MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: thiên chúa :: cảm nghiệm vinh danh chúa
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Thuyền Đời Con -- Lm. Xuân Hy Vọng
Thứ Ba, Ngày 15 tháng 8-2023
THUYỀN ĐỜI CON -- Lm. Xuân Hy Vọng

 

Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ! Biến cố xảy ra trong đoạn Tin Mừng hôm nay khiến chúng ta suy tư, đặt bản thân mình vào tâm thế của Thánh Phê-rô và các thánh Tông đồ xưa, khi chứng kiến sự việc Chúa Giê-su đi trên mặt nước đến gặp các ông vào khoảng canh tư, tức là 1 - 3 giờ sáng.

 

Phải chăng đời chúng ta như một con thuyền trôi giữa dòng đời biển lặng hay sóng xô, giữa cảnh gió mát trăng thanh hay bão bùng giông tố! Dù ở trạng huống nào chăng nữa, Chúa vẫn luôn đồng hành và dõi theo chúng ta. Chúa luôn đến gặp gỡ và dang tay che chở chúng ta như Ngài đã cứu giúp Thánh Phê-rô khi bước ra khỏi con thuyền, đi trên mặt nước đến với Ngài.

 

Có một điều chúng ta nhận thấy rõ ràng: trong Kinh Thánh luôn tường thuật lại sự việc trước và sau khi Chúa Giê-su thực hiện chương trình gì, Ngài luôn tìm nơi vắng vẻ cầu nguyện một mình, “giải tán họ xong, Ngài lên núi cu nguyện một mình. Đến chiều, Ngài vẫn ở đó một mình” (Mt 14, 23); và nhất là sau khi Ngài làm phép lạ nuôi sống năm người đàn ông chưa kể đàn bà, con trẻ. Thánh sử Mát-thêu không viết chi tiết sự việc xảy ra sau đó, nhưng các thánh sử khác trình bày: sau khi được ăn no nê, mọi người tìm kiếm và muốn tôn Ngài làm vua (x. Ga 6, 15)! Với lẽ thường, Ngài được phong vương là điều tất yếu; nhưng vinh hoa chóng qua ấy, sự quang vinh trần thế ấy chẳng phải ý định của Chúa Cha, và không thuộc về sứ mệnh của ‘tôi trung của Thiên Chúa’.

 

Sau khi rời xa vinh quang chóng vánh ấy, Ngài lại kết hiệp mật thiết với Chúa Cha qua hơi thở cầu nguyện, qua mọi sinh hoạt thường nhật của Ngài. Dẫu đời chúng ta có lẽ là con thuyền trôi đi chăng nữa, nhưng nếu chúng ta được ‘phong vương’ trong thuyền ấy, thì chắc gì chúng ta rời thuyền, bước ra ngoài giữa biển đời rộng lớn bao la xung quanh ta!

 

Mặc khác, nỗi sợ hãi vô hình trong hay ngoài chúng ta luôn bủa vây, chúng ta có dám đưa chân bước ra, đến gặp gỡ Chúa và anh chị em! Các thánh Tông đồ trên thuyền giữa biển hồ sương mờ giăng kín, lúc canh tư (1-3 giờ sáng) trời vẫn chưa sáng tỏ để nhận diện ai đó, thì Chúa Giê-su lại đến gặp các ông (x. Mt 14, 25) ngay thời điểm khó lòng nào biết trước được. Trong trạng huống này, các ông không nhận ra Ngài, và hoảng sợ, kêu la vì tưởng là bóng ma cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, sau khi nghe giọng nói thân quen: “Hãy yên tâm. Thầy đây, đừng sợ!” (Mt 14, 27), thì các ông được trấn an phần nào. Và như bao lần khác, Phê-rô luôn tiên phong, đại diện cho nhóm Mười hai, xin Chúa cho ông đi trên mặt nước đến cùng Ngài.

 

Trong đời mỗi chúng ta, biết bao nhiêu e ngại, hãi hùng đưa chúng ta đến việc trốn tránh, chạy trốn hay dối diện với nó? Nào là:

        nỗi sợ hãi vô định, bất an giữa màn đêm cuộc đời,

        nỗi e dè mong lung, nhạt nhoà, mờ ảo trong cuộc sống,

        nỗi hãi hùng trước phong ba gió lớn nổi trôi giữa đời,

        nỗi nghi ngờ, mất niềm tin khiến chân tay rụng rời,

        nỗi xốn xang bộn bề trong tâm trí làm con tim yếu đuối…

 

Thật vậy, khi được truyền đi trên mặt nước đến cùng Chúa, chỉ là cơn gió mạnh thổi qua cũng đủ làm Phê-rô sợ hãi, muốn chìm xuống biển hồ. Vốn là một ngư phủ dày dạn kinh nghiệm, dẫu lúc ấy ông có thể bị chìm đi nữa, cũng không đáng sợ cho lắm vì ông biết bơi cơ mà! Tuy nhiên, khi nỗi sợ hãi chiếm lĩnh con người chúng ta, khi xung quanh chúng ta vây kín với bóng đen tối tăm vô định, thì sở trường cũng trở nên sở đoạn, điểm tối ưu cũng trở nên điểm yếu và tệ hơn nữa là mất nhuệ khí, can đảm!

 

Nói chính xác hơn, nhờ câu nói của Chúa Giê-su với Phê-rô sau khi ông đi trên mặt nước một đoạn, bỗng sợ hãi thốt lên: “Lạy Thầy, xin cứu con” (Mt 14, 30), chúng ta biết nguyên nhân sâu xa hơn vì sao ông trở nên như vậy, “người hèn tin, tại sao mà nghi ngờ?” (Mt 14, 31). Trong phút chốc, Phê-rô đã kém tin, đã không tín thác vào Thầy Giê-su đang đứng chờ trên ‘biển đời’ dù tối tăm ra sao, dù sóng to gió lớn thế nào. Phê-rô đã rơi vào tâm trạng hoài nghi, có lẽ vì quá sợ hãi! Thiết nghĩ, hơn một lần, chúng ta cũng đã từng rơi vào hoàn cảnh như thánh Phê-rô trong biến cố này, cũng bất tín, nghi ngờ sự hiện diện, đồng hành, nâng đỡ, chở che của Chúa. Có lẽ nhiều lần trong đời, chúng ta kém lòng tin vì đủ mọi lí do, vô vàn lời khước từ chăng?

 

Ước gì sau mỗi biến cố lớn nhỏ xảy ra trong cuộc sống, chúng ta đều nhận ra bàn tay yêu thương của Chúa, và biết tuyên xưng đức tin như các thánh Tông đồ khi xưa, “chứng kiến mọi việc đã xảy ra, các ông trong thuyền đến sụp lạy mà rằng: Thật, Thầy là Con Thiên Chúa” (x. Mt 14, 33).

 

        Thuyền con lênh đênh sóng khơi

        Trôi đi trôi mãi xa nơi bến bờ

        Có Chúa con chẳng bơ vơ

        Đưa tay dẫn lối con thơ tháng ngày.

        Đời con lắm lúc đắng cay

        Dường như vắng Chúa, chẳng hay tình Ngài!

        Tiếng mời tha thiết đêm dài

        Chứa chan dìu dắt tương lai con cùng. Amen!

 

                                      Lm. Xuân Hy Vọng

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 6279: Nhật Ký Conchita (7) (8/17/2023)
Cn 6278: Nhật Ký Conchita (6) (8/16/2023)
Cn 6277: Cảm Tạ Chúa Ban Ơn Chữa Lành (8/16/2023)
Cn 6276: Nhật Ký Conchita (5) (8/16/2023)
Cn 6275: Nhật Ký Conchita Về Cuộc Hiện Ra (4) (8/16/2023)
Tin/Bài cùng ngày
Cn 6274: Nhật Ký Conchita: Đức Mẹ Hiện Ra Tại Garabandal (3) (8/15/2023)
Cn 6273: Nhật Ký Của Thị Nhân Conchita (2) (8/15/2023)
Cn 6272: Nhật Ký Của Thị Nhân Conchita (1) (8/15/2023)
Cn 6271: Trận Chiến Thiêng Liêng Quen Thuộc (8/15/2023)
Tin/Bài khác
Cn 6270: Thăm Trại Giam Auschwitz, Ba Lan (8/14/2023)
Cn 6269: Hãy Thương Yêu Dù Đời Khó Thương (8/14/2023)
Cn 6268: Ánh Sáng Của Thiên Chúa (8/14/2023)
Cn 6267: Cảm Tạ Chúa Gửi Vị Lm Tốt Lành (8/13/2023)
Cn 6266: Xin Lễ Và Cầu Nguyện Cho Quê Hương (8/10/2023)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768