MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Vết Thương Lâu Lành
Thứ Tư, Ngày 12 tháng 8-2009

VẾT THƯƠNG LÂU LÀNH

Là bà con trong dòng họ, chung sống trong một khuôn viên, nên lâu nay Bà con vẫn duy trì sống bên nhau êm ả. Tuy cũng có những lúc sóng gió, xích mích, những lúc vui buồn, nhưng rồi cũng chín bỏ làm mười, bà con dòng họ lại vui vẻ chia sớt cho nhau những biến cố vui buồn trong cuộc sống. Trải qua những năm tháng bên nhau người nào khó tính, người nào dễ tính, cách sống của từng nhà, từng người ra sao ? cũng được mọi người nhìn nhận và nhắc nhau cư xử cho vui vẻ. Cuộc sống cứ trôi qua, những tưởng sau những xích mích chín bỏ làm mười cho êm ả cũng trôi đi. Nhưng không, khi có chuyện gì to tiếng cãi vã thì mọi chuyện trong quá khứ vẫn được nhắc đến như một vết thương lòng chưa thể lành.

Anh Minh vừa làm lại cái mương nước, bị lấn sang phía hàng rào của bà cô một tí, lâu nay bà đã hậm hực, hôm nay vừa mới đi làm về,  bước xuống xe anh đã được bà nghiêm nghị nhắc nhở, vì nóng tính anh đã to tiếng phân trần.  Như giọt nước tràn ly, bà tức tối lôi bao nhiêu thứ xích mích từ khi ba anh còn sống, còn thuở hàn vi, từ hồi anh còn nhỏ, cả nhà phải nhờ vả bà, rồi những bất đồng mới đây phân trần, kèm theo là những lời mắng nhiếc “ đồ mất dạy, đồ vô ơn, thị có tiền của, mới giàu có lên, không coi ai ra gì ….” Anh Minh cũng không vừa, lôi ra bao nhiêu chuyện không đẹp trong cư xử của cô chú, những tính toán hơn thua, rồi cũng nói trả bằng những câu cay đắng “ sống không để cho con cháu tôn trọng, sống ích kỷ…..”  có ai đến can, hai bên cũng giành lấy phân bua, kể lể thêm, để chứng minh mình là người bị hại.  Ngày hôm sau câu chuyện cũng chưa lắng xuống, gặp ai bà cũng kể lại và còn nói thêm những câu dạy đời thâm thúy, anh Minh thì cũng ra vẻ hả dạ vì đã nói hết những xấu xa của bà cô và còn tỏ ra oan ức vì bị bà chửi.  Đứng đó cũng có ông chú, suốt lúc giằng co, ông chẳng nói câu nào để chứng tỏ cho mọi người thấy ông là người am hiểu lẽ đời, hôm sau gặp tôi ông chẳng phân trần ai đúng, ai sai, ông nói với tôi:

“Cám ơn Chúa, lúc đó tôi cũng tức, tính nói cho nó mấy câu thật đau, nhớ đời, nhưng tôi đã không nói ra”.

Tôi ngạc nhiên và thấy ông thật là khiêm tốn.  Người ta hãnh diện vì có tài ăn nói sắc sảo hơn người, lý lẽ thâm thúy thuyết phục, thể hiện kiến thức sâu xa…. nhưng con tim chật hẹp.  Những lời lẽ sắc sảo lúc dạy con, răn vợ, răn chồng, dạy đời, nghe đạo đức, thâm thúy mà có khi đến tím ruột người nghe, thơ văn sắc xảo mà có thép như dao ghim vào tim người khác, chẳng phải là vì lời nói cũng có chất độc, có lưỡi dao sao?  Nếu không, làm sao người nghe lại cảm thấy xót ruột, đau tim khi chỉ nghe lời nói thôi?  Những tưởng “lời nói, gió bay” nhưng sao lại “sống để dạ, chết mang theo”?  Vì nó là vết thương lòng, hành động ác thì khó, chứ lời nói ác thì dễ, nhưng hậu quả lại giống nhau.

Câu nói mộc mạc và vô tình của ông dượng làm tôi trăn trở và suy nghĩ hơn về tác dụng của lời nói trong cuộc sống.  Khi tôi nói với ai bằng ý nghĩ hơn người, kiêu ngạo hay ác ý, là lúc người nghe nhận được chất độc, lưỡi dao của lòng nghen ghét, đố kỵ, ích kỷ của tôi.  Đó là lời nói hiểm hóc, lời đay nghiến, lời xét đoán, lời dèm pha, lời chứng gian, lời lường gạt, lời phỉnh nịnh, lời nhân nghĩa giả dối trong lòng tôi.  Cho dù lời nói đó có hoa mỹ và được ngụy trang bằng những từ ngữ gì đi nữa thì vẫn phản tác dụng và một ngày nào đó người nghe sẽ nhận ra và cảm thấy nghê sợ tôi…. Khi tôi nói lời khích lệ, nhìn nhận những điều tốt họ đã làm, sẽ có động lực giúp họ làm nhiều điều tốt hơn.  Tôi cảm nghiệm rằng, mình chỉ dám nói với ai lời sửa dạy, nếu tôi thật lòng yêu thương họ như mình, bằng không thì nên khiêm tốn im lặng, để không gây thêm thương tích trong lòng người khác.

Dòng họ tôi sống với nhau rất êm ả, gia đình tôi sống với nhau rất hòa bình nhưng lạnh lẽo vì thiếu vắng những lời nói rộng lượng, lời nói tình yêu từ trong lòng người này đến con tim người khác.  Lời nói từ con tim yêu thương đâu cần lý lẽ, đâu cần tư duy sâu sắc, nhưng khốn thay lòng người chỉ toàn những tính toán ích kỷ, ước muốn điều xấu cho người khác, thì làm sao có thể có lời nói mang yêu thương?  Muốn yêu thương đời, yêu thương người đích thực tôi phải đến với nguồn tình yêu là chính trái tim Chúa, để được Chúa biến đổi thanh luyện con tim biết yêu người khác.

Mầu nhiệm cứu độ đã được gắn kết với cuộc đời Mẹ, xin mẹ dạy con biết “yêu người” như xưa mẹ đã đến thăm Bà Isave, xin mẹ dạy con biết “ chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng” vì trong lòng con, cũng vốn có những chất độc và lưỡi dao. 

Qua chuỗi môi khôi, Mẹ muốn cứu tất cả chúng con ra khỏi gian tà ngay chính trong lòng mình, Mẹ muốn chữa lành những chất độc, những vết thương lòng mà con cứ cố giữ mãi. Xin mẹ dẫn dắt chúng con đến suy gẫm trái tim Chúa bằng kinh Kính mừng hàng ngày, để trái tim con được mở rộng yêu thương.  Xin dâng Mẹ những Kinh Kính Mừng mầu nhiệm, nhờ ân phúc và quyền phép của Mẹ gởi những bông hồng yêu thương mầu nhiệm đến trái tim những người con yêu thương, những người đang sống quanh con và cả những người con đã thành kiến, ác ý với họ.

Chiều Thu

 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 1015: Thực Hành Mệnh Lệnh Fatima Để Chống Lại Sự Dữ (8/21/2009)
Cn 1014: Lời Kinh Khấn Nguyện Theo Sứ Điệp Fatima (8/19/2009)
Cn 1013: Lòng Thương Xót Chúa Vô Biên (8/17/2009)
Cn 1012: Cảm Nghiệm Thánh Faustina Về Sự Hư Vô Của Danh Vọng (8/15/2009)
Cn 1011: Lòng Thương Xót Chúa Và Quyền Năng Cầu Bầu Của Thánh Faustina (8/14/2009)
Tin/Bài khác
Cn 1008: Những Lời Nhắn Nhủ Quan Trọng Về Lòng Thương Xót Chúa (4/12/2015)
Cn 1010: Đức Mẹ Hòa Bình Long Beach, California (3), Có Hình Ảnh (8/9/2009)
Cn 1009: Ơn Lành Của Đức Mẹ Hòa Bình Long Beach, California, Hoa Kỳ (2) Có Hình Ảnh (8/9/2009)
Tâm Sự Người Linh Mục (8/5/2009)
Những Cánh Hoa Hồng Huyền Diệu (7/25/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768