MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: lịch sử
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Thuyền Nhân Việt Nam Toàn Cầu Trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: Tìm Lịch Sử, Giữ Tương Lai
Thứ Hai, Ngày 8 tháng 6-2009
nguoi-viet.com
medium_NVT-090606-THUYE NHAN 1.jpg

Ban tổ chức và nhóm kịch Ðông A chụp hình lưu niệm.

medium_NVT-090606-THUYE NHAN 2.jpg

Bích chương và thuyền giấy do các em chuẩn bị cho dự án “Ra Khơi: Tưởng Niệm Thuyền Nhân Vượt Biển.”

medium_NVT-090606-THUYE NHAN 3.jpg

Mọi người sau khi thả thuyền, dâng hương và đọc văn tế để tưởng niệm các thuyền nhân.

medium_NVT-090606-THUYE NHAN 4.jpg

Ðược tàu Pháp cứu trong vở kịch vượt biển.

medium_NVT-090606-THUYE NHAN 5.jpg

Một màn trong vở kịch vượt biển.

medium_NVT-090606-THUYE NHAN 6.jpg

Khán giả theo dõi bài nói về chủ đề “Ra Khơi: Tưởng Niệm Thuyền Nhân Vượt Biển.”

Bài: Trangđài Glassey-Trầnguyễn/Người Việt

Hình:Sydney Trần/Người Việt



Tìm về cội nguồn

Có lẽ khi nghĩ đến hai chữ cội nguồn, nhiều người trong chúng ta, nhất là những ai đã từng sinh sống ở Việt Nam, sẽ nghĩ ngay đến nơi chôn nhau cắt rốn của mình, đến ông bà tiên tổ, đến những tiền nhân đã lập nước và giữ nước. Khái niệm cội nguồn, do đó, có thể mang ý nghĩa của một tiềm thức dân tộc hay một kinh nghiệm của quá khứ. Cội nguồn thật mênh mang, và cũng có lúc thật xa xôi và trừu tượng.

Thế nhưng, ở thế kỷ 21 này, trong bối cảnh của người Việt hải ngoại, thì hai chữ cội nguồn ấy lại có thể rất thật và rất gần - thật như những cộng đồng Việt Nam phát triển khắp nơi, gần như sự cận kề của những câu chuyện gia đình đậm đà sớm tối - nhất là đối với các bạn trẻ Việt Nam được sinh ra và lớn lên ở Mỹ.

Khi thế hệ trẻ Việt ngoại biên tìm về nguồn, thì cội nguồn của họ không ai khác hơn là chính ông bà cha mẹ mà họ nhận được vốn liếng và kinh nghiệm văn hóa. Cội nguồn của họ không gì khác hơn là kinh nghiệm sống của ông bà cha mẹ, nhất là những kinh nghiệm từ lịch sử tỵ nạn ở một đất nước thứ ba để bắt đầu một cuộc sống mới.

Vì vậy, từ Tháng Giêng năm 2009, hai bạn trẻ Nguyễn San và Phạm Minh Quân, đồng trưởng ban tổ chức, cùng với Bút nhóm Gạch Nối tại University of California, San Diego (UCSD), đã khởi sự thực hiện một dự án về nguồn với chủ đề, “Ra Khơi: Tưởng Niệm Thuyền Nhân Vượt Biển” nhằm vào mục đích giúp cho các bạn trẻ hiểu biết và cảm kích về kinh nghiệm Thuyền Nhân.

Trong suốt nhiều tháng trời, các em đã khởi xướng và thực hiện nhiều sinh hoạt để đưa đến một chương trình đa dạng được tổ chức vào ngày 22 Tháng Năm 2009 tại Multipurpose Room, UCSD. Chương trình gồm có phần triển lãm, thuyết trình, diễn kịch, hội thảo, thả thuyền, dâng hương, và đọc văn tế.

Phần triển lãm họa phẩm và hình ảnh về kinh nghiệm thuyền nhân được khởi sắc với các tác phẩm độc đáo và hiếm quý của các họa sĩ Nguyễn Thị Hợp, Nguyễn Ðồng, Ann Phong, và nhiếp ảnh gia Nguyễn Thọ. Phần hội thảo gồm có bài phát biểu chính, và những chứng từ của họa sĩ Ann Phong, thầy Nguyễn Minh, Giáo Sư Nguyễn Hữu Xương.

Vở kịch vượt biên do nhóm nòng cốt đồng soạn thảo, với sự đóng góp của Steve Thành Phạm và được Nguyễn Minh Mẫn nhuận sắc, và do nhóm kịch Ðông A thủ diễn một cách xuất sắc. Các anh chị thuộc thế hệ 1.5 cũng đã góp sức với các em, nhất là hai anh Mai Bảo Long và Nguyễn Khánh Lâm đã thiết kế những con tàu để các em “vượt biên” trên sân khấu.



Kinh nghiệm thế hệ

Nếu nói đến kinh nghiệm thuyền nhân, thì có lẽ rất nhiều trong quý vị phụ huynh và các thành viên của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại San Diego hiện diện tại chương trình Tưởng Niệm chính là chứng nhân của biến cố đó. Và cho dù quý vị nào không có kinh nghiệm trực tiếp đi chăng nữa, thì với cương vị là những người đi trước, họ cũng am tường về lịch sử thuyền nhân vì đã từng sống qua giai đoạn thăng trầm ấy.

Thế nhưng, điều cần nói đến ở đây, là sự chào đời của Thế Hệ Thuyền Nhân của thế kỷ 21. Thế hệ này đã chào đời như thế nào?

Ðầu năm 2009, tại cộng đồng Việt Nam ở San Diego đã có một cuộc “vượt biển” diễn ra một cách công khai giữa ban ngày, giữa phố chợ, không phải chôn dầu giấu xăng, người đi vượt biển không cần sợ công an biên phòng đuổi bắt, nhưng chỉ lo bị bài vở rượt.

Qua dự án “Ra Khơi,” bút nhóm Gạch Nối và ban tổ chức đã thực sự dấn bước trong một cuộc vượt biển trên cạn, một cuộc vượt biển trái dòng, một cuộc vượt biển ngược thời gian. Các em đề ra dự án này, nhằm tìm hiểu về kinh nghiệm thuyền nhân, và tỏ lòng cảm kích đối với những thành quả mà thế hệ thuyền nhân đã dày công đạt được tại Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác trên thế giới.

Các em muốn hiểu hơn, để cảm nhận những sóng gió của bao cuộc hành trình vô định bấp bênh. Các em muốn thấu hơn, để thật sự biết ơn những gì các em thừa hưởng ngày hôm nay: đó là những cộng đồng Việt Nam sung mãn và phong phú ở nhiều nơi, nhất là tại San Diego, Nam California.



Ra Khơi

Các em không cần đi tìm một tài công, vì lý tưởng của một tuổi trẻ về nguồn chính là người lái tàu tinh anh, tài ba nhất. Ngọn lửa quyết tâm trong lòng các em chính là những nguồn năng lực để con thuyền của các em lướt tới, vượt sóng vượt gió. Và các em đã rất khôn ngoan khi đi tìm đúng la bàn cho cuộc vượt biển của mình.

Các em không chỉ tham khảo những tài liệu sẵn có tại thư viện và các văn khố. Ngược lại, các em hoàn toàn cậy dựa vào kinh nghiệm máu thịt của các bậc cha mẹ ông bà. Các em đã định hướng rất đúng cho cuộc hải trình này: các em gọi điện thoại đến từng quý vị, xin phép phỏng vấn về kinh nghiệm thuyền nhân, và đón nhận những chứng từ ấy như là của gia bảo cho một thế hệ thuyền nhân đi sau.

Nếu những vị tăng sĩ cầm bình bát đi khất thực hầu đạt đến một chân lý tu trì, thì các em đã bôn ba ở các siêu thị trong vùng để đi khất người, mời gọi tất cả mọi thành phần và thành viên của cộng đồng người Việt tại San Diego cùng với các em tưởng niệm và biết ơn Thuyền Nhân. Các em đã mày mò vẽ từng nét chữ, tô bàn tay trên những bích chương để quảng bá về cuộc Ra Khơi này. Các em đã tung tăng giữa khuôn viên đại học, đi tìm chỗ để xếp thuyền, đi xin phép thả thuyền, đi tìm người để tham gia đóng kịch.

Tuy các em không phải nhọc nhằn chèo chống với sóng gió ba đào, nhưng các em vẫn phải vật lộn với việc học và thu xếp thời gian để thực hiện dự án một cách tốt đẹp. Trong backpack của các em là những bài luận phải viết, những quyển sách ôn thi MCAT dầy cộm, những ưu tư của đời sinh viên. Nhưng các em đã can đảm dấn bước, đeo trên vai trách nhiệm tuổi trẻ, và chung tay chèo, để đưa thuyền “Ra Khơi.”




Thuyền Nhân của Thế kỷ 21

Một điều tác giả có thể chắc chắn, nhất là bây giờ đã ở vào tuổi “Tam thập bất hoặc,” đó là không có cách nào các em có thể thẩm thấu kinh nghiệm thuyền nhân một cách hoàn toàn được. Ðó là bởi vì khi chưa từng trải qua cái kinh hoàng của biển đêm, chưa đối diện với cái hãi hùng của tận cùng đói khát, chưa sống chết với cái rợn rùng của cướp biển, thì không thể nào thấu được những gì mà các thuyền nhân Việt Nam đã sống qua.

Trong kinh nghiệm bản thân, mãi đến khi lập gia đình và phu quân phải đi làm việc ở tận bờ bên kia của Hoa Kỳ, thì tác giả mới thấu - một phần nào thôi - cái nỗi niềm xa chồng của mẹ khi ngày xưa ba đi quân ngũ, khi ba phải đi học tập cải tạo, khi ba đi vượt biên hàng chục lần, khi ba định cư ở bên kia bờ Thái Bình Dương xa lắc xa lơ.

Và khi đêm đêm thắp nến để khơi lên nỗi hy vọng đoàn viên trong suốt hơn một năm đằng đẵng chờ chồng, thì tác giả mới hiểu, ngày xưa, bà ngoại không hề phí dầu lửa khi mỗi đêm thao thức ngóng tin người thân đi vượt biển. Cho nên, để thấu được cái sự biền biệt của chia cách, của nhớ mong, của vô vọng, thì cần có những kinh nghiệm thực tế để hoàn toàn hóa thân vào một kinh nghiệm sống của con người.

Tuy các em không thể nào trải nghiệm được lịch sử thuyền nhân một cách thực tế, nhưng qua chương trình Tưởng Niệm, các em đã giở lại trang sử Thuyền Nhân, và các em đã chọn làm nhân chứng cho một giây phút tang thương nhưng rất nhân bản của lịch sử Việt tộc và lịch sử thế giới. Giây phút ấy tang thương, vì những lý do mà chúng ta đã biết.

Giây phút ấy nhân bản, vì cả thế giới đã mở rộng trái tim để đón nhận Thuyền nhân, một sự trả lời rất đẹp và rất kịp thời. Qua dự án “Ra Khơi,” các em đã làm cho trang sử Thuyền Nhân đẹp hơn, vì chính các em đã làm sống lại lòng nhân ái ấy, truy nhận giây phút thương tâm ấy, và gói ghém tất cả những di sản ấy trong hành trang vào đời của mình. Các em đã đứng ra, để đảm nhận vai trò thừa kế cho một di sản mà đôi khi rất khó khăn cho những người đi trước có thể trao lại vì những đớn đau của nó.

Quý phụ huynh và quý thành viên của cộng đồng Việt Mỹ tại San Diego đã đến tham dự chương trình Tưởng Niệm, để hỗ trợ tinh thần và khuyến khích cho công việc của các em. Trong những tháng trước đó, nhiều quý vị trong cộng đồng đã ưu ái dành thời gian cho các em, và cho phép các em trực tiếp học hỏi về kinh nghiệm thuyền nhân của mình.

Sự hiện diện và hỗ trợ của thế hệ đi trước đã tạo nên cái bến đầu tiên để con thuyền của các em được ghé vào sau những vất vả nhọc nhằn. Và cuộc vượt biển của các em sẽ không dừng ở đây. Cuộc vượt biển sẽ còn kéo dài mãi, cho đến khi còn tuổi trẻ Việt Nam sinh sống khắp nơi trên toàn thế giới.

Riêng trong dự án “Ra Khơi” của Bút nhóm Gạch Nối, cuộc vượt biển sẽ còn được tiếp nối vì hào khí Ðông A vẫn còn tuôn chảy trong dòng máu trẻ Việt Nam của các em, vì tinh thần biết ơn những người đi trước vẫn còn luân chuyển trong con tim yêu quê hương và yêu văn hóa Việt Nam của các em.

Tác giả xin tỏ lòng cảm kích đối với thế hệ đi trước đã nâng đỡ các em Thế Hệ Thuyền Nhân thế kỷ 21, và trân trọng chúc các em nhiều can đảm và quyết tâm trên những hải trình sắp tới. Chúc các em thuận buồm xuôi gió, và luôn vững tay chèo.

La Jolla, thượng tuần Tháng Sáu, 2009

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Tns Kennedy Bộc Lộ Cho Đgh Bênêdictô: Ông Đã Thiếu Sót Nhưng "đã Cố Gắng Để Trở Thành Một Người Công Giáo Trung Thành" (8/31/2009)
Bản Đồ Giáo Phận Vinh (7/30/2009)
Hinh Anh Saigon Theo Dong Lich Su (7/9/2009)
Hình Ảnh Sài Gòn Theo Dòng Lịch Sử (6/14/2009)
Về Mã Lai Á Cầu Nguyện Và Xây Mộ Cho Thuyền Nhân Vn (6/10/2009)
Tin/Bài khác
Đại Hội Liên Đoàn Cgvn Tại Đức Quốc Vinh Danh Ôb Dr. Neudeck, Người Khởi Xướng Con Tàu Cap Anamur (6/3/2009)
The Voice Of Refugees Or The Story Of A Refugee Organization ( 2) (5/23/2009)
The Voice Of Refugees Or The Story Of A Refugee Organization (1) Text (5/23/2009)
Hành Trình Tìm Tự Do Vietnamese Refugees’ Journey To Freedom (5/23/2009)
Hàng Tướng Dương Văn Minh (4/30/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768