NHỮNG GÌ CÁC VỊ
GIÁO HOÀNG ĐÃ NÓI VỀ CHỦ THUYẾT XÃ HỘI
What the Popes Really Say About
Socialism
Trần Mỹ Duyệt
“Ghê tởm” (Hideous), “phá hủy”
(destructive), “hung ác” (wicked), và “lầm lạc” (perverted) chỉ là một số những
tĩnh từ đã được các vị Giáo Hoàng dùng để diễn tả về chủ nghĩa xã hội
(socialism). Từ Đức Piô IX đến Đức Bênêđíctô XVI, các vị Giáo Hoàng đã một cách
liên tục lên án chủ nghĩa này. Sau đây là một số những tư tưởng chọn lọc của các
ngài đã được TFP Student Action trích dẫn. Chúng tôi chuyển dịch với hy vọng để
có một cái nhìn trung thực thế nào là những giáo huấn và lập trường của Giáo Hội
trong khi thế giới xem như đang muốn hướng tầm nhìn về chủ nghĩa này.
LEO XIII (1878-1903)
“Lật đổ đã được
kế hoặch một cách cố ý”
“Overthrow is Deliberately
Planned”
Vì,
sự sợ hãi Thiên Chúa và lòng tôn kính đối với những lề luật thánh thiện bị tước
đoạt, quyền bính của những nhà cai trị bị khinh miệt, hành động xúi dục khởi
loạn đã cho phép và được chấp thuận. Quần chúng đã đòi hỏi một cách quyết liệt
cái được gọi là vô luật pháp này, và vì không bị hạn chết do trừng phạt, nên sự
thay đổi và lật nhào mọi thứ sẽ xảy ra theo sau đó. Đúng vậy, sự thay đổi và
lật đổ này được dự trù một cách cố ý và được thúc đẩy bằng nhiều đoàn thể của những
người cộng sản và người của xã hội chủ nghĩa”. (Encyclical Humanum
Genus, April 20, 1884, n. 27)
Hạ giá sự kết hợp tự nhiên của người
nam và người nữ
Debasing
the Natural Union of Man and Woman
“Họ [những người xã hội chủ nghĩa, cộng sản, hoặc vô
thần] tranh luận về sự kết hợp tự nhiên của người nam và người nữ, là điều được
cho là thánh thiện ngay cả giữa những dân tộc hoang sơ. Với sự liên kết của nó,
nhờ đó gia đình được duy trì một cách chính đáng. Nhưng họ đã làm cho yếu kém,
hoặc ngay cả dẫn tới dục vọng. (Encyclical Quod
Apostolici Muneris, December 28, 1878, n. 1)
“Mùa gặt của khổ cực”
“The
Harvest of Misery”
…
có nhu cầu cho một sự kết hợp của những đầu óc dũng cảm với những nguồn tài nguyên
họ có thể điều khiển. Mùa gặt của khổ não đang trước mắt chúng ta, và những dự án
khủng khiếp của các cuộc nổi dậy hết sức tàn bạo nhằm lật đổ các quốc gia đang
đe dọa chúng ta từ sự lớn mạnh quyền lực của phong trào xã hội chủ nghĩa.”
(Encyclical Graves de Communi Re, January 18, 1901, n. 21)
SAINT PIUS X (1903-1914)
Giấc mơ Xã Hội
Tái Định Hình sẽ dẫn đến Chủ Thuyết Xã Hội
The Dream of Re-Shaping Society will Bring Socialism
“Nhưng điều lạ lùng vẫn là, cùng lúc báo hiệu và gây bất
hạnh, đó là sự trơ tráo và coi thường của những người tự gọi mình là Công Giáo
và còn mơ về một Xã Hội Tái Định Hình dưới những điều kiện như
thế, và về việc thiết lập nó trên trái đất, trên và vượt trên danh giới của
Giáo Hội Công Giáo, ‘sự ngự trị của tình yêu và công lý’… Những gì họ sẽ mang lại?...
Một cấu trúc chỉ bằng ngôn từ và sự hão huyền mà trong đó chúng ta chỉ thấy phát ra trong một tình trạng xáo trộn, và dẫn
đến nghi hoặc, những từ ngữ Tự do, Công chính, Hữu nghị, Yêu thương, Bình đẳng,
và sự vui mừng nhân loại. Tất cả đều dựa trên trên phẩm giá con người bị hiểu lầm
một cách bệnh hoạn. Nó sẽ là một khích động ồn ào, vô hiệu quả đối với một cái kết
đã được đề khởi, nhưng sẽ đem lại phúc lợi cho một số ít những kẻ lợi dụng ý tưởng hư ảo về một xã hội
hoàn hảo của dân chúng. Thật vậy, chúng ta có thể nói một cách đúng
đắn rằng, đôi mắt của Sillon (phong
trào Công Giáo tự do khuynh tả Pháp) đã dán vào sự hão huyền, khi đem chủ thuyết Xã Hội trên chuyến
tàu của nó.” (Apostolic Letter Notre Charge Apostolique [Our
Apostolic Mandate] to the French Bishops, August 15, 1910, condemning the
movement Le Sillon)
BENEDICT XV (1914-1922)
Đừng bao giờ
quên lên án Chủ Thuyết Xã Hội
Never Forget the Condemnation of Socialism
“Ở
đây, chúng ta không chú tâm để nhắc lại những tranh luận mà nó đã biểu hiện một
cách rõ ràng những sai sót của Xã Hội chủ nghĩa và những chủ thuyết tương tự.
Vị tiền nhiệm của tôi, Đức Lêô XIII, đã rất khôn ngoan đưa ra trong Tông Thư đáng
ghi nhớ. Và các chư huynh đáng kính, hãy hết sức lo lắng đừng bao giờ quên những
lời khuyến dụ trang trọng này, để trong bất cứ hoàn cảnh nào đòi hỏi, những lời
này sẽ được giải thích một cách rõ ràng và được in sâu trong tâm trí trong
những đoàn thể và các hội nghị Công Giáo, trong những bài giảng và trong văn
bản Công Giáo.” (Encyclical Ad Beatissimi Apostolorum, November 1,
1914, n. 13)
PIUS XI (1922-1939)
Chủ Thuyết Xã Hội không thể hòa giải với Giáo Lý Công Giáo
Socialism Cannot Be Reconciled with Catholic Doctrine
“Chúng tôi đưa
ra tuyên bố này: dù được xem như một học thuyết, hoặc một sự thật lịch sử, hoặc
một phong trào, Chủ Thuyết Xã Hội, nếu nó duy trì lý thuyết xã hội một cách
đích thực, ngay cả sau khi đã hòa nhập với sự thật và công lý trên những điểm
mà chúng tôi đã nhắc nhở, nó không thể hòa giái với những giáo huấn của Giáo
Hội Công Giáo, bởi vì khái niệm xã hội của nó trái ngược hoàn toàn với sự thật Kitô
giáo.” (Encyclical Quadragesimo Anno, May 15, 1931, n. 117)
Chủ
Thuyết Xã Hội Công Giáo là một điều Mâu Thuẫn
Catholic
Socialism is a Contradiction
“[Chủ
Nghĩa Xã Hội] mặc dù được đặt căn bản trên lý thuyết của xã hội con người, tự
nó trở nên kỳ dị và không thể hòa hòa giải với Kitô giáo chân thính. Chủ thuyết
Tôn Giáo Xã Hội, Công Giáo Xã Hội, là những thuật ngữ hoàn toàn trái ngược;
không ai cùng một lúc có thể là người Công Giáo tốt mà lại có thể là một người
xã hội thật sự.” (Ibid. n. 120)
PIUS XII (1939-1958)
Giáo Hội sẽ chiến
đấu với Chủ Thuyết Xã Hội cho đến cùng
The Church Will Fight
Socialism to the End
“[Giáo Hội đã quyết tâm] bảo vệ cá nhân và gia đình
khỏi sự đe dọa hiện hành nhằm dẫn đến một xã hội chủ nghĩa toàn diện mà cuối cùng
sẽ khiến cho bóng ma của ‘Leviathan’* trở thành một thực tế kinh
hoàng. Giáo Hội sẽ chiến đấu trong trận chiến này cho đến cùng, vì nó là một
câu hỏi của những giá trị siêu hình: phẩm giá con người và sự cứu rỗi của các
linh hồn.” (“Radio message to the Katholikentag
of Vienna,” September 14, 1952 in Discorsi e Radiomessaggi, vol.
XIV, p. 314)
Thể chế toàn quyền
lực làm hại sự phát triển thực
The All-Powerful
State Harms True Prosperity
“Nghĩ về một Thể Chế như là một điều gì
tối hậu, mà tất cả những cái khác chỉ là tùy thuộc và bị điều khiển, thì không
thể lầm lẫn rằng, đó là điều làm hại sự thật và sự phát triển bền vững của các
quốc gia.” (Encyclical Summi Pontificatus, October 20, 1939, n. 60)
*Leviathan is now
recognised as a cornerstone of Western political philosophy, particularly in
its ideas of a 'social contract' between ruler and ruled.
JOHN XXIII (1958-1963)
“Không người Công Giáo nào có thể tán đồng ngay cả thuyết xã
hội ôn hòa”
“No Catholic could subscribe even to moderate socialism”
“Giáo Hoàng Piô XI đã nhấn mạnh từ xa hơn nữa về sự
đối lập căn bản giữa Chủ Thuyết Cộng Sản và Kitô Giáo, và cho rõ rằng không một
người Công Giáo nào có thể chấp nhận ngay cả Chủ Thuyết Xã Hội ôn hòa. Lý do là
vì Chủ Thuyết Xã Hội được xây dựng trên một giáo điều của xã hội con người mà
nó bị giới hạn theo thời gian và không nghĩ về bất cứ đối tượng nào ngoài hạnh
phúc vật chất. Và rồi từ đó, nó phát triển thành mô hình của một tổ chức xã hội
mà chủ đích duy nhất nhắm đến là sản xuất. Nó
quá đặt nặng sự hạn chế tự do con người, cùng lúc công khai coi thường ý niệm
chính đáng của quyền bính xã hội.”
(Encyclical Mater et Magistra, May 15, 1961, n. 34)
PAUL VI (1963-1978)
“Những Kitô hữu hướng tới Lý Tưởng Hóa Chủ Nghĩa Xã Hội”
“Christians Tend to Idealize Socialism”
Những Kitô bị hấp dẫn bởi chủ nghĩa xã hội
thường xuyên hướng tới việc lý tưởng hóa nó bằng những từ ngữ mà chúng vượt khỏi
những chữ nghĩa khác, thông thường như: một khát vọng cho công bình, hòa hợp, và
bình đẳng. Họ từ chối nhận thức những giới hạn của những phong trào xã hội trong
lịch sử, mà tiếp tục buộc tuân theo những ý tưởng từ đó chúng đã phát xuất.”
(Apostolic Letter Octogesima Adveniens, May 14, 1971, n. 31)
JOHN PAUL II (1978-2005)
Chủ Nghĩ Xã Hội: Mối nguy hiểm của một “giải pháp đơn giản
và cấp tiến”
Socialism: Danger of a “simple and radical solution”
“Có thể coi như ngạc nhiên rằng ‘chủ nghĩa xã hội’ đã xuất hiện ngay từ những phân tích về các giải pháp của
vị Giáo Hoàng đối với ‘câu hỏi của giới thợ thuyền’ tại thời điểm khi ‘chủ
thuyết xã hội’ chưa hoàn toàn hình thành một Thể Chế mạnh mẽ và quyền lực, với
tất cả các thủ đoạn mà nó được áp dụng, như đã xảy ra sau này. Tuy nhiên, ngài
đã phê bình một cách chính xác mối nguy hiểm được đặt ra đối với quần chúng bởi
sự trình bày hấp dẫn của giải pháp đơn giản và cấp tiến về ‘câu hỏi của giới
thợ thuyền.’” (Encyclical Centesimus Annus - On the 100th
anniversary of Pope Leo XIII's Rerum Novarum, May 1, 1991, n. 12)
BENEDICT XVI (2005
- 2013)
“Chúng ta không muốn một định chế mà nó kiểm soát mọi thứ”
“We do not Need a State which Controls Everything”
Một
thể chế mà sẽ cung cấp mọi thứ, thu góp mọi thứ về cho mình, cuối cùng cũng sẽ
trở thành một hệ thống cai trị hành chính không có khả năng đảm bảo tất cả mà con
người đau khổ - rất người - những nhu cầu: như chú tâm đến lợi ích cá nhân.
Chúng ta không cần một Thể Chế mà nó sắp đặt và kiểm soát mọi thứ, nhưng một chính
phủ mà nó phù hợp với nguyên tắc phụ thuộc, những hiểu biết một cách rộng rãi, nâng
đỡ những sáng kiến phát xuất từ những sức mạnh xã hội khác nhau, và kết hợp điều
kiện tự phát với sự gần gũi những con người đang có nhu cầu…Cuối cùng, cho rằng
cấu trúc xã hội công bằng là những gì làm cho các hoạt động bác ái trở thành dư
thừa là chủ trương che đậy một quan niệm duy vật về con người: ý niệm sai lầm
cho rằng con người có thể sống “nguyên bởi bánh” (Mt 4:4; cf. Deut 8:3) - đó
là niềm tin hạ thấp con người và rốt cuộc coi thường tất cả
những gì là đặc tính của con người .” (Encyclical Deus Caritas Est, December 25, 2005,
n. 28)
_____
Nguồn:
Gustavo Solimeo.
“What the Popes Really Say About
Socialism.” TFP
Student Action. Apr 08, 2010
|