MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đức mẹ việt nam :: đức mẹ la vang
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Nguồn Gốc Của Tên Gọi La Vang
Thứ Hai, Ngày 11 tháng 8-2008

www.lavang.com.vn
 
Nguồn gốc của tên gọi La Vang 
 
Nhiều luận cứ đưa ra nói về nguồn gốc tên gọi La Vang.

Một lập luận nói tại rừng La Vang có một thứ cây giây leo, tên Cây Vằng, người ta hái Lá Vằng phơi khô bán cho sản phụ uống. Lá Vằng là một vị thuốc bồi dưỡng sức khoẻ, làm gia tăng máu huyết, đưa huyết áp lên, làm co rút tử cung của sản phụ nhanh mà không đau bụng, làm sản phụ nhiều sữa, gương mặt tươi tắn hồng hào. Từ chữ Lá Vằng đọc trại đi thành La Vang.

Thuyết thứ hai nói rằng nơi chốn rừng rú La Vang vốn xưa kia nhiều cọp beo hại người (gia đình bên ngoại ba tôi ở Lại Môn La Vang có người con dâu bị cọp chụp). Do đó xưa kia những người đi rừng đi rú, ở lại đêm thường chia nhau thức canh, thấy động thì ‘la vang’ lên để mọi người đến tiếp cứu. Hai lý luận, cái nào nghe ra cũng chính đáng, có lý, nhưng chúng ta thử nhìn vào một gốc cạnh địa phương để tìm hiểu sự thật là như thế nào về nguồn gốc của tên linh địa ngày nay nổi tiếng thế giới là La Vang.

Thư “ Magno Nos” của Đức Thánh Cha Gioan XXIII 

Tông thư “ Magno Nos” của Đức Thánh Cha Gioan XXIII Nâng Đền Thánh Đức Mẹ La Vang Lên Bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường.

Gioan XXIII, để muôn đời ghi nhớ:

Lòng chúng Tôi tràn đầy an ủi khi hồi tưởng đến vô vàn dấu tỏ lòng cung kính Đức Mẹ xuất hiện khắp nơi trên hoàn cầu, như muôn đóa hoa tuyệt đẹp trổ ra trong cánh đồng phì nhiêu Công giáo. Đất Việt Nam cũng trổ hoa mến yêu Đức Trinh Nữ, và ở La Vang, một làng nằm trong lãnh thổ nước này, có Đền Thánh danh tiếng vì được dân chúng đến viếng đêm ngày đông đúc, và được coi như một Thiên Đài toàn quốc. Đền Thánh ấy, các Giám Mục Miền Nam Việt Nam, trong phiên họp năm 1996, đã muốn gọi là “ Đền Thánh toàn quốc khấn dâng”, vì các ngài đã quyết định dâng riêng cho Đức Mẹ một Đền Thánh để nhớ ơn Đức Mẹ phù hộ, ban cho Giáo Hội chiến thắng được kẻ nghịch, Đức Tin được bảo toàn, đất nước được thống nhất và hưởng lại tự do.

Muốn được những ơn phúc ấy, dân chúng mỗi ngày đến viếng một đông hơn, và xem Đền Thánh ấy như “ Nhà cầu nguyện”. Nơi đó sẽ còn thiết lập và khuyến khích thói quen chầu Thánh Thể, ngõ hầu lòng tôn kính Chúa Giêsu đi đôi với lòng thành kính Đức Mẹ 
 
LA VANG NGÀY NAY
 

La Vang ngày nay không còn là nơi âm u hiểm trở, ít ai biết đến như ngày xưa trong thời kỳ cấm đạo, nhưng trở thành nơi vang dội muôn ơn lành hồn xác Mẹ ban cho con cái, và ngân vọng bao lời kinh tin yêu phó thác của con cái Mẹ trên khắp cả nước Việt Nam và cả thế giới.

Lòng tôn sùng Đức Mẹ La Vang đã có liền sau khi Đức Mẹ hiện ra ( 1798). Từ ngày đó trở đi, giáo hữu xa gần hành hương La Vang và đã được Mẹ chở che, ủi an, nâng đỡ. Qua các thời đại, các thế hệ, giáo hội lũ lượt tới kính viếng, cầu nguyện, nhất là từ khi có ngôi Đền Thánh đầu tiên ( 1820-1840), họ càng chạy đến với Mẹ nhiều hơn nữa.

Với cuộc chiến năm 1972, toàn bộ khu vực La Vang bị đổ nát. Các công trình xây dựng trước đây như Tiểu Vương Cung Thánh Đường, nhà Cha quản xứ, nhà Tĩnh tâm, tu viện Mến Thánh Giá Di Loan... đều bị sụp đổ do bom đạn chiến tranh liên tiếp gây nên. Đền Thánh tróc hết mái, còn lại ít đòn tay, run mèn đan vào nhau như một lưới nhện rách tả tơi, và cơn bảo năm 1985 đã làm sập tấc cả. Các dãy nhà cũng bị tiêu hủy hoàn toàn. Cây cối rụi tàn. Các pho tượng 15 Mầu nhiện Mân Côi sứt mẻ. Bức tượng Chúa Giêsu vác Thánh giá ngã xuống đất, cũng bị đổ xuống. Chỉ còn nơi Linh Đài Mẹ hiện ra, ba cây đa đứng vững nguyên vẹn, trừ thân cây bên tả bị một vết xước nhỏ do viên đạn lạc.

THÁNH ĐỊA ĐỨC MẸ LA VANG 

 
1. SƠ ĐỒ THÁNH ĐỊA LA VANG

Sơ đồ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về Thánh Địa:

Một giải đất từ cổng Tam quan đến đỉnh đồi Can-vê với diện tích 24, 8855 ha, gồm khu vực Quảng Trường Mân Côi, khu vực Trung Tâm, khu vực Quảng Trường Thánh Tâm và khu vực đồi Can-vê. Các khu vực này nằm trong một tổng thể liên hoàn vừa linh thánh vừa mỹ thuật:

 
 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Me La Vang. (8/13/2008)
Ngày Khai Mạc Đại Hội La Vang Lần Thứ 28: Một Vòng Quanh Trung Tâm Thánh Mẫu (8/13/2008)
Lễ Khai Mạc Đại Hội Thánh Mẫu La Vang Lần Thứ 28 (8/13/2008)
Ơn Lạ Đức Mẹ La Vang, # 2 (8/13/2008)
Ơn Lạ Của Mẹ La Vang (8/12/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Đức Me La Vang (8/11/2008)
Đại Hội Thánh Mẫu La Vang 2008 Chưa Khai Mạc, Nhưng Giáo Dân Đã Tấp Nập Về Thánh Địa (8/11/2008)
Tin/Bài khác
Vide Clip # 77: Hành Hương 2008 Đức Mẹ Lavang Tại Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ (8/8/2008)
Vài Nét Lịch Sử Linh Ðịa La Vang (8/6/2008)
Đại Hội Hành Hương La Vang Lần 28: Mẹ Maria, Nhà Giáo Dục Đức Tin, 2008 (8/3/2008)
Video Clip # 41: Thánh Địa La Vang Và Nhà Thờ Phát Diệm. (7/31/2008)
Video Clip #26: Mừng Đại Hội Đức Mẹ La Vang Tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ. (7/30/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768