiệt hại cho cả Hội Thánh nữa là chúng ta làm
khổ nhau, nhất là làm cho Chúa phải đau phiền và
phải chết.
Ước gì khi
suy niệm về cái chết của Chúa Giêsu, mỗi
người chúng ta thêm lòng tin vào Chúa, yêu mến Chúa cách
mãnh liệt hơn, và đặt tất cả lòng
cậy trông vào Chúa. Chúng ta tin Chúa Giêsu đã chết
vì tội lỗi chúng ta, nhưng Thiên Chúa đã cho
Người sống lại từ cõi chết.
Lm. Antôn Nguyễn
Văn Độ
|