MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: giáo hội hoàn vũ :: tin tức và sinh hoạt giáo hội hoàn vũ
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Phi Châu: Thăm 3 Nước Kenya, Uganda Và Cộng Hòa Trung Phi
Thứ Hai, Ngày 30 tháng 11-2015
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Phi Châu

         Thăm 3 Nước Kenya, Uganda và Cộng Hòa Trung Phi

 Viaggio Apostolico del Santo Padre in Kenya, Uganda e Repubblica Centrafricana, 25-30 novembre 2015

    

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tuyển hợp và chuyển dịch

   các bài nói từ chính website của Tòa Thánh

          http://w2.vatican.va/content/francesco/en/travels/2015/outside/documents/papa-francesco-africa-2015.html

                               

                                                       và các hình ảnh từ website Official Vatican Network




​T
ừ Giã Uganda sáng Chúa Nhật 28/11/2015 ở Phi Trường Thủ Đô Kampala



Thăm Cộng Hòa Trung Phi

(Central Africa Republic hay CAR)



Đến Nước Cộng Hòa Trung Phi sáng Chúa Nhật cùng ngày ở Phi Trường Thủ Đô Bangui


Dẫn nhập của người dịch: 

Tại đất nước Cộng Hòa Trung Phi này, một quốc gia được hân hạnh thay cho toàn thể Phi Châu, lần đầu tiên được một vị giáo hoàng chính thức khai mở một Năm Thánh, Năm Thánh Tình Thương 2016, bằng tác động Mở Cửa Năm Thánh ở Vương Cung Thánh Đường chính thủ đô Bangui của xứ sở này trong Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng tối hôm nay, dù xẩy ra 9 ngày trước thời điểm chính thức khai mạc Năm Thánh Tình Thương 8/12/2015. 

Đây là một cử chỉ rất ngoại lệ nhưng đáng thực hiện ở đất nước mà vị lãnh đạo lâm thời của quốc gia này là một người nữ, Bà Catherine Samba-Panza, bởi vì, theo diễn biến chính trị trong 2 năm qua tại đất nước này, thì hai lực lượng Hồi Giáo Séléka và Kitô Giáo Balaka đối chọi quá sức là dữ dội và đầy những tàn ác không thể nào tưởng tượng nổi, gây ra một làm sóng di cư ào ạt tràn sang cả các quốc gai lân bang, đến độ Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo là có thể sẽ đi đến chỗ bị diệt chủng, và vì thế ban tổ chức cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần đã muốn bãi bỏ biến cố này, bởi lo sợ chính quyền không đủ sức bảo toàn an ninh cho ngài. 

Ngoài ra, đất nước vn là thuộc địa của Pháp cho đến năm 1960 này là một quốc gia nghèo nhất thế giới, cho dù phong phú nguồn tài nguyên thiên nhiên, bao gồm đồng ruộng, nước nôi, hầm mỏ cùng với các thứ kỹ nghệ như vàng bạc, kim cương, gỗ rừng và chất uranium. Đức Thánh Cha Phanxicô là vị giáo hoàng chủ trương Giáo Hội nghèo và cho người nghèo vẫn muốn hiên ngang xông pha (go forth) tiến đến những chỗ xa xôi hẻo lánh bần cùng nhất theo chủ trương "peripheries" của ngài.


Với Chính Quyền và Ngoại Giao Đoàn

Presidential Palace, Bangui (Central African Republic)

Sunday, 29 November 2015


"Chắc hẳn là một điều thừa thải khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng chính yếu của sự chỉ đạo và quản trị chính trực nơi các vị thẩm quyền trong quần chúng. Họ cần phải là người đầu tiên liên lỉ hiện thực các giá trị về hiệp nhất, phẩm giá và nỗ lực, bằng việc phục vụ như là những mô phạm cho đồng bào của họ".

...

Trong khi Nước Cộng Hòa Trung Phi đang tiến chuyển bất chấp các thứ khó khăn để hướng đến tình trạng bình thường hóa đời sống xã hội và chính trị của mình thì tôi đến đất nước này lần đầu tiên, theo chân vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II của tôi. Tôi đến đây như là một người hành hương của hòa bình và như là một tông đồ của niềm hy vọng... 

Từ chân trời sáng lên với câu tâm niệm của Nước Cộng Hòa Trung Phi: Hiệp Nhất - Phẩm Giá - Nỗ Lực, một câu tâm niệm đã cho thấy niềm hy vọng của những ai khai phá mở đường cùng ước mộng của các vị cha ông sáng lập. Ngày nay, hơn bao giờ hết, câu tâm niệm tam diện này đang thể hiện các khát vọng của mỗi một người dân Trung Phi. Bởi thế, nó chính là địa bàn thực sự cho các vị thẩm quyền được kêu gọi để léo lái số phận của xứ sở này. Hiệp Nhất, Phẩm Giá, Nỗ Lực! Ba ch rất ý nghĩa, mỗi một chữ của chúng đều tiêu biểu như nhau về một dự án xây dựng như là một chương trình kéo dài, một cái gì đó cần phải được không ngừng đan kết.

Trước hết là chữ hiệp nhất. Chúng ta biết đây là một giá trị trụ cột cho tình trạng hòa hợp của các dân tộc. Nó cần phải được sống và thiết lập trên căn bản của đa dạng tính lạ lùng của môi trường chúng ta, tránh khuynh hướng sợ hãi kẻ khác, sợ hãi kẻ xa lạ, sợ những gì không thuộc về nhóm sắc tộc của chúng ta, không thuộc về quan điểm chính trị của chúng ta hay không thuộc về niềm tin đạo giáo của chúng ta. Trái lại, hiệp nhất cần đến việc kiến tạo và phát động một tổng hợp những gì là phong phú được từng người cống hiến. Hiệp nhất trong đa dạng là một thách đố liên lỉ, một thách đố cần đến tính chất sáng tạo, đến lòng quảng đại, đến việc hy sinh mình và tôn trọng người khác. 

Rối đến phẩm giá. Giá trị về luân lý này thật sự đồng nghĩa với sự chân thành, thành tín, độ lượng và tôn kính là những gì biểu thị cho thấy con người nam nữ ý thức được các quyền lợi và nhiệm vụ của họ, và là những gì dẫn họ đến chỗ tương kính. Tôi cảm thấy hứng thú khi biết rằng Nước Trung Phi này là xứ sở có châm ngôn "Zo kwe zo", một xứ sở là nơi hết mọi người đều là một ai đó. Cần phải làm hết sức để bảo vệ vị thế và phẩm giá của con người. Những ai có phương tiện để hoan hưởng một cuộc sống khá giả, thay vì coi mình thuộc hạng ưu tú, cần phải tìm cách giúp đáp những ai nghèo khổ hơn chính họ để những người ấy đạt được những điều kiện sống xứng đáng, nhất là nhờ ở khả năng phát triển về nhân bản, văn hóa, kinh tế và xã hội của họ. Bởi thế, phương tiện giáo dục và chăm sóc sức khỏe, việc chiến đấu chống lại tình trạng yếu dinh dưỡng cùng với những nỗ lực để bảo đảm có được nhà ở tươm tất cho hết mọi người cần phải là những gì tiên phong cho một thứ phát triển liên quan đến phẩm giá con người. Thật vậy, nhân phẩm của chúng ta được thể hiện qua việc chúng ta hoạt động cho phẩm giá của anh chị em đồng loại chúng ta

Sau hết là nỗ lực. Chính nhờ làm việc mà quí vị mới có thể cải tiến đời sống gia đình của quí vị. Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng: "Con cái không cần phải thu tích cho cha mẹ mà cha mẹ cần phải thu tích cho con cái" (2Corinto 12:14). Công việc của cha mẹ là những gì thể hiện tình yêu của họ đối với con cái của họ. Một lần nữa, Nước Trung Phi của quí vị có thể cải tiến mảnh đất kỳ diệu này bằng việc khôn khéo khai thác nhiều tài nguyên của nó. Xứ sở của quí vị được định vị ngay trong một miền được coi là một trong hai buồng phổi của nhân loại về tính đa dạng sinh học ngoại thường của nó. Về vấn đề này, để nhắc lại Thông Điệp Laudato Sí của mình, tôi đặc biệt kêu gọi hết mọi người, thành phần công dân cũng như lãnh đạo quốc gia, các hội viên quốc tế và những xã hội đa quốc, hãy quan tâm đến trách nhiệm nặng nề của mình trong việc sử dụng các nguồn môi sinh, trong những quyết định và dự phóng phát triển có thể ảnh hưởng đến toàn thể hành tinh này một cách nào đó. Công việc xây dựng một xã hội thịnh vượng cần phải trở thành một nỗ lực hợp tác chung. Sự khôn ngoan của dân tộc quí vị đã từng hiểu được chân lý ấy, như qua câu tục ngữ sau đây: "Những con kiến dù li ti nhỏ bé nhưng vì chúng quá nhiều nên chúng vẫn có thể tạo thành một kho tích trữ".

Chắc hẳn là một điều thừa thải khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng chính yếu của sự chỉ đạo và quản trị chính trực nơi các vị thẩm quyền trong quần chúng. Họ cần phải là người đầu tiên liên lỉ hiện thực các giá trị về hiệp nhất, phẩm giá và nỗ lực, bằng việc phục vụ như là những mô phạm cho đồng bào của họ.

............


Phụ dẫn thêm của người dịch: 

Sau khi gặp gỡ thành phần chính trị gia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ghé thăm một trại tị nạn ở thủ đô Bangui này. Ngài đã nói buông với họ theo tâm tình của ngài bấy giờ: 



"Tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau, bất kể nhóm sắc tộc hay tôn giáo của chúng ta... Chúng ta cần phải hoạt động, cầu nguyện và làm hết sức có thể cho hòa bình... Hòa bình không thể nào có nếu thiếu vắng yêu thương, thân tình, khoan dung và tha thứ". 


Khi nói với các em nhỏ vây quanh mình, ngài đã nói với các em rằng ngài đã đọc thấy những hàng chữ các em viết "hòa bình, tha thứ, hiệp nhất và yêu thương": 

"Cha muốn các con sống trong bình an, bất chấp các con thuộc nhóm sắc tộc nào, bất kể văn hóa của các con, tôn giáo của các con và tình trạng xã hội của các con... hết mọi người sống trong hòa bình vì tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau". 

Rồi ngài bảo những ai hiện diện bấy giờ cùng nhau hô lên rằng: "Tt cả chúng ta đều là anh chị em với nhau". 

Trong chuyến viếng thăm Nước Cộng Hòa Trung Phi này, ngài cũng bất chợt ghé thăm một bệnh viện nhi đồng ở thủ đô Bangui.





Gặp Gỡ Các Cộng Đồng Tin Lành ở Thủ Đô Bangui Chúa Nhật 29/11/2015



"Làm thế nào Chúa Cha có thể không ban ơn hiệp nhất được chứ, dù là chưa trọn vẹn, cho con cái của Ngài là thành phần đang cùng nhau chịu khổ, và trong các trường hợp khác, cùng nhau phục vụ anh chị em của mình?"

Đã quá lâu rồi nhân dân của quí vị đã trải qua những rắc rối và bạo động, gây ra biết bao nhiêu là đau khổ. Tình trạng này khiến cho việc loan báo Phúc Âm càng trở thành cần thiết và khẩn trương. Vì chính xác thịt của Chúa Kitô đang đau khổ nơi những người con nam nữ thân yêu nhất của Người: những người nghèo nhất của dân tộc quí vị, thành phần yếu bệnh, thành phần già lão, thành phần bị bỏ rơi, các trẻ em mất cha mất mẹ hay bị bỏ bê không được dẫn dắt và giáo dục. Cũng có những người cảm thấy lo âu sợ hãi trong tâm hồn hay thân xác bởi hận thù ghen ghét và bạo lực, những người bị chiến tranh cướp đi hết mọi sự, nào là công ăn việc làm, nào là nhà cửa và những người thân yêu. 

Thiên Chúa không phân biệt giữa những ai đang chịu đau khổ. Tôi thường gọi tình trạng này là vấn đề đại kết bởi máu. Tất cả mọi cộng đồng của chúng ta đều chịu đau khổ như nhau gây ra bởi những gì là bất công và lòng hận thù mù quáng do ma quỉ hoành hành. Đến đây tôi muốn bày tỏ sự gắn bó và tình đoàn kết của tôi với Mục Sư Nicholas là vị có ngôi nhà được sử dụng làm nơi gặp gỡ cho cộng đồng của ông vừa bị lục soát và đốt cháy. Trong những hoàn cảnh khó khăn ấy, Chúa vẫn xin chúng ta hãy tỏ ra cho mọi người thấy sự êm ái dịu dàng, lòng cảm thương và tình thương của Người. Nỗi đau chung và sứ vụ chung này là một cơ hội thuận lợi cho chúng ta để cùng nhau tiến triển trên con đường hiệp nhất; chúng cũng là một thứ hỗ trợ thiêng liêng bất khả châm chước. Làm thế nào Chúa Cha có thể không ban ơn hiệp nhất được chứ, dù là chưa trọn vẹn, cho con cái của Ngài là thành phần đang cùng nhau chịu khổ, và trong các trường hợp khác, cùng nhau phục vụ anh chị em của mình?

Các bạn thân mến, tình trạng thiếu hiệp nhất nơi thành phần Kitô hữu là một thứ gương mù, trước hết là vì nó phản lại với ý muốn của Thiên Chúa. Nó cũng là một gương xấu khi chúng ta coi hận thù và bạo lực đang xâu xé nhân loại, cùng nhiều hình thức chống đối mà Phúc Âm Chúa Kitô gặp phải. Tôi cảm nhận được tinh thần của niềm tương kính và hợp tác đang hiện hữu giữa thành phần Kitô hữu nơi xứ sở của quí vị, và tôi phấn khích quí vị hãy tiếp tục con đường phục vụ chung trong yêu thương bác ái này. Nó là một thứ chứng từ về Chúa Kitô giúp vào việc xây dựng mối hiệp nhất vậy. 


Thánh Lễ với Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Lý Viên và Giới Trẻ

ở Vương Cung Thánh Đường Thủ Đô Bangui tối Chúa Nhật 29/11/2015




"Là những người theo Chúa Kitô, các vị linh mục, tu sĩ nam nữ và các cán sự mục vụ giáo dân thân mến, ở nơi xứ sở này, theo tên gọi gợi ý của nó, nằm ngay tâm điểm của Châu Phi và được kêu gọi nhận thức Chúa là tâm điểm đích thực của tất cả những gì là thiện hảo, ơn gọi của anh chị em là hiện thực hóa chính tấm lòng của Thiên Chúa giữa anh chị em đồng hương của mình".


Vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng này, một mùa phụng vụ của niềm hân hoan trông đợi Đấng Cứu Thế và là một biểu hiệu cho niềm hy vọng của Kitô giáo. Thiên Chúa đã đưa tôi đến đây giữa anh chị em, ở mảnh đất này, trong lúc Giáo Hội hoàn vũ đang sửa soạn khai mạc Năm Thánh Tình Thương. Tôi đặc biệt lấy làm vui là chuyến viếng thăm mục vụ của tôi lại trùng vào thời điểm khai mạc Năm Thánh này ở xứ sở của anh chị em...

Thế nhưng, như Tông Đồ Phêrô và Gioan trên đường lên Đền Thờ, chẳng có vàng hay bạc để tặng cho người bất toại thiếu thốn, tôi cũng đến đây để cống hiến sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa; vì những sự ấy mang lại cho chúng ta sự chữa lành, giúp chúng ta đứng lên và giúp chúng ta có thể bắt đầu một cuộc sống mới, để "băng qua phía bên kia" (xem Luca 8:22). 

Chúa Giêsu không bắt chúng ta băng qua phía bên kia một mình đâu; trái lại, Người xin chúng ta hãy băng qua với Người, khi mỗi một người trong chúng ta đáp lại ơn gọi riêng biệt của mình. Chúng ta cần nhận thức rằng việc băng qua này chỉ có thể thực hiện với Người mà thôi, bằng cách giải phóng mình khỏi những quan niệm ly gián về gia đình và huyết nhục để xây dựng một Giáo Hội là gia đình của Thiên Chúa, hướng đến hết mọi người, quan tâm đến những người thiếu thốn nhất. Điều này bao hàm việc gần gũi với những người anh chị em của chúng ta; nó chất chứa tinh thần hiệp thông. Nó chính yếu không phải là vấn đề về phương tiện tài chính; mà chỉ cần chia sẻ vào đời sống của dân Chúa, bằng niềm hy vọng trong chúng ta (xem 1Phêrô 3:15), bằng việc làm chứng cho tình thương vô biên của Thiên Chúa, Đấng được Bài Đáp Ca của phụng vụ Chúa Nhật này cho thấy "nhân lành và dẫn đường chỉ lối cho các tội nhân" (Thánh Vịnh 24:8). Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng Cha trên trời của chúng ta "làm cho mặt trời mọc lên cho cả kẻ dữ lẫn người lành" (Mathêu 5:45). Tự bản thân cảm nghiệm được ơn tha thứ, chúng ta cũng cần phải thứ tha cho người khác. Ơn gọi chính yếu của chúng ta là: "Các con vì thế hãy nên trọn lành như Cha của các con trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48). 

Một trong đặc tính thiết yếu của ơn gọi nên trọn lành này đó là tình yêu thương những người thù địch của chúng ta, một tình yêu bảo vệ chúng ta khỏi khuynh hướng tìm cách trả thù cũng như khỏi cơn xoáy mắt đền mắt răng đền răng chẳng bao giờ cùng. Chúa Giêsu đã đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh này nơi chứng từ Kiô giáo (xem Mathêu 5:46-47). Bởi thế, những ai truyền bá phúc âm hóa cần phải là thành phần thực hành tha thứ đầu tiên và trên hết, thành phần chuyên viên về hòa giải, chuyên nghiệp về tình thương. Đó là cách chúng ta có thể giúp cho anh chị em chúng ta "băng qua phía bên kia" - bằng việc tỏ cho họ thấy cái bí mật của sức mạnh chúng ta, của niềm hy vọng chúng ta, và của niềm vui chúng ta, tất cả những gì đều được bắt nguồn nơi Thiên Chúa, vì chúng được sâu xa thâm tín rằng Ngài đang ở trong thuyền với chúng ta. Ngài đã thực hiện với các vị tông đồ lúc hóa bánh ra nhiều thế nào thì Chúa cũng ký thác các tặng ân của Ngài cho chúng ta như vậy, nhờ đó chúng ta có thể lên đường mà phân phối những tặng ân ấy khắp nơi, bằng việc loan báo những lời cam kết của Ngài: "Này đây, đang đến những ngày Ta sẽ hoàn trọn lời Ta đã hứa với nhà Yến Duyên (Israel) và nhà Giuđa" (Giêrêmia 33:14). 

Trong các bài đọc của phụng vụ Chúa Nhật này, chúng ta có thể thấy những khía cạnh khác nhau của việc cứu độ được Thiên Chúa loan báo ấy; chúng hiện lên như những dấu đường để hướng dẫn chúng ta trong sứ vụ của chúng ta. Trước hết, niềm hạnh phúc được Chúa hứa hẹn hiện lên như là công lý. Mùa Vọng là thời điểm chúng ta nỗ lực mở lòng mình ra để lãnh nhận Đấng Cứu Thế, Đấng công chính duy nhất và là Vị Thẩm Phán duy nhất có thể ban cho mỗi người cách xứng hợp. Ở nơi đây cũng như ở các nơi khác, có vô số những con người nam nữ đang khao khát những gì là tôn trọng, là công lý, là bình đẳng, mà chẳng thấy những dấu hiệu tích cực nào hiện lên ở chân trời. Đó là thành phần mà Người đến để mang tặng ân công chính của mình cho họ (xem Giêrêmia 33:15). Người đến để làm phong phú lịch sử chung riêng của chúng ta, làm phong phú những niềm hy vọng còn lỗ hổng của chúng ta và làm phong phú những nỗi ước vọng cằn cỗi của chúng ta. Người sai chúng ta đi để loan báo đặc biệt cho những người bị áp bức bởi thành phần quyền lực trên thế giới này, hay thành phần bị đè nén bởi gánh nặng tội lỗi của họ, hầu "Giuđa sẽ được cứu và Giêrusalem sẽ cư ngụ cách an toàn. Và đó là danh xưng Ngài sẽ được gọi 'Chúa là sự chính trực của chúng ta'" (Giêrêmia 33:16). Phải, Thiên Chúa là sự chính trực; Thiên Chúa là sự công chính. Bởi vậy, đó là lý do tại sao Kitô hữu được kêu gọi trên thế giới này là để hoạt động cho một thứ hòa bình trên nền tảng công lý.  

Ơn cứu độ của Thiên Chúa mà chúng ta đang trông chờ cũng hợp với yêu thương. Trong việc dọn mình cho mầu nhiệm Giáng Sinh, chúng ta sống lại cuộc hành trình sửa soạn cho dân Chúa đón nhận Người Con, Đấng đến để tỏ cho thấy Thiên Chúa chẳng những chính trực mà trên hết còn là tình yêu (xem 1Gioan 4:8). Ở hết mọi nơi, thậm chí ở cả những nơi đang bấn loạn với bạo động, hận thù ghen ghét, bất công và bách hại, Kitô hữu cũng được kêu gọi để làm chứng cho Vị Thiên Chúa là tình yêu này. Trong việc phấn khích các linh mục, các tu sĩ nam nữ, và thành phần giáo dân dấn thân, ở xứ sở này, có những lúc sống một cách anh hùng những nhân đức Kitô giáo, tôi nhận thấy rằng khoảng cách giữa lý tưởng đòi hỏi này với chứng từ Kitô giáo có những lúc rộng lớn. Vì thế, tôi xin lập lại lời nguyện cầu của Thánh Phaolô: "Thưa anh chị em, xin Chúa làm cho anh chị em gia tăng và dồi dào tình yêu thương nhau cũng như yêu thương tất cả mọi con người nam nữ" (1Thessalonica 3:12). Có thế những gì được các dân ngoại nói về những Kitô hữu sơ khai mới luôn tồn tại với chúng ta như một ngọn hải đăng: "Kìa họ yêu thương nhau biết bao, họ thực sự yêu thương nhau biết là chừng nào" (Tertullian, Apology, 39,7).

Sau hết, ơn cứu độ được Thiên Chúa loan báo có một quyền lực bất bại cuối cùng sẽ làm cho nó thắng thế. Sau khi báo cho các môn đệ của mình biết về những dấu hiệu kinh hoàng sẽ xẩy ra trước khi Người đến, Chúa Giêsu đã kết thúc: "Khi các sự ấy bắt đầu xẩy ra thì hãy ngước mắt lên và ngẩng đầu lên, vì ơn cứu chuộc của các con gần tới" (Luca 21:28). Nếu Thánh Phaolô có thể nói về một thứ tình yêu "gia tăng và tràn ngập", thì đó là vì chứng từ Kitô giáo phản ảnh cái quyền lực bất khả chống cưỡng được nói đến trong Phúc Âm. Chính khi xẩy ra cuộc tàn phá chưa từng có ấy mà Chúa Giêsu muốn cho thấy quyền năng cả thể của Người, vinh quang khôn sánh của Người (xem Luca 21:27) và quyền năng của một thứ tình yêu không ngăn chặn gì cả, thậm chí trước cả việc sụp đổ của các tầng trời, trước tai họa của thế giới này hay trước cái náo động của biển khơi. Thiên Chúa mãnh liệt hơn tất cả mọi sự khác. Niềm xác tín này cống hiến cho tín hữu niềm thanh thản, lòng can đảm và sức mạnh để kiên trì một cách tốt đẹp giữa những khốn khó lớn lao nhất. Thậm chí khi các quyền lực của Hỏa ngục có tung hoành chăng nữa, Kitô hữu cũng cần phải vươn lên tới chóp đỉnh, đầu của họ phải ngẩng cao lên, và sẵn sàng coi thường những thứ tấn công trong một trận chiến mà phán quyết cuối cùng thuộc về Thiên Chúa. Và phán quyết cuối cùng đó sẽ là yêu thương!

Tôi muốn kêu gọi tất cả những ai đang sử dụng một cách bất chính trên thế giới này là xin hãy bỏ những thứ khí cụ chết chóc này xuống! Thay vào đó, xin hãy trang bị cho mình đức chính trực, tình yêu và tình thương là những bảo đảm viên chân thực của hòa bình. Là những người theo Chúa Kitô, các vị linh mục, tu sĩ nam nữ và các cán sự mục vụ giáo dân thân mến, ở nơi xứ sở này, theo tên gọi gợi ý của nó, nằm ngay tâm điểm của Châu Phi và được kêu gọi nhận thức Chúa là tâm điểm đích thực của tất cả những gì là thiện hảo, ơn gọi của anh chị em là hiện thực hóa chính tấm lòng của Thiên Chúa giữa anh chị em đồng hương của mình. Xin Thiên Chúa đoái thương "củng cố tấm lòng của anh chị em trong thánh đức, để anh chị em được trở nên vô tì tích trước Thiên Chúa và là Cha của chúng ta vào ngày Đức Giêsu Chúa của chúng ta cùng với các thánh đến" (1Thessalonica 3:13). Amen. 


(còn tiếp)


Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Thánh Cha Phanxicô - Giảng Lễ Chúa Nhật Iii Mùa Vọng 13/12/2015 (12/13/2015)
Sống Lòng Thương Xót Chúa Trong Năm Thánh Tình Thương 2016 (12/8/2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô Và Tòa Thánh: Năm Thánh Tình Thương 2016 (12/7/2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô: Tông Du Phi Châu - Trả Lời Phỏng Vấn Trên Chuyến Bay Về Lại Rôma Thứ Hai 30/11/2015 (12/3/2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Phi Châu: Thăm 3 Nước Kenya, Uganda Và Cộng Hòa Trung Phi (12/2/2015)
Tin/Bài khác
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Phi Châu: Thăm 3 Nước Kenya, Uganda Và Cộng Hòa Trung Phi (11/29/2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Phi Châu Thăm 3 Nước Kenya, Uganda Và Cộng Hòa Trung Phi (11/28/2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Phi Châu Thăm 3 Nước Kenya, Uganda Và Cộng Hòa Trung Phi (11/26/2015)
Đức Thánh Cha Phanxicô: Thư Về Ân Xá Cho Tín Hữu Dịp Năm Thánh Ngoại Lệ Tình Thương (9/3/2015)
Tình Yêu Là Sứ Mệnh Của Chúng Ta Để Gia Đình Sống Dồi Dào (6/12/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768