MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục :: gương chứng nhân
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Thánh Antôn Nguyễn Đích,trùm Chánh (1769-1838)
Chủ Nhật, Ngày 17 tháng 8-2014

Thứ Hai, ngày 18 tháng 8 năm 2014
Tuần XX Mùa Thường Niên Năm A

Thánh Antôn Nguyễn Đích,Trùm Chánh (1769-1838)
 
Thánh Antôn Nguyễn Đích, chính tên là Nguyễn Khiêm nhưng sinh con trai đặt tên là Đích nên người ta thường gọi Ngài là Đích. Ngài sinh năm 1769 tại làng Chi Long xứ Nam Xang, huyện Nam Sang, tỉnh Nam Định.

Cha mẹ của Ngài là những người rất đạo đức muốn ở gần nhà thờ có linh mục để được đi dâng lễ, đọc kinh hằng ngày nên đã di chuyển gia đình về làng Kẻ Vĩnh, thuộc Vĩnh Trị..Cậu Đích theo cha mẹ về làng Kẻ Vĩnh rồi khi tới tuổi trưởng thành cha mẹ thu xếp cho cậu lập gia đình với. một thiếu nữ ngoan đạo cũng là người trong xứ Kẻ Vĩnh

Ông Nguyễn Đích làm nghề nông, rất cần cù, chăm sóc việc gia đình rất chu đáo. Ông cũng rất lo lắng dạy dỗ con cái về lòng đạo đức, siêng năng lần hạt Mân Côi, xưng tội và rước lễ hằng ngày. Ông luôn luôn đặt đời sống đạo đức lên trên hết, phải yêu thương giúp đỡ mọi người, nhất là những người thuê mướn làm việc trong gia đình. Hằng ngày đến giờ lễ, ông chỉ định cho một hai người ở nhà coi nhà, còn tất cả mọi người phải đi dâng lễ rồi về nhà làm gì thì làm. Ông rất chú trọng đến việc giáo dục con cái. Về đạo đức thì chính ông dạy dỗ con cái, về chữ nghĩa thì ông thuê mướn thầy tới nhà dạy chữ nghĩa cho con cháu Khi các con khôn lớn lập gia đình thì ông đặt tiêu chuẩn đạo đức đứng hàng đầu. Những thanh niên con nhà giầu có mà kém lòng đạo đức đến hỏi con gái ông thì ông từ chối ngay. Con nhà  nghèo mà đạo đức tốt lành thì ông chấp nhận dễ dàng. Nhờ lòng đạo đức của ông mà các con trai con gái đều đạo đức ngoan ngoãn. Trong gia đình ông có bốn người được phúc tử đạo. Người con trai là Thi làm lý trưởng cũng tử đạo dưới thờ vua Tự Đức, người con trai khác là Phó Nhâm cũng không chịu bỏ đạo nên bị đầy lên Cao Bằng rồi chết rũ tù tại đó, người con rể là lý Mỹ cùng tử đạo với ông, Gia đình ông thật có phúc

Nói về ông trùm Đích thì mọi người dân trong xứ đều nói tính tình ông rất nghiêm đối với con cái nhưng lại rất hiền hoà dễ dãi đối với mọi người. Những người giúp việc trong nhà thường nói nhỏ với nhau:

- “Khi nào mà ông chủ (ông Đích) chúng mình lớn tiếng la lối với vợ con hay quát tháo chúng mình thì chắc là trời sập mất chúng mày ạ”

Mà thật như vậy. Không bao giờ ông lớn tiếng với vợ con hay bất cứ người nào trong nhà. Ngay cả với những người đầy tớ hay thuê mướn làm việc trong gia đình ông. Ông được mọi người từ trong gia đình ra ngoài xã hội đều trọng nể và quí mến ông. Trong làng xếp ông vào hàng “huynh thủ”. Con rể ông làm lý trưởng là ông lý Nguyễn Huy Mỹ, con trai ông là Nguyễn Thi sau này cũng làm lý trưởng, gọi là ông Lý Thi.

Vì sẵn lòng đạo đức lại nhiệt thành với các công việc Nhà Chúa, nhất là do đời sống đạo gương mẫu nên dân chúng bầu ông làm trùm chánh trong xứ đạo để hợp tác với các linh mục săn sóc việc mở mang Nước Chúa. Giữ chức vụ này, ông lại càng gia tăng các việc phúc đức và săn sóc giúp đỡ các giáo sĩ cũng như chủng sinh trong thời đạo bị cấm cách.

Lúc chủng viện Kẻ Vĩnh bị nạn dịch, nhiều chủnh sinh bị chết, các chủng sinh khác phải giải tán. Ông trùm Đích thấy thế xin tình nguyện đón một số đông các chủng sinh đem về nhà nuôi dưỡng và tìm thầy tìm thuốc chữa trị cho đến khi bình phục.Làm công việc này nhiều người ca ngợi ông thật là người can đảm và vững tin ở nơi Thiên Chúa, vì khi ấy đã có sắc lệnh của vua cấm đạo. Ai chưa chấp giáo sĩ hay người tu hành đều bị trọng tội.

Mà quả thật ông là người vô cùng can đảm! Trong thời cấm đạo, ông đã chứa chấp và làm chỗ“ liên lạc” cho hàng chục giáo sĩ. Chính Đức Cha Havard Du cũng đã ấn trú tại nhà ông trong một thời gian hơn hai năm dưới thời vua Minh Mạng cấm đạo, rồi đến cha Giacôbê Đỗ Mai Năm. Các linh mục rất tin tưởng và quí mến ông, nên hay đi về, lấy nhà ông làm điểm hẹn của các đấng. Riêng cha Giacôbê Năm thì đối xử với ông như anh em ruột thịt.

Như trên đã nói, gia đình ông giầu có, ruộng đất rộng rãi nên có nhiều tá điền đến làm thuê cho ông. Trong số những người làm thuê có hai chàng thanh niên tên Tỷ ở làng Đông Mạc và tên Xuân ở làng Tiểu Tức Mạc, huyện Mỹ Lộc được quan thuê mướn đi thăm dò nơi ẩn trốn của các đạo trưởng. Hai chàng thanh niên này dò xét biết ông trùm Đích là nhà giầu lại là người Công giáo tốt lành nên đến xin việc làm tại nhà ông trùm Đích. Ông trùm Đích thật thà lại thương người, thấy hai anh này than vãn nghèo khó nên tin và thuê luôn hai anh cho làm việc trong nhà. Ông không biết hai tên này là tên do thám tới dò xét nhà ông. Hai tên này làm việc một thời gian lâu trong gia đình, biết được tông tích cha Đỗ Mai Năm đang trú ẩn tại đó. Hai chàng rút lui và âm thầm về trình báo cho quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh để lấy tiền thưởng. Quan Trịnh Quang Khanh biết chắc chắn tin tức lại có hai tên chỉ điểm nữa nên ra lệnh cho 200 quân lính, chia làm hai toán đi hai ngả. Một toán đi đường bộ, một toán đi đường thủy, cả hai trực chỉ v
ề vây làng Kẻ Vĩnh. Chính quan Trịnh Quang Khanh chỉ huy cuộc hành quân này Quan đi với toán đi đường thủy.Tới nơi, quan vào đình làng rồi cho gọi lý trưởng là ông lý Nguyễn Huy Mỹ ra cho lệnh phải tố cáo và nộp các đạo trưởng. Làm giấy xong quan còn bắt ông lý Mỹ ký vào tờ giấy này. Quan lại ra lệnh bắt tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên phải ra trình diện tại đình làng.  Trong khi đó thì hai tên Tỷ và Xuân hướng dẫn đoàn quân tiến thẳng vào nhà ông trùm Đích bắt đạo trưởng Đỗ Mai Năm và ông trùm Nguyễn Đích.

Vì đã có hai tên nội công chỉ điểm nên họ bắt được cha Giacôbê Đỗ Mai Năm cách dễ dàng. Vào tới nhà, quan hỏi:

- “Ai là chủ nhà này?

Hai ông bà trùm Đích chạy ra:

- “Bẩm lạy quan lớn, chúng tôi là chủ nhà này”

Quan hỏi:

- “Các người chứa chấp đạo trưởng. Vậy đạt trưởng đâu”

Bà trùm Đích ấp úng thưa:

- “Bẩm lạy quan lớn!  Xin quan lớn là đèn trời soi xét..”

Hai tên Tỷ và Xuân chỉ mặt cha Năm:

- “Đây chính là đạo trưởng Đỗ Mai Năm”

Quan hỏi cha:

- “Ông là đạo trưởng?

Cha thẳng thắn trả lời:

- “Tôi là đạo trưởng Năm”

Thế là quan truyền bắt trói cha Năm và bắt trói luôn ông trùm Đích chứa chấp đạo trưởng nữa.

Cha Năm nói:

- “Tôi là đạo trưởng, các ông bắt tôi. Nhưng xin tha cho ông chủ nhà này vì tuổi già”.

Nhưng quan ra lệnh bắt trói luôn cả hai rồi áp giải ra đình làng. Tới đình làng, quan Trịnh Quang Khanh thấy ông trùm Đích dáng người cao ráo, tốt tướng nhưng đã già nên quan chỉ hỏi sơ qua mấy điều rồi khuyên ông bước qua Thánh Giá rồi quan tha cho về.Dù khuyên dụ thế nào thì ông Nguyễn Đích dứt khoát không theo nên cuối cùng quan ra lệnh bắt đeo gông, xiềng xích tay chân rồi giải về Nam Định cùng vớI cha Giacôbê Đỗ Mai Năm và người con rể là ông Micae. Nguyễn Huy Mỹ, lý trưởng làng Kẽ Vĩnh.

Về tới Nam Định, may mắn là cả ba người dược giam chung cùng một nơi nên ba người vui mừng tạ ơn Chúa và khích lệ nhau can đảm chiụ đau khổ vì Chúa, dù có phải chết thì nhất định cả ba người chắc chắn sẽ không bao giờ chối đạo.

Nhiều lần quan trịnh Quang Khanh đã dùng mọi phương kế từ tra tấn đến ngọt ngào thuyết phục, mong ông bỏ đạo nhưng Ngài nhất định không bỏ đạo. Ngài thưa với quan:

- “Thưa quan lớn, ở tuổi này, tôi đã chu toan bổn phận làm cha làm chồng rồi, tôi chỉ còn bổn phận đối với Chúa mà thôi. Tôi chỉ một lòng thờ kính Thiên Chúa. Quan tha hay kết tội thì tùy ở quan, phần tôi,  xin quan đừng ép tôi nữa”

Thấy lòng cương quyết và ý chí sắt đá của ông, quan cho lính khiêng ông qua Thánh Giá, ông co chân lên khiến quan tức giận, cho đánh đòn trong khi phải mang gông quá nặng, tay chân bị xiềng xích lại vì tuổi già, sức yếu, sợ Ngài không chịu nổi những đau đớn quá sức như vậy. Nhưng ơn Chúa, Ngài vẫn luôn can đảm trung thành với Chúa. Thật là nhờ ơn Chúa giúp và cũng nhờ lời khuyên bảo, khích lệ của cha Mai Năm nữa. Đàng khác, cũng phải nói thêm là  theo gương hy sinh chịu đựng tuyệt vời của người con rể là ông lý Mỹ nữa. Sau bao nhiều lần bị đánh đòn xong thì chính ông lý Mỹ xin chịu đòn thay cho cha vợ của mình.Ông Lý Mỹ luôn cầu nguyện cho mình và cho cha vợ của mình rất sốt sắng. Chính tấm gương cao đẹp này cũng là một động lực rất mạnh mẽ giúp ông trùm Đích kiên vững tới cùng.

Sau một thời gian giam giữ khá lâu mà không đem lại kết quả mong muốn, các quan tỉnh Nam Định quyết định làm bản án trảm quyết cả ba vị.gửi vào kinh, xin vua châu phê.Bản án của Ngài như sau:

“Tên Đích tin theo và thực hành tà đạo, dù đã bị cấm. Y đã không nộp đạo trưởng Đỗ Mai Năm cho quan, lai còn chứa chấp, không nghe lời  khuyến cáo dạy bảo, nhất là không chịu quá khóa. Thật là người cố chấp, bất tuân luật nước. Chúng thần đã nhiều lần truyền buộc y quá khoá trước công đường, nhưng y trả lời: Tôi giữ đạo từ nhỏ. Tôi sẵn lòng chịu chết chứ không bỏ đạo. Vậy xin xử trảm làm gương cho kẻ khác”.

Nhận được bản án, vua Minh Mạng châu phê ngay và ngày 11 tháng 8 bản án gửi về tới Nam Định

Sáng sớm ngày 18 tháng 8 năm 1838 hai quan Giám sát cùng với đoàn quân 200 lính lũ lượt cờ quạt, chiếng trống ồn ào giải các Ngài ra pháp trường Bẩy Mẫu của tỉnh Nam Định. Ba vị tôi tớ trung kiên của Chúa lòng hân hoan, miệng ca hát, chân đều đều bước theo đoàn lý hình tiến ra pháp trường. Những người trong gia đình cũng như rất đồng bạn hữu, nhiều người là ngoại giáo, nhưng rất thương mến các Ngài nên cũng nhập đoàn đông đảo theo ra pháp trường.

Các con cháu ông trùm Đích và vợ con ông lý Mỹ rất đông, uể oải bước theo từng bước nặng nề, cố gắng tới gần ba vi để nói một vài lời cuối cùng. Ông trùm Đích quay lại cố gắng nói với con cháu vài lời:

- “Các con hãy an ủi mẹ, săn sóc nuôi nấng mẹ. Bố sẽ xin Chúa đặc biệt phù trợ mẹ và các con. Trên Thiên Đàng bố luôn cầu nguyện cho các con”.

Ngài nói chưa hết câu thì bọn lính đã đẩy Ngài đi. Ngài giơ tay chào biệt con cháu. Mấy người con xúc động quá oà lên khóc, nghẹn ngào nói:

- “Chúng con chào tạm biệt bố….”

Tới chỗ thi hành án lệnh, Ngài quì cầu nguyện rồi ba hồi chiêng trống vang lên, tiếng trống thứ ba thì tên lý hình vung cao gươm chém một nhát đầu Ngài rơi xuống đất., kết thúc cuộc đời ở trần gian lúc Ngài vừa tròn 69 tuổi.

Thi hài được người con trai là ông Lý Thi đặt trong quan tài rước về Kẻ Vĩnh ngay đêm hôm đó.Toàn dân trong xứ Kẻ Vĩnh tổ chức lễ an táng rất long trọng rồi chôn cất ngay trước nhà Ngài, nơi Ngài đã sinh sống và đã để lại bao gương tốt lành, thánh thiện của một chức sắc gương mẫu và một gia trưởng vô cùng đáng kính

Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tôn phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh Tử Đạo ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Quá Khứ Và Tương Lai Của Một Vị Thánh (8/21/2014)
Thánh Nữ Mônica: Người Mẹ Tuyệt Vời (8/21/2014)
20 Tháng Tám, Thánh Bernard Ở Clairvaux, (1091-1153) (8/20/2014)
Linh Mục Alexandre De Rhodes, Giáo Sĩ Đắc-lộ, (8/19/2014)
19 Tháng Tám, Thánh Gioan Eudes, (1601-1680) (8/19/2014)
Tin/Bài cùng ngày
17 Tháng Tám, Chân Phước Joan Delanoue, (1666-1736) (8/17/2014)
Tin/Bài khác
14 Tháng Tám, Thánh Maximilian Mary Kolbe (1894-1941) (8/14/2014)
Thánh Pontian Và Thánh Hippolytus (k. 235) 13/8 (8/13/2014)
12 Tháng Tám, Thánh Louis Ở Toulouse (1274-1297) (8/12/2014)
12 Tháng Tám, Thánh Porcarius Và Các Bạn (k. 732) (8/12/2014)
11 Tháng Tám, Thánh Clara, (1194-1253) (8/11/2014)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768