MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: mỗi ngày một vị thánh
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Luyện Hình – Phòng Chờ Vào Thiên Đàng
Thứ Ba, Ngày 30 tháng 10-2018
LUYN HÌNH PHÒNG CH VÀO THIÊN ĐÀNG

Linh hồn chúng ta đòi hỏi Luyện Hình, phải không? Điều đó không làm chúng ta sợ nếu Thiên Chúa nói với chúng ta: “Thực sự hơi thở của con có mùi và quần áo tả tơi của con dính đầy bùn đất nhớt nhát, nhưng ở đây con tốt lành và không ai trách mắng hoặc tránh xa con. Vậy con có muốn hưởng niềm vui?”. Chúng ta nên trả lời: “Với sự quy phục, và nếu không có sự phản đối, trước tiên con muốn được tẩy sạch”. “Con có biết sẽ đau đớn không?”. “Con biết, thưa Ngài”. Và C.S. Lewis viết trong lá thư gởi cho Malcolm: Chủ yếu là cầu nguyện.

Thánh Catherine of Genoa cho biết: “Điều thực sự đáng sợ nhất đối với linh hồn là nước mắt nội tâm chảy ra vì cảm thấy tình yêu dành cho Thiên Chúa mà vẫn chưa trọn vẹn, thế nên chưa hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa… Luyện Hình là mức gia tăng về tình yêu và đau khổ để dẫn tới Thiên Đàng, nơi vĩnh phúc. Các linh hồn nơi Luyện Hình cảm nghiệm niềm vui sướng giống như trên Trời, và cũng cảm nghiệm đau khổ vô cùng giống như ở Hỏa Ngục, nhưng họ không thể loại bỏ” [1].

Thánh Teresa Lisieux nói: “Chị ơi, nếu chị ước muốn công lý của Thiên Chúa thì chị sẽ được. Linh hồn nhận được điều mà chị tìm kiếm nơi Thiên Chúa… Chị làm Thiên Chúa tổn thương rất nhiều khi tin rằng chị đang đi vào Luyện Hình. Khi yêu mến, chúng ta không thể vào nơi đó” [2].

Như tên gọi, Luyện Hình là tình trạng thanh luyện, là sự thanh luyện của linh hồn [3]. Từ thời Giáo Hội sơ khai, các Kitô hữu đã cầu nguyện cho người quá cố – chúng ta biết được điều này qua lời khắc ở các hầm mộ Rôma [4]. Không cần cầu nguyện cho những người đã lên Thiên Đàng, và cũng không thể cầu nguyện cho những người đã vào Hỏa Ngục.

Niềm tin về sự thanh luyện sau khi qua đời có từ truyền thống Do Thái. Kinh Thánh nói về lễ tế cầu cho chiến sĩ trận vong: Ông Giu-đa thu quân và đến thành A-đu-lam. Đã đến ngày thứ bảy, họ thanh tẩy theo tục lệ và mừng ngày sa-bát ở đó. Ngày hôm sau, vào lúc phải làm, quân của ông Giu-đa đi thu các tử thi những người bị giết chết và đưa về chôn cất với những người thân trong phần mộ tổ tiên. Nhưng bên trong áo trận của mỗi tử thi, người ta đều tìm thấy lá bùa của tượng thần ở Giam-ni-a: đó là điều luật cấm; vì thế ai cũng thấy rõ bởi lý do nào những người ấy đã bị giết chết. Vậy mọi người chúc tụng Đức Chúa, vì Người là thẩm phán công minh đã phơi bày ra ánh sáng những điều bí ẩn. Họ bắt đầu khẩn nguyện, xin Chúa tẩy sạch tội lỗi đã phạm. Vị anh hùng Giu-đa khuyên nhủ toàn quân giữ mình sạch tội, vì họ đã nhìn thấy nhãn tiền những việc xảy ra là do tội của những người đã bị giết chết. Ông Giu-đa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giê-ru-sa-lem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức.46 Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12:38-46) [5].

Đôi khi người ta hiểu sai mà cho rằng Luyện Hình ở khoảng giữa Thiên Đàng và Hỏa Ngục. Hỏa Ngục là tình trạng hoàn toàn xa cách Thiên Chúa mãi mãi, tách khỏi nguồn sống và nguồn yêu thương. Những người ở trong Luyện Hình được kết hiệp với Đức Kitô, là Giáo Hội Đau Khổ (Church Suffering) – đó là lý do họ được gọi là các linh hồn thánh. Họ rất gần Thiên Đàng và Giáo Hội Khải Hoàn (Church Triumphant), họ vui sướng vì biết chắc chắn sẽ được cứu độ. Còn những người ở Hỏa Ngục thì không bao giờ, đau khổ của họ như nỗi ray rứt vì người họ yêu mến hơn bất cứ thứ gì khác ở thế gian, đó là nỗi đau khổ vì khao khát niềm vĩnh phúc [6].

Các linh hồn nơi Luyện Hình cậy nhờ những lời cầu yêu thương để họ mau được diện kiến Tôn Nhan Thiên Chúa. Bảo Tàng Viện Luyện Hình tại Rôma có các đồ nghệ thuật về những người đến thăm Luyện Hình xin Giáo Hội Chiến Đấu (Church Militant) cầu nguyện [7]; cuốn sách “Read Me or Rue It” (Hãy Đọc Kẻo Hối Tiếc) của Lm Paul O’Sullivan đã ghi lại các lần viếng thăm đó.

Trong Anh ngữ, chữ “Halloween” là cách viết gọn của cụm từ “All Hallows’ Eve” (đêm trước lễ Các Thánh). Đó là thói quen cổ xưa, người Anh đến từng nhà để xin “soul cake” (bánh linh hồn), để đáp lại thì họ sẽ cầu nguyện cho người thân đã qua đời của gia đình đó – tên gốc của bánh là “Trick or Treat” (kiểu như bánh rán hoặc bánh bao của Việt Nam). Ngày nay, các tín hữu Công giáo vẫn giữ truyền thống tốt lành làm tuần cửu nhật cầu cho các linh hồn nơi Luyện Hình, cầu nguyện tại nghĩa trang trong Tháng Mười Một, tháng cầu cho các linh hồn. Bằng cách này, chúng ta có thể lãnh ân xá cho các linh hồn. Chúng ta nên có thói quen cầu nguyện vắn tắt bất cứ khi nào chúng ta đi ngang qua nghĩa địa (hoặc nhà chờ phục sinh tại các nhà thờ) [8].

Chúng ta cũng có thể làm những việc bác ái để cầu cho các linh hồn. Khi giao tiếp với các thánh, có “mối liên kết bác ái từ xưa giữa các tín hữu đã về Quê Trời, những người đang đền tội nơi Luyện Hình, và những người vẫn đang lữ hành trên trần gian. Giữa họ cũng có sự trao đổi phong phú về các điều tốt lành” (GLCG số 1475).

Trong một thị kiến, Thánh Gertrude (1256-1302) được Chúa Giêsu cho biết rằng dùng lời cầu nguyện dưới đây với lòng yêu mến và sùng kính thì sẽ cứu được 1.000 linh hồn khỏi Luyện Hình:

“LẠY CHA HẰNG HỮU, CON XIN DÂNG MÁU CHÂU BÁU CỦA CON NGÀI LÀ ĐỨC GIÊSU, KẾT HIỆP VỚI CÁC THÁNH LỄ TRÊN CẢ THẾ GIỚI HÔM NAY, ĐỂ CẦU CHO CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN HÌNH, CHO CÁC TỘI NHÂN Ở KHẮP NƠI, CHO CÁC TỘI NHÂN TRONG GIÁO HỘI, TRONG ĐẤT NƯỚC VÀ TRONG GIA ĐÌNH CỦA CON. AMEN” (Eternal Father, I offer Thee the Most Precious Blood of Thy Divine Son, Jesus, in union with the Masses said throughout the world today, for all the holy souls in Purgatory, for sinners everywhere, for sinners in the Universal Church, those in my own home and within my family. Amen).

Ngày nay, nhiều người Công giáo nghĩ rằng chúng ta phải qua lửa Luyện Hình, nhưng Thánh nữ Teresa Hài Đồng, Tiến sĩ Giáo Hội, nói rằng điều đó không là mệnh lệnh bắt buộc: “Đừng sợ vào Luyện Hình vì phải chịu đau khổ, nhưng nên mong ước KHÔNG PHẢI VÀO ĐÓ vì điều này làm vui lòng Thiên Chúa – Đấng đã đành lòng phải đặt ra việc đền tội này. Từ lúc chúng ta muốn làm vui lòng Ngài trong mọi sự, nếu chúng ta vững tin rằng Ngài sẽ thanh luyện chúng ta trong tình yêu của Ngài và sẽ tẩy xóa vết tội trong chúng ta, HÃY CHẮC RẰNG MÌNH SẼ KHÔNG VÀO LUYỆN HÌNH”.

Thiên Chúa thanh luyện chúng ta qua cuộc sống của chúng ta bằng các thập giá Ngài trao cho chúng ta [9], các thập giá tước mất tính tái hoặc tội lỗi của chúng ta, không còn bám vào điều tốt ở đời này – các thập giá đó làm cho chúng ta đón nhận Ơn Cứu Độ của Ngài, tặng phẩm là chính Ngài. Dĩ nhiên, nó rất khó chết trong tình trạng hoàn hảo nếu chúng ta không chết, như có câu nói rằng: Nếu bạn nhắm vào mặt trăng, bạn sẽ hạ xuống giữa các vì sao. Đừng nhắm vào Luyện Hình, hãy nhắm tới Thiên Đàng! [10]. Chỉ có Thiên Đàng là nơi kết hiệp trọn vẹn với Thiên Chúa.

Dĩ nhiên Luyện Hình không là nơi chúng ta muốn đạt đến. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta thanh tẩy cuộc sống để không còn tội lỗi ngay khi chúng ta còn sống trên thế gian này. Thật vậy, chúng ta được mời gọi không chỉ thanh tẩy cho sạch tội, mà còn thanh tẩy thế giới này khỏi mọi tội lỗi mà chúng ta có thể phạm. (Steve Kellmeyer, “Nailing Christ to the Cross: Explaining Purgatory and Indulgences”).

Luyện Hình bị các nhà cải cách loại bỏ, vì nó xói mòn sự cứu chuộc của Đức Kitô; vì nó được dùng để phục vụ sự kết án đối với tội lỗi của các Kitô hữu. Sự phản đối như vậy không là sức mạnh chống lại giáo huấn, rằng chúng ta chịu đau khổ khi qua đó, được giao hòa với sự thật và tình yêu. Chúng ta có thể gọi đau khổ này là thanh luyện, cũng chẳng có cách gọi nào nữa. Thực sự có vẻ lạ lùng rằng rất thực tế và thúc giục sự thật là Luyện Hình nên loại bỏ… Cũng chẳng phải lửa cuối cùng là dựa vào Kinh Thánh, còn lửa chữa trị thì không. Lửa cứu chữa được đề cập đầy đủ trong thư của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô – 1 Cr 3:10-15. (Austin Farrer, Saving Belief, 1964).

Luyện Hình không là… dạng trại tập trung “ngoại hạng” để chịu hình phạt theo kiểu chuyên chế. Nhưng đó là quá trình biến đổi cần thiết để có thể gặp Đức Kitô, gặp Thiên Chúa [nghĩa là đủ tư cách để kết hiệp trọn vẹn với Đức Kitô và Thiên Chúa], và có thể kết hiệp với các thánh. …Điều thực sự cứu vớt là tiêu chuẩn trọn vẹn của đức tin. Nhưng ở hầu hết chúng ta, cách chọn lựa cơ bản đó bị chôn vùi dưới gỗ, cỏ khô hoặc rơm khô. Chỉ có sự khó khăn mới có thể hé ra từ tấm rèm của tính ích kỷ mà chúng ta không đủ sức hạ xuống. Con người đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng điều đó không miễn trừ nhu cầu được biến đổi. Gặp gỡ Thiên Chúa là sự biến đổi này. Đó là lửa thiêu đốt những thứ dơ bẩn và tái định dạng chúng ta thành vật chuyển tải niềm vui vĩnh cửu. (HY Joseph Ratzinger [nay là GH Biển Đức XVI], Eschatology: Death and Eternal Life, 1988).

Khi mọi người kính nhớ các thành viên của Giáo Hội Khải Hoàn, Lễ Các Linh Hồn tưởng niệm các thành viên của Giáo Hội Đau Khổ. Lễ Các Linh Hồn không là lễ hội, mà là bàn tiệc của Bánh Hằng Sống và Chén Cứu Độ. Hãy nhớ tham dự Thánh Lễ và cầu nguyện cho những người đã qua đời! Trên thế gian này hoặc trên trời, không có tặng phẩm nào cao cả hơn Thánh Lễ, vì tặng phẩm đó là chính Con Thiên Chúa, tình yêu cao cả của Ngài quy tụ chúng ta thành một gia đình và một Nhiệm Thể. Thánh Lễ là dự cảm về Nước Trời, nếm trước niềm hạnh phúc Thiên Đàng, và là sự bùng cháy lửa thanh luyện của tình yêu.

Chúa Giêsu đã mặc khải cho Thánh Gertrude biết rằng mỗi Thánh Lễ được dâng chính mình khi còn sống còn đáng giá hơn cả ngàn Thánh Lễ được cử hành cùng ý nguyện đó sau khi đã qua đời. Sau khi qua đời, chúng ta không thể thay đổi được gì khi Thiên Chúa phán xét (x. Mt 25:31-46). Chúng ta chỉ có thể cậy nhờ vào quyền năng thanh tẩy của tình yêu Thiên Chúa, cậy nhờ sự hy sinh của Đức Kitô dành cho các linh hồn. Đó là lý do những người quá cố phụ thuộc vào lời cầu nguyện của chúng ta – vì chúng ta còn là thành viên sống động trong Nhiệm Thể Đức Kitô, được giao nhiệm vụ quan trọng là chăm sóc anh chị em của mình – khi còn sống và khi qua đời. Chúng ta được ban ơn để tham dự vào việc đem Nước Trời đến với mọi thụ tạo – hữu hình và vô hình.

Thánh Thomas Aquino (1225-1274) nói: “Trong tất cả lời cầu nguyện, lời cầu nguyện xứng đáng nhất được Thiên Chúa chấp nhận là lời cầu nguyện cho người đã qua đời, bởi vì lời cầu nguyện đó hàm chứa tất cả đức ái, cả thể lý và tinh thần”. Thánh Alphong Liguori (1696-1787) nói: “Chúng ta yêu thương nhau khi sống thì chúng ta cũng không quên nhau khi chết”.

Lạy Chúa, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi trên các linh hồn!

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

[1] Daniel Esparza, “3 Little-known details about Purgatory”, Aleteia; cf. Fr. Stefan, “Heaven is Hotter than Hell: A Reflection on Purgatory”, Let the Fire Fall.

[2] Connie Rossini, Trusting God with St. Therese.

[3] Nick Rabiipour, “What Do Catholics Really Believe About Purgatory?”, The Catholic Company.

[4] Hugh MacDonald, “Purgatory”, Catholic Bridge.

[5] Xem Andres Ortiz, “Where is Purgatory in the Bible?”, About Catholics; Tim Staples, “Is Purgatory in the Bible?”, Catholic Answers; John Salza, “Purgatory”, Scripture Catholic; John Martignoni, “4 Biblical Principles That Show the Reality of Purgatory”, National Catholic Register; “Purgatory”, Catholic Bible 101; S. Bonney, “Abridging the Bible – Masoretic or Septuagint?”

[6] Sam Guzman, “The Forgotten Church: 5 Reasons to Pray for the Souls in Purgatory”, Catholic Exchange.

[7] Diane Montagna, “Purgatory? There’s Actually a Museum for That!”, Aleteia.

[8] Gretchen Filz, “20 Ways to Pray for the Holy Souls in Purgatory”, The Catholic Company.

[9] Gary Ludlam, “The Devil, Purgatory, St. Thérèse of Lisieux, and Embracing the Cross”, Little Way of the Family.

[10] Candida Kirkpatrick, OCDS, “St. Therese’s Teaching on Purgatory”, Carmel in the Desert.

 

[Đăng báo ĐMHCG số 387, tháng 11-2018, DCCT xuất bản tại Hoa Kỳ]

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Các Thánh Nam Nữ (11/1/2018)
Các Thánh (2) (11/1/2018)
Bài Học Của Sinh Tồn – Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền (11/1/2018)
Ánh Sáng Của Các Thánh Trên Trời (suy Niệm Của Lm. Ignatiô Trần Ngà) (11/1/2018)
Nhớ (10/31/2018)
Tin/Bài cùng ngày
Điệu Lý Yêu Thương (10/30/2018)
Hãy Nên Thánh Vì Ta Là Đấng Thánh --- Lễ Các Thánh Nam Nữ (10/30/2018)
Các Thánh Là Ai Vậy? --- Lễ Các Thánh Nam Nữ (10/30/2018)
Lễ Chung --- Lễ Các Đẳng Linh Hồn (10/30/2018)
Lễ Ba --- Cậy Trông Và Hy Vọng Vào Chúa (10/30/2018)
Tin/Bài khác
Thánh Phanxicô Assisi (9/25/2018)
Bổn Mạng Các Dịch Giả (9/25/2018)
Mama Bosco ---- Khổng Thị Thanh-hương (7/11/2018)
Linh Khí Và Giáo Hội (6/28/2018)
Hiệp Sống Tin Mừng --- Lễ Thánh Phê-rô Và Phao-lô (29/06) (6/28/2018)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768