Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
Tiêu đề
|
Công cụ
|
|
Nữ Vuơng Các Thánh Tử Đạo VN, thành phố Fall Church, Virginia
Sau đó đoàn hành hương đi về Washington DC, để kịp giờ tới lễ tại buổi chiều tại cộng đồng Nữ Vuơng Các Thánh Tử Đạo VN (4*) tại thành phố Fall Church, Virginia. Tại nơi đây ĐC Mai Thanh Lương cùng với một số thành viên trong phái đoàn BTV/CĐCG từ GP Orange, California đã tới đây cùng với một số linh mục trong vùng đã dâng lên thánh lễ đặc biệt này để chuẩn bị cho giáo xứ sắp đi dự lễ đại triều tại Washington DC do ĐGH Benedict XVI cử hành.
Đặc phái viên của OC Register, Morgan Cook, từ National Press Bureau, Washington DC cũng gặp phái đoàn và viết lại những bài tìm hiểu về chuyến hành hương đăc biệt của người Việt nói riêng từ quận Cam tới Washington DC. Cô Morgan đã viết trong 2 bài tường trình về phái đoàn hành hương St Joseph trong niềm hy vọng trong chuyến thánh du của Đức Giáo Hoàng và cuộc hành trình hành hương trong tâm tình cùng hiệp nhất lời cầu nguyện trong thánh lễ với Đức Thánh Cha.
Cô cũng ghi lại qua con mắt đức tin và cuộc sống đạo rất đặc biệt của người Việt trong hai ngày cùng đi với phái đoàn. Trong chuyến đi xe bus chung cô Morgan tỏ ý muốn nghe những âm hưởng lằn hạt Lòng Thương Xót Chúa mà mỗi sáng và trưa phái đoàn cầu nguyện dâng lên Chúa. Mặt khác cô cũng muốn ghi nhận những nhận định khác nhau trong một số người đi trong một trong hai bus. Trước đó để sửa soạn cho chuyến đi phái đoàn hành hương St Joseph đã nhận được một vài vé cho phái đoàn trên 100 người để vào vận động trường tham dự thánh lễ. Sau khi tham khảo con số đông trong ngày đầu, mọi nguời cùng đồng ý theo chương trình hành hương như dự định là tiếp tục đi thăm các thánh địa. Số vé đã được tặng lại cho cộng đồng Nữ Vuơng Các Thánh Tử Đạo VN tại Fall Church. (Bài ngày 15, và 17 do Morgan Cook viết).
Nữ Vuơng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tại Fall Church, Virginia
Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washinton DC
Ngày thứ 4 trên hành trình đi vào Washington DC, phái đoàn đã đi thăm Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, một ngày trước khi Đức Thánh Cha tới làm lễ nơi đây. Đền Thánh nằm cạnh Catholic University, bên cạnh DC Metro đi về hướng đông bắc. Đền thánh bắt đầu đặt viên đá đầu tiên vào năm 1920, và hoàn thành thật lộng lẫy, trang nghiêm cho mọi giáo dân hành hương khắp nơi trên nuớc Mỹ tới thăm hằng năm. Đối với nguời Việt vị trí đền thánh nguyện đường Đức Mẹ LaVang mới khánh thành trong đền thánh này, nằm trong thủ đô Washington, đã trở thành thánh tích đặc biệt cho con cái Mẹ tại nước Mỹ cũng như khắp năm châu. Đức Mẹ LaVang được cung nghinh cao cả và đức tin của người Việt được vinh danh tại Hoa Kỳ, cũng như hải ngoại nói chung. Nếu so sánh ra, trong đền thánh Pherô tại Rome, một viên gạch trong những viên gạch của những đền thánh trên thế giới trong đại sảnh đã được khắc tên Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Washington DC; và tại đây Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội một nhà nguyện của Đức Mẹ LaVang trong những nhà nguyện từ khắp nơi trên thế giới đã nói lên đức tin và lòng sùng kính Đức Mẹ của con dân Việt Nam được dựng lên tại thủ đô Washington DC.
Nguyện đường Đức Mẹ LaVang cùng nằm dưới nhà thờ Crypt Church, phía dưới hầm nhà thờ. Đây là nhà nguyện cuối cùng nếu giáo dân Việr Nam không quyết định nhanh chóng thì chắc đã được nhường cho các giáo dân khác trên thế giới. Và một dự án về một ngân khoản khá lớn vẫn còn là đề tài chưa chấm dứt cho giáo dân Việt Nam tại Nữ Vuơng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam nơi thành phố Fall Church.
Tại đền thánh hôm nay, người ta thấy được sự sửa soạn việc đón tiếp Đức Giáo Hoàng trước một ngày cử hành thánh lễ. Từ phía ngoài, cây cỏ đã cắt thật tươi và bông hoa rực rỡ đã được trồng khắp nơi. Biểu ngữ chào mừng Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã căng lên tháp chuông lớn nhất trước đền thánh. Các xe truyền thông, truyền hình trong và ngoài đi ra vào nhộn nhịp khắp nơi với những máy thu hình, ánh sáng rực rỡ thắp lên trong cung thánh ở phía trên nhà thờ. Phía dưới nhà thờ, Crypt Church, diện tích nhỏ hơn chỉ được một phần năm phía trên chứa khoảng vài trăm người, nơi Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành thánh lễ, các chi tiết chuẩn bị đuợc sửa soạn thật kỹ lưỡng. Cung thánh và đặc biệt ghế lễ của Đức Giáo Hoàng đã được rào lại, không cho công chúng tới gần. Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington DC, nhìn lên cung thánh của nhà thờ phía trên (được rào lại),
Cung thánh từ phía sau nhìn xuống, thắp sáng lộng lẫy và uy nghi
|
|
Crypt Church, nhà thờ phía dưới gầm, nơi ĐGH Benedict XVI cử hành thánh lễ
|
|
|
Lịch sử sống đạo của người Việt viết trên đá ráp, trên tường hai bên
|
Nguyện đường Đức Mẹ LaVang dưới nhà thờ cạnh Crypt Church
Nguyện đường Đức Mẹ LaVang, cạnh Crypt Church, Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Washington DC
Trên cung thánh
(Còn tiếp)
Sơn Nguyễn
M61: Hành Hương Các Thánh Địa Miền Đông Bắc Hoa Kỳ Nhân Chuyến Tông Du Của Đtc, Bài 2
|
|
Sau đó đoàn hành hương đi về Washington DC, để kịp giờ tới lễ tại buổi chiều tại cộng đồng Nữ Vuơng Các Thánh Tử Đạo VN (4*) tại thành phố Fall Church, Virginia. |
|
Đọc
|
|
ORANGE, CALIFORNIA 21/4/2008 -- Từ khắp nơi trên nước Mỹ trong nhiều giáo phận, giáo dân đã chuẩn bị những cuộc hành hương để đươc hội kiến ĐGH Benedict XVI, lần đầu tiên thánh du tại nước Mỹ. Trước đó Ngài đã tới nước Mỹ năm lần khi còn là ĐHY Joseph Ratzinger, gần nhất đây trong buổi nói chuyện với HĐGM/HK tại Dallas, 1991. Các cá nhân những giáo dân cũng như những giáo phận trong nước Mỹ đã tổ chức những cuộc đi hành hương tiến về thủ đô Washington DC hay thành phố New York, nơi mà Đức Thánh Cha sẽ làm lễ đại triều trong các thánh đường cũng như những vận động trường ngoài trời.
|
ĐC Mai Thanh Lương và phái đoàn St Joseph tại Gx Nữ Vuơng Các Thánh Tử Đạo VN, tại Fall Church, VA. Sau thánh lễ tại đây giáo xứ đã chuẩn bị cho giáo dân đi dự lễ đại triều do ĐGH Benedict XVI cử hành |
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI đã được chú trọng trong chủ đề “Chúa Giêsu Niềm Hy Vọng của Chúng Ta”, tại hội đồng Liên Hiệp Quốc Đức Thánh Cha cho rằng đây là cơ hội “Để Cho đi, Để Nhận lại—đây là Nhân Chứng cho quyền năng của sự Hy Vọng và Đức Tin”.
Đây là thời điểm rất thuận tiện cho việc tông du Hoa Kỳ, qua lời mời của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, nhân dịp 4 tổng giáo phận New York, Boston, Philadelphia and Louisville (Kentucky) kỷ niệm 200 năm thành lập giáo phận. Đặc biệt giáo phận Baltimore là giáo phận đầu tiên của nước Mỹ được thành lập năm 1808. Trước đó tại công trường St Peter, Đức Giáo Hoàng đã chuẩn bị trước ngày tông du “để xác định cho giáo dân Công Giáo về đức tin của mình, để làm sống lại và tăng phần huynh đệ với tất cả anh em Kitô giáo và tuyên xưng lời phán của Chúa Giêsu về niềm Hy Vọng”.
Đức Giáo Hoàng bày tỏ, “Từ một giáo hội nhỏ từ khởi nguyên nay đã tiến chiển vượt bực, sung túc và vi mãn trong đức tin và truyền thống do những dân di cư tới lập nghiệp. Chính vì vậy mà giáo hội đã trực diện những thử thách ngày nay, Cha đã rất vui mừng tuyên xưng danh thánh Đức Chúa Kitô, Đấng của niềm hy vọng, hôm nay, ngày nay và mãi mãi.”
Một trong những phái đoàn hành hương đông đảo nhất đến từ giáo phận Orange (California) gồm khoảng 50 người, số còn lại trên 50 người đến từ San Diego, San Jose, San Francisco, Seatle cùng với một số từ miền Đông như North Carolina, New Orleans họp lại thành 2 xe bus, và thành lập phái đoàn hành hương St Joseph.
|
Morgan Cook, OC Register tại DC, phỏng vấn thành viên trong phái đoàn trước tòa nhà quốc hội Hoa Kỳ | Trước khi ra đi, phái đoàn đã được sự chú ý đặc biệt từ văn phòng giám mục GP Orange, trong đó ban truyền thông văn phòng của tòa thánh đã giới thiệu ký giả của tờ báo Orange Register và đài chuyền hình KDOC tại Orange County để tìm hiều về lối sống đạo và đức tin của người Việt trong chuyến hành hương đi dự lễ đại triều của Đức Thánh Cha. ĐC Mai Thanh Lương và một số thành viên trong phái đoàn đã bày tỏ những cảm tưởng cho chuyến hành hương sắp tới trong buổi tiếp xúc này tại trung tâm Công Giáo (bài viết của Ellyn Pak, và Bill Cunning của Orange County Register ngày 13, 11 tháng 4). Phái đoàn của Đức Cha và một số viên chức của cộng đồng và văn phòng của tòa thánh Mỹ và Việt đã khởi hành đi riêng như dự định qua chương trình của giáo phận.
Phái đoàn hành hương St Joseph khởi đầu bằng chuyến bay tới phi trường Baltimore, Maryland, vào ngày đầu tuần thứ hai ngày14 tháng 4. Tại đây phái đoàn gặp một số đồng hành còn lại tại phi trường, hai phái đoàn sát nhập vào cùng một chuyến đi thành một nhóm trên 100 người. Chúng tôi lên 2 xe bus cùng về khách sạn tại Maryland ngay chiều ngày đầu tiên.
Đền Thánh Quốc Gia St Jude, Maryland
Tại Maryland sáng đầu tiên, phái đoàn đã tăm Đền Thánh Quốc Gia St Jude (coi ghi chú cuối trang 1*), là quan thày của các bệnh nhân ung thư và cũng như cho những người bị bỏ rơi. Cha quản nhiệm tại giáo xứ đã tiếp đãi phái đoàn bằng donut và càfê sáng, sau đó thánh lễ đã được cử hành dành riêng cho cộng đoàn người Việt hành hương. Ngay cuối lễ cha chủ tế đã ban phúc lành cho mọi người, đứng dọc theo cung thánh. Và cha chính xứ cũng theo phái đoàn lên từng xe bus đế ban phép lành cho mọi ngưòi.
|
Cung thánh uy nghi Cha chủ tế chúc lành cho phái đoàn |
|
Chuẩn bị thánh lễ tại Đền Thánh Quốc Gia St Jude, Maryland |
Cùng buổi sáng hôm đó chúng tôi ghé thăm Vương Cung Thánh Đường Baltimore (2*), thật trang trọng và uy nghi. Thánh đường được khởi đầu lập nên từ năm 1806-1821. Đây là thánh đường đầu tiên được xây lên tại nước Mỹ khi dân di cư Công Giáo tới lập nghiệp tại quốc gia mới này. Sau khi được chùng tu vào năm 2006, ngay năm đầu tiên 200,000 ngàn người đã tới từ khắp nơi trên thế giới thăm viếng ngôi thánh đường thậy đẹp này. Trong thánh đường có hai khu đền tạ đặc biệt của ĐGH Gioan Phaolô II, và Mẹ Têrêsa Calcutta đánh dấu nơi các Ngài đã cử hành thánh lễ tại đây, trên cung thánh có một cái dù che được làm kỷ vật của Đức Giáo Hoàng để lại. ĐGH Gioan Phaolô II coi Vương Cung Thánh Đường Balitmore là nơi “tiêu biểu cho toàn thế giới cho sự tự do tôn giáo” của những dân di cư thời kỳ lập quốc.
|
Vương Cung Thánh Đường Baltimore |
|
|
Mẹ Teresa đã viếng đây |
Cái dù đã sử dụng bởi ĐGH |
|
ĐGH John Paul II đã tới viếng đây |
|
Cung thánh thật uy nghi |
|
Hải cảng Baltimore vào trưa… |
|
…Và chìm vào hoàng hôn |
|
Tại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức, Emmitsburg, Cha quản nhiệm ban phép chúc lành |
Cùng ngày hôm thứ Tư trên đường đi từ Maryland về Washington DC, 2 xe bus đã ngừng lại Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức tại Emmitsburg (3*). Đền thánh nằm gần quốc lộ chính US 15 gần Mt Mary’s College, và cũng là nơi người Việt coi đây là địa điểm hành hương chính thức đến từ các tiểu bang lân cận. Tại thánh địa này hàng năm có tới mấy ngàn người Việt Nam tới kính viếng vào cao điểm của ngày hành hương. Cha quản nhiệm đã chào mọi người dưới chân tượng đài Đức Mẹ Lộ Đức, và chúc lành cho phái đoàn. Đây là nơi linh địa mà nhiều phép lạ đã được ban cho những người đã đi hành hương tới đây.
Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức đã bắt đầu từ năm 1728, LM John Dubois đã tới đây vào năm 1780’s, cha đã nhận được thị kiến qua một luồn ánh sáng trên ngọn đồi này, và tại nơi đây một hang đá có thành hình như hang đá Lộ Đức tại Lourdes đã được kiếm thấy. Vùng đồi núi này từ lúc khởi đầu rất đẹp và thơ mộng, không khác gì như người ta thấy ngày hôm nay dành cho khách hành hương đến từ những tiểu bang lân cận.
|
Lần hạt trước hang Đức Mẹ Lộ Đức | Phái đoàn đã đọc kinh lần hạt trước hang đá Đức Mẹ Lộ Đức, và mọi người đồng thuận đổi giờ giấc ở lại để dự lễ lúc 12 giờ trưa tại đây. Trong lời chia sẻ chung trong nhóm một bác đã được chữa lành và không còn chống nặng đi bộ, và một số các anh chị khác cũng nhận được những thị kiến và những ơn lành Chúa ban nơi đây.
|
Ở lại dự lễ trưa cho phần rỗi |
|
Tượng đài Đức Mẹ Lộ Đức, Emmitsburg | (Còn tiếp)
Sơn Nguyễn
M60: Hành Hương Các Thánh Địa Miền Đông Bắc Hoa Kỳ Nhân Chuyến Tông Du Của Đtc
|
|
ORANGE, CALIFORNIA 21/4/2008 -- Từ khắp nơi trên nước Mỹ trong nhiều giáo phận, giáo dân đã chuẩn bị những cuộc hành hương để đươc hội kiến ĐGH Benedict XVI, lần đầu tiên thánh du tại nước Mỹ. |
|
Đọc
|
|
Nguồn: xuanha.net
Những người quen thân tôi đều biết rằng tôi là người mới làm lễ quy y theo Đạo Phật cách đây khoảng hơn 2 năm. Nói là theo Đạo Phật nhưng thật ra tôi yêu mến và cảm thấy gần gũi với Đức Quan Thế Âm Bồ Tát nhiều hơn và cũng nhờ vậy mà cuộc sống của tôi đã trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn những năm về trước, vì tôi cảm nhận được sự khác biệt giữa một cuộc sống có Đạo của ngày hôm nay và đời sống không có Đạo của ngày hôm qua.
Nhưng gần đây (cuối năm 2004) tôi và 2 đứa con tôi đã bắt đầu theo học chương trình giáo lý căn bản của Công Gíáo tại Nhà Thờ Saint Jane Frances tại North York (Canada). Hai đứa con tôi, đứa con trai 17 tuổi và đúa con gái 14 tuổi đã được rửa tội hôm lễ Phục Sinh ngày 26/3/2005. Còn tôi thì chuẩn bị về Việt Nam rửa tội vào tháng 8/2005.
Lý do tôi về Việt Nam rửa tội là vì dòng họ Nội Ngoại 2 bên nhà tôi từ bao đời nay, tôi là người đầu tiên theo đạo Công Giáo. Vì thế tôi muốn nhân cơ hội nầy đưa cả nhà tôi ở đây về VN để giới thiệu cho gia đình 2 bên biết thêm về Thiên Chúa và ước nguyện rằng cơ hội nầy sẽ là ngọn lửa Thiêng soi sáng tất cả mỗi tấm lòng mọi người trong gia đình và là chiếc cầu nối liền giữa gia đình tôi cùng Thiên Chúa.
Có rất nhiều người đã hơi ngạc nhiên vì tôi chỉ trong một thời gian ngắn đã tin chắc chắn vào Thiên Chúa và việc theo Đạo "ào ạt" của mọi thành phần trong gia đình chúng tôi, nên đã hỏi tôi rằng "nguyên nhân nào đã khiến chúng tôi có một Đức Tin mãnh liệt và chắc chắn vào Thiên Chúa như vậy? Chúng tôi đã thấy gì và đã cảm nhận được gì nơi Thiên Chúa? Có phải chăng chúng tôi đã miệt mài đi tìm Chúa bấy lâu nay va ngày hôm nay chúng tôi đã tìm gặp Ngài hay là chính Ngài đã tìm gặp chúng tôi, những con chiên thất lạc tự bao đời."
Đọc hồi nãy tới chừ mà chẳng nghe tôi nhắc tới chữ "chồng", chắc các bạn nghĩ rằng tôi là "single mom" hả? Không phải đâu, cũng may còn có một người chịu khó lấy tôi làm vợ nên tôi cũng có chồng như ai, nhưng khổ nỗi là khi lấy nhau thì ổng mạnh ù và 4 năm nay thì ổng bịnh triền miên đau khổ, bịnh té lên, té xuống, bịnh đến nỗi mà nhìn lên trời chẳng thấy trời, nhìn xuống đất không thấy đất, nhìn chung quanh chẳng thấy ai và nhìn lại chồng mình cũng chỉ thấy có bịnh mà thôi. Đúng là bịnh đến độ không còn thấy trời trăng mây gió gì cả, mà đâu phải mấy cái bịnh tầm thường như đau đầu, sổ mũi mỗi mùa, mỗi năm vẫn thường xảy ra ở cái xứ lá phong này, mà là bịnh ung thư gan ngặt nghèo mà ai nghe tới cũng rùng mình rởn tóc gáy. Ai đã mang vào thân thì cơ hội sống được 5 năm chỉ có 5% mà thôi (theo cancer therapy guide xuất bản năm 2003). Nhưng cái khổ là chồng tôi đâu có phải chỉ bị ung thư gan 1 lần mà thôi đâu, chỉ trong vòng 3 năm rưỡi thôi, ổng đã bị bệnh ung thư gan tái phát đến 6 lần, tất cả là 9 cái khối u (tumors), cái lớn nhất là 13. 5 cm và cái nhỏ nhất là 1. 5cm.
Bệnh ung thư gan của chồng tôi tái phát lần thứ 6 vào cuối tháng 10 năm 2004. Khối u lần này phát triển rất nhanh và kỳ lạ: trong vòng 6 ngày mà phải ra vào phòng cấp cứu đến 4 lần. Sau nhiều lần thử nghiệm và xét nghiệm thì các Bác Sĩ tại bệnh viện Princes Margaret tại Toronto đã báo cho chúng tôi biết là "sorry nothing we can do". Khi biết bệnh không còn cách chữa trị, họ chuyển chồng tôi qua một Bác Sĩ khác để thi nghiệm một loại radiation mới ra đang còn trong thời kỳ thí nghiệm ở giai đoạn 1 (phase 1 clinical), nhưng người bác sĩ thực hiện cuộc thí nghiệm này đã đi vắng 3 ngày sau mới trở lại bệnh viện. Vì thế chúng tôi phải về nhà chờ đợi 3 ngày sau sẽ trở vào bệnh viện cho họ thử thuốc.
Sau khi về đến nhà thì có một người bạn đem đến tặng cho chồng tôi một chai nước Thánh có hình Đức Mẹ Lộ Đức và có kể cho chúng tôi nghe sơ sơ về Đức Mẹ và từ đó do một sự đánh động vô cùng mãnh liệt đã dẫn đưa chúng tôi đến một quyết định không suy nghĩ là đi Lourdes ở bên Pháp để cầu nguyện với Đức Mẹ Lộ Đức (vì nếu có suy nghĩ thì không thể đi được, và đi có thể sẽ chết trên đường đi). Chỉ có một ngày đi, một ngày ở và một ngày về.
Chúng tôi chỉ có một ngày ở với Đức Mẹ mà may mắn thay lại đúng vào ngày lễ lớn mỗi năm chỉ tổ chức một lần của các người dân miền núi. Có 3 vị Hồng Y chủ lễ, hơn 100 Giám Mục và soeurs, khi chúng tôi lần mò ra tới hang đá (Grotto) nơi Đức Mẹ hiện ra thì người ta đã vây quanh và đầy nghẹt cả mọi nơi. Chúng tôi cố len lỏi một hồi mà chẳng tới đâu, quay đầu nhìn về hướng hang đá cũng không thể nhìn thấy tượng Đức Mẹ đâu cả. Trải qua bao nhiêu khó khăn muốn đến tận nơi để dâng lời cầu nguyện với Mẹ mà bây giờ đứng xa như vậy làm sao mà cầu nguyện với Mẹ được. Tôi buồn và thất vọng vô cùng nên nhìn về phía hang đá mà khấn rằng "Lạy Mẹ, chồng con bịnh hoạn từ xa đến đây tìm Mẹ mà bây giờ đứng xa quá không nhìn thấy Mẹ, xin Mẹ thương xót cho chồng con vào trong được không !".
Lạ lùng thay chưa dầy mấy phút sau thì bỗng một người đàn bà người Pháp đang giữ trật tự tại đó đến dắt chồng tôi vào bên trong và cho ngồi sau lưng các vị Giám Mục và đối diện với tượng Đức Mẹ nơi hang đá. Khi chồng tôi vào được bên trong thì tôi vui nừng lắm. Nhưng mừng chưa xong thì lại lo lắng vô cùng, vì chồng tôi sức khoẻ rất yếu nếu có việc gì ai lo cho ảnh đây! Vì thế chẳng còn cách nào khác hơn là tiếp tục cầu nguyện. Tôi lại tiếp tục thì thầm với Mẹ " Mẹ ơi ! Mẹ cho con vào trong để con có thể nhìn thấy chồng con được không Mẹ. "...
Chỉ vài phút sau thì lại có một người giữ trật tự dắt tôi vào bên trong khu Thánh Lễ có ghế ngồi đàng hoàng, tuy ở đây không gần chồng tôi lắm, nhưng nhìn từ xa tôi có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của chồng tôi. Được như vậy đã là may lắm rồi, vì trong khu Thánh Lễ chỉ ưu tiên cho những bệnh nhân đi xe lăn và những người bệnh nằm trên băng ca hoặc những ai có bổn phận thi hành Thánh Lễ mà thôi. Vì số ghế chỉ có vài trăm mà số người lại đến mấy ngàn người. Sau khi xảy ra những việc nầy tôi mới thấy thế nào là sự mầu nhiệm của sự cầu nguyện và ngay lúc nầy lòng tôi đã cảm thấy gần guỉ với Đức Mẹ và Chúa hơn bao giờ hết.
Tối hôm đó ngày 7/11/2004 cũng là tối cuối cùng tại Lộ Đức (Lourdes), tôi cứ lang thang quanh khu nhà Thờ cầu nguyện và suy niệm về sự mầu nhiệm cuả Đức Tin và lòng thương xót mà Mẹ đã ban cho tất cả những ai đang khốn khổ mà có lòng tin đến đây cầu xin cùng Mẹ và nhất là lòng thương xót mà Mẹ đã ban cho tôi ngày hôm nay.
Trời đã bắt đầu vào mùa Đông, mà Lourdes là miền núi nên vào ban đêm trời lạnh dữ lắm, nhất là vào lúc nửa đêm. Nhìn quanh khuôn viên nhà Thờ rộng lớn bao la không còn một bóng người, nhìn lại hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra chỉ còn lại một bà cụ già đang quỳ gối, hai tay lần chuỗi mân côi, bà dùng hai đầu gối già nua quỳ trên sàn đá lạnh buốt và lê từng bước nặng nề, chậm rãi nhưng cương quyết van xin một điều gì đó vô cùng thành khẩn và tự tin.
Nhìn vào Đức Tin của bà cụ, cõi lòng tôi tự nhiên lòng dâng một niềm tin mãnh liệt vô bờ bến và tôi tiến dần về phía hang đá dưới chân tượng Đức Mẹ, nơi chồng tôi đang cúi đầu, hai tay ôm lấy vách đá lòng sụt sùi dâng lời cầu nguyện. Tôi yên lặng một lát rồi đặt một tay lên vách đá và tay kia đặt trên đôi vai gầy guộc đang run run vì xúc động của chồng tôi, tôi vô cùng đau khổ và xót xa cho số phận của chồng tôi, cõi lòng tôi bỗng vỡ ra từng mảnh, những dòng nước mắt từ trong linh hồn tôi đang tuôn ra. Tôi như chìm vào một không gian vô tận và tôi bắt đầu cầu nguyện, những lời cầu nguyện bây giờ không phải bằng trí óc hay con tim mà là những lời cầu nguyện từ trong linh hồn đang hoà tan vào trong nước mắt dâng lên Mẹ.
"Mẹ ơi! chồng con đã bị bệnh quá ngặt nghèo đã không còn cách chữa trị, chúng con đến đây để cầu xin với Mẹ và chỉ biết một lòng cậy trông vào Mẹ mà thôi, xin Mẹ vì lòng xót thương cầu bầu cùng Chúa Giêsu cứu lấy chồng con, CUỘC ĐỜI CÒN LẠI, CON NGUYỆN XIN THEO MẸ " và đây chính là lời nguyện ước giữa tôi và Thiên Chúa.
Đến nửa đêm trời trở nên lạnh hơn, chúng tôi tạ ơn Mẹ ra về. Trên đường về, chúng tôi ghé lại bên dòng suối mà năm xưa Đức Mẹ đã biến thành dòng nước Thánh và đã chữa lành bíết bao bệnh nhân có đức tin đến đây cầu xin cùng Mẹ. Chồng tôi đứng lại, dâng lời cầu nguyện và uống nguyên một chai nước Thánh rồi đi thẳng một hơi về khách sạn mà không cần sự giúp đỡ của tôi, cái lưng cũng không còn khom khom như ngày hôm qua nữa. Tôi vô cùng kinh ngạc nhưng chẳng dám nói gì, cứ âm thầm quan sát mọi việc. Thật đúng là "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho" (Lc 9, 10)
Chiều hôm đó khi về tới nhà tại Mississauga, Ontario, Canada, chồng tôi đang loay hoay đem bức tượng Đức Mẹ đặt trên bàn thờ, còn tôi đang lăng xăng sửa soạn bữa ăn tối thì ngay lúc đó đứa con trai của tôi chạy xuống ôm lấy vai tôi mà hỏi rằng "Mẹ ơi khi nào con rửa tội?".
Tôi kinh ngạc vô cùng vì cả nhà tôi chưa có ai học Giáo lý bao giờ và cũng chưa có ai nói với nó việc theo Đạo Công giáo. Tôi hơi sững sờ một chút nhưng trong lòng rộn rã một niềm vui vì tôi biết rằng ơn Chúa đang đổ xuống nhà tôi. Tôi quay lại và nói với con trai tôi rằng "Nếu con muốn được rửa tội để theo Chúa thì con phải đi học lớp Giáo Lý trước cái đã". Con tôi đồng ý và mấy hôm sau thì chúng tôi liên lạc với Cha Giuse Phạm Ngọc Tuấn, nhờ sự nhiệt tình và lòng thương mến đến gìa đình chúng tôi, cha đã sắp xếp mọi thứ và mấy tuần sau thì cả gia đình chúng tôi theo học khóa Giáo Lý vừa qua và 2 đứa con của tôi đã nhận Bí Tích rửa tội vào đêm Lễ Vọng phục Sinh ngày 26/3/2005.
Còn phần tôi như đã thưa ở trên, tôi phải "rán" mà dời lại đến tháng 8 về Việt Nam rửa tội, mục đích là đem Tin Mừng về chia sẻ cùng gia đình hai bên và với ước nguyện rằng, nhân cơ hội nầy Chúa sẽ thương xót mà đánh động mỗi tâm hồn trong gia đình hai bên và ước mong một ngày nào đó những tâm hồn nầy sẽ quay về với Chúa. Tôi xin bạn hãy cầu nguyện cho gia đình tôi thật nhiều để những lời nguyện ước của tôi sẽ trở thành sự thật.
Mấy tháng nay gia đình chúng tôi đang sống trong mầu nhiệm của Đức Tin và hồng ân của Thiên Chúa, qua hình ảnh Đức Mẹ và sự mầu nhiệm của biến cố nầy tôi đã thấy gì nơi Thiên Chúa? Và cuộc đời tôi biến đổi ra sao?
Viết đến đây tôi lại nhớ đến một người bạn trong "Chương trình Thăng tiến Hôn nhân Gia đình" tuần vừa qua đã mời tôi đến dự một buổi họp mặt hàng tháng tại Liên Gia 12 và bài Thánh kinh được chia sẻ hôm đó lại là bài dụ ngôn nói về "Nước Hằng Sống" và Chúa đã ví "Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì chôn giấu laị, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy." Mt 13, 44.
Càng suy niệm tôi càng cảm thấy như đây là một lời nhắn nhủ mà Chúa đã dành riêng cho tôi, mà Mẹ là NGƯỜI đã âm thầm chỉ cho tôi kìa là Nước Hằng Sống và tôi phải làm gì để có được Nước Trời nầy đây ! Lạy Chúa, con thật chẳng có gì xứng đáng để bán, để mua, con chỉ có cuộc đời còn lại nầy và mỗi ngày trôi qua là một ngày con xin dâng lên Mẹ và Chúa.
Đến bây giờ thì bạn đã biết vì sao tôi theo Đạo Công Giáo rồi phải không?
Tôi kể lại câu chuyện nầy là để Vinh Danh và tạ ơn Đức Mẹ Lourdes, Người đã đưa tôi về với Chúa và cũng để cảm ơn:
Cha Giuse Phạm Ngọc Tuấn, người đã hướng dẫn và dìu dắt tôi qua những đoạn đường, những khúc quanh của cuộc hành trình đức tin mà lòng tôi nhiều khi như mơ hồ lạc mất Chúa.
Cảm ơn tất cả các anh chị em trong Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình và nhất là anh chị em trong liên gia 10, đã cầu nguyện cho chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn Thầy Lân, Thầy Hoàng và Soeur Hà đã hướng dẫn gia đình tôi qua lớp Giáo Lý khóa 2004-2005 và tất cả quý vị trong ban Mục Vụ Cộng Đoàn Việt Nam ở North York, Canada.
Và xin đặc biệt xin chân thành cảm ơn mẹ đỡ đầu Theresa-Maria T. Hương và nhất là anh Toản, người đã chia sẻ buồn vui mỗi ngày với chúng tôi và cũng là người đã dìu dắt 2 chúng tôi trong suốt hành trình chuyến đi Lourdes đầy nước mắt hồng ân nầy.
Maria Nguyễn Thị Xuân
M59: Vì Sao Tôi Theo Đạo Công Giáo?
|
|
Những người quen thân tôi đều biết rằng tôi là người mới làm lễ quy y theo Đạo Phật cách đây khoảng hơn 2 năm. |
|
Đọc
|
|
Bánh Thánh Thể. Ôi! Tình yêu huyền nhiệm,
Tình cao vời nhưng tình rất đơn sơ.
Gần gũi con cho thỏa nỗi mong chờ,
Hóa thân thành tấm bánh,
Một tình yêu tự hiến.
Chúa yêu con, chịu nát nghiền, tan biến,
Chịu đớn đau, chịu hủy hoại thân mình.
Trái tim nồng rung nhịp đập hy sinh,
Ngài chịu nghiền nát,
Để chữa lành vết thương lòng con đầy dấu tích.
Tình tràn đầy, tình sâu xa, khăng khít,
Ngài chịu hòa tan thành thịt máu trong con.
Tình hiệp thông, tình kết hiệp vuông tròn,
Tình thân mật như cành nho,
Gắn kết cùng thân nho hiệp nhất.
Chiêm ngắm Thánh Thể, tâm hồn con ngây ngất,
Con chúc tụng, ngợi khen,
cảm tạ tình yêu Chúa vô biên.
Bài học Chúa dạy con,
trở nên khiêm nhu, nhỏ bé, dịu hiền,
Biết quên mình, chịu thiệt thòi vì Chúa, vì tha nhân trong tình mến.
Tình gọi tình, nhạc lòng con rung tiếng,
Chúa Giêsu ơi! Con muốn thuộc về Ngài.
Nên giống Ngài, trở thành bánh thơm ngon
Trở nên lương thực,
Chia sẻ kiếp nghèo,
Xây tình huynh đệ.
Huyền nhiệm quá!
Tình yêu Ngài trong con cùng dâng hiến./.
* Chúa Nhật VIII Thường Niên, Năm A 2008, Lễ Mình Và Máu Thánh Chúa KiTô. (Ga 6,51–58).
Mặc Trầm Cung
M58: Huyền Nhiệm! (thơ)
|
|
Bánh Thánh Thể. Ôi! Tình yêu huyền nhiệm,
Tình cao vời nhưng tình rất đơn sơ. |
|
Đọc
|
|
Bà Maria kể :
"Tôi có 10 cháu nội ngoại trong đó có một cháu nội tên Uyên rất đặc biệt vì cháu thông minh, nhạy cảm và thích đọc sách.
Ba cháu Uyên là con trai của tôi. Sau biến cố 911, gia đình con tôi là Uy gặp nhiều thử thách : Uy làm nghề broker mua bán chứng khoán nên mất việc, lại thêm đầu tư thua lỗ trong thị trường chứng khoán. Từ đó, nhà bị mất, xe hơi bị ngân hàng đòi lại. Vợ ly dị, hai con gái ở với vợ. Con trai tôi trở nên một kẻ vô gia cư, vô gia đình, vô nghề nghiệp.
Kể từ hai vợ chồng Uy ly dị, tôi mất luôn hai đứa cháu nội gái. Trong một cố gắng tuyệt vọng để giữ mối liên hệ gia đình, tôi hạm mình để năn nỉ xin con dâu cũ cho tôi được giữ cháu nội bằng cách đón cháu đi học về và giữ cháu cho đến khi mẹ cháu đi làm về. Hàng tháng, tôi tặng con dâu một số tiền để yểm trợ cô ấy trong việc nuôi hai con. Tóm lại, tôi đã làm tất cả mọi sự có thể làm được để gần gũi hai cháu nội.
Lúc ấy, tôi vừa về hưu nên mới có thể đảm trách việc đưa đón cháu, đưa cháu đi học vẽ như mẹ cháu muốn, rồi dạy cháu cầu nguyện Chuỗi Mân Côi và chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa. Tôi còn nhớ vào mùa hè năm 2005, cháu Uyên được 9 tuổi nhưng cháu khôn ngoan hơn người. Tôi dạy cháu đọc kinh cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, nhưng cháu Uyên muốn đọc bằng tiếng Anh hơn vì lời kinh ngắn và dễ hiểu cho cháu hơn.
Vì lúc còn trẻ tôi không biết dạy Lời Chúa cho con cái nên lần này, tôi rút kinh nghiệm để dạy Lời Chúa cho các cháu. Tôi thường dắt cháu nội đến một nhà sách Công Giáo để mua các loại sách có vẽ tranh màu về Hạnh Các Thánh, chuyện Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Lộ Đức, các câu chuyện trong Thánh Kinh Cựu Ước để tặng cho cháu Uyên và các cháu nội, ngoại khác.
Trong khi các cháu khác của tôi không chú ý, chỉ cất sách ở một chỗ mà không đọc thì cháu Uyên lại chăm chú đọc các sách bằng tranh mà tôi mua tặng. Thỉnh thoảng, tôi hỏi cháu thích những câu chuyện nào nhất để thử xem cháu có chịu đọc không thì cháu Uyên kể vanh vách những chuyện mà cháu thích nhất.
Tôi hỏi tại sao cháu thích câu chuyện ấy và cháu học được những cảm nghiệm nào. Cháu Uyên trả lời những câu hỏi một cách rất thông minh, làm cho tôi kinh ngạc. Chẳng hạn như:
"Ba trẻ nhỏ ở Fatima vì ngoan đạo, siêng năng đọc kinh nên được Đức Mẹ Maria chọn để hiện ra và ban thông điệp cho họ để truyền bá cho mọi người."
"Vua David được Chúa chọn mà lại làm nhiều sự việc cho Chúa buồn, vụ vua lấy bà vợ ông Uria."
"Thánh Jean D’Arc tuy trẻ mà anh hùng…"
"Thánh Maria Goretti biết giữ đức trong sạch, thà chết không chịu nhục…"
"Thánh Monica là người mẹ đau khổ nhưng nhờ bà chăm cầu nguyện nên con bà là Thánh Augustino được ơn trở lại đạo và thành Thánh."
Tôi nhắc cho Uyên nhớ rằng :
"Ba của cháu có tên Thánh Augustino, còn cháu có tên Thánh Monica. Vì thế, cháu nhớ cầu nguyện nhiều cho ba cháu nhé! Gia đình cháu có duyên với gia đình Thánh Monica đó!"
Sau khi đón cháu đi học về, tôi cho cháu ăn và rủ cháu vào nhà thờ để chầu Thánh Thể. Hai bà cháu cùng đọc kinh bằng tiếng Anh rồi hát Thánh ca. Có những lúc, Uyên mệt nên nằm dài trên ghế nhà thờ và ngủ. Tôi lấy áo lạnh đắp cho cháu và thưa với Chúa rằng :
’Lạy Chúa, con hoàn toàn bất lực trước cảnh chia ly này. Con xin thánh hiến bản thân con và các con, cháu của con cho Thánh Tâm Chúa. Cho dù sau này, con không được gần gũi các cháu của con, nhưng con vững tin Chúa và Mẹ Maria sẽ an ủi, hướng dẫn và yêu thương các cháu của con. Con tin rằng trong sự quan phòng của Chúa, con sẽ không bao giờ mất hai đứa cháu nội này. Xin Chúa chúc lành cho các con, các cháu của con!"
Quả nhiên, về sau, con dâu tôi đưa con trai tôi ra tòa để đòi trợ cấp nuôi con. Vì con tôi đi làm ờ phương xa, không về kịp hầu tòa nên ông Thẩm Phán phạt tối đa là phải trợ cấp 900 USD cho hai con gái. Do sự tranh chấp và bất hòa nên con dâu tôi dọn đi thật xa và không cho phép gia đình bên nội gặp gỡ các con của cô ấy nữa.
Đến nay là hơn đúng 3 năm, tôi không được gặp gỡ 2 cháu nội. Lòng tôi đau xót vì biết cháu mình không còn ai khuyến khích đọc kinh và đọc Lời Chúa. Ngày lại ngày, tôi luôn cầu nguyện cho các con các cháu. Tôi tin rằng: những gì thuộc về mình, một ngày nào đó sẽ trở lại với mình.
Chỉ có Chúa mới biết niềm đau lớn lao trong lòng một người mẹ khi thấy gia đình con bị chia lìa, tan vỡ. Chỉ có Đức Mẹ Maria mới biết rõ lòng một người bà nội thương nhớ cháu mình vì không được gần gũi để săn sóc và dạy cho cháu biết về Chúa. Con dâu cũ của tôi không theo đạo Công Giáo nên chắc chắn là sẽ không bao giờ cho con đến nhà thờ.
Dù sao, tôi vững tin rằng trong bàn tay của Thiên Chúa Nhân Lành thì mọi sự đều có đoạn kết có hậu. Mỗi lần đến sinh nhật của các cháu hay dịp lễ tết, tôi bâng khuâng hỏi thầm:
"Các cháu có biết là các cháu có một đại gia đình luôn thương nhớ các cháu không?"
Khi con người không tha thứ mà chỉ muốn tranh chấp nhau vì tiền bạc thì người ta làm tổn thương đến tình cảm thiêng liêng của gia đình, làm cho con cái bị mất tình yêu của đại gia đình, làm thui chột khả năng yêu thương của trẻ thơ. Cuối cùng, cuộc đời những kẻ ấy chỉ còn là những cay đắng, hận thù và phẫn uất.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tình yêu vô điều kiện của Chúa để chúng con có khả năng yêu thương kẻ thù của chúng con. Amen!
Kim Hà 30/5/08 (Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu)
CN917: Tình Cảm Gia Đình Thiêng Liêng
|
|
Bà Maria kể :
"Tôi có 10 cháu nội ngoại trong đó có một cháu nội tên Uyên |
|
Đọc
|
|
* Chúa Nhật Thứ VII Thường Niên, Lễ Chúa Ba Ngôi, Năm A, 2008, (Ga 3,16–18)
Được ngụp lặn giữa đại dương ân sủng,
Được trở thành con của Thiên Chúa Tình Yêu.
Hạnh phúc vô biên,
Hồn thoát bước cô liêu,
Con được sống trong tình yêu,
Giữa cộng đoàn Ba Ngôi Thiên Chúa.
Ngôi Chúa Cha một tình yêu chan chứa,
Đã trao ban Con Một để cứu đời.
Ban sự sống dồi dào, ban ánh nắng xuân tươi,
Con được gọi tiếng Abba,
Được sống trong mối tình Phụ Tử.
Ngôi Chúa Con đã đi vào lịch sử,
Chia sẻ kiếp người, chịu máu đổ, lệ rơi.
Để nâng con lên thành con cái Nước Trời
Được trở thành bạn hữu,
Cùng Ngài đi rao truyền chân lý.
Chúa Ngôi Ba là Đấng ban Thần Khí,
Phù trợ con trên vạn nẻo đường đời.
Thánh hóa, kiện toàn bằng lửa mến tinh khôi,
Kết hợp với Giáo Hội,
Trong tinh thần thông hiệp.
Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi,
Mầu Nhiệm Tình Yêu bất diệt.
Vượt qua mọi phạm trù trí hiểu của nhân sinh.
Nhờ ánh sáng Đức Tin con thấu hiểu ân tình,
Tam Vị Nhất Thể mẫu gương cộng đoàn hiệp nhất./.
Mặc Trầm Cung
M57: Gương Hiệp Nhất (thơ)
|
|
* Chúa Nhật Thứ VII Thường Niên, Lễ Chúa Ba Ngôi, Năm A, 2008, (Ga 3,16–18) |
|
Đọc
|
|
Ngày 4/5/2008
Kính gửi cô Kim Hà,
Đầu thư con xin kính chúc cô và gia đình được tràn đầy Hồng Ân của Thiên Chúa và Mẹ Maria
Con tên là Nguyễn Thị H. T, sinh năm 1972 tại Sài gòn, hiện tại gia đình con đang sinh sống và làm việc tại Sài gòn. Con là một đọc giả của trang web www.memaria.org Mỗi tối, con thường truy cập trang web này để đọc thông tin liên quan đến Giáo Hội Công Giáo khắp nơi và suy niệm lời Chúa, đọc kinh Mân côi.
Thưa cô, gia đình con thuộc gia đình chế độ cũ, ba con và cậu của con đều là quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975 cả hai đều đi học tập cải tạo nhiều năm. Nay cậu của con đã được định cư ở Mỹ theo diện H.O.
Con đã đọc tác phẩm "Qua CơnBão Dữ" của cô trên mạng. Tác phẩm rất hay và sâu sắc, con thực sự cảm phục trước sự kiên cường của gia đình cô, nhất là cô, một phụ nữ mang thai dắt theo 4 con thơ để vượt biên vì tự do và nhân quyền. Đọc xong tác phẩm này, con rất muốn viết thư ngay cho cô để chia sẻ những cảm nghĩ của con về cuộc sống.
Gia đình con sau 1975 cũng rất thê thảm về mọi mặt cả tinh thần lẫn vật chất, mặc dù lúc đấy con chỉ là 1 đứa trẻ lên 3 nhưng con còn nhớ rất rõ những gì đã xảy ra với gia đình con. Ba con đi học tập, ở nhà chỉ còn lại mẹ con và 5 chị em con nheo nhóc. Chị Hai của con lúc đó mới 11 tuổi, và con là nhỏ nhất trong gia đình, mới 3 tuổi. Tài sản, nhà cửa đều bị tịch thu, gia đình con lại không có thân nhân ở nước ngoài trợ cấp, một mình mẹ con bương chải vừa nuôi con ăn học, vừa nuôi chồng.
Chúng con một buổi đi học, buổi còn lại phụ mẹ đỡ đần về kinh tế: nuôi heo, trồng rau muống. Sáng sớm thì cắt rau mang ra chợ bán, ngày nào cũng ăn cơm độn với bobo hay khoai mì, khoai lang... Đến giữa năm 1978 ba con bị bệnh sốt rét trong trại cải tạo, người ta thông báo cho mẹ con lên đón ba về mặc dù thời hạn cải tạo của ba vẫn còn nhưng vì ba bệnh nặng quá, sắp chết nên họ mới thả cho về. Ba con được thả về, cả nhà mừng vô cùng nhưng niềm vui ấy chẳng mấy chốc biến mất vì ba con vẫn còn lãnh "án treo" suốt ngày bị dòm ngó và bị làm khó trăm bề. Ngày nào chính quyền địa phương cũng đòi ủi nhà con (dù chỉ là 1 ngôi nhà lá ở xóm Sở Thùng, chợ Cây Thị). Họ bắt gia đình còn phải đi kinh tế mới, mẹ con nhất quyết không đi, cũng ở "lỳ" như gia đình cô vậy đó. Cuối cùng thấy mẹ con lỳ quá nên họ cũng thôi không đuỏi nữa.
Ba con bất mãn đành tìm cách đi vượt biên lần thứ nhất, nhưng trớ trêu thay bị người ta lừa hết tiền mà chẳng đi đến đâu cả. Lần thứ hai đi tiếp thì bị bắt...Sau 2 lần thất bại, gia đình con không thể nào kiếm đâu ra tiền để đi tiếp đành phải ngậm đắng nuốt cay sống dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Đến khi có chương trình đi H.O. thì ba con lại bị phía Mỹ từ chối vì lý do học tập chưa đủ 3 năm nên họ không giải quyết.
Thế là một lần nữa gia đình con thất vọng vô cùng. Chúng con cam chịu sống dưới một xã hội mới bị trù dập đủ thứ vì cái lý lịch quá xấu: con sĩ quan chế độ cũ lại còn đạo Công Giáo. Chúng con bị trù dập nên thi Đại Học mấy lần vẫn không đậu (vì khi đó có chế độ ưu tiên điểm cho gia đình chính sách có công cách mạng...). Tụi con phải đi đường vòng bằng cách thi vào trường trung cấp học 2-3 năm sau đó học tại chức để có tấm bằng Đại Học.
May mà Việt Nam mở cửa vào những năm 1990, các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu đầu tư vào Việt Nam, chúng con mới có cơ hội thử sức để làm việc cho các Công ty nước ngoài (nếu VN không mở cửa chắc giờ này tụi con vẫn còn "móc bọc (bao ni lông), bán ve chai" cũng không đủ sống).
Năm nay, con 36 tuổi nhưng đã mất gần 30 năm để bương chải vừa đi học vừa đi làm để giúp đỡ gia đình. Chúa thương gia đình con và Ngài đã ban rất nhiều hồng ân nên ngày nay, kinh tế gia đình đã khá hơn rất nhiều. Tinh thần và sức khỏe của ba mẹ con cũng đã ổn định. Chúng con ai cũng có việc làm ổn định với thu nhập khá cao so với các bạn đồng lứa, nhưng để có được như ngày hôm nay, chúng con đã phải đánh đổi/trả giá bằng cả tuổi thanh xuân của mình.
Gia đình con có 5 chị em, 4 gái 1 trai nhưng chỉ có anh trai lập gia đình và có 2 cháu. Còn 4 chị em gái của con đã mất đi tuổi thanh xuân, không dám nghĩ đến việc lập gia đình vì kinh tế quá khó khăn vào lúc đấy. Chúng con tự lực cánh sinh không ai giúp đỡ cả, làm đủ nghề miễn là nghề lương thiện để mưu sinh. Nay khi kinh tế đã ổn định thì tuổi đã cao, chị Hai con đã 44 tuổi rồi, việc lập gia đình trở nên khó khăn hơn. Cuộc sống đã tạo nên cho chúng con có tính tình mạnh mẽ, nghị lực kiên cường để vượt qua...
Cô ơi, mặc dù con không biết cô nhưng khi đọc tác phẩm của cô con thấy hoàn cảnh gia đình cô giống gia đình con quá, chỉ khác là cái khổ của cô không giống cái khổ của con thôi. Cô biết đó, sống dưới chế độ mới đâu phải dễ, nhất là đối với gia đình có lý lịch xấu như gia đình con.
Con cảm ơn cô đã viết tác phẩm đó và cảm ơn những người đã từng đi vượt biên viết lại hồi ký của mình. Đọc hồi ký của các cô chú mà lòng con se thắt lại, nước mắt cứ chảy ra thương cho những người vô tội tại sao lại bị hành hạ như nô lệ vậy? Nhân quyền của con người ở đâu? Có còn công lý nữa không? Và càng thương cho những người tị nạn vào những năm 1989 không còn cơ hội sang định cư nước thứ ba mà phải hồi hương, thật là một tương lai quá ảm đạm. Con chẳng biết làm gì hơn là cầu nguyện cho họ và cho những người đã chết trên con đường đi tìm tự do.
Thôi, thư đã dài, con xin dừng bút, cảm ơn cô đã kiên nhẫn đọc hết lá thư này. Nếu cô không chê con thì con xin sẵn sàng cộng tác với cô hoặc khi cô cần con làm gì ở Việt Nam để phục vụ cho công tác truyền giáo của cô thì cô cứ nhờ con, cô nhé.
Con kính chào cô,
Hương Thảo
M56: Nỗi Lòng Của Một Người Trẻ Sau Khi Đọc Tác Phẩm "qua Cơn Bão Dữ"
|
|
Con tên là Nguyễn Thị H. T, sinh năm 1972 tại Sài gòn, hiện tại gia đình con đang sinh sống và làm việc tại Sài gòn. Con là một đọc giả của trang web www.memaria.org Mỗi tối, con thường truy cập trang web này để đọc thông tin liên quan đến Giáo Hội Công Giáo khắp nơi và suy niệm lời Chúa, đọc kinh Mân côi. |
|
Đọc
|
|
Trong các đại hội Chúa Thánh Thần được tổ chức hàng năm bằng tiếng Anh, có nhiều khóa hội thảo do các linh mục Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng giảng dạy, trong đó có LM Robert DeGrandis, LM John Hampsch, và LM Faricy…
Tôi được may mắn theo học những khóa học ấy. Để mở đầu các khóa học, những vị linh mục thường khuyến khích cử tọa cầu nguyện bằng tiếng lạ. Nếu ai chưa quen thì có thể ngợi khen Chúa bằng câu "Alleluia!"
Có những linh mục viết nhiều sách về ơn tiếng lạ, LM Robert DeGrandis cũng đã có một tác phẩm có tên là The Gift of Tongues, tức là Đặc Sủng Tiếng Lạ.
Trong mục sách online của www.memaria.org, chúng tôi đã được phép dịch thuật hai tác phẩm của Cha DeGrandis, đó là Canh Tân Trong Ơn Chúa Thánh Thần (Renewed in the Holy Spirit) và Chữa Lành Gia Tộc (Intergenerational Healing).
Trong suốt 12 năm sinh hoạt trong phong trào Canh Tân Đặc Sủng, tôi đã được chứng kiến nhiều sự lạ qua việc cầu nguyện tiếng lạ. Sau đây là những điều mà tôi đã cảm nghiệm và mục kích :
1- Trong những khóa tĩnh tâm Thánh Linh của người Mỹ hay người Việt Nam, khi vị linh mục xin mọi người cùng cầu nguyện tiếng lạ thì Chúa Thánh Thần làm việc rất mạnh mẽ: có người té ngã, cười lớn, hát, múa hay khóc, có người được ơn tiên tri và thị kiến.
2- Các vị linh mục hướng dẫn nói rằng :
"Trên thế giới có vào khoảng 6 ngàn ngôn ngữ khác nhau. Ơn tiếng lạ là để tài-bồi cho người ấy, còn các đặc sủng khác thì để xây dựng cộng đoàn. Ơn tiếng lạ là chìa khóa để mở ra cho các đặc sủng khác của Chúa. Khi cầu nguyện bằng tiếng lạ tức là ta cầu nguyện bằng trái tim, bằng một ngôn ngữ mà ta không hiểu và để Chúa Thánh Thần cầu nguyện thay cho ta. Lúc ấy, ma quỷ sẽ không hiểu được ý ta cầu nguyện nên chúng không phá phách được."
"Ơn tiếng lạ giúp con người cầu nguyện với Thiên Chúa. Đó là ngôn ngữ của tình yêu, không phải là những lời để ta phô trương với mọi người như chỉ có mình mới có đặc sủng ấy, còn người khác không có. Nếu cầu nguyện mà không có tình yêu thì đó chỉ là những lời vô ích ở trong không khí mà thôi. "
3- Cố linh mục Emiliano Tardiff, người Canada, vốn là một vị linh mục được ơn chữa lành. Ngài đã qua đời ngày 8 tháng 6 năm 1999. Trước đó, ngài thuật lại cảm nghiệm của ngài trong tác phẩm:"Chúa Giêsu Đang Sống " rằng :
"Đã nhiều lần, tôi chế nhạo tiếng lạ và không tin là Chúa ban ơn ấy. Một hôm, khi tôi đang dâng Thánh lễ trước hàng ngàn người thì tự nhiên, Chúa Thánh Thần ban ơn tiếng lạ cho tôi đến nỗi tôi không thể nhịn được mà phải nói ra trước mọi người.Tôi rất xấu hổ nhưng làm sao tôi có thể cản được việc làm của Chúa Thánh Thần?"
4- Lm John Hampsch bị bịnh cà lăm từ khi mới sinh. Từ đó, ngài đi sâu vào lãnh vực Tâm lý học để tìm nguyên nhân sinh ra bịnh cà lăm. Ngài đã gia nhập các phong trào Thánh Linh và khi ngài được ban cho ơn tiếng lạ thì bịnh cà lăm của ngài cũng biến mất.
5- Trong một nhóm cầu nguyện Thánh Linh, có một phụ nữ nói ngôn ngữ lạ mà bà ta không hiểu.Tuy nhiên, có một người khác trong nhóm biết tiếng Thái Lan. Người này quả quyết là bà ta nói tiếng Thái một cách rất chỉnh.
6- Một phụ nữ thành viên của nhóm cầu nguyện kể rằng:
"Tôi đến nước Phi Luật Tân và được người ta dắt đến cái hầm trong đó có nhốt một phụ nữ bị quỷ ám nặng nề. Tôi thương xót nên cầu nguyện cho bà ấy bằng tiếng Anh, rồi Thiên Chúa nói với với bà ấy qua lời cầu nguyện của tôi. Trong đầu tôi, tôi chắc chắn là mình cầu nguyện bằng tiếng Anh nhưng bà ấy hiểu được bằng ngôn ngữ riêng của bà.
Sau này, qua lời thông dịch viên, bà ta làm chứng rằng:
"Chúa nói: "Ta gửi Con của Ta đến thế giới để chết cho các con được tự do, nay con hãy đứng lên vì Ta giải thoát cho con rồi! "
Thế rồi bà ấy bỗng nhiên thay đổi thái độ, từ hoang dại trở nên bình thường, từ hung dữ trở nên dịu dàng. Bà ta trở lại đạo Chúa, sinh hoạt và làm chứng về những gì Chúa đã cứu giúp bà."
7- Trong nhóm cầu nguyện ở Orange County có một phụ nữ trẻ thường hay cầu nguyện bằng tiếng lạ trước Thánh Thể Chúa. Thế rồi Chúa đã ban cho cô ấy dòng nhạc qua lời cầu nguyện tiếng lạ của cô. Cô ấy phải dùng máy ghi âm để ghi nhạc. Rồi cô ấy xin Chúa ban cho lời nhạc. Chúa đã ban cho cô những lời nhạc nói về tình yêu Cha Con, tình yêu và sự hy sinh của Thiên Chúa đối với nhân loại…Chúa ban tiên tri và nhiều ơn lạ nữa cho cô ấy.
Tóm lại, chúng ta cần khôn ngoan khi sử dụng đặc sủng tiếng lạ. Nếu ở chung một cộng đồng cầu nguyện thì nên sử dụng tiếng lạ, còn khi có những người chưa quen thì nên cầu nguyện trong thinh lặng để tránh sự dị ứng cho những người ấy. Khi ở riêng tư trong nơi kín đáo thì nên cầu nguyện tiếng lạ.
Trước khi cầu nguyện tiếng lạ, xin thưa với Chúa Thánh Thần như sau :
"Lạy Chúa, xin Ngài lấp đầy con với Thần Khí Sự Thật của Ngài. Xin Chúa điều khiển, hướng dẫn và soi sáng con. Xin đừng để kẻ khác điều khiển con. Amen!"
Thánh Phaolô đã nói trong 1 Corintô 14:1-5 rằng :
"1 Anh em hãy cố đạt cho được đức mến, hãy khao khát những ơn của Thần Khí, nhất là ơn nói tiên tri.2 Thật vậy, kẻ nói tiếng lạ thì không nói với người ta, nhưng là nói với Thiên Chúa, bởi vì chẳng ai hiểu được: nhờ Thần Khí, kẻ ấy nói ra những điều nhiệm mầu.3 Còn người nói tiên tri thì nói với người ta để xây dựng, để khích lệ và an ủi.4 Kẻ nói tiếng lạ thì tự xây dựng chính mình; người nói tiên tri thì xây dựng Hội Thánh.5 Tôi muốn cho tất cả anh em nói các tiếng lạ, và nhất là tôi muốn cho anh em nói tiên tri. Người nói tiên tri thì cao trọng hơn người nói các tiếng lạ, trừ phi người này giải thích để xây dựng Hội Thánh."
Kim Hà, 28/5/2008
CN916: Đặc Sủng Tiếng Lạ
|
|
Trong các đại hội Chúa Thánh Thần được tổ chức hàng năm bằng tiếng Anh, |
|
Đọc
|
|
Một người đàn ông truyền giáo kể rằng :
‘Vào một đêm thứ bảy, tôi chợt nằm mộng thấy đứa con gái 3 tuổi của tôi là bé Martha bị chết và nằm trong quan tài. Trong giấc mơ, tôi khóc nức nở, rồi tôi tỉnh dậy và vội vàng đánh thức vợ tôi để cả hai cùng sốt sắng cầu nguyện cho sự an toàn của các con mình, nhất là cháu Martha.
Suốt ngày Chúa Nhật, tôi chia sẻ giấc mơ ấy với các thành viên trong nhà thờ, và xin tất cả những người cha mẹ hãy cùng tôi cầu nguyện cho các con cháu của mình. Mọi người đồng ý nên ai nấy cùng quỳ gối để cầu xin Chúa phá tan sự dữ và che chở cho từng đứa con của mình.
Chiều Chúa Nhật, vợ chồng tôi thay đổi chương trình du lịch sớm hơn lịch trình. Lẽ ra thì vào sáng thứ Hai, gia đình tôi mới đi du lịch, nhưng không hiểu tại sao, chúng tôi lại đi sớm hơn. Chúng tôi ghé thăm Sea World (một vườn giải trí có Thủy Sản). Khi đến nơi thì bỗng dưng, trời đổ cơn mưa to, gió lớn, sấm chớp ầm ầm. Thế là gần 5 ngàn người xúm nhau quây quần trong một tòa nhà lớn để trú mưa.
Tự nhiên, con gái tôi là cháu Martha bỗng chồm ra đàng trước và ôm chặt lấy một phụ nữ trẻ khi cô này đứng quay lưng lại phía của cháu. Thế là cô ta ôm chặt lấy bé Martha trong tay cô và khóc nức nở. Con gái tôi cũng khóc, cha mẹ cô là hai người đứng bên cạnh cô ấy cũng bật khóc. Vợ tôi và tôi cũng khóc. Sau một hồi, tôi lên tiếng hỏi bà mẹ của người phụ nữ trẻ như sau :
"Gia đình bà có chuyện gì xẩy ra không?"
Bà mẹ bèn kể cho tôi nghe rằng con gái bà là Christine được 26 tuổi. Cách đây độ 4 tháng, cô ta vừa mất đi một đứa con duy nhất. Cháu gái ấy mới được 3 tuổi. Từ đấy, cô Christine bị bịnh u buồn, mất ngủ. Cô giận Chúa vì đã lấy đi đứa con thương yêu của cô. Từ đấy, cô bỏ Chúa và không chịu đi ra ngoài, dù cha mẹ cô luôn an ủi và khuyến khích cô nên đi chơi cho khuây khỏa.
Đây là lần đầu tiên cô Christine đi chơi. Khi bé Martha thấy cô thì tự dưng đòi ôm lấy cô, còn cô Christine thì cảm thấy dường như con của mình đang âu yếm đòi mình ẵm bồng.
Khi hiểu ra câu chuyện, tôi hiểu rằng Chúa đã cho tôi giấc mộng để cầu nguyện cho con tôi và khuyến khích những người khác cầu nguyện cho con cháu họ. Nay Chúa lại dùng con gái tôi để chữa lành nội tâm cho người mẹ trẻ xa lạ. Chúa có lý do để sai chúng tôi đi du lịch sớm hơn một ngày, cho chúng tôi gặp gỡ người mẹ đau khổ ấy để rồi qua sự gặp gỡ, Chúa chữa lành cho cô Christine.
Sau khi cơn xúc động qua đi, cô Christine lục trong ví và lấy ra một chuỗi ngọc trai. Cô xin phép chúng tôi để đeo chuỗi ngọc trai ấy cho bé Martha. Cô kể :
"Đây là chuỗi ngọc trai mà vợ chồng tôi mua tặng cho cháu Asley, con gái tôi. Nay tôi muốn tặng cho bé Martha để làm kỷ niệm vì Chúa đã dùng bé Martha để chữa lành vết thương lòng của tôi. Xin ông bà đừng từ chối tấm lòng của tôi! Nhờ cuộc gặp gỡ này mà tôi mới thấy là Chúa không bao giờ bỏ rơi tôi!"
Vợ chồng tôi đồng ý. Thế rồi cô Christine đeo chuỗi ngọc vào cổ con tôi, rồi ôm bé Martha mà khóc ròng. Còn bé Martha thì tỏ ra rất thân mật với cô.
Tất cả mọi người trong hai gia đình đều cảm động vì lòng nhân từ và sự quan phòng của Chúa. Ngài đã cho cho phép hai gia đình chúng tôi gặp gỡ nhau trong giờ của Ngài, ở một nơi mà Ngài quy định, dù chúng tôi nghĩ đó là sự tình cờ, và Ngài cho phép sự chữa lành xẩy ra một cách ngẫu nhiên.
Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Lòng tôi cứ bâng khuâng về cách hành động kỳ diệu và đáng ngạc nhiên của Ngài. Vì thế, tôi xác tín rằng Chúa đặt chúng ta trên trái đất này để gặp gỡ những người tốt, ở nơi chốn mà Ngài quy định và trong chương trình hành động của Ngài để tất cả chúng ta được hạnh phúc và an vui! "
Kim Hà, 26/5/08
CN915: Chúa Chữa Lành Tâm Hồn Tan Vỡ
|
|
Một người đàn ông truyền giáo kể rằng :
‘Vào một đêm thứ bảy, |
|
Đọc
|
|
1. Hoa Hồng Tặng Mẹ
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc.
- Cháu muốn mua một hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một hoa hồng đến 2 đôla.
Anh mỉm cười và nói với nó:
- Đến đây, chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:
- Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.
Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có một phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.
Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.
2. Thơ Tặng Mẹ
Nếu có bao giờ con yêu mẹ
Hãy yêu đi khi mẹ còn đây
Còn biết được những giòng tình cảm
Ngọt ngào, êm dịu lẫn nồng say
Nếu có bao giờ con yêu mẹ
Hãy yêu đi khi mẹ còn biết
Ðừng chờ đến lúc mẹ ra đi
Ghi lời yêu qúy lên bia đá
Mỹ từ trên phiến đá vô tri
Hãy nói lên điều con muốn nói
Ðừng chờ đến lúc mẹ ngủ say
Một giấc ngủ không bao giờ dậy
Ngàn năm ngăn cách chẳng ngày mai
Ðó là chia ly, là tử biệt
Chẳng bao giờ nghe được tiếng con
Nếu yêu mẹ, dù là một chút
Hãy nói đi, khi mẹ sống còn
Nói đi con, lời nào yêu dấu
Cả tấm lòng hiếu thảo của con
Ðể mẹ nâng niu như bảo vật
Cho tình mẫu tử thắm như son.
3. Xin Mẹ Tha Thứ Cho Con
Mẹ ơi, xin tha thứ cho những lúc con vô tình bỏ quên mẹ ở trong xó nhà cô đơn hay nơi viện dưỡng lão lạnh lẽo xa lạ! Xin bỏ qua những lúc đứa con khờ dại nặng lời với mẹ, những hành động xuẩn ngốc làm mẹ buồn.
Lạy Chúa, kính dâng lên Ngài cha mẹ của chúng con, xin cho chúng con biết sống hiếu thảo trọn tình làm con khi cha mẹ còn sống, biết siêng năng cầu nguyện cho cha mẹ khi họ đã qua đời. Lạy Mẹ Maria, Xin cho chúng con biết làm vui lòng người mẹ trần thế, người đã thay mặt Mẹ cưu mang và dạy dỗ chúng con ngay khi mẹ còn ở với chúng con. Xin soi sáng đừng bao giờ để chúng con phải hối hận ăn năn vì những bận rộn cuộc sống, mà quên đi sự hiện diện của bà mẹ trên cuộc đời này khi mọi sự không quá muộn màng.
memaria.org
Ngày Hiền Mẫu, 11/5/2008
M55: Những Bài Viết Sưu Tầm Về Mẹ
|
|
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. |
|
Đọc
|
|
Tình yêu huyền nhiệm Chúa Thánh Linh,
Như suối ngọt êm mát ân tình,
Như dòng thác đổ nguồn ân sủng,
Hạnh phúc ơn trời tỏa lung linh.
Nhận biết điều lành ơn Khôn Ngoan,
Khai sáng tâm can sống kiện toàn,
Củng cố đức tin, niềm hy vọng,
Thập giá trung thành dẫu đa đoan.
Sự thật Tin Mừng Chúa truyền ban,
Giáo Hội ngàn năm vẫn vững vàng,
Ngài thương! Xin xuống ơn Hiểu Biết,
Vững bước hành trình sống bình an.
Ý nghĩa cuộc đời kiếp nhân sinh,
Vàng- thau, đen – trắng vướng tội tình,
Ý CHÚA kiếm tìm trong nghịch cảnh,
Ánh sáng soi đường ơn Thông Minh.
Vất vả xoay tìm của nuôi thân,
Lao đao, gian khó đuối tinh thần,
Ơn Biết Lo Liệu, Ngài trợ giúp,
Khắc phục vuông tròn mọi khó khăn.
Sứ vụ hằng ngày con thực thi,
Nguồn ơn Sức Mạnh chớ lo gì,
Đối diện với muôn vàn nguy khó,
Chịu đựng can trường vững bước đi.
Mến yêu Thiên Chúa hết tâm hồn,
Danh Chúa ngàn trùng con suy tôn,
Nguyện xin chúc phúc ơn Đạo Đức,
Chia sẻ tình người giữa xóm thôn.
Tuyệt đối tôn thờ Thiên Chúa thôi,
Trần gian lạc thú dẫu gọi mời,
Hấp lực tách rời xa Thiên Chúa,
Ơn Kính Sợ Người luôn sáng tươi.
Dòng sữa ngọt ngào, con ngước trông,
Ngài ơi! Xin biến đổi cõi lòng,
Ân huệ dồi dào Ngài giáng phúc,
Suối nguồn đặc sủng con khát mong./.
Lễ Tình Yêu
Gió thổi ào ào, gió quyền năng,
Lửa thiêng từ chốn cõi vĩnh hằng.
Đốt cháy tâm hồn tăng sức mạnh,
Lòng kết hiệp lòng phút vinh thăng.
Khí thế bừng bừng nỗi hân hoan,
Hiệp nhất yêu thương rất nồng nàn.
Muôn người hội tụ ơn Thần Khí,
Ngôn ngữ hòa đồng vui ca vang.
Babel sụp đổ, sống phân ly,
Tự mãn kiêu căng có được gì.
Thiếu vắng tình yêu lòng nhức nhối,
Vết thương cao ngạo, lệ trào mi.
Chân lý Thánh Thần đã hiệp thông,
Muôn dân xích lại cởi mở lòng.
Lễ hội Tình Yêu nguồn sống mới,
Bác ái chan hòa khao khát mong.
Hiệp nhất tâm hồn, ngôn ngữ yêu,
Yêu thương phục vụ thiết tha nhiều.
Nhân loại kết tình thân âu yếm,
Đại lễ Ngũ Tuần: Lễ Tình Yêu./. Khát Vọng
Như hoa dại gục đầu mong đợi,
Mưa đầu mùa phiêu bạt nơi nao!!?
Nguyện xin trời đổ mưa rào,
Cho hoa ngửa mặt đón chào bình minh.
Em như kẻ bạc tình bướng bỉnh,
Phụ tình Chàng, xây ảo vọng mộng mơ.
Thân em tơi tả bơ phờ,
Tình Chàng vẫn đợi vẫn chờ tình em.
Chàng là Gió êm đềm thổi đến,
Ru đời em tỉnh mộng cơn say.
Ru em thoát kiếp đọa đày,
Nhìn ra Sự Thật tháng ngày trôi qua. Em run lạnh giữa trời băng giá,
Ngọn lửa hồng soi sáng đêm đen.
Lửa Chàng sưởi ấm lòng em,
Xua tan tăm tối, dậy men ân tình.
Chàng là Nước rửa em bừng tỉnh,
Sạch bụi trần, bụi chuốc đam mê.
Rửa sạch nỗi nhục ê chề,
Thoát cơn bĩ cực, đường về reo ca.
Chàng là Đấng Ủi An cao cả,
Là Trạng Sư, Bênh Vực vỗ về.
Theo em khắp nẻo sơn khê,
Dìu em từng bước đi về Nhà Cha./
* Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Năm A 2008 (Ga 20, 19 – 23)
Mặc Trầm Cung
M54: Suối Tình Yêu (thơ)
|
|
Tình yêu huyền nhiệm Chúa Thánh Linh,
Như suối ngọt êm mát ân tình, |
|
Đọc
|
|
Hôm nay là ngày 26/5/2008, ngày lễ kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong, các nhà thờ đều có Thánh lễ cầu nguyện cho những linh hồn tử sĩ đã hy sinh vì tổ quốc, và cầu nguyện cho những quân nhân Hoa Kỳ đang đóng quân ở các nơi trên thế giới để bảo vệ tự do và hòa bình cho thế giới và Hoa Kỳ.
Tại giáo xứ St. Barbara thuộc thành phố Santa Ana, California thì các linh mục dâng một Thánh lễ tại nghĩa địa để cầu hồn cho các tử sĩ chết vì tổ quốc.
Tại nhà thờ Thánh Linh thuộc thành phố Fountain Valley, California thì sau Thánh lễ, vị linh mục chính xứ đã vinh danh từng binh chủng, rồi các cựu quân nhân thuộc các binh chủng ấy lần lượt đứng lên trong bộ quân phục để đón nhận sự cảm ơn của cử tọa. Cảm động nhất là khi các quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được vinh danh cùng với các binh chủng Hoa Kỳ.
Trong một chương trình truyền hình, người ta vinh danh các cựu quân nhân trong cuộc Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945). Những cựu quân nhân nay đã già và trên 80 tuổi. Có những cụ già tàn tật, ngồi xe lăn. Có những cụ già được con cháu quây quần chung quanh. Khi nhắc lại kỷ niện trận chiến và những bạn đồng đội đã chết trận tại Hiroshima, Nhật Bản thì các cựu quân nhân đã xúc động rơi lệ. Họ đều nhắc đến Lời mà Chúa Giêsu đã phán:
“Không có tình yêu nào cao cả bằng tình yêu của một người thí mạng sống vì người mình yêu.”
Một cụ già trên 80 tuổi vừa khóc, vừa kể rằng:
“Trong Thế Chiến Thứ Hai, vào những năm 1942-1945, ba tôi là một vị đại tá, còn tôi là một trung sĩ. Tình cờ, hai cha con của tôi cùng được gửi đi chiến đấu ở Hiroshima, nước Nhật Bản. Tuy nhiên, ba tôi đóng quân ở miền Tây, còn tôi đóng quân ở miền Đông của Nhật Bản. Trong suốt cuộc chiến, chúng tôi không biết nơi đóng quân của nhau. Cuối cùng khi chiến tranh chấm dứt, tôi trở về nhà. Lúc đó, tôi mới biết là ba tôi đã hy sinh đền nợ nước trên lãnh thổ Nhật Bản.
Sau này, khi được phép đi tìm mộ người thân, tôi đã lui tới vùng đất ấy để tìm mộ của ba tôi. Nhờ sự tận tâm và tình thương của các bạn đồng đội với ba tôi mà gia đình tôi, gồm có tôi, các con và các cháu tôi đã tìm được mộ bia của ba để cầu nguyện cho linh hồn ông. Thật là cảm động khi cả ba thế hệ trong gia tộc tôi cùng đến một vùng đất lạ để tưởng nhớ đến hương hồn ba tôi, là thế hệ ông cố, ông nội và ba của gia đình chúng tôi.
Tôi biết chắc chắn một điều là dù ba tôi có lỗi lầm gì đi nữa thì Thiên Chúa cũng tha thứ vì ông đã hy sinh cho người khác được sống vui và sống bình an. Giờ đây, trong ngày kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong, xin mọi người hãy cầu nguyện cho các linh hồn tử sĩ và những chiến sĩ đang chiến đấu ngày đêm cho lý tưởng tự do và hạnh phúc. »
Đẹp thay cái chết cao cả của các chiến sĩ vì họ sống và chết cho Tổ Quốc. Trong ngày lễ linh thiêng này, xin quý vị củng tôi tưởng nhớ và cầu nguyện cho các chiến sĩ trận vong, đặc biệt là những chiến sĩ đã chết vì lý tưởng tự do để bảo vệ Tổ quốc và dân tộc Việt Nam!
CN914: Tưởng Niệm Chiến Sĩ Trận Vong
|
|
Hôm nay là ngày 26/5/2008, ngày lễ kỷ niệm Chiến Sĩ Trận Vong, |
|
Đọc
|
|
§ Nguyễn Trần
Email ngày 5.5.2008 từ VN
Con có một câu hỏi muốn được hỏi cha. Theo Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy rằng: khi tinh trùng và trứng gặp nhau, sau đó phát triển thành một bào thai, thì khi đó đã là một hữu thể người có linh hồn và thể xác. Như thế, với sự phát triển tột bậc của khoa học kỹ thuật ngày nay, người ta có thể tạo ra một hữu thể người từ MỘT TẾ BÀO GỐC. Vấn đề con muốn đặt ra là: Hữu thể người được tạo ra từ tế bào gốc đó có linh hồn hay không? Xin Cha giải thích cho con với. Cảm ơn cha rất nhiều.
Kính thư.
Con, Nguyễn Trần
Trả lời: Thiên Chúa là nguồn phát sinh mọi sự sống của con người cũng như của muôn vật, muôn loài. Vì thế, dù việc thụ thai xảy ra do sự phối hợp tự nhiên, thông thường hay bất thường (thụ thai trong ống nghiệm, thụ thai phối tính = cloning, hay bất cứ phương pháp khoa học nào) thì người ta vẫn phải nhờ đến "nguyên liệu" chính là các tế bào đã có sẵn trong cơ thể con người, tức là những quà tặng phát sinh sự sống từ Thiên Chúa. Do đó, nếu có sự sống phát sinh từ bất cứ phương pháp nào thì sự sống đó phải từ Thiên Chúa mà ra. Nghĩa là, có linh hồn trong các thai nhi đó. Chính vì thế mà Giáo Hội chống việc lấy tế bào gốc (stem cells) để làm thí nghiệm chế tạo thuốc chữa bệnh. Vì các tế bào này là những "nguyên liệu" giúp phát sinh sự sống trong chương trình của Thiên Chúa.
Tóm lại, khi có sự sống của con người (human life) do bất cứ kết quả tạo sinh nào thực hiện được thì phải có linh hồn nơi sự sống đó.
Lm Phanxicô Xavie Ngô Tôn Huấn
M53: Hữu Thể Người Được Tạo Ra Từ Tế Bào Gốc Có Linh Hồn Hay Không?
|
|
Con có một câu hỏi muốn được hỏi cha. Theo Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy rằng: khi tinh trùng và trứng gặp nhau, sau đó phát triển thành một bào thai, thì khi đó đã là một hữu thể người có linh hồn và thể xác. |
|
Đọc
|
|
Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường hay kể chuyện cổ tích và thơ văn cho chị em tôi nghe. Khi tôi trở nên một người mẹ, tôi cũng thường kể chuyện cổ tích và chuyện Đông Châu Liệt Quốc cho các con nghe. Vì không biết nhiều về Thánh Kinh nên tôi không thể kể chuyện Cựu Ước cho con nghe.
Tuy nhiên khi học hỏi về truyền thống văn hóa nước Mỹ, tôi cảm phục các cha mẹ Mỹ vì họ thường cố gắng dành thì giờ trước khi đi ngủ để bồng con vào giường và ngồi đọc chuyện cho con nghe. Những gia đình Ki-Tô giáo thì đọc các câu chuyện trong Thánh Kinh Cựu Ước và dạy con cách cầu nguyện theo lời Kinh Thánh. Tôi nghiệm ra đó là một thói quen tốt lành, cần được phát huy vì đấy là cơ hội duy nhất trong một ngày để gặp gỡ nhau và đem Lời Chúa cho con, qua những câu chuyện trong Thánh Kinh.
Trong một chương trình trên truyền hình Ki-Tô giáo, người ta kể rằng:
“Mẹ của Cố Tổng Thống Mỹ Richard Nixon thường hay kể chuyện Thánh Kinh Cựu Ước cho con trai nghe. Có một lần, bà mẹ đã dặn dò gần như là tiên báo rằng:
“Con à, sẽ có ngày con ở trong một chức vụ nào đó mà nếu Dân của Chúa là người Do Thái (Israel) cần đến con thì con phải làm hết sức mình để cứu giúp họ nhé! Vì họ là Dân riêng của Chúa. Chúa đã phán: ‘Ta sẽ chúc lành cho những ai chúc lành cho Israeal. Ta sẽ chúc dữ cho những ai nguyền rủa Israel!’ Vậy con hãy nhớ lời mẹ dạy con nhé!”
Quả thế, trong lịch sử. Chúa đã dùng Tổng Thống Nixon để cứu người Do Thái vào năm 1973. Trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 với Ai Cập và Syria thì bà Golda Meir, Thủ Tướng nước Do Thái đã gọi Tổng Thống Nixon qua đường dây điện thoại nóng (hot line) để cầu cứu. Về sau Tổng Thống Nixon đã kể rằng:
“Khi nghe bà Golda Meir nói chuyện, tôi có cảm tưởng là mẹ tôi đang nói với tôi. Tôi hiểu ra lý do tại sao Chúa đã đặt để tôi trong chức vụ Tổng Thống vào những giờ phút đen tối nhất để tôi trở nên một dụng cụ phục vụ cho mục đích của Ngài. Đó là cứu người Do Thái.”
Nhìn lại lịch sử, tôi nhận thấy có một sự trùng hợp xẩy ra giữa số phận của Tổng Thống Richard Nixon, vị Tổng Thống thứ 37 của Hoa Kỳ và bà Godla Meir, vị Nữ Thủ Tướng của Do Thái:
Tổng Thống Nixon thắng cứ năm 1968, nhận chức vào đầu năm 1969 và bị buộc từ chức năm 1974, sau biến cố Watergate. Còn Bà Thủ Tướng Golda Meir thì làm Thủ Tướng Do Thái vào ngày 17/3/1969 và cũng từ chức năm 1974. Cả hai cùng liên quan đến biến cố cứu người Do Thái, cùng nhận chức năm 1969, cùng từ chức năm 1974.
Qua câu chuyện này, tôi rút ra những cảm nghiệm sau:
-Khi con cháu còn nhỏ, nên dành thì giờ chơi với con, đọc sách, nhất là đọc những câu chuyện trong Thánh Kinh Cựu Ước cho con nghe, vì đó là cách giáo dục và dạy dỗ con hay nhất.
-Qua những câu chuyện lịch sử ấy, chúng ta có thể dạy các con những bài học sống động về Thiên Chúa và giới răn của Ngài.
-Chúa có chương trình cho mỗi một người và Ngài sử dụng từng người theo Ý Ngài, vì lợi ích của dân Ngài.
-Chúng ta chỉ là dụng cụ thô sơ trong tay Ngài, trong chương trình cứu độ của Ngài.
-Hãy giúp đỡ người Do Thái vì từ nước này, Chúa đã ban tặng cho thế giới: Lời Chúa, các vị tiên tri, Chúa Giêsu, Mẹ Maria, Thánh Giuse, các thánh tông đồ, điển hình là Thánh Phêrô và Phaolô.
Kim Hà, 27/5/2008
CN913: Dành Thì Giờ Quý Báu Cho Con
|
|
Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường hay kể chuyện cổ tích và thơ văn cho chị em tôi nghe. |
|
Đọc
|
|
"…Năm 1967, khi tôi hoạt động trong phong trào Cursillo ở Phoenix thì một linh mục đến nói với cộng đồng chúng tôi về điều mà Ngài gọi là: "Canh Tân Đặc Sủng Trong Giáo Hội Công Giáo", điều này sẽ thay đổi đời sống mọi người. Tôi đang làm việc thay đổi môi trường hoạt động để phục vụ tha nhân trong phong trào Cursillo. Trong công tác này, Chúa cho tôi đặc quyền để thuyết phục những cô gái làng chơi và cả những kẻ đâm thuê chém mướn Mafia, những kẻ đã giết hại rất nhiều người.
Sau đó, tôi quyết định tham dự những cuộc họp Canh Tân Đặc Sủng, nhưng tôi không thể tìm được nơi họp nào cả. Mặc dầu tôi đã đi khắp nơi trong tiểu bang Arizona, các thành thị và tỉnh lỵ để tìm kiếm những tham dự viên cho Phong trào Cursillo nhưng tôi không thể tìm được một nhóm cầu nguyện Canh tân Đặc Sủng Công Giáo nào ở trong các Giáo xứ của toàn tiểu bang.
Tôi đành phải tham dự buổi họp cầu nguyện không phân biệt tôn giáo ở một tiệm ăn vùng Phoenix. Sau khi đóng cửa, chủ tiệm cho mọi người sử dụng địa điểm này để cầu nguyện. Lúc ấy có khoảng 200 người cầu nguyện tự phát một cách sốt sắng và thành tâm. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một cuộc họp như vậy.
Trước khi đi họp, tôi cầu xin Chúa:
–Lạy Chúa, con rất thích học hỏi kinh nghiệm về Canh Tân Đặc Sủng, và Ơn Tiếng Lạ, về ngôn ngữ lạ. Lạy Chúa, nếu điều này là thật, con xin được thấy Ơn Tiếng Lạ để con tin thêm vào quyền năng của Chúa.
Tôi cảm thấy Phong trào Canh Tân Đặc Sủng hợp với "chủ nghĩa trí thức" của tôi. Khi tôi dạy Triết học, tôi luôn luôn nghi ngờ. Tôi khuyến khích sinh viên của tôi hãy luôn đặt nghi vấn và không nên chấp nhận điều gì, nếu không có bằng chứng để kiểm nhận. Tôi dạy điều mà tôi nghĩ là một sự tìm tòi tốt đẹp, hữu lý. Nhưng than ôi, vì thiếu lòng đơn sơ, tôi đã vun trồng một chủ nghĩa nghi ngờ cay chua, tôi chống đối kịch liệt những điều gì xảy ra mà không thể trưng ra chứng cớ.
Tôi đến họp nhóm một cách thoải mái, cố gắng cởi mở để tiếp nhận. Tôi nói:
–Lạy Chúa, xin ban phép lạ, xin Chúa cho con biết Đặc Sủng Ơn Tiếng Lạ là một chuyện thật.
Khi tôi ngồi trong buổi họp thì có một phụ nữ hoàn toàn xa lạ với tôi ngồi bên cạnh tôi, và bắt đầu cầu nguyện trong tiếng lạ, rồi các người khác cũng cầu tiếng lạ. Đó là lần đầu tiên tôi được nghe tiếng lạ trong đời, và tôi lấy làm thích thú. Tôi học về ngôn ngữ học nên cố gắng phân tích lời cầu nguyện của bà ta, mặc dầu tôi không thể nhận ra là bà ta đang nói tiếng của nước nào.
Để đừng ai chú ý, tôi ngồi im lắng nghe và nhìn bà ta qua kẽ mắt của tôi. Bà ta nói một loại ngôn ngữ lạ. Thiên Chúa đã không nghe lời tôi cầu nguyện. Tôi nói:
–Lạy Chúa, xin chỉ dẫn cho con biết điều này là sự thật, xin Chúa cho con một dấu chỉ!
Ngay lúc đó, một người đàn bà ở hàng ghế bên kia, đi vòng qua lưng tôi để đến nói chuyện với người vừa cầu tiếng lạ. Bà này hỏi:
–Xin lỗi bà, bà có biết bà đang nói ngôn ngữ gì không?
Bà kia đáp:
–Không.
Bà này tiếp lời:
–Bà có biết bà đang cầu xin điều gì không?
–Không, tôi biết là tôi đang cầu nguyện với Chúa, nhưng tôi không biết tôi đang nói gì cả.
Tôi chợt nhớ Thánh Phao-lồ cũng nói về tiếng lạ trong 1 Côrintô đoạn 14, câu 14.
Tôi biết bà đang nói gì rồi. Tôi lớn lên với người thổ dân da đỏ ở gần Grand Canyon, tôi biết bà đang nói tiếng Hopi của người thổ dân da đỏ. Bà đang cầu nguyện lên Chúa trong ngôn ngữ Hopi rất chỉnh.
Nghe lỏm được lời đối đáp của hai người đàn bà ấy, tôi mở lời cảm tạ ơn Chúa:
–Cảm ơn Chúa đã nhận lời cầu xin của con.
Té ra là một loại ngôn ngữ có thật. Tôi lẩm bẩm:
–Tốt quá, đúng là một sự khởi đầu tốt đẹp.
Buổi tối hôm ấy, tôi chứng kiến rất nhiều ơn của 25 ơn đặc sủng được ghi chép trong Tân Ước, nhưng tôi khám phá ra rằng ơn tiếng lạ là ơn đầu tiên trong Phong trào Canh tân Đặc Sủng.
Từ đó, khi có dịp giảng thuyết các buổi tĩnh tâm, tôi vẫn cố gắng tìm các nơi có cuộc họp Canh Tân Đặc Sủng. Nếu tôi không tìm được cuộc họp Thánh Linh của người Công Giáo thì tôi đi tìm những cuộc họp khác của người Tin lành.
Dạo ấy, tôi đi khắp nơi, từ Honolulu đến Miami, từ Maine đến Mexico. Tôi đã đi khắp 36 nước và tất cả các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Trong những lần dự các cuộc họp cầu nguyện như vậy, tôi đã có đặc ân nhìn thấy 12 người được chữa lành bịnh mù mắt (trong đó có 6 người được chữa lành ngay tức khắc), và sau đó chứng kiến sự chữa lành ngay tại chỗ của những người bị tê liệt.
Tôi đã bắt đầu cuộc hành hương về niềm tin mà sau này họ gọi là Phong Trào Đặc Sủng, rồi tiếp đó là Canh Tân.
Với niềm tin mới này, tôi nhận ra rằng Thiên Chúa đã đổ ơn lành và quyền năng xuống cho những ai cầu xin Ngài và ca tụng Ngài. Tôi nói:
–Tại sao ít người biết về ơn này? Tại sao mọi người không để ý đến những phép lạ không thể tin được đang xảy ra, do quyền năng của Chúa Thánh Linh, như lời Chúa Giêsu đã hứa:
"Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em." (CVTĐ 1:8).
Bấy giờ tôi rất chú ý đến hoàn cảnh lịch sử xã hội của Phong trào này. Điều gì đã xảy ra trong lịch sử Cứu độ? Có phải chúng ta đã đến đỉnh cao trước ngày trở lại của Chúa Kitô? Điều gì quan trọng trong lịch sử của Phong trào Canh Tân? Sau ngày Chúa về trời, Ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống tràn trề. Đây có phải là Ơn Chúa Thánh Thần đổ xuống trước ngày Chúa Kitô trở lại. Như đã nói trong sách Joel đoạn 3: câu 1:
"Ta sẽ đổ Thần Khí của Ta trên mọi xác phàm con trai, con gái các ngươi sẽ truyền sấm. Kẻ già nua sẽ chiêm điềm mộng. Trai tráng các ngươi sẽ thấy thị kiến."
Tôi muốn đứng đó để quan sát chứ không phải để hòa đồng với những người cầu nguyện hát "Alleluia". Tôi chỉ muốn quan sát, phân tích, tâm lý hóa và phân loại các sinh hoạt của nhóm cầu nguyện. Nói một cách khác, tôi có cảm tưởng rằng mình đứng ngoài cửa sổ nhìn vào, đứng nhìn những điều lạ đang xảy ra quanh mình, nhưng tôi không hòa nhịp với các sinh hoạt ấy. Vì thế, tầm ảnh hưởng của các sinh hoạt cầu nguyện Thánh Linh không đậm nét trong tâm tưởng tôi.”
Trích từ tác phẩm "Canh Tân trong Ơn Chúa Thánh Thần" từ www.memaria.org Tác giả: Lm John Hampsch
Kim Hà chuyển ngữ
CN912: Cuộc Hành Hương Đầy Niềm Tin Của Tôi
|
|
"…Năm 1967, khi tôi hoạt động trong phong trào Cursillo ở Phoenix thì một linh mục đến |
|
Đọc
|
|
Chiều 21/5/2008, sau khi tham dự Thánh lễ, một nhóm nhỏ các phụ nữ cùng nhau ở lại đọc kinh Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa và Chuỗi Mân Côi trước Thánh Thể Chúa. Sau đó, chúng tôi cầu nguyện tự phát cho mọi nhu cầu của thế giới và của từng cá nhân.
Lúc ấy vì không biết là có một phụ nữ lạ cùng qùy cầu nguyện chung nên chúng tôi cầu nguyện xong thì chuẩn bị đi về. Đột nhiên, người phụ nữ lớn tuổi ấy đứng lên và nắm tay chúng tôi và nói lời cảm ơn vì bà rất xúc động khi dự buổi cầu nguyện này.
Hôm ấy, bà tình cờ đến nhà thờ và được cùng cầu nguyện chung. Bà chia sẻ cảm nghiệm và khóc nức nở. Thấy vậy, tôi đề nghị bà đến ngồi ở giữa nhóm để mọi người đặt tay cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần đến dồi dào trên bà và gia đình bà. Sau đây là nỗi lòng của bà :
"Hôm nay trong lòng tôi có nhiều tâm sự nên tôi rủ chồng tôi đến nhà thờ này. Ai ngờ lại được dự lễ và dự buổi cầu nguyện chung. Tôi rất đau buồn nên đã quyết định rời xa chồng tôi vì không còn chịu thêm sự đối xử tồi tệ của ông và những lời chửi bới nặng nề của ông ấy nữa. Quyết định dứt áo ra đi là một sự đau đớn vô cùng!
Tôi vốn là người ngoại đạo. Năm nay tôi được 76 tuổi, có 11 con với chồng, nhưng hiện tại chỉ còn 6 người con sống sót mà thôi. Một số con của tôi ở Mỹ, còn một số khác hiện còn ở Việt Nam. Vì các con tôi không thích tính tình của chồng tôi nên họ không bao giờ mời chúng tôi về ở chung, dù họ có nhà cửa đàng hoàng.
Năm 16 tuổi, tôi gặp người tình tức là ông chồng tôi bây giờ. Vì ông là người đạo gốc nên tôi đã chịu học đạo để làm phép hôn phối với ông lúc tôi được 18 tuổi. Tính đến nay, tôi đã làm vợ ông được 48 năm. Suốt 48 năm dài, ông đối xử với tôi như đối với một người nô lệ. Ông chửi thề và rủa sả tôi, dù tôi suốt ngày nhịn nhục và lo lắng cơm nước cho ông. Tôi chưa bao giờ được nghe một lời nói lịch sự và dịu dàng từ cửa miệng của ông.
Mới ngày hôm qua, tôi vừa lau xong nhà vệ sinh thì ông đi giầy vào và làm bẩn sàn nhà. Khi tôi lắc đầu, chép miệng than thở thì ông nổi cơn giận và chửi bới tôi. Ông dùng ngôn từ "mày tao, Đ.M." luôn miệng. Tôi tủi thân nên khóc cả buổi.
Tôi định sang tiểu bang khác ở với con trai tôi cho khuây khỏa vì: "Con giun xéo mãi cũng quằn!" Tôi không thể làm gì cho ông ấy vui được. Hôm nay sau thánh lễ, ông cũng không chịu tới đọc kinh với các bà ở đây. Ông ấy đang ngồi ở trên kia kìa!
Hôm nay trong Thánh lễ, tôi đã xin Chúa soi sáng cho tôi biết phải làm những gì. Cám ơn các bà, các cô đã khuyên tôi. Tôi nghĩ Chúa đã dùng quý vị để dạy bảo tôi. Vì tuy chưa nghe tôi tâm sự của tôi mà qúy vị đã cầu nguyện và nói y như là đã biết câu chuyện của gia đình tôi vậy.
Tôi sẽ quyết định sớm. Nếu không lìa xa ông ấy thì tôi sẽ tìm cách đi nhà thờ này thường xuyên hơn để cầu nguyện chung với quý vị. Khi được quý vị cầu nguyện cho, tôi thấy lòng mình ấm áp và vui vẻ hơn. Tôi là công chúa con Vua Trời, tại sao tôi lại phải làm nô lệ cho một con người phàm phu tục tử, ăn nói lỗ mãng như ông ấy? Có thể tôi sẽ ra đi để ông chồng tôi cảm thấy sự trống vắng và cần thiết khi không còn tôi ở chung nữa.
Dù là "đạo theo" nhưng tôi luôn trông cậy Chúa và Đức Mẹ Maria. Vì thế, tôi xin mọi người thương xót mà cầu nguyện cho chồng tôi và gia đình tôi. Tôi hứa sẽ cầu nguyện cho nhóm này vì lòng tốt của mọi người dành cho tôi!"
Bà cụ có khuôn mặt đẹp và hiền. Bà nói chuyện một cách dịu dàng. Chúng tôi chỉ biết thông cảm và cầu nguyện cho gia đình bà được ơn thánh hóa và cho bà tìm được niềm an ủi nơi Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Kim Hà, 25/5/2008
CN911: Xin Cứu Giúp Gia Đình Tôi!
|
|
Chiều 21/5/2008, sau khi tham dự Thánh lễ, một nhóm nhỏ các phụ nữ |
|
Đọc
|
|
Trung Tâm Hội Phụ Nữ Juan Diego là gì?
Tôi không biết nên mô tả Trung tâm Hội Phụ Nữ thánh Juan Diego thế nào cho thật đúng? Tôi có nên nói rằng rằng Trung tâm chúng tôi đã hoạt đông được 20 năm …hay tôi phải nói rằng chúng tôi đã cứu sống hơn 600 hài nhi; hay tôi phải nói rằng trung tâm chúng tôi luôn luôn cần ngân khoản để mướn nhà chẳng hạn? Tất cả những điều này đều đúng hết nhưng nó không phản ảnh được thực trạng của Trung Tâm Hội Phụ Nữ Juan Diego.
Để diễn đạt rõ ràng nhất chúng tôi là gì và làm gì thì có lẽ tôi xin kể với quý vị câu chuyện sau đây.
Vợ chồng anh chị Kim đã đến với trung tâm vào một buổi chiều Thứ năm. Cả hai đầy vẻ hồi hộp và lo lắng. Chị Kim mới lập gia đình và mới từ Việt nam qua.
Chị Kim, một Phật tử, cầm một tấm thẻ chích ngừa màu vàng trong tay và ngồi xuống bắt đầu (kể cho chúng tôi nghe) câu chuyện của chị. Là một cô dâu mới từ VN qua chị cảm thấy phấn khởi được đến Mỹ để bắt đầu một cuộc sống mới. Chị bỏ lại gia đình và mọi người thân quen để đi theo người chồng mới của chị. Thủ tục của Sở di trú buộc chị phải chủng ngừa một số chứng bệnh đặc biệt là bệnh sởi mà người ta bảo rằng có thể khiến thai nhi biến dạng. Khi đi chích ngừa thì chị không biết rằng chị mới có thai.
Bác sĩ của chị khuyên rằng nên phá thai để khỏi có một đứa con dị dạng. Sang lần thứ hai bác sĩ cũng nói cùng một điều như thế ---“Nên phá thai đi”. Và họ đã lấy hẹn để phá thai ngày thứ bảy kế. Vợ chồng chị Kim lòng bối rối và rất là đơn côi. Vì đây là đứa con đầu lòng của hai anh chị.
Bà Ane Miren, một cố vấn tại trung tâm Hội phụ nữ thánh Juan Diego, đã thật tình đón tiếp họ và rất quan tâm (đến vấn đề của họ). Bà Ane trấn an họ rằng họ sẽ không cô độc trong lúc cần sự trợ giúp này và nhắc nhớ họ rằng mọi sự sống đều quý báu ngay cả những đứa trẻ dị dạng bất toàn mà xã hội hiện nay ruồng bỏ đi chăng nữa.
Anh chị có bao giờ để ý quan sát một đứa trẻ bị khù khờ mắc chứng bệnh chậm tiến Downs Syndrome chưa? Vô số những thai nhi chưa hề được sinh ra đã bị phế bỏ, vì bị chẩn đoán là mắc chứng bệnh Down Syndrome, chưa kể vô số những trẻ khác bị chẩn đoán là có thể mắc chứng Down Syndrome. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì kỹ thuật bất toàn bằng cách thử nghiệm giới tính và bệnh trẻ con (amniocentesis) đã phạm nhiều sai lầm. Những thai nhi này có nên bị khước từ không được quyền sống chỉ vì chúng là một gánh nặng không?
Bà Ane Miren sau đó đã cho vợ chồng chị Kim xem một bản sao những khám phá y học mới nhất liên hệ đến thuốc chủng ngừa MMR và phụ nữ mang thai của Bác sĩ Jean-Jacques Amy (Giáo sư và Viện Trưởng Khoa Sản khoa và Phụ Sản (Obstetrics & Gynecology). Tại bệnh viện trường Đại Học Brussel vào tháng Giêng năm 2002). Ông ta viết như sau:
“Chích ngừa trước hoặc trong thời kỳ có thai không gây ra bất một dị dạng nào có thể nhận diện được trong thai nhi sẽ được sanh ra… (cho nên) lấy lý do y học để chấm dứt tình trạng thai nghén không thể bênh vực được”.
Vợ chồng anh chị Kim đã mau chóng đổi ý kiến. Họ muốn giữ lại đứa con của họ, họ chỉ cần nghe những lời chân thực mà thôi. Một khi đổi ý kiến rồi, thì nỗi hồi hộp của họ đổi thành niềm vui và an bình trong niềm hy vọng chờ đợi ngày đứa con đầu lòng của họ chào đời.
Với sự trợ giúp của Trung tâm Thánh Juan Diego, chị Kim đã có bảo hiểm y tế và được một bác sĩ sản khoa bệnh viện O’ Connor săn sóc. Tháng Tư vừa qua, Chị Kim đã sinh ra một cháu gái khỏe mạnh và họ đặt tên cháu là Helen.
Trên đường về nhà sau một lần tái khám tại bệnh viện, chị kim nói với bà Ane Miren. “Tôi là một Phật tử, nhưng sau này khi con gái tôi lớn lên, tôi sẽ cho cháu được quyền tự chọn để trở thành một Kitô Hữu.”
(Phỏng dịch từ một trong nhiều câu chuyện thực tại Trung tâm hội Phụ nữ Thánh Juan Diego.)
St. Juan Diego Society
12 N White Rd Ste 5
San Jose, CA 95127
Phone: (408) 258-2008
Sóng Biển
-----------------------
What is the Juan Diego Society Women’s Center ?
How can I best describe the Juan Diego Women’s Center? Shall I tell you that we have been in operation for 20 years…or should I say that we have helped save more than 600 babies… perhaps; I should mention that we are constantly in need of funds to pay the rent? All of these things are true but they do not convey the real Juan Diego Women’s Center.
To best illustrate what we are all about, perhaps, I shall tell you a story.
Kim and her husband arrived at the center late Thursday afternoon. Both were anxious and troubled. Newly married, Kim has just arrived from Vietnam.
Kim, a Buddhist, held a yellow immunization card in her hand as she sat down to tell her story. How excited she was to arrive as a bride from Vietnam, eager to start a new life in America. She left behind her family and all that was familiar to follow her new husband. The immigration process required her to receive vaccinations that she was told could possibly cause fetal deformity in an unborn baby, particularly the measles vaccine. She had not known that she was in the very early stages of pregnancy when she received the vaccination.
Her doctor recommended that she abort to avoid having a defective child. A second opinion also gave the same advice--- “Have an abortion”. So they made an appointment to have the abortion the following Saturday. They felt confused and very much alone. This was to be their first child.
Ane Miren, a JDS counselor, welcomed them with genuine affection and concern. She reassured them that they would not be alone in this time of need and reminded them that all life is precious even the imperfect little babies so unwelcome in modern society.
Have any of you observed that you no longer see children with Downs Syndrome? Countless unborn babies diagnosed with D.S. have been aborted, not to mention that countless others diagnosed with the possibility of Downs Syndrome. It has been our experience that imperfect technology through amniocentesis has made mistakes. Should they be denied the right to live simply because they are a burden?
Ane Miren then showed them a copy of the latest medical findings regarding the MMR Vaccine and pregnant women by Dr. Jean-Jacques Amy (Professor and Head, Dept. of Obstetrics and Gynecology. University Hospital, Universteit Brussel dated: Jan. 2002). He wrote:
“Vaccination before or during pregnancy does not cause any identifiable malformation in the child to be born… termination of pregnancy on medical grounds is therefore not warranted”.
It did not take long for Kim and her husband to change their minds. They wanted their baby; they just needed to hear the right words. Once they did, their anxiety turned to joy and peace in anticipation over the birth of their first-born child.
With the help of the St. Juan Diego Center, Kim has acquired medical insurance was put in the care of an obstetrician at O’ Connor Hospital. Last April, She delivered a perfectly healthy baby girl who was named Helen.
On a trip home from one of Kim’s medical appointments, she made a comment to Ane Miren.
“I am a Buddhist, but when my baby grows up, I will give him an option of becoming a Christian”.
M52: Nếu Bạn Có Ý Định Muốn Phá Thai
|
|
Tôi không biết nên mô tả Trung tâm Hội Phụ Nữ thánh Juan Diego thế nào cho thật đúng? Tôi có nên nói rằng rằng Trung tâm chúng tôi đã hoạt đông được 20 năm … |
|
Đọc
|
|
Tôi đã được gửi đi học những lớp học gọi là P.R., tức là Public Relations, học cách giao tế với mọi người. Trong những khóa học ấy, người ta dạy cho học viên cách đối xử với đủ mọi loại người, từ người kiêu ngạo, người nhát sợ, người luôn cho mình là có kiến thức nhất, hoặc người chuyên châm chọc, hạ nhục và chê bai người khác vì kẻ ấy có những uẩn ức trong tâm hồn.
Trong phạm vi bài này, tôi xin nêu lên những câu chuyện thật mà nạn nhân kể lại cho nghe hay chính bản thân tôi đã là nạn nhân.
Có một loại người luôn dùng lời nói bông đàa để mạt sát và hạ nhục người đối diện, dù họ là bạn hay là kẻ thù, chẳng hạn trong những câu chuyện vui giữa những bạn bè, kẻ có ác tâm thường lôi một số người ra làm trò đùa như sau:
“Anh hát nghe ồm ồm như tiếng vịt kêu! Chị nói chuyện lớn như tiếng còi xe lửa! Chị mập quá, ăn ít đi, phải diet chứ! Anh gầy giơ xương ra như người chết đói. Đầu tóc chị bù xù như ổ chuột chù. Anh đàn gì mà nghe nhức cả tai. Chị mặc áo này trông giống thùng tô-nô quá! Anh đúng là loại cù lần đất! ”
Và cứ như thế, người ấy tiếp tục phê bình và mạt sát mọi người, trừ cái tôi của mình. Nếu người bị chê mà tỏ thái độ không bằng lòng thì đương sự sẽ “đánh phủ đầu” bằng một câu ác độc khác:
“Ô hay, tôi chỉ nói chơi mà anh, chị không thể chịu được lời nói đùa à? Sao mà lại nhạy cảm quá đáng vậy?”
Vậy câu trả lời hay nhất của nạn nhân sẽ là:
“Xin lỗi bạn, tôi không thể chịu được lời nói ”đùa” của bạn, bởi vì không bao giờ tôi muốn làm nạn nhân của một sự tàn nhẫn và lạm dụng!”
Nếu nạn nhân nói một cách quả quyết như thế thì đương sự sẽ học được một bài học đáng giá. Sau đó, có thể hắn sẽ xem bạn như kẻ thù của hắn, nhưng không sao, xin bạn cứ nói, vì người ấy cần phải học những bài học lớn để đối xử bác ái với người khác. Vả lại, chúng ta không cần những người “bạn” độc ác ấy!
Bác ái không phải chỉ là bố thí tiền bạc nhưng là sự đối xử lịch sự, có tình có lý. Đó là thái độ nhân nghĩa và tôn trọng người khác. Người có lòng bác ái không phải là người thích ném đá vào mặt người khác và kỳ vọng nạn nhận phải hứng chịu những viên đá giết người ấy.
“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân!” Điều gì mình không muốn thì cũng không làm điều ấy cho kẻ khác.
Nhiều độc giả viết thư phàn nàn về lời nhận xét vô ý thức và bất lịch sự của những người dù quen hay không quen. Sau đây là một số lời chia sẻ:
1. Có những lời vô ý thức đối với người tàn tật: “Từ bẩm sinh, tôi bị tàn tật và đi khập khễnh. Suốt đời tôi, người ta thường đặt nhiều câu hỏi đường đột và vô ý thức, chẳng hạn như:
“Tại sao anh lại bị bịnh này?”
“Anh có uống thuốc để trị bịnh này không?”
Và câu hỏi làm cho tôi tức giận nhất là:
“Với căn bịnh này liệu anh có "làm tình” được không?
Tôi tự tìm ra câu trả lời có tính cách khôi hài để chận đứng những câu hỏi bất lịch sự này. Tôi biết rằng có những người tò mò hỏi mà không kịp suy nghĩ. Có khi họ hỏi vì tò mò, chứ không phải là để trêu chọc hay nhục mạ mình. Vì thế, tôi trả lời bằng câu hỏi như sau:
“Tại sao anh, chị cần phải hỏi như vậy?”
Đó là cách nhắc nhở nhẹ nhàng mà cũng có khía cạnh tích cực để đối đầu với họ.”
2. Chê bai người khác đủ điều: “Tôi là một người rất ốm, chỉ cân nặng có 110 cân Anh thôi. Suốt đời, tôi phải chịu đựng những câu hỏi tò mò và bất lịch sự như sau:
“Tại sao chị lại gầy như thế? Chị là người ốm nhất mà tôi biết!”
Những câu nói này làm cho tôi rất tức giận!”
3. Chê người đối diện là quá nhỏ con: Nhiều năm trước, tôi nói với một trẻ học lớp mẫu giáo rằng:
“Cháu còn quá nhỏ để học lớp Mẫu giáo!”
Có lẽ cháu bé ấy đã nghe câu này từ lâu nên cháu trả lời ngay:
“Mẹ cháu dạy rằng, không phải là mình lớn như thế nào, những là mình biết được bao nhiêu!”
Câu ấy dạy cho tôi một bài học, và tôi không còn dám phê bình ai nữa, nhất là về hình thức bên ngoài của người khác.
4. Chê người đối diện là mập quá: “Tôi nghĩ thật là ác độc khi bình phẩm một người về hình thức bề ngoài của người ấy. Tôi là người mập so với những người khác. Suốt đời tôi, tôi thường bị người ta trêu chọc với những lời mạt sát làm cho tôi đau đớn như sau:
“Chào Sơ Bề Ngang!”
Người ta có Sơ Bề Trên, nhưng tôi được gọi là Sơ Bề Ngang vì bề ngang của mình to hơn người khác, và tôi không phải là nữ tu!
Có người chào thêm:
“Chào Bà Phán Cảnh!”
Phán cảnh tức là cánh phản. Người miền Bắc biết cánh phản có bề ngang to như thế nào.
“Chào người yêu một tạ!” Một tạ tương đương 100 ký.
“Sao mập thế này? Đừng ăn nhiều nữa! Đã mập mà còn cắt tóc ngắn nên trông càng phì nhiêu hơn!”
Đôi lúc, người phê bình chấm dứt trò chơi ác đốc bằng cách cười với những người khác vì nghĩ rằng câu nói của mình có tác dụng làm đau đớn nạn nhân. Lắm lúc nạn nhân đau đớn đến muốn tặng cho hắn một quả đấm hay chửi cho hắn một trận thậm tệ, nhưng có một điều gì chận đứng lại. Đó là hình ảnh Chúa Giêsu:
Ôi Chúa Giêsu thân thương mà còn bị phỉ báng, chế nhạo, đánh đập và bị đóng đinh cho đến chết! Lạy Chúa, xin tha cho họ vì họ không biết họ làm gì!”
Kết luận: Trên đây là điển hình về việc nói đùa xem ra như vô tội đối với người nói nhưng là những lưỡi dao đâm vào tim người nghe, bởi vì họ là nạn nhân của những trò chơi ác ý của những kẻ ác tâm. Bạn có muốn trở thành nạn nhân của những kẻ vô ý thức không?
Bạn có bao giờ muốn mình bị tàn tật, bị ốm yếu, nhỏ con hay mập không? Chắc chắn là không! Bạn có muốn nghe những lời nói yêu thương và êm ái, dịu ngọt hay bạn muốn nghe những lời châm chọc ác ý? Bạn có luôn muốn được làm công chúa và hoàng tử của nước Trời không? Tại sao chúng ta không dùng những lời dịu ngọt cho người khác? Đó là đức bác ái đấy bạn ạ! Ngày nào lòng ta không có đức bác ái thật sự, ngày ấy ta còn rất xa nước Trời.
Hy vọng những lời chia sẻ này sẽ giúp các nạn nhân được an ủi vì các bạn không phải là người duy nhất bị phỉ báng. Còn nếu bạn là người chuyên châm chọc người khác thì nên rút ra một bài học xử thế.
Xin các bậc thầy nhắc nhở học trò và con cháu là đừng bao giờ hạ nhục người khác vì những hòn đá mình ném đi sẽ có sức phản hồi, ném vỡ mặt mình và tương lai mình.
Lời Chúa trong Tin Mừng Thánh Luca 6:36-38 viết: “Phải có lòng nhân từ (Mt 7:1-2)
36 "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
Kim Hà, 23/5/08
CN910: Làm Cách Nào Chận Lời Nhũng Kẻ Vô Ý Thức?
|
|
Tôi đã được gửi đi học những lớp học gọi là P.R., tức là Public Relations, |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Đây là lời tường thuật của bà Nguyễn Thị T. H. , một thuyền nhân rời Việt Nam vào năm 1981. Hiện nay gia đình bà Hương đang cư ngụ tại thành phố Santa Ana, California.
“Sau năm 1975, chồng tôi vì là sĩ quan của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa nên bị tù và đã chết trong nhà tù “cải tạo”. Qua nhiều năm buôn bán cực khổ , tôi đã gửi người con trai thứ hai đi vượt biên với người quen. Dần dần, tôi gửi thêm người con thứ nhất đi chung với em trai tôi. Lần này, tôi đi vượt biên với người con trai út 9 tuổi.
“Chuyến thuyền của tôi đi gồm có 109 người tị nạn Việt Nam Mọi người chen chúc nhau nằm ngồi trên khoang thuyền và dưới sàn thuyền. Người tài công nói được tiếng Thái và tiếng Cambodia (tức là tiếng Miên). Khi ra ngoài khơi thì anh ta khai thật rằng anh không biết lái thuyền, sở dĩ anh ta nói dối là biết lái thuyền vì muốn đi miễn phí. Nghe anh ta nói vậy thì ai cũng run sợ vì không có người rành nghề lái thuyền thì khổ cho cả nhóm.
Chúng tôi đi được một ngày thì thuyền chết máy nên cứ trôi bập bềnh theo dòng nước như một lá tre giữa biển Đông. Lúc ấy, lòng tôi nóng cồn cào như lửa đốt vì lo sợ đủ điều. Tôi vừa sợ thuyền của mình gặp hải tặc Thái Lan, vừa sợ thuyền bị chìm, vừa sợ thuyền trôi giạt lại vào bờ biển Việt Nam.
Buổi tối mà con thuyền của tôi cứ trôi lênh đênh ở giữa đại dương là một kinh nghiệm đáng sợ. Bầu trời không trăng sao, tối đen như mực, không ai có thể định hướng được. Vào ban ngày thì tôi nhìn chung quanh chỉ thấy sóng nước mênh mông, không thấy bờ bến. Tàu bè qua lại khá nhiều nhưng họ không muốn cứu vớt thuyền của chúng tôi. Vì thế, ai ai trên thuyền đều cầu nguyện sốt sắng. Ai theo đạo nào thì cầu nguyện với Đấng Bề Trên của đạo ấy, riêng tôi thì lúc nào cũng cầu nguyện bằng chuỗi tràng hạt Mân Côi. Tôi bàn với mọi người là hãy cầu xin các linh hồn người tị nạn đã chết trên biển để họ phù giúp cho mình. Khi lên bờ bình an thì xin lễ cầu cho họ, còn ai theo đạo khác thì lập đàn cầu siêu cho họ.
Ngày hôm sau có một chiếc tàu đến gần thuyền chúng tôi. Đoàn thủy thủ trên tàu nói bằng tiếng Thái, may là trong thuyền có người hiểu tiếng Thái nên họ dịch ra rằng:
“Hễ cho chúng tôi nhẫn vàng thì chúng tôi sẽ dẫn đường đi!”
Nghe họ hứa nên mọi người trên thuyền của tôi rất vui mừng. Ai nấy đều hân hoan cởi chiếc nhẫn vàng trên tay ra và đưa cho những người trên chiếc tàu kia. Sau đó, họ tặng cho nhóm chúng tôi một chảo đựng cháo và cá khô, rồi họ lấy dây cáp buộc thuyền của chúng tôi vào tàu của họ và kéo đi.
Đi được ít lâu thì họ đặt tấm bảng có hình chiếc đầu lâu nơi phía đuôi của tàu họ. Thế rồi họ cắt đứt dây cáp, tách rời tàu của họ với thuyền của chúng tôi, làm cho thuyền chúng tôi lại trôi nổi vô định. Ai nấy đều thất vọng và buồn bã.
Trong tình thế nguy cấp ấy, tôi bèn hô hào mọi người hãy sốt sắng cầu nguyện để xin ơn Trên cứu vớt. Quả nhiên, Chúa và Đức Mẹ Maria đã nhậm lời cầu xin. Sau khi cầu nguyện được một chút thì bỗng một phụ nữ la lớn:
“Sắp đến bờ rồi, bà con ơi!”
Lúc ấy, vì đang ngồi dưới sàn thuyền nên tôi thò đầu lên và hỏi vặn người phụ nữ ấy:
“Tôi đâu có thấy bờ bến gì mà chị lại nói là sắp đến rồi? Chị căn cứ vào đâu mà nói như vậy?”
“Tại vì tôi thấy đàn chim vừa bay qua. Kinh nghiệm cho biết là gần đến bờ thì thấy đàn chim xuất hiện!”
Vừa nói bà ta vừa chỉ tay về phía trước. Quả thật, tôi thấy xa xa có một nóc chùa cao chót vót. Thế là mọi người trên thuyền nhốn nháo hẳn lên vì vui mừng. Một điều lạ là chiếc thuyền của chúng tôi vì chết máy nên cứ trôi bập bềnh, vậy mà thuyền trôi được vào bờ biển Thái Lan, nơi ở gần trại tị nạn Liêm Xinh.(?)
Khi thuyền chúng tôi vừa tấp vào bờ thì có một đám linh Thái cao lớn đến và bắt đầu lục xét trong người chúng tôi để cướp vàng bạc. Họ chia 109 người tị nạn ra thành nhiều nhóm. Đàn ông ở riêng, phụ nữ ở riêng, trẻ con ở riêng. Họ lục xét để cướp vàng bạc. Họ thừa cơ để nắn bóp và xâm phạm tiết hạnh các phụ nữ, dù rằng lúc ấy ngay giữa ban ngày và có đông dân chúng đứng chung quanh. Trong số người tị nạn có nhiều thiếu nữ trẻ đẹp nên các người lính Thái cứ giơ tay và ra dấu hiệu với nhau:
“Số một, số hai, số ba…”
Đó là cách họ đánh giá tùy theo mức độ đẹp nhất, đẹp nhì, đẹp ba… của các thiếu nữ. Tôi đoán rằng họ ngắm nhìn và tuyển chọn các người đẹp để rồi đến đêm thì họ sẽ đưa đi hãm hiếp. Do đó, tôi khuyên các thiếu nữ hãy tìm cách làm cho vẻ mặt mình xấu và lem luốc để được an toàn.
Khi người tị nạn được phép vào các nhà sàn thì ai nấy quá mỏi mệt nên họ nằm dài xuống trên nhà sàn để ngủ nghỉ, chẳng ai còn sức để mà thức đêm canh giữ cho các thiếu nữ được an toàn. Đêm hôm ấy, có một thiếu nữ người tị nạn trong nhóm tôi bị lính Thái bắt đi hãm hiếp. Cô ta than khóc thảm thiết. Cô kêu cha, kêu mẹ, ông bà, cô bác nhưng không một ai dám phản đối hành động của bọn lính thổ phỉ ấy. Tiếng khóc ai oán của cô gái làm cho mọi người đau đớn và ứa lệ.
Còn tôi cũng bị một tên lính Thái khác nắm tay kéo đi. Vì quá sợ hãi nên tôi nhẩy ngay vào giữa một gia đình gồm hai vợ chồng và 4 con nhỏ. Tôi ôm ngay hai em nhỏ vào lòng và nói to:
“Nín đi con ơi, nín đi con ơi!”
Vừa nói, tôi vừa nhéo cho hai cháu nhỏ khóc để làm nản lòng người lính Thái đang muốn bắt tôi đi. Quả nhiên, hắn ta chán ngán bỏ đi. Thế là tôi thoát nạn. Tôi cảm tạ Chúa và Mẹ Maria đã cứu giúp và che chở cho mình.
Đến sáng hôm sau, khi cô gái tị nạn Việt Nam được thả ra thì mặt mũi cô bị bầm tím, thân xác rã rời. Vừa về đến lều trại thì cô ấy ngã ngay xuống đất như một cây chuối bị đốn ngã. Từ đó, cô cứ khóc lóc mãi.
Ngày hôm ấy, chúng tôi vội vàng nhờ người liên lạc với đại diện hội Cao Úy Liên Hiệp Quốc ở một trại tị nạn gần đấy. Chúng tôi mong được đến trại tị nạn càng sớm càng tốt để tránh nạn hãm hiếp và cướp bóc.
Đang lúc cả nhóm quá lo lắng thì bỗng nhiên có một phụ nữ vội vã đến thăm nhóm chúng tôi. Bà ta cho biết rằng gia đình bà là người Việt Nam nhưng đã sinh sống ở Thái Lan lâu ngày. Lúc ấy, bà đang làm việc để giúp đỡ người tị nạn Việt Nam. Bà ta khuyên chúng tôi nên gom góp tiền khoảng 200 đô la để thuê xe buýt đi đến trại ngay vì khoảng cách từ đó đến trại tị nạn khoảng 10 cây số. Nếu không đi ngay thì có khi phải chờ đợi đến 1, 2 tuần lễ mới có nhân viên Cao Ủy đến đón, mà càng ở lâu thì càng sợ. Do đó, chúng tôi gom góp được đủ số tiền và nhờ bà ấy thuê xe buýt cho chúng tôi sang trại tị nạn.
Nhờ sự cứu giúp của người phụ nữ Việt Nam này mà nhóm 109 người trong thuyền của chúng tôi được sang trại sớm. Tới nơi, tôi đốc thúc những người đàn ông biết tiếng Anh để họ báo cáo cho Cao Uỷ về hành động đốn mạt của lính Thái đối với nhóm chúng tôi. Tuy nhiên, ai cũng cầu an và sợ hãi nên không chịu hành động. Rốt cuộc, tôi và mấy người phụ nữ khác phải lên văn phòng Cao Ủy để báo cáo hành động tồi bại của những người lính Thái. Những người tị nạn đi cùng thuyền với tôi còn dọa tôi rằng:
“Chị coi chừng đó! Nếu chị báo cáo mà cô gái ấy chối phăng đi vì cô ta mắc cở thì kẹt cho chị lắm đấy!”
Mặc kệ, họ hèn nhát kệ họ, tôi vẫn giữ vững lập trường là phải báo cáo với Cao Ủy để họ thi hành kỷ luật với lính Thái. Nếu làm như vậythì may ra những người tị nạn Việt Nam đến sau sẽ không bị đối xử tồi tệ như thân phận của nhóm chúng tôi.
Người lập biên bản là một người Âu Mỹ nhưng lại nói tiếng Việt Nam rất giỏi. Ông ta tìm thêm 3 nhân viên khác để phỏng vấn cô gái đã bị hãm hiếp và gia đình cô. Ai nấy đều bị cách ly, không được liên lạc với nhau trong khi được phỏng vấn. May cho tôi là gia đình cô và cô ấy đều khai y như sự thật mà tôi đã báo cáo. Cuối cùng, những người lính Thái dã man ấy đã bị thi hành kỷ luật.
Khi đã ở trại tị nạn rồi thì có một đêm, những người lính Thái vô kỷ luật say rượu và đến lều của những thiếu nữ để bắt cóc một thiếu nữ tị nạn đi hãm hiếp, trong lúc cô này đang đứng nói chuyện với một thanh niên tị nạn khác.
Sau khi cô ta bị bắt đi thì anh thanh niên vội vàng nhảy từ ngoài qua cửa số và nằm lặng thinh, không dám kêu cứu cho cô ta. Tuy nhiên, em gái của cô ấy vội vàng chạy qua lều tôi để nhờ tôi cầu cứu. Thế là hai chúng tôi chạy từ lều này đến lều khác để hối thúc những người tị nạn khác lên trình với viên sĩ quan Thái Lan trưởng trại và xin ông ta giải cứu cho cô gái tị nạn kia.
Khi cả nhóm lính Thái và người tị nạn Việt Nam đến giải cứu cho cô gái thì gặp cô ta đang ngồi với ba người lính Thái. Về sau, cô ta kể rằng:
“Trong lúc ba người lính ấy bàn tán với nhau bằng tiếng Miên về việc hãm hiếp thì tôi hiểu được tiếng Miên nên lên tiếng năn nỉ họ tha cho tôi. Họ giật mình khi nghe tôi nói tiếng Miên. Họ hỏi rằng tôi có phải là người Miên không. Tôi nói dối rằng tôi là người Miên. Rồi tôi cứ kiếm cách kéo dài câu chuyện để mong có người đến cứu. Cũng may, nhờ vậy mà tôi thoát được nguy hiểm. Thật ra, ba tôi là người Trung Hoa, còn mẹ tôi là người Việt Nam. Gia đình tôi có xe đò chạy từ Sàigòn đến Nam Vang nên tôi biết tiếng Miên.”
Theo kinh nghiệm của nhiều người tị nạn kể lại thì lính Thái có thiện cảm với người dân Miên và dân Lào nhưng họ rất có ác cảm với người dân Việt. Do đó, hễ nghe ai nói được tiếng Miên thì họ không làm hại. Tội nghiệp cho thân phận người tị nạn Việt Nam!
Tôi nghĩ cuộc đời người tị nạn Việt Nam có lắm nỗi đắng cay, nhục nhắn, nhưng nếu người mình không thương xót và bênh vực đồng bào thì ai sẽ cứu họ? Tôi rất buồn trước thái độ an phận và bàng quan của một số người mệnh danh là trí thức ở trong nhóm 109 người đi cùng thuyền với tôi.
Tuy nhiên, tôi luôn cảm tạ Chúa và Mẹ Maria vì nhóm chúng tôi được đến nơi an toàn và nhanh chóng. Dù thuyền bị hư máy, dù mọi người bị cướp bóc, dù gặp bọn lính Thái vô kỷ luật hành hung, nhưng không ai trong thuyền bị chết cả. Tạ ơn Chúa!”
Kim Hà, 21/5/2008
CN909: Thân Phận Người Tị Nạn Tại Thái Lan
|
|
LNĐ: Đây là lời tường thuật của bà Nguyễn Thị T. H. , một thuyền nhân |
|
Đọc
|
|
Bao suy tư tâm hồn trĩu nặng,
Nát tan lòng chia cắt tình thân.
Phân vân, khắc khoải, phân vân,
Xa thương, vương tội trăm phần xót xa.
Trong đêm vắng, tim sầu buốt giá,
Mộng đêm trường lời Sứ Thần ban.
Giuse chớ có nghi nan,
Thai nhi Thánh Tử, tình Nàng sáng trong.
Tỉnh cơn mơ, biển lòng dậy sóng,
Tình đốt tình, cháy lửa mến yêu.
Đón Nàng, đời bớt cô liêu,
Giữ gìn danh giá, tránh điều thị phi.
Lòng hiệp lòng cùng nhau chung ý
Nghĩa phu thê giao kết đồng công
Tình chàng, nghĩa thiếp hiệp thông
Dưỡng nuôi mầm sống, chung lòng “XIN VÂNG”
* * *
Kiếp đơn nghèo vui đời êm ấm,
Lệnh vua truyền khai sổ, hồi hương.
Nhiêu khê vất vả đoạn trường,
Giuse vui bước suốt đường về quê.
Cưỡi lừa con, đỡ Nàng lên xuống,
Nhè nhẹ nâng, chu đáo, ân cần.
Sợ Nàng mệt mỏi châu thân,
Thai nhi trong dạ có phần hiểm nguy!!?
* * *
Đến kinh thành rảo quanh phố thị,
Mòn mỏi tìm nơi chốn nương thân.
Thương Con chịu cảnh phong trần,
Thương Nàng run lạnh, bần thần tâm can.
Đời phũ phàng, chẳng màng ai oán,
Hang bò, lừa Ấu Chúa giáng lâm.
Cỏ rơm trải thảm Nàng nằm,
Nôi ru máng cỏ, Chàng chăm Con Trời.
Chàng chạnh lòng nhìn Con run rẩy
Xin bò, lừa sưởi ấm thở hơi.
Giuse cất tiếng à.. ơi..!
Đêm khuya giá lạnh ru lời tạ ơn.
Ơn Thiên Chúa cao vời khôn ví
Yêu thế trần, sống kiếp phàm nhân
Lời ru khúc hát tri ân,
Ru lời cứu chuộc thế nhân sau này.
Bóng tối làm lời ru đứt đoạn,
Lời Sứ Thần tấu khúc biệt ly.
Ai Cập thẳng bước đường đi,
Bảo toàn Ấu Chúa sá gì gian nan.
Cảnh nghèo nàn, nhọc nhằn đất khách,
Vẫn bền lòng, bơn chải lo toan.
Nhìn Con sống cảnh cơ hàn
Nhìn Nàng cơ cực lòng Chàng quặn đau.
* * *
Bao nỗi khổ, nào ai có thấu?
Chưa an cư, vội vã hồi hương.
Con thơ dầm giãi gió sương,
Sợ mưa, sợ nắng dọc đường ốm đau.
Nazarét đất lành nương náu,
Dạy con thơ lỗ đục, đường cưa.
Dạy lời kinh sớm, kinh trưa,
Dạy ăn, dạy nói, dạy thưa, dạy trình.
* * *
Suốt cuộc đời trọn niềm trung tín
Công dưỡng nuôi, giáo dục tuyệt vời.
Giuse nhành huệ thắm tươi,
Bảo Vệ Sự Sống muôn đời tôn vinh./.
* Suy tôn Thánh Giuse cũng là Đấng Đồng Công Cứu Chuộc.
Mặc Trầm Cung
Tags · Thánh Giuse
M51: Thánh Giuse, Đấng Bảo Vệ Sự Sống (thơ)
|
|
Bao suy tư tâm hồn trĩu nặng,
Nát tan lòng chia cắt tình thân. |
|
Đọc
|
|
Bản tin CNN ngày 19/5/2008 đăng tải một nguồn tin rất cảm động:
Một lực sĩ bóng rổ nổi tiếng của đội banh Miami Heat tên là Dwyane Wade đã dùng tiền riêng của anh để mua tặng mẹ anh một căn nhà, một xe hơi và một ngôi nhà thờ Tin Lành ở Chicago, tiểu bang Illinois.
Đây là một cảm nghiệm sống động về việc Chúa chữa lành cho người mẹ anh. Bà Jolinda Wade đã từng là một tù nhân, một người vượt ngục, một người nghiện rượu và ma túy, và cũng là người buôn bán ma túy. Khi ở trong nhà tù, bà được đọc Lời Chúa và biến đổi hoàn toàn. Nay bà trở thành một mục sư của ngôi nhà thờ tên Temple Of Praise, tức là Đền Thờ Ca Ngợi Chúa để làm chứng về những điều kỳ diệu mà Chúa đã làm trong đời sống của bà.
Trong lúc bà mẹ Jolinda đứng trên bục giảng thì con trai bà là anh Dwyane ngồi trên hàng ghế đầu để nghe. Anh nói giữa hai hàng lệ:
“Đây là nước mắt của sự vui mừng. Tôi rất mừng cho mẹ của tôi!”
Anh Dwyane mừng vì cuộc đời mẹ anh đã biến đổi từ 7 năm về trước, sau khi các con bà khuyên bà hãy đi tìm nguồn trợ giúp. Bà đã tìm thấy Chúa trong nhà tù, rồi từ đó, bà dâng hiến đời sống mình để truyền bá Tin Mừng ngay khi bà còn ở trong tù.
Ngày Chúa nhật 18/5/2008 vừa qua, trong ngôi nhà thờ mà con trai mua để tặng mẹ, bà Yolinda cảm động chia sẻ:
“Hôm nay là ngày cao trọng nhất trong những giây phút cao trọng nhất của đời tôi!”
Còn anh Dwyane thì vừa khóc, vừa tâm sự:
“Tôi rất kính trọng mẹ tôi, bà đã thay đổi và đi từ một cuộc sống bê tha đến một cuộc sống tốt lành của ngày hôm nay. Tôi rất hãnh diện về mẹ tôi. Ai cũng nghĩ rằng tôi là một người được chúc lành trong gia đình nhưng tôi nghĩ rằng mẹ tôi mới là người được chúc lành bằng phép lạ của Thiên Chúa. Tôi nghĩ mình được chúc phúc qua những điều tôi làm thành công nhưng mẹ tôi còn được Chúa chúc phúc nhiều hơn nữa. Mẹ tôi được Chúa xức dầu!”
Người chị gái của anh Dwyane là cô Tragil Wade kể rằng:
“Trước đây, cuộc sống của mẹ tôi là một sự thất bại và uổng phí. Mẹ tôi nghiện rượu và nghiện ma túy. Khi nghe tin có ai đó chết trong khu xóm thì tôi nghĩ đấy có thể là mẹ tôi. Tôi luôn nghĩ rằng mình cần phải chuẩn bị một tang lễ mau chóng cho mẹ tôi. Giờ đây, mọi sự kể như là phép lạ. Tôi quá xúc động, ngôn ngữ không đủ để diễn tả tâm tình của tôi.”
“Mẹ tôi trở nên một phép lạ cho gia đình và tôi, vì chúng tôi nhìn thấy tình trạng của bà hoàn toàn biến đổi. Tôi không thể diễn tả nổi. Nếu như bạn không tin nơi Chúa nhưng khi biết về câu chuyện về cuộc đời của mẹ tôi thì sẽ làm cho đức tin của bạn vững mạnh hơn.”
“Lần ấy, sau một cuộc đụng độ đầy nước mắt, tôi thuyết phục mẹ tôi cùng đi nhà thờ với tôi. Sau buổi ấy, mẹ tôi thay đổi và trở nên một con người khác. “
“Mẹ tôi bắt đầu học Thánh Kinh và học làm mục sư từ năm 2004. Một hôm, bà đi ngang qua một khu nhà và thấy một nhà thờ được bán. Bà muốn đi mượn tiền để mua ngôi nhà thờ ấy vì bà không muốn làm phiền con cái nhưng em trai tôi đã quyết định mua ngôi nhà thờ ấy để tặng mẹ tôi.”
Còn bà Yolinda Wade thì đứng trên bục giảng và nói:
“Hôm nay là ngày Lễ Vượt Qua, chúng ta có mặt hôm nay vì Chúa là Đấng Thiện Hảo. Chúa đã sử dụng trái tim của con trai tôi để làm việc này. Con tôi đã tin tưởng vào trái tim của người mẹ. Đó có phải là điều khác lạ không?”
Còn anh Dwyane, một ngôi sao sáng trong môn bóng rổ chia sẻ:
“Mẹ tôi không phải là người đển xin ân huệ của con cái. Bà luôn tỏ ra biết ơn đối với những điều nhỏ bé mà chúng tôi làm cho bà. Việc tặng mẹ một ngôi nhà thờ là giấc mơ của những người con, của những người con trai. Chúng tôi luôn mong muốn có thể dâng tặng mẹ những gì mà mẹ cần. Vì thế đây là giấc mơ của tôi và cũng là giấc mơ của mẹ tôi! Theo ý tôi, đó là một món quà tuyệt vời!”
Suy Niệm: Phúc thay cho gia đình của anh Dwyane Wade vì Chúa đã làm những việc cao cả trong gia đình anh, qua sự hiếu thảo của những người con, qua sự trở lại của người mẹ. Đây là một chứng từ hùng hồn nhất để vinh danh Thiên Chúa!
Kim Hà, 20/5/2008
CN908: Con Trai Tặng Mẹ Một Ngôi Nhà Thờ
|
|
Bản tin CNN ngày 19/5/2008 đăng tải một nguồn tin rất cảm động: |
|
Đọc
|
|
Mùa hè là mùa tốt nghiệp và cũng là mùa đám cưới, vì sau khi “tiểu đăng khoa” thì sẽ có “đại đăng khoa”. Theo thông lệ của một số người Mỹ thì trong ngày có hôn lễ, các cô dâu thường phóng sinh, tức là mua chim bồ câu trắng ở các tiệm bán thú vật và thả tự do cho chim bay đi.
Những con chim bồ câu trắng được sinh ra và nuôi trong chuồng chim nên chúng không biết cách sống tự lập. Vì thế khi được thả tự do, chắc chắn chim sẽ chết. Có ai thấy chim bồ câu trắng tự sinh sống một mình không? Chắc chắn là không! Vì chúng không biết làm tổ ở đâu trong miền hoang dã. Đó là lý do mà chúng không thể sống sót được.
Theo lời các chuyên viên thì những con chim bồ câu bị nhốt trong chuồng không biết về sự nguy hiểm ở ngoài trời mênh mông. Nếu được thả tự do để bay đến một vùng trời vô định, chim sẽ mất khả năng định hướng. Đế được sống sót, chim cần phải nhập bầy với một đàn chim khác. Tuy nhiên để được cùng soải cánh với đàn chim khác, con chim nhỏ bé cô đơn ấy cần được sự chấp nhận của bầy chim.
Trên bầu trời, vào những ngày sắp có cơn bão, ta có thể nhìn thấy những đàn chim bay theo một một hình thức rất đều đặn và đẹp, rồi chúng thình lình đổi cách bay. Theo bản năng sinh tồn, chúng nhìn vào con chim đầu đàn, dựa cánh vào nhau để giảm bớt sức cản, nương theo hướng gió để có thể cùng nhau bay cao, bay xa và đến những phương trời xa xôi mà tránh gió bão.
Đó cũng là nhờ sức mạnh hợp quần, nhờ sự nương tựa vào thiên nhiên và vào bầy chim.
Trong Thánh Vịnh cũng có nhắc đến thân phận của con chim bồ câu cố tìm nơi trú ẩn để tránh những cơn giông bão:
“7 Con tự nhủ: "Phải chi được đôi cánh bồ câu để bay bổng tìm nơi an nghỉ! 8 Tôi sẽ lánh đi mãi tận chốn xa vời, vào ở trong sa mạc. 9 Tôi sẽ vội tìm nơi ẩn trú, tránh khỏi cơn giông tố bão bùng." (TV 55: 7-9)
“ Lạy Chúa Trời, xin lắng nghe lời con cầu nguyện, con khẩn nài, xin đừng nỡ làm ngơ, 3 xin để ý đến con và thương đáp lại.”(TV 55: 2-3)
Trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam cũng nhắc đến thân phận con chim lạc đàn:
“Thuở ấy tôi như con chim lạc đàn, Soải cánh cô đơn bay trong chiều vàng. Và ước mơ sao trời đừng bão tố…” (Nhạc phẩm “Lệ Đá”)
Đàn chim không thể thiếu chim đầu đàn. Con người cũng thế, chúng ta cần Thiên Chúa và tha nhân để có một cuộc sống bình thường và bình an. Không ai có thể sống đơn lẻ mà không cần các bạn hữu hay đoàn thể. Con người cần thuộc vào nhau để chia sẻ, an ủi, và nâng đỡ nhau.
Con người cũng cần tranh đấu để sống còn. Trong khi gặp đau khổ, họ học cách để đương đầu với nghịch cảnh để trưởng thành. Vì thế, khi người ta gặp nhiều đau khổ thì thường khôn ngoan và kiên nhẫn hơn. Còn những ai sống trong cảnh chim lồng, cá chậu thì rất khó đối đầu với thử thách, điển hình là các tù nhân chịu án tù chung thân. Họ sống nhiều năm trong nhà tù, có người lo cơm ăn, áo mặc cho họ, nên người tù không còn khả năng tranh đấu để sống còn. Khi được thả ra, một số người tù không tìm được việc làm, không biết làm gì để có cơm ăn, nhà ở. Do đó, họ đã tự quyên sinh hoặc tìm cách để vào tù lần nữa.
Theo họ, ít ra nhà tù có thể bảo đảm cho họ những nhu cầu cần thiết và an toàn như cung ứng nhà cửa, cơm áo và tiện nghi sống, dù là tiện nghi tối thiểu.
Ước mong con người thông cảm và nâng đỡ nhau để cùng nhau tránh bớt những giông bão của cuộc đời. Điều cần nhất là chúng ta giảm thiểu những nguyên nhân gây đau khổ cho người khác và làm gia tăng niềm vui cho đồng loại!
Kim Hà, 20/5/08
CN907: Thân Phận Cá Chậu, Chim Lồng
|
|
Mùa hè là mùa tốt nghiệp và cũng là mùa đám cưới,vì sau khi “tiểu đăng khoa” |
|
Đọc
|
|
#356 Sự Thật Vẫn Thường Bị Chối Bỏ
|
|
Lạy Chúa! Vì danh vọng hảo huyền, hoặc vì một chút ân tình dễ dãi, chúng con đã thoả hiệp với dối trá. Xin Chúa tha thứ cho chúng con. Xin ban cho chúng con ơn can đảm để chúng con thực thi sứ mệnh tiên tri của chúng con bằng cuộc sống chứng tá cho sự thật. |
|
Nghe
Tải về
|
|
Bà Têrêsa viết:
“Khi có những biến cố thiên tai dồn dập thì tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đang cảnh cáo nhân loại. Chúng ta hãy cùng nhau lần hạt Chuỗi Mân Côi, chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa, làm Tuần Cửu Nhật, và đọc Thánh Kinh.
Tôi rất đau lòng khi nhìn thấy con số tử vong quá nhiều và những tổn thất quá cao, nhưng mọi biến cố đều do Chúa kiểm soát và cho phép xẩy ra. Chúa luôn ở trong tư thế chủ động khi điều khiển thế giới. Người ta sẽ tự hỏi:
“Tại sao Chúa lại để cho mọi sự xẩy ra như thế?”
-Tạo Sinh Vô Tình: Nếu bạn là người con của Chúa thì bạn sẽ tỉnh thức để nhận ra rằng thế giới ngày càng đen tối và lầm lạc hơn. Ngày nay người ta có thể tạo ra sự sống bằng các tế bào của con người, ở ngay trên đất Mỹ. Những nhà khoa học đang dành quyền năng định đoạt sinh tử của Thiên Chúa. Họ thay đổi cách thức tự nhiên mà Thiên Chúa đã sáng tạo. Khoa học không ngừng thí nghiệm và thách thức Thiên Chúa.
-Tái chế biến thực phẩm: Hiện nay, người ta thay đổi công thức tái chế biến thực phẩm (genetically modified) nên đã tạo ra một căn bịnh mới có tên là Morjellan. Có thể vì cách chế biến ấy mà trong tương lai, nhân loại sẽ không còn khả năng sinh sản được nữa. Họ cũng không cho chúng ta có quyền để quyết định liệu ta muốn ăn thực phẩm nào hay không muốn ăn thực phẩm nào. Chính quyền(USDA) từ chối không chịu đóng nhãn hiệu để báo cho dân chúng biết những thực phẩm nào đã được tái chế biến.
-Phá Thai: Giết các trẻ vô tội là một tội trọng.
-Nạn các con cóc tràn lan: Chỉ hai ngày, trước khi có động đất ở Trung Quốc, tức là vào ngày 10/5/2008, có rất nhiều con cóc xuất hiện ở California trong suốt 2 tuần. Tôi sợ rằng nước Mỹ sẽ có những sự không may xẩy ra.
-Xin đừng hỏi Chúa tại sao Ngài lại cho phép có nhiều người chết như thế. Xin hãy dâng mọi sự đau khổ để cầu nguyện cho các linh hồn được cứu rỗi và những người tội lỗi được ơn hoán cải!”
Tin mới: -Ngày 15/5/2008, các thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện thuộc tiểu bang California đã quyết định cho phép hợp pháp hóa các cuộc hôn nhân đồng tính, với số phiếu 4-3. Nguồn tin này được đăng tải và làm cho những người con Chúa cảm thấy buồn bã.
Sự gì sẽ xẩy ra ở California? Người ta bàn nhau là hãy đi xa thành phố San Francisco để tránh cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vì đó là nơi mà một số người đồng tính đang vui mừng vì luật hôn nhân đồng tính đã được ban hành.
Nguồn: Spiritdaily.com
Kim Hà, 18/5/08
CN906: Tâm Tình Của Đọc Giả Sau Các Thiên Tai
|
|
Bà Têrêsa viết:
“Khi có những biến cố thiên tai dồn dập thì tôi nghĩ rằng Thiên Chúa đang cảnh cáo |
|
Đọc
|
|
Tạo vật vươn mình hướng trời cao,
Thảo mộc, núi non dáng tự hào.
Vạn vật chu kỳ vui tiến hóa,
Sự sống vươn mình nét thanh tao.
Vũ trụ cất lời ca đăng quang,
Trời – Đất đan thoa khúc khải hoàn.
Sự dữ gục đầu sầu tê tái,
Thăng thiên khai mở lối hân hoan.
Công trình cứu chuộc, phút tôn vinh,
Chúa Cha khứng nhận lễ ân tình.
Tôn phong Thánh Tử - Vua hoàn vũ,
Thủ lĩnh uy hùng, dáng oai linh.
Ân sủng ngập tràn, hạnh phúc thay!
Thiên Chúa thương ban phúc dư đầy.
Con người hòa nhịp vui cuộc sống,
Hướng CHÂN – THIỆN - MỸ quyết dựng xây./.
Bài Sai
Đăm đăm ngước nhìn trời xanh thẳm,
Thầy khuất rồi, thương nhớ đầy vơi.
Ngẩn ngơ con đứng nhìn trời,
Nhớ bao kỷ niệm, nhớ lời Thầy trao.
Lời di chúc, ấp ôm hoài bảo,
Sống yêu thương, sứ mạng loan truyền.
Muôn dân nhận biết ơn thiêng,
Nhận ơn cứu chuộc, nhận thuyền ra khơi.
Đường thập tự hăng say bước tới,
Đường khổ đau, nhân chứng tình yêu.
Chiên non hoang dại còn nhiều,
Đưa về đoàn tụ sớm, chiều dạy khuyên.
Phút chia tay tâm tình lưu luyến,
Nợ ân tình lời trối thiêng liêng.
Lên đường rao giảng lời thiêng,
Tin Mừng cứu độ, trung kiên đá vàng./.
Thách Đố
Cơm, áo, gạo, tiền xoay vòng xoay,
Ưu tư, mệt mỏi suốt đêm ngày.
Tiện nghi, vật chất đòi ưu thế,
Văn minh hưởng thụ say mê say.
Tiếng gọi Tin Mừng, ơn sáng soi,
Trần gian quán trọ chớ học đòi.
Đừng bén rễ sâu vào trần thế,
Vượt qua đời tạm hướng về Trời.
Nước Trời đích thực chốn quê hương,
Chúa đã thăng thiên để mở đường.
Dẫn lối về với Cha thiên quốc,
Hạnh phúc miên trường dạ khúc thương.
Đời sống còn nhiều cay đắng cay,
Chúa ơi! Thêm sức kiếp đọa đày.
Dũng cảm vượt qua ngàn thách đố,
Ái mộ Nước Trời! Vinh phúc thay./.
* Chúa Nhật Thứ VII Phục Sinh, Năm A 2008, Lễ Chúa Thăng Thiên. (Mt 28,16–20)
Mặc Trầm Cung
M50: Thăng Thiên (thơ)
|
|
Tạo vật vươn mình hướng trời cao,
Thảo mộc, núi non dáng tự hào. |
|
Đọc
|
|
Một phụ nữ gọi điện thoại chia sẻ niềm vui của gia đình chị:
“Tối ngày 15/5/2008, gia đình tôi đi dự buổi lễ phát bằng khen của con gái tôi là cháu Mary. Chúng tôi vô cùng vui mừng khi thấy con gái nhận được rất nhiều bằng danh dự vì cháu học giỏi mà lại có thái độ học tập tích cực. Sau đó, trường đại học của cháu có buổi tiệc để khoản đãi các tân khoa và gia đình họ. Các giáo sư đều hết lòng thương mến cháu Mary.
Chúng tôi cảm tạ Chúa đã ban cho cháu ơn biết chăm lo học hành và biết nghĩ đến Chúa và tha nhân. Năm nay, cháu tốt nghiệp bằng Cao Học về ngành Tâm Lý Học với hạng ưu. Tháng 9 này, cháu được học bổng để đi học tại đại học Oxford ở Luân Đôn, Anh Quốc. Nhà trường tặng học bổng cho cháu, lại thêm một đại học tên là Jesus tặng thêm học bổng cho cháu Mary. Sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ, cháu muốn trở thành một giáo sư của Đại học UCLA (University of Los Angeles) hay UCI (University of Irvine).
Thật sự mà nói thì khi còn học ở trung học, trình độ học của cháu Mary chỉ ở trên trung bình, chứ không xuất sắc. Nhưng năm 1999, sau cái chết đột ngột của anh cháu thì cháu Mary đổi tính và trở nên siêng năng học hành. Cháu còn tình nguyện dạy giáo lý cho các học sinh nơi giáo xứ của gia đình tôi.
Vợ chồng chúng tôi chỉ có hai con nhưng con trai tôi đã bị chết thình lình nên chỉ còn có một cô con gái duy nhất. Hằng ngày, tôi cứ dâng cháu Mary cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Mẹ Maria. Tôi nghĩ Chúa đã có chương trình cho cuộc đời của cháu.
Gần đây, cháu Mary tâm sự với vợ chồng tôi như sau:
‘Niềm ao ước của con là cố gắng giúp cho người trẻ nhận biết hai điều:
-Thứ nhất là nhận biết Thiên Chúa và tình yêu muôn thuở của Ngài.
-Thứ hai là khuyến khích người trẻ nên dành thì giờ để học tập thêm, sau khi tốt nghiệp đại học để trở thành các giáo sư đại học hay các nhà bác học, và nhờ vậy, họ có thể thay đồi thế giới thành một nơi tốt lành và đạo đức hơn.
Con nghĩ Chúa đã ban cho con ơn để có thể đạt được học vị cao, dù con không thông minh như các bạn của con, dù con cũng không siêng năng như các bạn con. Con tin tưởng Thiên Chúa đã có chương trình riêng cho đời sống con.
Con đã từng thấy có một số người trẻ khi học thức càng cao thì họ càng quên Chúa và mất Chúa. Con mong ước giới trẻ khi học càng cao thì họ sẽ khám phá ra sự hạn hẹp của con người để phải nhận biết và tôn vinh Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng và là Cha của muôn loài.
Giờ đây đối với con, vật chất không cần thiết lắm. Cái chết của anh Joseph làm cho con thay đổi quan niệm sống, cho con biết sự ngắn ngủi của đời sống con người, dạy cho con biết sự sống của linh hồn là điều quan trọng nhất.
Bố mẹ cũng biết, con không mong ước đi xe hơi mới hoặc mặc quần áo thời trang đắt tiền. Con thích đi mua sắm ở các tiệm bán đồ cũ như tiệm Salvation Army hay Thrift Store. Mỗi lần mua được một cái áo hay đôi giầy rẻ thì con vui lắm.
Sở dĩ con chọn học ở đại học Oxford, nước Anh để mong rằng với những năm tháng sống xa nhà và xa nước Mỹ thì con sẽ cảm nhận được sự quý báu thiêng liêng của gia đình, sự tự do và thịnh vượng của nước Mỹ, để rồi sau đó, con sẽ yêu mến gia đình hơn và cảm tạ Chúa nhiều hơn vì Ngài đã ban cho con một quê hương thứ hai thật tuyệt vời.
Luân Đôn là nơi có nhiều sương mù, dễ bị tai nạn. Đời sống ở nước Anh chắc chắn là sẽ khó khăn hơn ở đời sống ở Hoa Kỳ. Chắc chắn là con sẽ nhớ nhà, nhớ bố mẹ và ông bà, nhưng người ta thường nói:
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn!”
Con mong ước sẽ học hỏi được nhiều điều tích cực để trở nên một người hữu dụng cho gia đình, xã hội và đất nước.’
Kim Hà, 18/5/08
CN905: Niềm Ao Ước Của Người Trẻ
|
|
Một phụ nữ gọi điện thoại chia sẻ niềm vui của gia đình chị:
“Tối ngày 15/5/2008, gia đình tôi đi dự buổi lễ phát bằng khen của con gái tôi là cháu Mary. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Đây là cảm nghiệm của một khách hành hương sau chuyến đi thăm Miền Đông Hoa Kỳ vửa qua, dù bản thân chúng tôi không phải là người tổ chức và phụ trách cuộc hành hương. (Kim Hà).
Ngày 24/4/2008
Chị Kim Hà thân mến,
Mình xin chia sẻ chút cảm nghĩ của mình với chị trong câu chuyện trên xe bus có một số người than phiền là chúng ta đọc kinh quá nhiều.
Tạ ơn Chúa! Kỳ này rất vui vì được đi chung một chuyến hành hương với chị. Chị đã mang tới cho tụi này những ấn tượng tốt đẹp qua những lời kinh nguyện của chị. Nếu chuyến xe này mà không có chị và anh chị Sơn-Yến chắc sẽ là nơi hát Karoké tầm phào nhàm chán, như vậy đâu có thể nào gọi là hành hương phải không? Tụi này rất vui mỗi khi nghe chị đề nghị đọc kinh Lần Hạt và rất buồn vì đã nghe những lời than trách chướng tai..
Đối với mình, Thiên Chúa cho chúng ta 24 tiếng trong một ngày. Trong khi chỉ đọc có 7 Kinh Kính Mừng, với một chuỗi Mân Côi thôi mà họ la lên đầy tai thật khủng khiếp. Thật sự mà nói chúng ta đã dành quá nhiều thì giờ cho bản thân chúng ta trong khi đối với Chúa thì kỳ kèo từng phút một, thử hỏi Chúa có đau lòng không? Chẳng phải là khi yêu ai thì muốn ở gần người đó, muốn dành hết thời giờ cho người đó, và trò chuyện với người đó hay sao? Còn vấn đề cầu nguyện riêng thì lúc nào cầu nguyện chả được. Vả lại nếu họ không thích họ vẫn có thể không tham gia kia mà.
Đối với mình hành hương là đi tìm Chúa, đào sâu trong Chúa để được gần Chúa hơn là đi du lịch. Bởi vậy, tất cả những thời giờ trong bất cứ chuyến hành hương nào mình cũng đều dành tất cả cho Chúa trong lời kinh, tiếng hát, trong sự suy niệm riêng tư thầm lặng, cũng như những lúc hiệp chung với đoàn người hành hương cầu nguyện.
Đối với mình cầu nguyện chung là việc rất tốt và nên làm, vì khi chúng ta lần hạt chung với nhau vẫn có ích lợi hơn là lần riêng một mình, vì Chúa nói nơi nào có hai ba người thì Ngài ỡ giữa chúng ta. Hơn nữa một chiếc đũa sẽ dễ bẻ hơn là cả bó đũa; và lần hạt chung còn có lợi ích nữa là nếu trường hợp ta lo ra hay ngủ gật thì đã có những người sốt sắng hơn ta kéo lại những thiếu sót đó cho ta. Và thay vì lần một mình một chuỗi chúng ta chỉ được một chuỗi còn lần với nhiều người thì được nhiều chuỗi. Đó là những lợi ích của sự lần hạt chung hay cầu nguyện chung với nhau. Có thể họ không hiểu được quyền năng của chuỗi Mân Côi nên mới ta thán như vậy. Nếu họ hiểu được chuỗi Mân Côi là vũ khí đánh bại Satan mà Đức Mẹ hiện ra bất cứ nơi nào đều kêu gọi chúng ta Lần Hạt thì chắc họ đã không có thái độ đó.
Chuỗi Mân Côi như chị nói là một vũ khí đầy quyền năng. Khi chúng ta lần hạt là chúng ta suy niệm cuộc đời của Chúa. Chúng ta đọc Kinh Lạy Cha là kinh Chúa dạy, lời kinh đó đầy đủ ngắn gọn. Kinh Kính Mừng là lời Chào của Thiên Sứ Gabriel, và lời Chào của Thánh Isave. Kinh Thánh Maria là kinh cầu nguyện cho chúng ta. Kinh Sáng Danh là kinh chúc tụng Thiên Chúa Ba Ngôi, xen lẫn lời kinh cầu cho các linh hồn của Đức Mẹ dạy ở Fatima với ba trẻ. Mỗi lần đọc lời này chúng ta cứu được bao linh hồn tội lỗi lẫn các linh hồn trong Luyện Ngục. Thiết tưởng chuỗi Mân Côi nếu không lợi ích thì Đức Mẹ đã chẳng khuyên chúng ta lần hạt. Mẹ là người Mẹ, Mẹ biết những gì cần cho chúng ta hơn.
Kinh kệ và cầu nguyện là giúp chung ta gần gũi Chúa, kề cận bên Ngài. Nếu một ngày chúng ta không ăn uống thì chúng ta sẽ chết đói, chết khát, chúng ta sẽ đi lục lọi mọi thứ để nhét vô bao tử. Linh hồn chúng ta cũng vậy, chúng ta không thể thiếu kinh nguyện trong ngày. Kinh nguyện là của ăn phần hồn cho chúng ta. Nếu không có kinh nguyện chúng ta sẽ bị ba thù tấn công đến chết, chúng ta sẽ héo hắt mà chết dần chết mòn. Và nếu một ngày không bắt đầu bằng chuỗi Mân Côi, bằng Thánh Lễ, bằng những lời kinh nguyện với Chúa thì ngày đó sẽ đầy những khốn đốn lộn xộn, không phần xác thì cũng phần hồn. Đức Mẹ dạy chúng ta phải đặt Chúa lên trên tất cả. Một ngày ít nhất phải dành cho Chúa 4 tiếng đồng hồ. Đối với mình 4 tiếng cũng còn quá ít vì chúng ta có tất cả 24 tiếng cơ mà…Cuộc sống mình, nhờ kinh nguyện mới có ngày nay. Kinh nguyện chẳng khác chi hơi thở của mình. Mình có thể Lần Hạt bất cứ nơi nào và bất cứ thời khắc nào mà không chút ngần ngại.
Đó là những cảm nghĩ của mình, nhưng mỗi người mỗi quan niệm khác nhau, lối sống khác nhau, chúng ta chẳng thể bắt thiên hạ nghe theo mình. Chúa cũng tôn trọng sự tự do của mỗi người kia vậy.
Vài hàng thăm chị, xin Chúa chúc lành cho chị và gia đình. Hy vọng chúng ta sẽ có những chuyến hành hương hữu ích hơn.
Trong Chúa,
Thuận Hà
M49: Chuỗi Mân Côi Làm Được Nhiều Phép Lạ
|
|
LNĐ: Đây là cảm nghiệm của một khách hành hương sau chuyến đi thăm Miền Đông Hoa Kỳ vửa qua, dù bản thân chúng tôi không phải là người tổ chức và phụ trách cuộc hành hương. (Kim Hà). |
|
Đọc
|
|
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà các hiện tượng siêu nhiên được biểu lộ bằng nhiều cách rõ rệt hơn thời đại trước. Ngay cả giới truyền thông thế tục của dòng chính (mainstream) cũng đã đăng tải nhiều tin tức siêu nhiên. Có nhiều ơn lạ và những hiện tượng siêu nhiên thiêng liêng xẩy ra. Thật sự là Thiên Đàng đang đụng chạm đến trái đất. Tuy nhiên, cũng có những tin xấu.
Như vậy thì thần khí của Thiên Chúa và tà khí của ma quỷ đang hoạt động tích cực. Vì thế, chúng ta cần sự bảo vệ của Thiên Đàng, nhất là giới trẻ cần được Chúa gìn giữ và thanh tẩy.
Có bao giờ bạn nhận thấy nhiều sự xui xẻo xẩy ra trong đời sống bạn không? Có bao giờ bạn cảm thấy những căng thẳng lạ lùng không? Có khi nào bạn cảm thấy lo âu không? Gia đình bạn có bao giờ bị bệnh tật triền miên không? Có những sự thống khổ nào xâm chiếm tâm hồn và xẩy ra liên tục mà bạn không thể giải thích được không?
Có những cách giải thích thông thường về những nỗi đau đớn và có những lời giải đáp thuộc về vấn đề tâm linh. Chúng ta cần cầu nguyện để xin Thiên Chúa thanh tẩy từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là giới trẻ trong gia đình ta.
Một đọc giả kể rằng bà luôn bị các con kiếm chuyện trước mỗi Thánh lễ ngày Chúa nhật để làm cho gia đình không bình an mà đến gặp gỡ Chúa trong Thánh lễ. Bà kể rằng:
“Cũng như các cha mẹ khác, tôi thường bị các con mình tấn công. Đó là một trận chiến thường xuyên xẩy ra.”
Sự dữ đến với chúng ta bằng nhiều cách: có thể là bởi những người luôn ghen ghét và giận dữ; có thể bởi những bất hòa, thiếu thông cảm, hay bởi những sự phẫn uất. Có những người tốt lại bị ma quỷ sử dụng. Đôi khi chỉ cần một vết rạn nứt trên tường là khói đen có thể tỏa lan vào.
Khi có sự ghen tức hay hận thù hiện diện thì mọi sự trở nên lộn xộn và đổ vỡ. Có những người gặp vận xui liên tiếp mà không thể tưởng tượng được. Một phụ nữ kể rằng:
“Lắm lúc tôi nghĩ rằng gia đình và cá nhân tôi là nạn nhân của lời nguyền rủa, bởi vì chúng tôi có cả một chuỗi dài những hiện tượng xui xẻo xẩy ra. Đây là những sự xấu đã liên tiếp làm khổ gia đình chúng tôi trong thời gian 4 năm qua:
“Tôi bị bịnh sưng phổi nên phải vào bịnh viện khoảng 2 tuần trước đây. Hiện nay tôi chưa hồi phục. Tuần trước đó, nhà của tôi bị trộm lẻn vào và lấy cắp đồ đạc trị giá khoảng 7 ngàn đô-la. Mấy tháng trước, chiếc xe hơi của gia đình tôi bị hư hại hoàn toàn trong một tai nạn bất ngờ. Chuyện lạ là xe của chúng tôi đang đậu bên lề đường mà tự động có chiếc xe khác ở đâu chạy như bay và đụng vào xe chúng tôi. Hai chiếc xe hơi của hai con gái chúng tôi bị hư hại vì những con nai rừng chạy đâm đầu vào xe. Một con gái của tôi bị xe đụng nên mang thương tích nặng nề.
Chưa hết, cơ sở thương mãi của gia đình tôi đang làm ăn tốt thì bỗng có một cửa tiệm lớn khai trương gần nơi tiệm của chúng tôi nên thương vụ của chúng tôi bị suy giảm trầm trọng.
Chưa hết, chồng tôi bị bịnh tim đột xuất làm cho trái tim của ông ấy bị hư hại. Căn nhà nghỉ mát của chúng tôi bị sét đánh làm cháy rụi. Một trong các con của tôi bị nghiện ma túy. Còn tôi lại đang mang bịnh bướu óc.
Tuy vậy, tôi luôn đi dự lễ và xưng tội. Tôi cố gắng giữ đạo cho sốt sắng. Tôi luôn làm những điều tốt để mang người khác trở lại với Chúa. Lắm lúc vì sự xấu liên tiếp xẩy ra đến nỗi tôi nghĩ rằng chắc mình đã làm những gì sai trái nên sự dữ thi nhau đến với gia đình tôi. Tôi bối rối vì những vấn nạn này ảnh hưởng đến đức tin của tôi. Xin giúp đỡ tôi!”
Suy niệm:
Khi bạn gặp những sự không may xẩy ra thì nên làm những điều sau đây:
-Hãy bắt đầu cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng bạn.
-Hãy kiên nhẫn cầu nguyện cho đến khi bạn nhận được sự bình an của Chúa.
-Hãy tha thiết xin Chúa gửi Thần Khí Sự Thật cho bạn thì Chúa sẽ biểu lộ những nguyên nhân gây ra sự dữ cho bạn.
-Hãy cầu nguyện liên tục cho đến khi bạn cảm nhận một tình yêu lớn lao mà bạn dành cho Chúa.
-Hãy cầu nguyện sốt sắng, nhất là khi chịu Mình Thánh Chúa. Tình yêu chiếu sáng và trở nên khiên thuẫn che chở cho bạn. Đó là ánh sáng mà bạn cần phải hướng đến.
-Khi cầu nguyện Chuỗi Mân Côi hay khi chầu Thánh Thể, bạn sẽ thấy các tư tưởng tốt của Chúa hay các tư tưởng xấu của tà thần hiện đến trong tâm trí bạn. Hãy nhận diện những tà khí như: tư tưởng yếu hèn, giận dữ, lo âu, dâm dục… và hãy cầu nguyện xin Chúa thanh tẩy các tà khí cho đến khi nào bạn cảm thấy được bình an.
-Cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban ơn để bạn có thể kiểm soát và bẻ gẫy những tà khí được dấu kín qua các thế hệ trong gia tộc, hoặc bẻ gẫy những lời nguyền rủa, hoặc những sự dính bén và gắn bó với các tà thần hay tà khí.
-Bẻ gẫy tà thần bằng cách kêu cầu Danh Thánh Chúa Giêsu.
-Tham dự Thánh lễ và sử dụng nước phép thường xuyên. Rẩy nước phép trên mọi thành viên trong gia đình vào mỗi sáng và mỗi tối. Ma quỷ sẽ chạy trốn khi bạn kiên nhẫn cầu nguyện và dùng nước phép.
-Luôn cầu xin Đức Mẹ Maria và Cha Thánh Giuse cầu bầu để bản thân ta tránh được những tà thần luôn tìm cách trói buộc ta như: sự ghen ghét, tham lam, dâm dục, giận dữ, và sự mê say thế gian.
-Thanh tẩy nhà cửa và dán kín bản thân bằng cách khẩn xin Chúa Thánh Thần đến đổ đầy Thần Khí trên bản thân và gia đình.
-Kêu cầu Danh Thánh Chúa Giêsu bằng cách đọc Thánh Kinh, cầu nguyện và hát thánh ca.
Thật sự, trong đời sống, chúng ta có những vấn đề xấu mà nguyên nhân xẩy ra từ trong quá khứ, trong gia tộc. Những nguyên nhân ấy dẫn đến sự bệnh tật, lo âu, ly dị, hoặc vận xui lớn và nhỏ.
Vậy hãy hướng về Chúa Giêsu, nguồn tình yêu và nguồn ánh sáng. Hãy nhìn lên Ngài mà không nhìn vào những vấn đề của mình. Hãy tiến lên, đừng quay trở lại con đường xấu.
Cần nhất là khi ta nhìn về ánh sáng thì bóng tối của gánh nặng sẽ rơi rớt lại và bạn được giải thoát!
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng." (Mt 11:28-30)
Nguồn: Spiritdaily.com
Kim Hà, 17/5/08
CN904: Dấu Hiệu Rõ Rệt Của Thời Đại (2)
|
|
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà các hiện tượng siêu nhiên được biểu lộ |
|
Đọc
|
|
Trận động đất với cường độ 7.9 xẩy ra ở Tứ Xuyên, Trung Quốc vào ngày 12 tháng 5 năm 2008 đã gây tổn thất nặng nề cho người dân Trung Quốc, trong đó có rất nhiều học sinh nhỏ bé bị chôn vùi trong các đống gạch vụn.
Đây là một bi kịch quá đau thương cho những người cha mẹ, khi mà họ chỉ được chế độ cho phép sinh một đứa con mà thôi, mà không may, đứa con duy nhất ấy lại bị chết trong trận động đất khủng khiếp kia.
Theo bản tin CNN vào ngày 15/5/2008 thì trước khi động đất, viên Bộ trưởng Bộ Dân Số của Trung Quốc đã ca tụng chính sách “Chỉ Sinh Một Con” được áp dụng vào năm 1979 cho đến nay là kể như thành công. Ông ta nói rằng nhờ vậy mà Trung Quốc đã ngăn chận được 4 triệu trẻ thơ lẽ ra được sinh ra.
Thế nhưng, sau trận động đất này, các cha mẹ người Trung Hoa cảm thấy mất mát quá lớn vì từ nay họ không còn có một người con nào để nối dõi tông đường. Cho dù sau này họ có muốn sinh thêm con nữa thì vì quá lớn tuổi, họ không còn có thể sinh nở được nữa. Vì thế, niềm đau lại nhân lên cấp số hai.
Trong 30 năm qua, chính quyền đã bắt buộc dân chúng phá thai, hay dùng phương pháp ngừa thai nhân tạo để ngăn chận sự sinh sản. Tuy nhiên, những người giàu và có thế lực vẫn sẵn sàng chịu nộp tiền phạt để có thể sinh thêm một đứa con nữa. Chỉ có những người nghèo thì luôn đau khổ vì không có tiền để nộp phạt.
Hiện nay, trong lúc chính quyền hãnh diện vì ngăn chận làn sóng sinh sản thì những gia đình mất con đang vật vã đau đớn. Trước thảm cảnh bi thương này, cả thế giới cùng chia sẻ nỗi đau của các bậc cha mẹ ấy.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng:
-Trận Dịch Đen (Black Plague) ở Âu Cháu trong thời Trung Cổ đã giết 75 triệu người dân, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.
-Trận Dịch Cúm (Flu Pandemic) vào năm 1918 đã giết hơn 100 triệu người.
-Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) đã giết 72 triệu người.
Trong những trận dịch và chiến tranh thì chỉ có một phần nạn nhân là trẻ thơ mà thôi, nhưng ở Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 1979 đến nay, đã có đến 400 triệu thai nhi bị giết hay bị ngăn chận để không được sinh ra.
Người ta làm một bài toán để cộng lại tất cả các nạn thiên tai đã xẩy ra, các trận dịch tễ và chiến tranh trong suốt 1 ngàn năm qua nhưng vẫn chưa có đến 400 triệu trẻ thơ bị chết, vậy mà chỉ tại Trung Quốc mà thôi, chỉ trong chưa được 30 năm mà đã có 400 triệu sinh linh trẻ thơ bị giết. Tất cả những tội ác của Stalin, Hitler của những vua chúa và nhà độc tài làm cũng không sánh bằng con số mà chính quyền Trung Quốc đã thực hiện trong thời gian ngắn.
Tại xã hội Trung Quốc nơi mà mỗi gia đình chỉ có quyền sinh một trẻ thơ thì xã hội ấy què quặt biết bao khi đứa trẻ được sinh ra mà không có anh, chị, em. Bé cũng không có cô, dì, chú, bác, cậu. Bé không có anh chị em họ. Có nghĩa là bé rất cô đơn, không có anh chị em để chơi chung, để mơ mộng, không có anh chị em họ để dành thì giờ cho nhau mỗi khi có nghỉ hè hay khi nghỉ lễ. Bé không có gia đình họ hàng để cùng đón sinh nhật và các ngày hội, ngày lễ. Tệ hại hơn nữa, bé không được ai săn sóc khi cha mẹ bé không may mất đi.
Ngày nay, qua biến cố động đất, chính quyền Trung Quốc mới thấy rõ cái thất bại và tàn ác của họ khi tiếng kêu khóc đau thương của các bậc cha mẹ động đến trời cao, khi tuổi của dân chúng trở nên già cỗi vì không có những thế hệ trẻ để trở nên lực lượng lao động chính hầu nuôi dưỡng thế hệ già nua.
Hơn ai hết, chính quyền Trung Quốc đã và đang thấy hậu quả của việc làm tàn nhẫn của họ. Điều quan trọng là họ đã đi ngược lại Thánh Ý của Thiên Chúa vì lời Thánh Kính Cựu Ước, Sách Sáng Thế Ký 1:28 ghi lại như sau:
28 Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất."
Chúng ta cùng chia sẻ niềm đau với các bậc cha mẹ người Trung Quốc. Xin Chúa an ủi người sống và cho những trẻ thơ vô tội được về hưởng Nhan Thánh Ngài!
• Chinese Chastisement? And what of Europe and America?
Nguồn: JesusBeWith.Us Kim Hà, 16/5/2008
CN903: Tưởng niệm các nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc
|
|
Trận động đất với cường độ 7.9 xẩy ra ở Tứ Xuyên, Trung Quốc |
|
Đọc
|
|
Trong mục Gỡ Rối Tơ Lòng “Dear Abby” có một đọc giả tỏ ra quá lo lắng về cuộc sống. Bà ta viết:
“Thế giới ngày nay thật đáng sợ. Tôi có nhiều con nhỏ và các cháu sẽ phải lớn lên trong thế giới này. Chỉ nghĩ đế điếu ấy là tôi đã quá sợ hãi. Qua tin tức, tôi biết có những cảnh bắn nhau trong trường học, nạn băng đảng, nạn lạm dụng tình dục trẻ em…Tôi luôn nhìn thấy những tin dữ trên truyền hình và trong các bản tin. Có cảnh phim một nhóm học sinh xúm nhau lại để đánh một người bạn rồi họ ghi lại bằng phim video để phát hình trên mạng lưới điện toán.
Là một người cha mẹ, làm sao chúng tôi có thể nuôi dạy các con mình trong một thế giới đáng kinh tởm và điên cuồng như ngày nay? Tôi đang cố gắng tạo cho mình một cái nhìn tích cực cho đời sống nhưng thành thật mà nói, tôi cảm thấy lo âu và sợ hãi.”
Người phụ trách chương trình Dear Abby đã trả lời như sau:
“Tôi đồng ý với bà, có khi những sự dữ lại xẩy ra cho những người tốt lành. Tuy nhiên, xin bà đừng để những sự tiêu cực này làm cho bà quá lo lắng. Nếu bà cứ giữ thái độ lo âu thì sẽ ảnh hưởng đến tính tình các con của bà.
Tôi không thể quả quyết là sẽ không có sự gì xấu xẩy ra cho bà và những người khác, nhưng tôi xin nhắc nhở bà rằng:
‘Giới truyền thông kiếm được lợi tức và mưu sinh là nhờ sự phổ biến các bi kịch,những tin tức giật gân và những tin khác thường.’
Vì thế, xin bà hãy tắt máy truyền hình, truyền thanh, và đưa các con nhỏ ra chơi ở các công viên, nơi có những sân chơi, hoặc đến các sở thú, hay những bãi biển để cả gia đình cùng dành thì giờ sống chung và chơi đùa với nhau.
Nếu bà làm được điều này thì bà sẽ được bình an hơn và những tin xấu không còn đầu độc tâm trí và tâm hồn bà. Xin bà hãy thử thực hành như thế trong hai tuần lễ, và tôi bảo đảm rằng bà sẽ cảm thấy vui hơn ngày hôm nay.”
Ngày nay, truyền hình và internet cùng những tin xấu hay thư emails của những người xấu có thể đến ngay trong phòng ngủ của con cháu chúng ta, khi họ dùng computer để trao đổi tin tức. Làm sao cha mẹ có thể kiểm soát các con khi mà máy computer ở ngay trong phòng ngủ của con cháu?
Kim Hà, 16/5/08
CN902: Đừng Quá Tin Vào Các Nguồn Tin Tức
|
|
Trong mục Gỡ Rối Tơ Lòng “Dear Abby” có một đọc giả tỏ ra quá lo lắng về cuộc sống |
|
Đọc
|
|
Bà Anne kể:
“Cháu gái tôi là Lynn đang học ở đại học và đang có công việc bán thời gian (part time) thì có thai. Cháu dấu kín việc mang thai cho đến khi bụng đã lớn. Khi được tin, ba mẹ Lynn tức giận nên mắng chứi cháu thậm tệ, rồi họ đuổi con gái đi ra khỏi nhà trong khi cháu Lynn đang mang thai được 7 tháng. Cháu đành bỏ học nhưng vẫn tiếp tục đi làm để có tiền sinh sống.
Bạn trai của Lynn là một người thanh niên Mễ Tây Cơ ít học, không có nghề nghiệp vững chắc và đang làm lao động từng ngày. Hễ ai thuê làm việc gì thì làm việc ấy. Đó cũng là lý do chính mà gia đình Lynn không chấp nhận người bạn trai của con và thai nhi.
Cùng cực lắm, cháu Lynn phải đến tá túc ở nhà một thân nhân. Hàng ngày, sau khi đi làm về, cháu Lynn chỉ biết khóc. Cả đại gia đình xúm lại an ủi cháu Lynn và khuyên can ba mẹ cháu. Mẹ cháu còn thương xót con nhưng ba cháu thì không đổi ý. Ông giận con gái nên không muốn nhìn mặt con vì cho rằng cháu Lynn đã làm cho gia đình ông tủi nhục.
Trong gần hai tháng đau khổ và buồn sầu, cháy Lynn bị băng huyết. Mẹ cháu và tôi đưa cháu và bịnh viện. Sau đó, bác sĩ cho biết thai nhi đã chết trong bụng mẹ lúc gần đến ngày ra đời. Vì thế, cháu Lynn vẫn phải chịu đau đớn nhiều. Khi cháu phải trải qua cuộc giải phẫu, người mẹ vẫn không chấp nhận cho bạn trai của cháu được nhìn thấy người yêu và đứa con đã chết của anh ấy.
Trải qua biến cố đau buồn ấy, cháu Lynn chỉ biết khóc vì thương đứa con không được chào đời. Cháu tâm sự rằng:
“Sau này, cháu sẽ chuyển sang một ngành học để chăm sóc cho trẻ thơ.”
Cuộc đời của cháu bước qua một đoạn đường mới, một bước ngoặt bi thương. Dù thai nhi đã chết, dù cháu Lynn đã trở lại đi học nhưng tình yêu của hai người vẫn không vì thế mà chấm dứt. Ba mẹ cháu Lynn vẫn bắt buộc con mình phải chọn lựa giữa gia đình và người yêu. Và cháu Lynn đã chọn dọn đi ở riêng.
Tình tình cháu thay đổi rất nhiều sau biến cố ấy. Từ một cô gái vui vẻ, liến thoắng, cháu đã trở nên im lặng và buồn bã. Đôi mắt cháu phản ánh sự u buồn. Ngày lễ Mẹ Hiền vừa qua, cháu khóc suốt một ngày vì thương nhớ con mình. Tôi xót xa cảm nhận được niềm đau và nỗi mất mát lớn lao của cháu. Thật sự, ngôn ngữ nhiều lúc không thể diễn tả tâm tình nên tôi chỉ biết yên lặng ôm hôn cháu và ấp đầu cháu trong vòng tay mình như để nói với cháu là tôi yêu cháu. Tôi thầm nghĩ:
“Tình thương của gia đình thể hiện rõ nhất khi một người thân chịu đau khổ thì cả gia đình an ủi, nâng đỡ. Tình yêu không phải chỉ là ban cho nhau cơm bánh mà là chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Có khi tình yêu được thể hiện nhiều nhất qua những cái nhìn âu yếm, những bàn tay nắm chặt và những thinh lặng vô biên.“
Gia đình cháu Lynn vẫn chưa hết xung đột và xáo trộn. Tôi chỉ biết sốt sắng cầu nguyện và hết lòng an ủi đứa cháu gái dại khờ của mình. Tôi biết đây là vết thương lòng rất sâu đậm cho cháu Lynn, cho người yêu của cháu và cho cả đại gia đình. Giá như gia đình có lòng thương xót thì có lẽ thai nhi đã không chết và tình nghĩa gia đình đã không sứt mẻ như hiện nay.”
Kim Hà, 15/5/2008
CN901: Niềm Đau Của Mẹ Mất Con
|
|
Bà Anne kể:
“Cháu gái tôi là Lynn đang học ở đại học |
|
Đọc
|
|
Kỷ niệm 100 năm 1891 - 1991
Nhà thờ Chính toà Phát Diệm
Hơn thế kỷ năm xưa Phát Diệm
Còn là nơi mặt biển mênh mông
Ngày đêm gió nổi sóng gầm,
Không trung én lượn, biển trầm cá bơi.
Nay Phát Diệm nơi nơi đổi khác
Các công trình rải rác đó đây.
Đền thờ, Thánh thất dựng xây,
Phố phường đông đúc, tự đây an hoà.
Và đặc biệt nguy nga tráng lệ
Là công trình tài nghệ, tinh vi
THÁNH ĐƯỜNG PHÁT DIỆM còn ghi
Kỹ năng điêu khắc kém gì thiên nhiên.
Một hồ lớn mặt tiền án ngữ
Bốn bề xây còn giữ nguyên tuyền.
Giêsu tượng Chúa dịu hiền
Dang tay như đón con chiên mọi miền.
Bốn cổng lớn tiếp liền hồ lớn
Dẫn người xem tới chốn “Bồng lai”
Phương Đình bằng đá đẹp thay
Hai bên song trúc như ai họa vào!
Một Sập lớn khác nào đánh bóng
Đặt giữa Đình có móng xây cao
Quả Chuông mới quý làm sao
Nặng gần hai tấn, tiếng cao ngất trời.
Còn nhớ mãi cuộc đời Cụ Sáu
Lưu Thánh Đường con cháu mai sau
Công ơn thế kỷ đượm màu
Mộ Ngài còn đó - phía sau Phương toà.
Rồi tiếp đến là Nhà Thờ lớn
Đại Giáo Đường giữa chốn “Bồng lai”
Bẩy mươi tư mét chiều dài
Ngang hai mốt mét với hai chái thềm
Lối kiến trúc theo nền mỹ thuật
Thanh bình mà nổi bật uy phong.
Hai gian Cung Thánh chạm bong
Thiếp vàng rực rỡ, hoa văn uốn mềm.
Cũng nên kể bốn Đền Thờ cạnh
Phản ánh nguồn sức mạnh tài năng
Cha ông ta đã tạo thành
Càng thêm tô điểm đại danh Giáo đường.
Còn một chốn lạ thường hơn nữa
Như sinh ra ở giữa “chốn Tiên”
Ngôi Nhà Thờ đá nguyên tuyền
Tựa hồ như một khối liền tạo nên.
Lại còn cả Sơn viên “Lộ Đức”
Hang “Giáng sinh” rất mực nên thơ.
Cỏ cây, hoa lá phất phơ
Càng tăng cảnh núi, Đền thờ đẹp thêm.
Một vài nét kể tên sơ lược
Mới phần nào tả được nét chung
Còn bao chi tiết lạ lùng
Làm sao tả hết được từng mỹ quan.
Đây Phát Diệm khang trang là thế
Giầu trữ tình, đượm ý non sông
Đặc thù kiến trúc Á Đông
Thỏa lòng du khách xa gần viếng thăm.
Nay đã đến trăm năm kỷ niệm
Dáng Nhà thờ Phát Diệm hiên ngang
Vẫn luôn vang vọng cung đàn
Lời kinh sớm tối nhẹ nhàng êm vui.
Trăm năm trải ngọt bùi lịch sử
Ngôi Nhà thờ tuần tự in sâu:
Việt Nam Giám Mục khởi đầu
Nhận Toà Phát Diệm hoàn cầu biết tên.
Kể từ đó lễ truyền Chức Thánh
Linh mục đoàn nhận lãnh ơn riêng
Tấn phong Giám Mục bản quyền
Nhà thờ thấm đượm ơn thiêng Chúa Trời.
Bao Tín hữu ra đời từ đó
Phép Rửa là ngọn gió tái sinh
Bảy nguồn Bí Tích cực linh
Tình yêu Thánh Thể hiến mình không ngơi.
Năm một chín hai mươi tám (1928) kể
Có Đại Hội Thánh Thể diễn ra
Niềm vui toả khắp gần xa
Đẹp như PHÁT DIỆM, xứng là VIỆT NAM!
Năm Giám Mục đang nằm Cung Thánh
Một Pháp và bốn Đấng Việt Nam
Tựa như bằng chứng nói rằng:
Đông, Tây, Kim, Cổ hợp thành đất thiêng.
Những sự kiện gắn liền lịch sử
Có hồng ân, có thử thách nhiều.
Nhà thờ biết mấy thân yêu
Bị bom tàn phá đổ xiêu trong ngoài.
Năm một chín bẩy hai (1972) ghi khắc
Năm đau thương nước mắt chan hoà
Mái gian Cung Thánh tung ra
Loạt bom khoét sát, rải qua bờ hồ.
Nhìn toàn bộ cơ đồ chao đảo
Đức Cha Bùi chu Tạo lệ rơi
Hoang tàn, đổ nát ai ơi
Trên đài tiếng Việt giọng Người nghẹn đi.
Được sửa chữa - vừa khi có phép
Giáo dân về dọn dẹp khẩn trương.
Hố bom sâu hoắm vết thương
Nhưng lòng Tin Mến sâu hơn cảnh sầu.
Quăng viên đá khởi đầu xuống hố,
Đức Cha xin ơn Chúa hoàn thành.
Hố bom lấp lại thật nhanh
Phục hồi, tái tạo chính bằng niềm tin.
Càng gian khổ càng thêm bền sức
Càng đau thương nhân đức càng nhiều.
Mỗi viên đá thấm tình yêu
Quên ăn, mất ngủ bao nhiêu con người.
Từng viên đá như cười trong nắng
Lợp kín dần Cung Thánh đau thương.
Ghi ơn Cụ Sáu Thánh Đường
Đức Cha Phát Diệm công ơn bảo tồn.
* * *
Tưởng nhớ lại ngàn muôn ân tứ
Chúa đã ban gìn giữ Thánh Đường
Giáo dân Phát Diệm biết ơn
Càng thêm cảm tạ tình thương Chúa Trời.
Nay Tòa Thánh theo lời thỉnh nguyện
Của Đức Cha Phát Diệm đệ đơn
Ban ơn TOÀN XÁ khác thường
Cho ai kính viếng thánh Đường năm nay
Nguyện xin Chúa luôn tay phù hộ
Cho Thánh Đường kiên cố vững bền
Giáo dân càng ý thức thêm
Mỗi người viên đá trên nền Phêrô
XÂY ĐỀN THỜ CHÚA KITÔ.
Lm Hồng Phúc
• Nhà Thờ Chính Tòa Phát-Diệm, phần (1) & (2)
M48: Cảnh Quan Phát Diệm (thơ)
|
|
Kỷ niệm 100 năm 1891 - 1991
Nhà thờ Chính toà Phát Diệm |
|
Đọc
|
|
Tháng hoa về khắp muôn nơi
Con xin dâng Mẹ muôn lời ngợi khen
***
Tình yêu Mẹ dạt dào ân phúc,
Yêu thương con quá đỗi ngọt ngào.
Như dòng sông biếc lao xao,
Như vầng trăng sáng trời cao êm đềm.
Kính dâng Mẹ bao niềm cảm mến,
Nâng đỡ con qua bước gian nan.
Dịu dàng ban phúc bình an
Âm thầm che chở qua ngàn hiểm nguy.
Nay con về quỳ bên Nhan Mẹ,
Dâng lời ca Mẹ Chúa Uy Quyền.
Muôn hoa hương sắc vẹn tuyền,
Đắm say tình Mẹ diệu huyền Thánh ân.
Mẹ chính là mùa xuân tươi thắm,
Cuộc đời con nhờ Mẹ sáng trong.
Đời con thoát kiếp long đong,
Hoa tươi dâng Mẹ tỏ lòng con thơ.
Xin dâng Mẹ sắc hương Hoa Trắng,
Như bình minh rạng ánh tinh tuyền.
Hương hoa thanh sạch trinh nguyên,
Như trăng sáng tỏ diệu huyền trời mơ.
Cúi xin Mẹ đoái thương khứng nhận,
Tấm lòng con vẹn nghĩa sắt son.
Dù cho vượt núi, trèo non,
Trọn tình kiên vững vuông tròn hiến dâng.
Xin dâng Mẹ sắc Hoa Xanh thắm,
Hoa lòng thành, hy vọng sáng trong.
Mẹ nguồn ước vọng cậy trông,
Thương đau vẫn thắm tình nồng Mẹ yêu.
Lời tha thiết Mẹ thương đoái nhận,
Trọn niềm tin mơ ước yêu thương.
Dù bao gian khó, đoạn trường,
Thắm tươi dệt mộng thiên đường ngày sau.
Màu Hoa Đỏ đượm tình cứu rỗi,
Như tình yêu rực rỡ sắc hương.
Màu hoa tươi thắm kiên cường,
Lời kinh tận hiến khiêm nhường dâng trao.
Con dâng Mẹ, hồn nhỏ khát khao,
Từ trời cao Mẹ ơi nhận lấy.
Giúp con quyết chí từ đây,
Hiệp thông cứu chuộc dựng xây Nước Trời.
Xin dâng Mẹ màu Hoa Thập Giá,
Hoa Tình Yêu Mẹ đã hiến dâng.
Chiều xưa, đồi vắng ‘‘ Xin Vâng ’’,
Sắc hương Màu Tím bâng khuâng cõi lòng.
Ngước nhìn Mẹ con dâng lầm lỗi,
Tội lỗi sầu giăng mắc đời con.
Tím sầu nở giữa lòng son,
Mẹ thương ấp ủ tình con trung thành.
Sắc Hoa Vàng con xin dâng tiến,
Hương nồng nàn Mẹ Chúa cao sang.
Mẹ ơi! Mẹ đẹp huy hoàng,
Ngắm nhìn Nhan Mẹ con càng đắm say.
Xin dâng Mẹ lòng Tin – Cậy – Mến,
Con Tin –Yêu Mẹ đến muôn đời.
Dù cho nhân thế đổi dời,
Lòng Vàng thơm ngát suốt đời không phai.
Dâng kính Mẹ tấm lòng con thảo,
Chút tâm tình cung kính tháng hoa.
Ngàn hoa hòa với lời ca,
Tiến dâng múa hát trước tòa cao sang.
***
Nữ Vương Mẹ Chúa Thiên Đàng
Hiển Vinh, Chiến Thắng, Khải Hoàn Tung Hô.
* Tháng 5 – Tháng hoa dâng Mẹ.
Mặc Trầm Cung
M47: Ngàn Hoa Dâng Mẹ (thơ)
|
|
Tháng hoa về khắp muôn nơi
Con xin dâng Mẹ muôn lời ngợi khen |
|
Đọc
|
|
Vào những ngày cuối năm 2004, một cơn sóng thần tsunami đã giết chết hơn 230 ngàn người ở các nước Á Châu.
Gần đây, vào ngày 3 tháng 5 năm 2008, trận cuồng phong Nargis đã đổ vào nước Miến Điện, làm cho 34, 273 người chết và có 27, 838 người bị mất tích. Có khoảng 2 triệu người khác đang đối diện với bịnh dịch và đói khát. Trên đây là theo thống kê của đài truyền hình quốc gia Miến Điện. Còn theo ước tính của Liên Hiệp Quốc thì số người tử vong có thể từ 62 ngàn đến 100 ngàn người. (Trích bản tin Associated Press ngày 13/5/2008).
-Vào ngày 12 tháng 5 năm 2008, một trận động đất với cường độ 7.9 đã xẩy ra tại vùng Tứ Xuyện, Trung Quốc làm cho con số tử vong lên đến 12 ngàn người. Khoảng 18 ngàn người khác có thể bị chôn vùi trong những đống gạch vụn của các tòa nhà bị sập. (Trích bản tin Associated Press ngày 13/5/2008).
-Vào đầu tháng 5 năm 2009, núi lửa Kilauea phun lửa tại Hạ Uy Di (Hawaii) và nủi lửa Chaiten ở Chile (Chí Lợi) phun lửa dữ dội đến nỗi người ta ví thành phô ở gần núi lửa có thể giống như thành phố xưa Pompei tại nước Ý bị chôn vùi bởi núi lửa.
Xuyên qua thời gian, các biến cố thiên tai ngày một xẩy ra dồn dập và mãnh liệt hơn. Điếu này làm cho tôi nhớ đến những lời cảnh báo của Đức Mẹ Maria. Chúng tôi xin được trích đăng một phần của chương 6 trong tác phẩm Mẹ Đến Lần Cuối, do Lm Hoàng Minh Tuấn biên soạn:
“136. Ngoài Mirjana, còn có Ivanka Ivankovic Elez, 1 thị nhân khác, cũng nhận là mình đã lãnh 10 điều bí mật có liên quan tới các giai đoạn chót của lịch sử địa cầu.(a) Cũng như Mirjana, Ivanka được Đức Mẹ trao cho các bí mật. Chính Ivanka nói với chúng tôi rằng Thiên Chúa sẽ không phá hủy thế giới này. Cô bảo chính trái tim tội lỗi của con người có khả năng hủy hoại nó.
(Xin trích dẫn từ W, 44, một thông tin do Cha Vlasic - là linh hướng của các em thị kiến, đồng thời là cha xứ Medjugorje thay cha Jozo Zovko, khi Cha nói về các bí mật được trao cho mấy em thị kiến. Thông tin này được thâu băng trong 1 cuộc phỏng vấn Cha vào tháng 8-1983). Cha nói: “Các thị nhân nói rằng khi các bí mật mà Đức Mẹ trao cho mấy em được thực hiện, cuộc sống ở thế giới sẽ thay đổi. Sau đó, nhân loại sẽ tin như những thời xưa. Cái gì sẽ biến đổi và nó sẽ biến đổi cách thế nào, chúng ta không biết, chờ đến khi các bí mật được mở ra”. Ở 1 chỗ khác, Cha còn nói: “Nếu ta nghe và làm theo các sứ điệp Mẹ dạy, ta có thể tránh được các đại họa. Tất cả là tùy ở ta. Đại họa không từ trời rơi xuống. Chính chúng ta tạo ra chúng, chuẩn bị chúng. Đức Mẹ đến bảo chúng ta chấm dứt sự chuẩn bị đại họa”. “Đại họa đến từ con tim không hoán cải. Đại họa lớn nhất là thiếu yêu thương” (Queen... 135).
Không biết đích xác thế nào, song có 1 tác giả mới đây (1966) cho biết là: Đức Mẹ đã cho mấy em thị kiến thấy sự thực hiện bí mật thứ nhất: mặt đất tiêu điều, hoang tàn sau cuộc nổi dậy (hay chấn động) của 1 vùng địa lý trên trái đất (after the up-heaval of a geographical region of the earth) (theo Z, 155; xem lại số 75).
Bằng sự trung tín của cô trong đời thường của 1 người làm vợ và làm mẹ, cô nhắc nhở mọi người hàng ngày rằng Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đức Mẹ đã đến tỏ mình là Nữ Vương hòa bình và mọi sự đều là có thể đối với những ai yêu mến Thiên Chúa. Người ta hỏi Ivanka về 3 ngày tối tăm mà cha Padro Pio đã nói tiên tri và còn hỏi là cô có biết gì về trận mưa lửa từ trời được người ta coi là điều bí mật thứ ba của Fatima. Người ta cũng tham vấn Ivanka về bức thông điệp của Akita, trong lần Đức Mẹ hiện ra tại Nhật Bản vào năm 1973, từng được các chức sắc Giáo Hội công nhận. Trong cuộc Hiện Ra này, Đức Mẹ nói:
“Cha trên trời sẵn sàng (cho phép) 1 cuộc trừng phạt lớn xảy ra trên toàn thể nhân loại. Nếu loài người không ăn năn sám hối và cải hóa đời sống, Cha thiên quốc sẽ (cho phép) 1 cuộc trừng phạt lớn lao nhất... còn tệ hại hơn cả lụt đại hồng thủy. Lửa sẽ từ trời rớt xuống..., 1 phần nhân loại sẽ bị tiêu diệt. Cả người tốt lẫn người xấu đều chết. Những ai còn sống sót sẽ chịu thống khổ đến mức họ mong thà chết còn hơn”. (Xin xem cuốn “The meaning of Akita” của tác giả Teiji Yasuda, Osu).
Ivanka vẫn thản nhiên, cô lặng thinh không trả lời. Cuộc đời của cô là 1 bức thông điệp hùng hồn về Thiên Chúa là tình yêu (ct 10).”
Trong tâm tình nhớ lời Mẹ dặn, chúng tôi xin được lập lại năm mệnh lệnh mà Ðức Mẹ tại Medjugorje gởi các con yêu dấu của Mẹ trên toàn thế giới. Mẹ kêu gọi thế giới hãy ăn năn sám hối, trở về với Thiên Chúa:
(Sáu thị nhân tại Medjugorje, Nam Tư vào khoảng năm 1981.) Cầu nguyện (cầu nguyện chuỗi Mân Côi bằng cả tâm hồn). Ăn chay (ăn chay vào các ngày thứ Tư và thứ Sáu bằng bánh mì và nước lã). Ðọc Kinh Thánh. Xưng tội. (Mẹ khuyên nên xưng mỗi tháng 1 lần) Dự Thánh lễ. Ước mong tất cả mọi người chúng ta cùng nhau thực hành lời Đức Mẹ Maria nhắn nhủ để cầu nguyện cho toàn thế giới được bình an.
Kim Hà 13/5/08 (Lễ Kính Đức Mẹ Fatima)
CN900: Thiên Tai Dồn Dập
|
|
Vào những ngày cuối năm 2004, một cơn sóng thần tsunami đã giết chết hơn 230 ngàn người |
|
Đọc
|
|
Tháng 5 và tháng 6 thường có những học sinh và sinh viên tốt nghiệp. Đây cũng là những tháng mà các học sinh và sinh viên phải miệt mài học tập vất vả để thi tốt nghiệp. Đây cũng là thời gian mà đại gia đình xum họp và hân hoan đón chào những tân khoa.
Năm nay, gia đình tôi chuẩn bị để dự lễ tốt nghiệp của hai người cháu. Nhân dịp ấy, tôi tiếp xúc với cháu Thùy Trang và hỏi xem cháu muốn làm nghề gì sau khi ra trường. Câu trả lời của cháu Trang làm cho tôi hơi ngạc nhiên:
“Thưa bác, cháu đang học về truyền thông (Media). Các giáo sư của cháu đã sẵn sàng mướn cháu sau khi tốt nghiệp để làm việc với họ trong lãnh vực truyền thông nhưng cháu đang suy nghĩ.
Một mặt, cháu muốn tiếp tục học thêm để lấy bằng Cao Học hay Tiến Sĩ. Một mặt khác, cháu muốn ghi danh vào Peace Corps để đi hoạt động ở các nước chậm tiến còn được gọi là các nước thứ ba. Mộng ước của cháu là trở nên một chuyên viên làm phim tài liệu để thực hiện những cuốn phim nói về cảnh nghèo khó. Với đam mê và ước mơ làm những gì có ích lợi cho người khác, cháu muốn dùng ống kính và tài năng của mình để giúp thế giới biết rõ hơn những góc cạnh của sự nghèo khó và những con người đang tranh đấu để thoát khỏi sự nghẻo đói ấy.
Dĩ nhiên nếu sống ở Mỹ, cháu có thể tìm được việc làm với đồng lương khá lớn vì điểm ra trường của cháu cao. Cháu nghĩ nếu tìm một việc làm bình thường thì ai cũng có thể làm được nhưng để tìm một công việc thích hợp với giấc mơ của mình thì cháu cần phải trải qua những kinh nghiệm của cuộc sống. Do đó, cháu muốn đi phục vụ những người nghèo trong khoảng 3, 4 năm, và ghi lại các tài liệu sống thực để thực hiện những phim tài liệu.
Trong thời gian 4 năm học tập vừa qua, cháu đã xin được một học bổng để qua Tân Tây Lan học và sinh hoạt. Trong suốt 6 tháng ở đó, cháu rất thích đời sống thiên nhiên nhiên và bình an của nước này. Đất rộng, cảnh đẹp mà người dân thì ít ỏi và hiền hòa. Cuộc sống ở bên ấy không xô bồ như ở tiểu bang California này. Tuy nhiên, cháu chỉ sợ rằng nếu dọn sang bên ấy thì sẽ khó tìm được một việc làm mà cháu hằng mong ước.
Hiện nay, cháu không bận bịu với gia đình, không có người yêu, và cha mẹ cháu có thể sống mà không cần sự giúp đỡ tài chánh của cháu. Nếu cháu không thực hiện những ước mơ thì sau này, khi lập gia đình, cháu sẽ bị bó chân với bổn phận người vợ và người mẹ.”
Tôi thầm cảm phục lối suy nghĩ trưởng thành và khác người của cháu gái. Cháu vừa dạy cho tôi một bài học sống động! Tôi khuyến khích cháu hãy cố gắng thực hiện giấc mơ của mình. Nếu người trẻ nào cũng mong ước phục vụ người nghèo khổ và mong làm một điều thiện hảo cho tha nhân thì chắc chắn, thế giới sẽ tốt lành hơn và cuộc đời của những người bất hạnh sẽ được hạnh phúc hơn.
“Trong đời sống, nếu bạn không có ước mơ thì kể như bạn sẽ chết! If you don’t dream, you will die!”
Kim Hà, 13/5/2008
CN899: Tìm Cho Mình Một Công Việc Có Ý Nghĩa
|
|
Tháng 5 và tháng 6 thường có những học sinh và sinh viên tốt nghiệp. |
|
Đọc
|
|
Ông Minh kể chuyện đời mình:
“Trong khi đất nước đang chuẩn bị chia đôi vào năm 1954 thì tôi đang du học ở Pháp. Tôi vội viết thư về Hà Nội cho đại gia đình để thuyết phục cha mẹ tôi hãy di cư vào miền Nam, rồi tôi sẽ về nước và chăm sóc cho ông bà. Tuy nhiên các anh chị tôi vì ở bên cạnh cha mẹ nên ngày đêm, họ khuyên cha mẹ tôi đừng vào Nam. Họ lý luận rằng cuộc sống sẽ khó khăn lắm vì mọi sự sẽ phải bắt đầu từ con số không. Vả lại, trong thâm tâm họ lúc ấy, miền Nam là một vùng xa xôi, lạ phong thổ, dân tình chắc không giống người miền Bắc.
Cuối cùng, cha mẹ và các anh chị tôi chọn ở lại miền Bắc, chỉ có một mình tôi sau khi du học về nước thì chọn ở miền Nam.
Trong những ngày tháng bơ vơ, xa gia đình, tôi nhớ nhất là mẹ của tôi. Bà là người mẹ dịu hiền, suốt đời hy sinh cho chồng con. Tôi xa mẹ quá sớm nên lòng lúc nào cũng nhớ thương mẹ. Tôi nhớ nhất là tiếng hát ru con ài ơi, êm ái nghe buồn não nuột của mẹ. Tôi nhớ những bữa cơm gia đình đạm bạc có rau mồng tơi và cà pháo mà mẹ tôi sửa soạn cho gia đình. Tôi nhớ mái tóc dài đen huyền và thơm mùi chùm kết của mẹ. Tôi nhớ hàm răng đen nhánh hạt huyền của mẹ và nụ cười đôn hậu của mẹ tôi.
Đến hơn 30 năm sau, tức là vào tháng 4 năm 1975, gia đình riêng của tôi di tản sang Mỹ nên tôi không còn dịp để gặp gỡ gia đình và mẹ tôi.
Rồi khi cha mẹ tôi qua đời, tôi không được về thọ tang. Mãi đến lúc gần đây, sau năm 2000, tôi và vợ về thăm quê cũ ở miền Bắc. Chúng tôi đến thăm nhà thờ, nơi gia đình tôi thờ phượng Chúa. Tôi xin cha xứ cho tôi được tìm lại những hồ sơ rửa tội của đại gia đình tôi. Cha đồng ý nhưng tôi chỉ tìm được những giấy tờ rửa tội của ba tôi và các anh chị em, mà không có hồ sơ của mẹ tôi. Lòng tôi buồn sầu vô cùng khi nghĩ đến việc mẹ tôi chết mà không được rửa tội. Nếu qủa thật như thế thì thật là bất hạnh cho bà.
Tôi đi theo những thân nhân ở ngoài Bắc để thăm mộ cha mẹ và các anh chị. Vận mệnh thăng trầm của tổ quốc đã làm cho bao nhiêu gia đình ly tán, kẻ ở người đi, kẻ lưu lạc, người tù tội. Gia đình của tôi tan tác và chia lìa. Giờ đây khi tôi trở về cố hương, đi tìm thân nhân thì người xưa không còn, nhớ lại các kỷ niệm cũ thì mọi sự thay đổi. Lòng tôi cứ ngẩn ngơ, tiếc nuối.
Tôi nghĩ dân tộc mình có quá nhiều đau khổ, đất nước mình lầm than, người dân có đời sống giàu nghèo, chênh lệch quá lớn. Có biết bao thảm cảnh đau lòng xẩy ra? Tại sao người ta không yêu thương đồng bào, không xây dựng đất nước mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của riêng mình?
Giờ đây, tuổi đời tôi đã cao, tôi đang viết tập hồi ký để lại cho các thế hệ con cháu. Tôi vẫn mang trong lòng niềm hãnh diện của một sĩ quan Không Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Hàng ngày tôi cùng vợ đi tham dự Thánh lễ để cầu nguyện cho quốc thái dân an. Ngoài ra, tôi dạy giáo lý Công Giáo cho những người tân tòng. Tôi cũng tích cực tham gia vào các sinh hoạt của cộng đồng Công Giáo người Việt Nam.
Lạy Chúa, xin đoái thương đến dân tộc Việt Nam của chúng con và ban cho dân tộc con được tự do và no ấm! Amen.”
Kim Hà, 12/5/08
CN898: Đất Nước Chia Đôi Làm Gia Đình Ly Tán
|
|
Ông Minh kể chuyện đời mình: |
|
Đọc
|
|
Sân khấu trần gian nhiều huyền nhiệm
Được dựng nên bởi Đấng khôn ngoan
Phái Lão Bộc Giuse chăm sóc
Ông thường kéo màn năm 3 lần (1)
Xong việc trở về trời quy ẩn
Sân khấu trao lại Maria
Vị Công Chúa Hoa Khôi Đất Trời
Và Người đóng vai chính Giêsu
Sân khấu tưng bừng phóng loa báo
Giêsu lên tiếng rao nước trời
Thiên hạ nô nức đưa nhau tới
Kẻ khen người ghét ghen có đủ
Phú hào tức giận nổi âm mưu
Tựu kế bắt Giêsu tra khảo
Rồi đem giết phơi thây đỉnh núi
Công Chúa tủi sầu lệ hơn biển
Hòa cùng Máu Giêsu thấm đất
Tưới hạt ngọc yêu thương nảy mầm
Hóa giải đất khô cằn nứt nẻ
Thành phì nhiêu đẻ nhiều giống cây
Nở muôn hoa theo nhịp tháng ngày …
Sân khấu hôm xưa bị tàn phá
Nay Con Bà chuộc lỗi dựng xây
Bằng giống cây thấm máu tử hùng
Và loài hoa kết chuỗi hy sinh
Kịp tháng năm dâng về Công Chúa
Để Bà dùng tháng sáu Thánh Tâm.
Sóng Biển
(1) Thánh Giuse xuất hiện vào dịp Christmas – Mùa Giáng sinh.
Tháng 3 – Tháng Kính Thánh Cả Giuse
Tháng Năm – Kính Thánh Cả Giuse lao động (May 1st)
M46: Sân Khấu Trần Gian (thơ)
|
|
Sân khấu trần gian nhiều huyền nhiệm
Được dựng nên bởi Đấng khôn ngoan |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Đây là lời chia sẻ tâm tình của chị Tư, một trong các thiện nguyện viên của nhóm Bảo vệ Sự Sống. Chị Tư chia sẻ vào ngày lễ Hiền Mẫu 11/5/2008:
“Nhóm cúa tôi có 4 chị em cùng làm việc thiện nguyện để cứu các thai nhi. Chúng tôi thường đăng quảng cáo trên báo nhưng cũng có khi không có đủ tiền để tiếp tục đăng quảng cáo hàng ngày. Đa số những người gọi điện thoại cho chúng tôi là những người đã có ý định muốn phá thai.
Cách đây vài tháng có một thiếu nữ gọi đến vì cô ta không muốn giữ thai nhi. Nghe vậy, cả 4 chị em chúng tôi đều tìm cách thuyết phục cô ta giữ thai lại nhưng cô ta từ chối, không muốn nghe lời khuyên. Khi chúng tôi gọi điện thoại thì cô ta không nhận điện thoại nữa.
Lần cuối, lúc tôi dùng một số điện thoại khác để nói chuyện tâm tình với cô thì được biết là cô đã phá thai. Nghe tin buồn ấy, mấy chị em trong nhóm của tôi rất buồn bực và bất an. Không ai có thể tiếp tục làm việc của mình được.
Vì quá đau buồn bởi cái chết của thai nhi nên tôi vào nhà thờ, quỳ trước Nhà Tạm Thánh Thể Chúa để trình bày sự buồn phiền của mình rồi xin Ngài soi sáng và an ủi.
Sau đó, tôi nhận ra rằng có lẽ mình làm công việc bảo vệ sự sống nhưng lại quá chú trọng đến thành quả, tức là việc giữ thai nhi, chứ chúng tôi chưa yêu thương những người mẹ mà mình đang muốn giúp. Lẽ ra tôi cần phải an ủi, nâng đỡ và vỗ về người thiếu nữ đang sống trong sự sợ hãi và trong mặc cảm giết người. Lẽ ra tôi phải tìm cách tạo tình thân trước khi khuyên cô ta hãy giữ thai nhi lại. Lẽ ra…lẽ ra…
Tự nhiên, tôi cảm thấy mình cần phải giúp đỡ tinh thần và an ủi cô ta. Do đó, tôi gọi điện thoại và nói với cô ấy rằng:
“Chị biết em đang đau buồn nên chị và nhóm chị sẽ tiếp tục cầu nguyện cho em để em được binh an. Có thể em không tin Chúa nhưng Chúa luôn yêu thương em và quan phòng cho em. Chị cũng cầu nguyện cho những ai đã không chịu giữ thai nhi lại, cho những ai có con bị chết hay những ai không được diễm phúc làm mẹ. Khi nào em cần gì nơi chị, xin em cứ gọi điện thoại cho chị.”
Nghe tôi nói xong thì cô ta khóc ở đầu dây bên kia. Cô tỏ ra rất xúc động.
Trong những lúc làm việc bảo vệ sự sống, tôi nghiệm ra rằng có một số gia đình Công Giáo cũng sẵn sàng phá thai nhi vì cuộc sống của họ quá khó khăn. Chẳng hạn như có một gia đình mà người chồng tàn tật, vợ mới sinh con được 10 tháng, nay lại có thai nữa. Vì thế, hai vợ chồng đồng ý phá thai. Họ đọc lời quảng cáo của nhóm chúng tôi và họ nghĩ rằng đây là nhóm sẽ giúp họ phá thai. Ai ngờ, họ lại gặp nhóm bảo vệ sự sống.
Ngoài ra còn có những cha mẹ khác sẵn sàng phả thai vì xung đột giữa vợ chồng, vì thất nghiệp hay vì bịnh tật.
Dù sao đi nữa, đã tự nguyện làm việc này, chúng tôi rất cần phải có ơn thánh Chúa để can đảm mà thuyết phục người khác và để có thể kiếm được những nguồn tài nguyên xã hội, chẳng hạn như những hội thiện nguyện lo cho mẹ con thai nhi, để mà giúp đỡ những cha mẹ giữ thai nhi lại.
An ủi người khác là điều quan trọng nhưng nếu tìm được những nguồn tài trợ để giúp đỡ cho các trường hợp khó khăn thì đó là việc làm thực tế nhất.
Xin Chúa chúc lành cho những người mẹ dám can đảm giữ thai nhi lại, dù hoản cảnh sống đang khó khăn, dù bị áp lực của gia đình, dù là bản thân họ đang lo âu và sợ hãi.”
Kim Hà, 11/5/08
CN897: Làm Sao Cứu Các Thai Nhi Khỏi Chết?
|
|
LNĐ: Đây là lời chia sẻ tâm tình của chị Tư, một trong các thiện nguyện viên |
|
Đọc
|
|
Cứ vào ngày 1 tháng 5 hàng năm, Giáo hội lại mừng kính Thánh cả Giuse, là Đấng bảo trợ người lao động. Thánh Cả thực xứng với cái danh ấy. Tôi mang ơn Thánh Cả nhiều mà chưa có biểu hiện gì bao nhiêu để làm sáng danh Chúa và vinh danh Ngài nên cũng thấy áy náy, nay tôi xin kể vài mẩu chuyện nhờ sự can thiệp của ngài mà phép lạ đã xảy ra trong đời sống thường ngày.
Thánh Cả Giuse giúp kiếm được job (việc làm) thơm
Hai lần tôi bị thất nghiệp, đến cầu xin ngài phù giúp, hễ lần nào tôi kiên nhẫn chờ làm cho xong tuần 9 ngày (tuần cửu nhật) kính ngài, không gấp gáp thì kiếm được job thơm và lương khá hơn những gì tôi cầu xin, và đều rơi vào tháng ba. Còn lần nào mà tôi nóng lòng…thì cái job kiếm được chẳng ngon lành thơm tho gì, thường là không bền. Có lắm khi bạn cũng như tôi xin mà còn sợ Chúa không cho, hay e dè sợ sệt cái gì đó không biết, các bạn cứ xin maximum (tối đa) đi và nhiều nhiều hơn thế nữa. Thiên Chúa rất quảng đại, nếu bạn sợ mà chỉ xin khỏi một cách tay đang bị tê nhức thôi, thì Ngài chỉ cho khỏi một cách tay theo như lời bạn xin thôi đấy nhé…đừng có hối hận phàn nàn.
Thánh Cả Giuse giúp sáng kiến để hoàn tất công việc
Khi làm việc trong hãng, hoặc viết lách, mỗi lần tôi bí thế bị tắt sáng kiến, không biết phải làm sao để công việc được hoàn tất, miệng tôi lẩm bẩm…Cha nuôi à, giúp con với…con thực hết cách thôi. Thế rồi, tôi dừng lại tư lự, trong tích tắc…không biết những tư tưởng/sáng kiến ở đâu nó cứ tuôn ra sao mà đầy ắp ở trong đầu đến thế, giúp đôi tay tôi nhanh thoăn thoắt liên tục để hoàn tất công việc và còn gấp rút nữa, chỉ sợ không bắt kịp dòng tư tưởng đang thông chuyển cho biết bị cắt mất.
Thánh Cả Giuse giúp sửa mấy cái đồ lặt vặt hư hỏng trong nhà
Bóng điện típ dài màu trắng bị cháy, vòi nước ở sink/phòng tắm đang bị rỉ, bị nghẹt, cái xà ngang giữ giấy toilet bị gẫy, bồn nước phòng tắm bị nghẹt, bồn cầu nghẹn nước không thông, máy quất cỏ bị hư …và đại loại những việc khác tương tự như thế…mỗi khi nó hư, tôi chẳng biết tính sao, nếu kêu thợ thì phải trả mắc tiền, loay hoay tìm hiểu …tôi lại lẩm bẩm …Cha nuôi ơi, giúp con với …thế rồi, lóe lên trong đầu như tia chớp mình có thể sửa được, tháo đồ ra …ra chợ mua về tự thay lấy …và tôi thực là thích thú, không ngờ mình làm được. Trong lòng vui mừng cám ơn Thánh Cả rối rít.
Một ngày kia, tôi ghé thăm tu viện, toàn các sơ già, nhân lúc tôi vào phòng set-up cái printer cho sơ thì cứ nghe tiếng nước rỉ chảy giọt rất mạnh trong phòng tắm, tôi hỏi thì sơ mới nói cho biết rằng nó cứ chảy giọt tong tong cả 10 năm rồi. Sơ hỏi tôi giúp xem có thợ người Việtnam nào có thể sửa cái vòi nước phòng tắm với giá rẻ không, vì thợ đến nói giá cao quá cả hơn mười ngàn đô la, họ nó phải xuống tầng hầm (basement) dưới nhà thay cái ống bị gò rỉ, rồi thay thêm ba cái lăng nhăng gì đó, mà các sơ bảo rằng thợ họ nói nghe sao tốn phí quá so với cái vòi nước chỉ rỉ giọt đơn giản như thế, mà các sơ đâu có tiền nhiều thế, nên các sơ ngưng không kêu thợ nữa, các sơ cứ ngày mấy lần bận hứng nước lấy ra lấy vô bắn tung tóe. Tôi vào quan sát một hồi…lại lâm râm …Cha nuôi à, chỉ cho con nó bị trục trặc ở đâu …ngó một hồi, à hiểu rồi …hiểu rồi…thử xem, tôi ra ngoài sân tắt công tắc nước, tháo tung hai cái vòi vặn lôi được cái ruột (đã mấy chục năm bị rỉ sét) của nó ra, phóng xe xuống khu bán đồ “lạc-xoong” cũ kỹ để tìm, may quá họ có bán cái giống như vậy. Thế là, chỉ hết hơn 13 đô la, tôi mua được đủ bộ phận thay thế. Xong việc tôi còn vui mừng hơn các sơ ….cám đội ơn Thánh Cả Giuse nhiều. Từ đó tới nay đã bảy năm rồi vòi nước không bị rỉ chảy nữa. Kể từ đó các sơ đặt cho tôi cái biệt danh Josephine Jr.
Thánh Cả Giuse giúp sửa xe
Cái quạt nước bị mòn, xe bị rỉ nhớt, xe chạy sao kêu khô lăn khô lốc nặng nề khác với mọi ngày, cổ xe cứng ngắc, bình xe lúc này sao kỳ quá lúc nổ máy được, lúc tắt ngúm hết điện v.v. mở nắp xe coi xem…Cha nuôi, giúp con với …à, hiểu rồi…chắc nó bị cái này... bị cái này, tôvít, kiềm có sẵn vặn ốc cái này, cái kia…phóng xe ra tiệm bán đồ phụ tùng … miệng hỏi tay múa máy…rốt cùng nhân viên cũng giúp mình kiếm ra các loại nhớt, và ba thứ đồ muốn mua về …loay hoay…thay-sửa sao đây... thử xem…Cha nuôi nhớ giúp con đó, không thì đi đoong… Xong rồi, thử nổ máy chạy xem …thiệt mừng hết lớn cám ơn Cha nuôi …cám ơn Cha nuôi nhiều lắm lắm.
Chuyện mới cách đây năm ngoái, xe của tôi bị người ta tông tuy không móp nặng lắm, nhưng vì xe cũ nên họ liệt vào loại “quá đát – total loss” cánh cửa phía ghế ngồi (passenger side) đằng trước bên tay phải bị kẹt cứng không sao mở ra được. Bảo hiểm họ đền tiền chẳng có bao nhiêu… mà xe còn chạy tốt…thôi cứ để vậy chạy cũng được, khỏi ra tiệm. Mỗi ngày, nhỏ em và tôi đi ra đi vào trong xe đều nhìn nó, hai chị em hỏi nhau có nên sửa không? Vì mỗi lần má tôi bước vào xe, tôi lại bị la sao không đi sửa đi, cứ để vậy chẳng ai ra vào được.
Thực ngộ ghê, theo như mọi khi, tôi hay kêu réo Thánh cả Giuse giúp lắm…thế mà chuyện này lại quên bẵng ngài đi. Dạo mới đây, khi tôi châm nước xe, quay lại nhìn cánh cửa ..thực là bực cách cửa nguyên vẹn mà không thể mở ra. Lúc này tôi mới nhớ tới Thánh Cả Giuse, rồi kêu réo thêm Thiên thần bản mệnh …thế là sau một hồi quan sát ..tôi thử đi tìm cái tôvít dài nhất nhét qua khe cửa, gồng mình bẩy cái miếng sắt nằm song song với cánh cửa lên …rắc rắc …tôi thử mở cửa …A, được rồi…tôi mừng quá nói vọng om sòm vào nhà, kêu cả nhà ra xem, tôi lẩm bẩm... thế mà để nó bị tê liệt cả năm, sao mình không nhớ đến Thánh Cả sớm hơn kìa.
Vài dòng suy gẫm về Thánh Cả
Quả thực, “không ai kêu cầu Thánh Cả Giuse mà vô hiệu…”. Ngài thực có quyền thế ban ơn và bảo trợ/phù giúp cho kẻ kêu xin, như trong lời Thánh vịnh chép, “Môi miệng người công chính kêu xin thì Thiên Chúa nhận lời”, và như trong Phúc âm có nói, “Thánh Giuse, người công chính.” Tôi nghiệm rằng, Thánh Cả không những phù giúp trong công việc, mà còn giúp đỡ cả về phần tâm linh nữa. Tôi thường hay tâm sự với Cha nuôi, không ai hiểu Chúa Giêsu bằng Mẹ Maria, và không ai hiểu Mẹ Maria bằng Cha nuôi. Tôi xin Mẹ thấy lâu quá... thì chạy tới Cha nuôi nhờ Cha nuôi nói giúp với Mẹ vài câu …rồi tôi tin tưởng chờ... thế nào Mẹ cũng sẽ nói lại với Chúa Giêsu…và phép lạ xảy ra trong cuộc sống đời thường.
Chắc hẳn các bạn còn nhớ, câu chuyện tổ phụ Abraham đã sai lão nô bộc của ông đi hỏi cưới bà Rebeca về cho I-xa-ác (Sáng thế ký- chương 24). Tôi thấy rất hay càng đọc càng suy càng thấy có bóng dáng của Thánh Cả Giuse và Mẹ Maria ở trong ấy. Tỉ dụ như các câu mà Lão bộc thưa, xin hoặc nói với cha con bà Rebeca như sau:
- Ông Bơ-thu-ên, bố của bà Rebaca mở lời đầu tiên với lão bộc, “Xin mời ông vào, hỡi người được Thiên Chúa chúc phúc.” Thiên thần truyền tin sau khi mở lời thứ nhất với Mẹ Maria, “Kính Mừng Maria, đầy ơn phúc…” cũng đã mở lời lần thứ hai với Thánh cả Giuse trước khi ngài đảm nhận vai trò Cha nuôi Chúa Cứu Thế như vậy, … “Giuse, người công chính”.
- Lão bộc thưa với Bơ-thu-ên, “tôi sẽ không ăn uống gì trước khi nói những điều tôi cần phải nói.” Lời cầu bầu của Thánh Cả rất hiệu năng trước Nhan Thánh Chúa và ngài sẽ mang lời khấn xin của chúng nài nỉ Thiên Chúa như vậy.
- Lão bộc núp phía ngoài thành, gần giếng nước để tìm cơ hội gặp Rebeca, khi gặp Rebeca trong số những người nữ đi lấy nước, ông chạy lại lên tiếng, “cô làm ơn cho tôi uống chút nước trong vò của cô”. Rebeca liền thưa, “không những cho ông uống mà còn cả đàn gia súc của ông nữa, và đợi cho tới khi nào chúng uống xong.” Rõ ràng, việc lão bộc núp để chờ dịp gặp Rebec ca, thì Cha nuôi Giuse cũng rất tế nhị chờ dịp gặp Mẹ Maria để tâm sự vậy. Còn Mẹ Maria thì không thể từ chối bất cứ điều gì khi Thánh cả Giuse lên tiếng bầu cử cho chúng ta, hễ Mẹ nhận lời Thánh Cả thì Chúa Giêsu cũng chẳng hề từ chối lời Mẹ xin bao giờ. Hơn nữa, Mẹ còn muốn chúng ta thu được kết quả nữa, như vị lão bộc của Abraham đã xót thương xin cho đàn gia súc của ông đỡ chết khát và như Rebeca đã đợi đàn gia súc cho tới khi uống xong.
- Sau khi lão bộc và đàn gia súc uống no nê, “ông lấy một chiếc khuyên vàng hai chỉ và một đôi xuyến vàng ba lượng đeo vào tay Rebeca”. Cũng thế, Thánh cả Giuse sẽ lấy những cái gì là công phúc, là việc lành của chúng ta gởi trao lại cho Mẹ Maria gìn giữ …và Mẹ giữ thì chắc ăn lắm, nó còn đó không mất đi đâu.
Trong câu chuyện này tôi còn thấy có cả bóng dáng của cuộc hôn nhân giữa Thánh Cả Giuse và Mẹ Maria nữa. Khi nào rảnh tôi sẽ chia sẻ tiếp.
“Kính Mừng Giuse đầy ơn phúc, Đấng Cứu thế được ngài âu yếm dưỡng nuôi và tận tình chăm nom săn sóc, Ngài thật có phúc hơn hết mọi người nam, và Giêsu Con Chí Thánh của bạn thanh khiết Ngài thật có phúc. Thánh Giuse, Cha nuôi con Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con trong những lo âu hồn xác hiện nay, và xin thương phù giúp chúng con trong giờ lâm tử. Amen.” (ĐHY Mẫn, Việtnam).
Xin tạm phỏng dịch và các bạn có thể lần chuỗi giống như chuỗi kinh Mai khôi vậy:
Hail Joseph, full of God’s Grace! Jesus Christ was your adopted love whom you care for with tender heart. Blessed are you among men. And blessed is Jesus – Son of Most high, the fruit of the Virgin Mary, Your wife. Holy Joseph, foster father of our Lord, pray for us sinners now and at the hour of our death. Amen.
Sóng Biển, 1/5/08
M45: Thánh Cả Giuse, Đấng Bảo Trợ Người Lao Động
|
|
Cứ vào ngày 1 tháng 5 hàng năm, Giáo hội lại mừng kính Thánh cả Giuse, là Đấng bảo trợ người lao động. Thánh Cả thực xứng với cái danh ấy. |
|
Đọc
|
|
Trong bài giảng ngày 10/5/2008 mừng lễ Hiền Mẫu, LM Hồ Văn Mậu đã nhắc đến hình ảnh những người mẹ và mẹ của ngài. Dù giọng nói của cha Mậu có vẻ bình thường nhưng tôi biết chắc là ngài đã cố gắng dằn lại sự xúc động trong lòng:
“-Trong những năm 1973, 1974 thường xẩy ra các cuộc chiến trận ở vùng Long Khánh. Có nhiều người dân vô tội chịu chết cháy bị bom rơi, đạn nổ giữa hai lực lượng Quốc Gia và Cộng Sản. Cuối cùng, quân đội Quốc Gia phải mở con đường máu để cho dân chúng chạy thoát. Trong giờ phút hỏa mù ấy, tôi hối hả đi tìm mẹ tôi nơi những xác chết cháy đen đang nằm la liệt trên đồng ruộng. Tôi đến lật từng xác chết để tìm mẹ mình.
Tình cờ, tôi thấy xác một người phụ nữ, khuôn mặt bà ta đã cháy xám đen và không thể nhận diện được. Bà nằm trong tư thế co quắp. Bà ôm chặt lấy đứa con nhỏ bé cũng đã chết cháy. Sau lưng bà là những vết đạn. Tôi hiểu rằng trong lúc nguy tử, bà đã đưa lưng ra để đỡ đạn cho đứa con của mình. Đó là hành động đẹp đẽ cuối cùng mà bà đã làm để mong bảo vệ con bà. Hình ảnh mẫu tử thân thương không rời nhau của mẹ con bà đã làm cho tôi xúc động sâu xa.
-Từ lúc còn nhỏ khoảng 9, 10 tuổi thì tôi đã đến ở trong nhà cha xứ để giúp việc và học hành nên tôi xa mẹ tôi rất sớm. Tuy không sống với mẹ nhiều, nhưng tôi có những kỷ niệm đáng nhớ về mẹ mình:
*Khi đã là một thầy tu sĩ phục vụ ở giáo xứ mà tôi vẫn rất nghèo. Tôi luôn phải ghé quán nhỏ bên đường để xin tiền mẹ chi tiêu hàng ngày. Mẹ tôi móm mém mà vẫn phải buôn bán hàng vặt để sinh nhai và để có vài đồng bạc giúp cho tôi. Nếu qúy vị ở giáo xứ Bảo Toàn, Long Khánh thì chắc biết mẹ tôi. Cha xứ không cho ai bán hàng quán gì trước mặt nhà thờ nhưng ngài chỉ ưu tiên cho “mẹ thầy Mậu”.
Hàng ngày, mẹ tôi ngồi ở một sạp gỗ ọp ẹp để bán trái cây như vài nải chuối, vài cái bánh ú cho các trẻ học sinh qua lại. Mẹ tôi phải nhờ người ta làm một cái lều lụp xụp để che mưa, che nắng. Tôi dù đã trưởng thành mà vẫn không thể giúp gì cho mẹ, lại còn làm phiền bà thêm nữa.
*Tôi nhớ thỉnh thoảng cứ mỗi lần về thăm nhà thì mẹ tôi thường hay ngồi đong đưa chiếc võng và bỏm bẻm ăn trầu. Thấy tôi về, mẹ mừng rỡ và hỏi:
“Con về đó à Mậu?”
Tôi nói: “Dạ” rồi đi làm việc của mình. Mẹ con tôi chỉ đối thoại vắn vỏi như vậy thôi.
*Ngày mẹ tôi hấp hối thì em tôi chạy ra nhà thờ báo tìn cho tôi rằng:
“Anh Mậu, anh về gấp, mẹ đang hấp hối, mẹ muốn gặp anh lần chót!”
Khi đó, tôi đang leo lên nóc nhà thờ để làm công tác xây dựng. Tôi không thể để những miếng gỗ nặng ở lửng lơ trên trần nhà mà về nhà ngay, nên tôi hỏi em tôi rằng:
“Em à, anh không thể về ngay được. Tối nay anh về thì còn kịp gặp mẹ không?”
Em tôi không trả lời. Đến tối, khi xong việc, tôi về nhà thì mẹ tôi đã qua đời, không được gặp đứa con trai của mẹ!”
Tôi kể ra một vài kỷ niệm thân thương trong ngày Lễ Mẹ Hiền để nhắc nhở mọi người rằng:
“Trong cuộc sống gia đình có những xung đột giữa thế hệ mẹ và thế hệ con. Khi ở trong tòa giải tội hay ngay trong cuộc sống thường nhật, có nhiều người từng phàn nàn với tôi về những sự mâu thuẫn giữa mẹ và con. Chúng ta cần tha thứ và thông cảm nhau, bởi vì hơn ai hết, tình mẫu tử là thiêng liêng và cao quý nhất. Chúng ta không thể vì những xung đột mà giận ghét và bỏ rơi nhau.
Xin Chúa cho các người con biết cảm thông và phục vụ cha mẹ nhiều hơn. Xin cho những người mẹ biết tha thứ và đối xử nhân hậu với con cháu hơn.”
CN896: Mẹ Hiền Hy Sinh Cho Con
|
|
Trong bài giảng ngày 10/5/2008 mừng lễ Hiền Mẫu, LM Hồ Văn Mậu đã nhắc đến hình ảnh những người mẹ |
|
Đọc
|
|
Chị Hồng tâm sự:
“Mỗi lần đến ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day), tôi lại bùi ngùi nhớ đến bà nội của tôi. Có thể nói bà là một phụ nữ bất hạnh. Bà chịu đau khổ nhiều trong cuộc sống, nhất là đời sống hôn nhân. Ông nội tôi là một thầu khoán kinh nghiệm nên có nhiều tiền, nhưng ông lại có thói trăng hoa, có nhiều mối tình lớn nhỏ. Bà tôi cắn răng chịu đựng sự phản bội và đối xử tồi tệ của ông tôi.
Thế rồi, ông tôi lấy một người vợ trẻ hơn bà tôi nhiều. Ông mua xe hơi, mua nhà mặt tiền ở Sàigòn cho gia đình mới của ông. Ông lìa bỏ bà tôi là người vợ luôn nâng đỡ và trung thành với ông khi ông còn nghèo túng.
Hàng ngày, bà tôi phải ngồi tráng bánh cuốn để bán cho khách hàng trước ngôi nhà của ông để có tiền sinh nhai. Bà tôi chứng kiến những sự tiêu xài phí phạm của người vợ bé. Trong khi người vợ bé đi xe hơi ra vào cửa nhà thì người vợ lớn ăn mặc lam lũ, tráng từng cái bánh cuốn cho khách. Bà tôi thường hay khóc thầm. Khi bánh cuốn bị ế, bà đem về nhà cho con cháu ăn. Ba tôi không phải là một người con có hiếu nên càng làm cho bà buồn khổ.
Tuy vậy, bà luôn đến nhà thờ vào mỗi buổi chiều để cầu kinh và tham dự Thánh lễ. Bà siêng năng lần hạt Mân Côi. Bà xin lễ cầu cho chồng, các con và các cháu.
Bà tôi chỉ có hai người con. Sau năm 1954, bác gái (tức là cô Hai) của tôi chọn ở lại miền Bắc với gia đình chồng. Chỉ còn ba tôi cùng di cư vào miền Nam với gia đình ông nội và bà nội tôi.
Bà tôi rất thương em trai tôi vì em tôi là cháu đích tôn của bà. Bà nhịn ăn để xin thánh lễ cầu cho cháu nội đích tôn. Lắm khi cháu cần tiền tiêu nhưng bà không cho mà chỉ dành dụm để xin lễ cầu cho em tôi được khỏe mạnh.
Bà tôi không thích và không yêu các cháu nội gái. Hễ ai ở gần bà thì bà thường hay la mắng hay bắt bẻ điều này, điều kia. Vì thế, khi còn nhỏ, chị em tôi không ai muốn đến gần bà. Lúc ấy, đối với những đứa trẻ ngây thơ như chị em chúng tôi thì tình yêu mẫu tử được hiểu như là: sự săn sóc ân cần, cách đối xử tử tế, lời nói dịu dàng và những ánh mắt khoan dung.
Tôi thương hại bà tôi vì bà chịu nhiều nỗi cay đắng, xót xa. Trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975, bà tôi ra Vũng Tầu để ở với các cháu gọi bà bằng cô. Khi những người cháu này di tản sang Mỹ, họ đưa bà vào một bịnh viện vì bà đang bị bịnh nặng. Họ cũng không có thì giờ để thông báo cho gia đình chúng tôi được biết về tin bà tôi.
Tin sau cùng mà chúng tôi nhận được là bà tôi chết trong cô đơn vào những ngày cuối tháng 4, cũng là những ngày cuối cùng của Miền Nam Việt Nam.
Giờ đây, 33 năm trôi qua, mỗi lần nghĩ đến bà, tôi cảm thấy thương xót cho bà như thương xót một người phụ nữ bất hạnh, nhưng chúng tôi không có một kỷ niệm yêu thương nào để nhớ đến bà như một người bà nội đầy tình yêu thương Mẫu tử đối với con cháu.
Tôi cầu xin Chúa sớm giải thoát cho bà nội tôi để bà cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa và tình yêu Mẫu Tử của Mẹ Maria.”
Suy Niệm: -Khi ông bà, cha mẹ, con cháu còn có điều kiện sống với nhau thì hãy trao đổi tình thương chân thành, không giả dối.
-Hãy nói với nhau những lời dịu dàng, ngọt ngào và êm ái.
-Hãy âu yếm cầm tay nhau và nhìn vào mắt nhau để cảm nhận tình yêu.
-Hãy ban cho nhau những tia nhìn đầm ấm chứa chan.
-Hãy tha thứ cho nhau.
-Hãy đối xử thân ái với nhau.
-Hãy tri ân và biết ơn nhau.
-Hãy nói những lời động viên và khích lệ tinh thần.
-Hãy dành thì giờ quý báu cho nhau vì cuộc đời quá ngắn ngủi.
-Xin hãy nhớ mỗi người đều có một cuộc sống khó khăn, đầy thử thách hàng ngày. Mỗi người đều phải leo lên một con dốc thắng tắp có đầy chướng ngại vật. Ai cũng sẵn sàng té ngã nếu không có người nâng đỡ, ủi an!
-Xin hãy đối xử tốt lành với nhau như chúng ta chỉ còn gặp gỡ nhau một lần cuối cùng trong đời sống!
Bởi vì sau cùng, những kỷ niệm làm người ta nhớ đến nhau là những điều tử tế và nhân hậu mà người khác đã dành cho ta, không phải là của cải, vật chất, danh vọng hay những gì phù hoa, giả trá.
Kính chúc quý vị có một ngày Hiền Mẫu bình an và tràn đầy tình yêu!
Kim Hà, 9/5/2008
Câu chuyện của một linh mục:
Những năm 1973, 1974 thường xẩy ra các cuộc chiến trận ở vùng Long Khánh. Có nhiều người dân vô tội chịu chết cháy bị bom rơi, đạn nổ giữa hai lực lượng Quốc Gia và Cộng Sản. Cuối cùng, quân đội Quốc Gia phải mở con đường máu để cho dân chúng chạy thoát. Trong giờ phút hỏa mù ấy, tôi hối hả đi tìm mẹ tôi nơi những xác chết cháy đen đang nằm la liệt trên đồng ruộng. Tôi đến lật từng xác chết để tìm mẹ mình.
Tình cờ, tôi thấy xác một người phụ nữ, khuôn mặt bà ta đã cháy xám đen và không thể nhận diện được. Bà nằm trong tư thế co quắp. Bà ôm chặt lấy đứa con nhỏ bé cũng đã chết cháy. Sau lưng bà là những vết đạn. Tôi hiểu rằng trong lúc nguy tử, bà đã đưa lưng ra để đỡ đạn cho đứa con của mình. Đó là hành động đẹp đẽ cuối cùng mà bà đã làm để mong bảo vệ con bà. Hình ảnh mẫu tử thân thương không rời nhau của mẹ con bà đã làm cho tôi xúc động sâu xa.
-Từ lúc còn nhỏ khoảng 9, 10 tuổi thì tôi đã đến ở trong nhà cha xứ để giúp việc và học hành nên tôi xa mẹ tôi rất sớm. Tuy không sống với mẹ nhiều, nhưng tôi có những kỷ niệm đáng nhớ về mẹ mình:
*Khi đã là một thầy tu sĩ phục vụ ở giáo xứ mà tôi vẫn rất nghèo. Tôi luôn phải ghé quán nhỏ bên đường để xin tiền mẹ chi tiêu hàng ngày. Mẹ tôi móm mém mà vẫn phải buôn bán hàng vặt để sinh nhai và để có vài đồng bạc giúp cho tôi. Nếu qúy vị ở giáo xứ Bảo Toàn, Long Khánh thì chắc biết mẹ tôi. Cha xứ không cho ai bán hàng quán gì trước mặt nhà thờ nhưng ngài chỉ ưu tiên cho “mẹ thầy Mậu”.
Hàng ngày, mẹ tôi ngồi ở một sạp gỗ ọp ẹp để bán trái cây như vài nải chuối, vài cái bánh ú cho các trẻ học sinh qua lại. Mẹ tôi phải nhờ người ta làm một cái lều lụp xụp để che mưa, che nắng. Tôi dù đã trưởng thành mà vẫn không thể giúp gì cho mẹ, lại còn làm phiền bà thêm nữa.
*Tôi nhớ thỉnh thoảng cứ mỗi lần về thăm nhà thì mẹ tôi thường hay ngồi đong đưa chiếc võng và bỏm bẻm ăn trầu. Thấy tôi về, mẹ mừng rỡ và hỏi:
“Con về đó à Mậu?”
Tôi nói: “Dạ” rồi đi làm việc của mình. Mẹ con tôi chỉ đối thoại vắn vỏi như vậy thôi.
*Ngày mẹ tôi hấp hối thì em tôi chạy ra nhà thờ báo tìn cho tôi rằng:
“Anh Mậu, anh về gấp, mẹ đang hấp hối, mẹ muốn gặp anh lần chót!”
Khi đó, tôi đang leo lên nóc nhà thờ để làm công tác xây dựng. Tôi không thể để những miếng gỗ nặng ở lửng lơ trên trần nhà mà về nhà ngay, nên tôi hỏi em tôi rằng:
“Em à, anh không thể về ngay được. Tối nay anh về thì còn kịp gặp mẹ không?”
Em tôi không trả lời. Đến tối, khi xong việc, tôi về nhà thì mẹ tôi đã qua đời, không được gặp đứa con trai của mẹ!”
Tôi kể ra một vài kỷ niệm thân thương trong ngày Lễ Mẹ Hiền để nhắc nhở mọi người rằng:
“Trong cuộc sống gia đình có những xung đột giữa thế hệ mẹ và thế hệ con. Khi ở trong tòa giải tội hay ngay trong cuộc sống thường nhật, có nhiều người từng phàn nàn với tôi về những sự mâu thuẫn giữa mẹ và con. Chúng ta cần tha thứ và thông cảm nhau, bởi vì hơn ai hết, tình mẫu tử là thiêng liêng và cao quý nhất. Chúng ta không thể vì những xung đột mà giận ghét và bỏ rơi nhau.
Xin Chúa cho các người con biết cảm thông và phục vụ cha mẹ nhiều hơn. Xin cho những người mẹ biết tha thứ và đối xử nhân hậu với con cháu hơn.”
Kim Hà, 10/5/2008
Cn 895: Ngày Hiền Mẫu, Hãy Thương Yêu Nhau
|
|
Chị Hồng tâm sự:
“Mỗi lần đến ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day), tôi lại bùi ngùi nhớ đến bà nội của tôi. Có thể nói bà là một phụ nữ bất hạnh. Bà chịu đau khổ nhiều trong cuộc sống, nhất là đời sống hôn nhân. Ông nội tôi là một thầu khoán kinh nghiệm nên có nhiều tiền, nhưng ông lại có thói trăng hoa, có nhiều mối tình lớn nhỏ. Bà tôi cắn răng chịu đựng sự phản bội và đối xử tồi tệ của ông tôi |
|
Đọc
|
|
Con ghi lại đây để nói lên lời ngợi khen, cảm tạ và vô cùng biết ơn Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và giải thoát chúng ta khỏi bệnh tật, tội lỗi…
Ngày 27.4.2008 vừa qua, em con là Têrêsa Dung bị bệnh tiêu chảy cấp tính đau bụng dữ dội kèm theo sốt và đau đầu. Sau một ngày đêm đi ngoài trên 20 lần mặc dù có đi bác sĩ khám bệnh và uống thuốc nhưng bệnh vẫn chưa thuyên giảm làm cho em con quá kiệt sức, mắt mờ và đi không nổi nữa. Trong tình trạng nguy kịch này con chỉ biết cậy trông phó thác và hết lòng tin tưởng nơi Tình Yêu, lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa mà thôi.
Con cầu nguyện theo Tin Mừng Thánh Mc 1, 30 – 31 :
“Lạy Chúa Giêsu, con mời Chúa đến thăm viếng Têrêsa, xin Chúa cầm lấy tay Têrêsa mà nâng đỡ Têrêsa dậy và kéo Têrêsa ra khỏi vũng lầy của tội lỗi, bệnh tật” (đọc nhiều lần).
Ngoài ra con cầu nguyện liên tục chuỗi Mân Côi Giải Thoát mà con đã được đọc trên trang Mẹ Maria cách đây đã lâu.
*Lạy Chúa Giêsu! Xin giải thoát Têrêsa để Têrêsa được thực sự tự do (Gn 8, 36).
*Lạy Chúa Giêsu! Xin thương xót Têrêsa là kẻ tội lỗi (Lc 18, 13b).
*Lạy Chúa Giêsu! Đối với Chúa mọi sự đều có thể được (Lc 1,38 ).
*Lạy Chúa Giêsu! Xin cứu rỗi và giải thoát Têrêsa.
*Lạy Chúa Giêsu! Xin chữa lành Têrêsa.
Sau mỗi chuỗi Mân Côi con đều nhờ lời chuyển cầu đắc lực của Mẹ Maria, Thánh Giuse và Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Thuận.
Qua hai ngày, bệnh tiêu chảy của em con đã chấm dứt một cách lạ lùng.
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh! Ngài đang sống, đang hiện diện giữa chúng ta để thi ân giáng phúc cho chúng ta. Ngài thật là tuyệt vời.
Xin dâng lời chúc tụng, ngợi khen và tri ân Chúa Giêsu đã chữa lành bệnh cho Têrêsa.
Xin Cám ơn Mẹ Maria, Thánh Giuse, Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Thuận đã cầu thay nguyện giúp cho chúng con trước Ngai Toà Thiên Chúa.
Con, Cecilia Hà
M44: Tạ Ơn Bác Sĩ Giêsu
|
|
Con ghi lại đây để nói lên lời ngợi khen, cảm tạ và vô cùng biết ơn Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và giải thoát chúng ta khỏi bệnh tật, tội lỗi… |
|
Đọc
|
|
Thiên Chúa ban cho chúng con buổi sáng, Với mặt trời đầy ánh sáng. Với nụ cười để chia sẻ, Với công việc để mưu sinh.
Thiên Chúa ban cho chúng con cầu vồng, Hoa thơm, cỏ lạ và lời nhạc du dương, Và bàn tay của những người thân thương, Để giúp chúng con sống vui.
Thiên Chúa ban cho chúng con lời cầu nguyện, Với những quyền năng tuyệt diệu, Để thắp sáng trái tim chúng con, Trong những giây phút đau khổ. Thiên Chúa ban cho chúng con muôn ơn lành, Để đời sống chúng con được tỏa sáng. Và Ngài luôn ban cho chúng con, Hạnh phúc được sống thêm một ngày mới.
Kim Hà, 9/5/08
CN894: Mỗi Ngày Là Một Hồng Ân
|
|
hiên Chúa ban cho chúng con buổi sáng,
|
|
Đọc
|
|
Giọt mồ hôi đổ trên vầng trán
Đôi tay sần chai bởi đục, cưa
Nhọc nhằn hai buổi sớm, trưa
Chu toàn bổn phận nắng mưa chẳng màng
Yêu lao động đường bào mịn láng
Yêu tha nhân thật thẳng đường cưa
Lỗ mộng thật khít, thật vừa
Sản phẩm chưa đẹp thì chưa hài lòng
Yêu nghề nghiệp niềm vui cuộc sống
Thánh hóa đời sống mãi xinh tươi
Cần lao phục vụ con người
Phụng sự Thiên Chúa ngàn đời tín trung
Đường cưa thẳng, dâng lời kinh tán tụng
Lỗ mộng tròn, dâng câu hát tri ân
Tha nhân gieo mối tình thân
Công bình bác ái nhân quần chung tay
Nuôi Con Chúa, dâng mồ hôi tuôn chảy
Nghĩa phu thê, dâng mệt mỏi châu thân
Ngắm nhìn Con Chúa giáng trần
Xua tan vất vả, tinh thần an vui
Vinh danh Chúa vượt ngàn trùng sông núi
Lao động là đường…
đưa tới cõi trường sinh
Hy sinh trót cả đời mình
Mẫu gương Thánh Cả trọn tình hiến dâng ./.
* 1/5 Lễ Thánh Giuse thợ.
Mặc Trầm Cung
M43: Thánh Giuse: Mẫu Gương Lao Động (thơ)
|
|
Giọt mồ hôi đổ trên vầng trán
Đôi tay sần chai bởi đục, cưa |
|
Đọc
|
|
Sau một Thánh lễ tại nhà một người bạn, chị Trang làm chứng về ơn chữa lành mà Chúa đã ban cho chị, để vị linh mục và các anh chị em được biết:
“Tôi bị bịnh trầm cảm nặng từ 4 năm nay, tức là từ năm 2004. Vào ngày đại lễ Lòng Thương Xót Chúa 30/3/2008, tôi đã được Chúa chữa lành sau khi tham dự Thánh lễ và nghi thức chữa lành.
Gia đình tôi ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, gần Boston. Vợ chồng tôi có 3 con nhỏ. Cả hai chúng tôi đều làm nghề điện tử nên đồng lương ít ỏi và cuộc sống chật vật. Vì thế, tôi phải làm hai công việc (jobs): một việc làm bắt đầu từ 3 giờ chiều đến 11 giờ khuya, và một việc làm khác từ 12 giờ khuya đến sáng hôm sau. Sáng đến, khi tôi về đến nhà thì chồng tôi đã đi làm. Do đó, vợ chồng tôi chỉ gặp gỡ nhau vào dịp cuối tuần thôi.
Đời sống khó khăn mà chồng tôi còn có bịnh cờ bạc. Anh ấy thích chơi “cá độ” xem đội banh nào thắng, đội banh nào thua. Có khi anh thua hết tiền lương của cả tuần làm việc. Vì tiếc của nên tôi thường nói dai và cằn nhằn anh. Thế là chồng tôi luôn đánh đập và chửi rủa tôi.
Có một lần, chồng tôi đánh tôi đến gẫy tay. Tôi phải đi cấp cứu ở bịnh viện. Khi các nhân viên hỏi tại sao tôi bị thương thì tôi nói dối là bị té. Họ không tin vì ngoài sự gẫy tay, tôi còn bị nhiều vết bầm tím trên cơ thể. Thế là họ báo cáo cho cảnh sát và chồng tôi bị bắt giam trong một đêm. Sau đó, anh phải nộp tiền để học các lớp mà tòa án buộc anh học để đối xử với vợ tốt hơn.
Từ đó, anh đâm ra thù hận tôi. Anh mạt sát tôi thậm tệ. Sau đó, vì tôi vắng mặt lâu ngày nên bị chủ hãng cho nghỉ việc. Vừa bị chồng hành hạ, vừa bị thất nghiệp nên tôi bị bịnh tâm thần. Suốt ngày tôi nhốt mình trong phòng, không nói chuyện, không hoạt động, không tắm rửa, không làm việc gì, ngoài tư tưởng muốn tự tử chết.
Dù tôi bị bịnh tâm thần nặng nhưng chồng tôi vẫn nghĩ rằng tôi giả vờ bịnh. Anh vẫn tiếp tục chửi mắng tôi. Càng ngày tôi càng câm nín, không nói chuyện với chồng con. Tôi cũng không còn tỉnh trí để lo việc đi lễ hàng tuần hay việc nội trợ trong gia đình nữa.
Khi em gái tôi là Hương được tin tôi bị bịnh thì dì ấy đã gọi điện thoại cho con gái tôi và căn dặn cháu hãy đưa tôi sang California để ở với Hương. Dì ấy còn cho tiền máy bay để hai mẹ con của tôi có phương tiện đi.
Trong thời gian dài 4 năm, tôi tránh tất cả những bạn bè và người thân. Tôi không làm được việc gì, dù chỉ là việc hâm nóng một món ăn đã nấu chín. Hễ có điện thoại gọi tới là tôi la hét vì sợ phải đối thoại với người chồng tàn nhẫn của tôi. Hương cứ rủ tôi đến gặp bạn bè của dì ấy nhưng tôi không chịu ra khỏi nhà. Tôi đã làm khổ cho em gái tôi rất nhiều vì chứng bịnh tâm thần của mình.
Đến ngày đại lễ Lòng Thương Xót Chúa, Hương năn nỉ tôi hãy đi dự nhưng đến sáng hôm ấy, tôi mới quyết định đi. Sau Thánh lễ, cha đặt tay cầu nguyện cho mọi người. Tôi không muốn lên nhưng em tôi cứ ép tôi đi lên. Sau khi cha đặt tay xong, tự nhiên lòng tôi nóng bừng bừng và một niềm vui lớn lao rực sáng trong tâm hồn tôi. Tôi bắt đầu ca ngợi Chúa theo mọi người. Niềm vui vỡ òa ra và tôi cảm thấy mình sung sướng như chưa bao giờ được vui mừng như thế.
Nay thì tôi đã bình phục gần như 90% rồi. Tôi đang cầu nguyện xin Chúa cho mình phục hồi trí nhớ và khả năng nói tiếng Anh của mình. Chồng tôi cứ gọi điện thoại bắt tôi phải về nhà, nhưng bác sĩ căn dặn rằng nếu tôi về nhà, gặp lại chồng thì căn bịnh của tôi sẽ tái phát và sẽ không được hồi phục nữa.
Hiện nay, các con tôi đã ở trong ký túc xá của đại học. Con gái tôi sắp lập gia đình nên tôi không phải bận tâm lo lắng cho đời sống của các con. Tôi bắt đầu tâm sự và nói ra những điều u uẩn mà tôi không thể nói được trong 4 năm qua. Tôi nghĩ khi có người lắng nghe những đau khổ của mình thì sự đau đớn ấy sẽ được bớt đi.
Tôi xin tạ ơn Chúa vì Ngài thương xót chữa lành cho tôi. Tôi mang ơn em gái tôi vì em tôi đã vất vả với tôi trong 4 năm trời nay. Tôi cảm thấy lòng mình được binh an. Thuốc men chỉ làm giảm cơn đau, nhưng để được chữa lành tận gốc, tôi cần đến ơn Thánh của Chúa!
Xin các anh chị tiếp tục cầu nguyện cho tôi được sống vui và bình an. Tôi ao ước có thể làm những công tác thiện nguyện để thấy mình còn có giá trị nào đó trong cuộc sống.”
Kim Hà, 9/5/08
Tags · Lễ Hiện Xuống
CN893: Chúa Thánh Thần Chữa Lành Bịnh Trầm Cảm
|
|
Sau một Thánh lễ tại nhà một người bạn, chị Trang làm chứng về ơn chữa lành |
|
Đọc
|
|
Ôi! Nhiệm mầu tình yêu Thiên Chúa,
Quá yêu thương nhân thế tội tình.
Ngôi Lời, Thánh Tử hy sinh,
Giáng trần cứu chuộc nối tình trời cao.
Vâng Thánh Ý trọn tình con thảo,
Ngọn lửa yêu bừng cháy tâm linh.
Yêu thương vui hiến thân mình,
Chịu nhiều đau khổ, tâm tình dâng Cha.
Yêu! Vui bước trên đường thập giá,
Đường hiểm nguy dẫu lắm chông gai.
Đòn roi xé nát hình hài,
Thịt rơi, máu đổ, xương lòi đớn đau.
Bài học “Yêu”, nào ai có thấu?
Nay Thầy truyền trước lúc chia tay.
Yêu nhau như bát nước đầy,
Hy sinh tất cả như Thầy đã yêu.
Yêu! Thăm hỏi những ai đau yếu,
Đỡ nâng người lỡ bước sa chân.
Gặp người hoạn nạn, đỡ đần,
Chia cơm, sẻ áo cận thân cơ hàn.
Ai thực sự đi trong ánh sáng?
“Luật yêu thương”, giữ lệnh Thầy truyền.
Cùng Thầy kết mối lương duyên,
Hiệp thông sự sống, khải huyền Ba Ngôi./.
* Chúa Nhật Thứ VI Phục Sinh, Năm A, 2008 (Ga: 14, 15 – 21)
Mặc Trầm Cung
M42: Điệp Khúc Tình Yêu (thơ)
|
|
Ôi! Nhiệm mầu tình yêu Thiên Chúa,
Quá yêu thương nhân thế tội tình. |
|
Đọc
|
|
Trong ngày đầu tiên tại trường Đại học, vị giáo sư tự giới thiệu tên của ông và kêu mời các sinh viên hãy làm quen với những người mà mình chưa hề quen biết. Tôi bèn đứng lên nhìn chung quanh. Bỗng dưng, tôi cảm thấy một bàn tay đụng vào vai của tôi.
Khi tôi quay sang nhìn thì thấy một bà cụ già vóc dáng nhỏ bé đang mỉm cười với tôi. Khuôn mặt nhăn nheo của bà ánh lên một niềm vui rạng rỡ. Bà cụ vui vẻ nói:
“Chào cô. Tôi tên là Rose (Hoa Hồng). Tôi “mới” chỉ 87 tuổi thôi. Tôi có thể ôm hôn cô không?”
Tôi cười lớn và đáp:
“Dĩ nhiên rồi, bà có thể ôm hôn tôi!”
Thế rồi bà cụ Rose ôm chặt lấy tôi. Tôi ngạc nhiên hỏi:
“Tại sao bà lại vào đại học trong lứa tuổi “non trẻ và vô tội” này?”
Bà Rose lại cười và nói đùa:
“Ồ, đó là vì tôi muốn gặp một người chồng giàu có, làm đám cưới và sinh hai, ba đứa con…”
Tôi mở mắt lớn nhìn bà và nói tiếp:
“Tôi không hỏi đùa bà đâu. Tôi lấy làm tò mò để biết rõ động cơ nào đã thúc đẩy bà đi học khi tuổi bà đã cao?”
“Có gì lạ đâu? Tôi luôn mong có bằng cấp đại học và tôi sẽ đạt được bằng cấp ấy thôi.”
Sau giờ học, hai chúng tôi đã sánh vai đến tiệm ăn để mua nước uống. Chúng tôi trở nên hai người bạn thân. Trong suốt ba tháng sau đó, chúng tôi luôn đi chung với nhau và nói chuyện vui vẻ. Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi nghe bà Rose chia sẻ sự khôn ngoan và kinh nghiệm của bà về đời sống thường nhật.
Trong một năm học, bà Rose trở nên một gương sáng cho mọi người. Bà làm quen với các bạn mới cách nhanh chóng. Bà ăn mặc chải chuốt và duyên dáng nên bà thu hút được sự chú ý của các sinh viên. Từ con người của bà tỏa ra một sự rạng ngời và lạc quan.
Đến cuối mùa học, chúng tôi mời bà Rose đến nói chuyện tại một buổi tiệc long trọng. Tôi không bao giờ quên được những gì mà bà đã dạy cho chúng tôi. Khi người ta giới thiệu bà Rose lên bục gỗ của khán đài để nói chuyện thì bà đã lúng túng làm rớt ba trong năm tấm giấy ghi chép bài nói chuyện của bà. Bà Rose có vẻ thất vọng nên bà dựa vào máy ghi âm và nói một cách thành thật:
“Tôi xin lỗi quý vị, tôi thật là bối rối. Tôi đã nhịn uống bia trong mùa Chay và rượu Whiskey này đang làm cho tôi chết! Tôi sẽ không bao giờ nói chuyện cho đàng hoàng nên tôi sẽ từ từ nói cho quý vị biết những gì mà tôi biết nhé!”
Khi chúng tôi vui vẻ phá ra cười thì bà Rose hắng giọng và bắt đầu câu chuyện như sau:
“Chúng ta không ngừng chơi vì chúng ta già, nhưng chúng ta sẽ già đi nếu chúng ta ngừng chơi. Có bốn điều bí mật để làm cho ta trẻ trung là:
-Sống hạnh phúc.
-Đạt tới thành công.
-Cười nhiều và tìm những điều khôi hài mỗi ngày.
-Bạn phải có những giấc mơ. Khi bạn mất giấc mơ thì bạn sẽ chết.
Có những người đi lại hàng ngày nhưng đã chết trong lòng và họ không hề biết điều ấy. Có một sự khác biệt lớn giữa sự già cỗi và sự trưởng thành. Nếu bạn được 19 tuổi và nằm trên giường trong một năm mà không làm điều gì có ích lợi thì bạn sẽ được 20 tuổi. Ai cũng có thể đi đến tuổi già, không cần có tài năng hay khả năng. Còn những ai muốn trưởng thành thì phải luôn tìm cơ hội để thay đổi. Điều cần nhất là không nên hối tiếc.
Những người già thường không hối tiếc về những gì mình đã làm, nhưng lại hối tiếc về những gì mà mình không làm.
Sau đó, bà Rose kết thúc bài nói chuyện với bản nhạc tên là: “The Rose”.
Bà thách thức mọi người hãy học thuộc nội dung lời của bản nhạc này và hãy sống tinh thần ấy trong suốt cuộc đời mình.
Cuối cùng, bà Rose đã học hết chương trình đại học mà khi còn trẻ, bà đã học dở dang. Chỉ một tuần sau khi tốt nghiệp, bà Rose đã chết bình an trong giấc ngủ.
Có đến hơn 2 ngàn sinh viên đã đến dự tang lễ của bà Rose để tỏ lòng cảm mến vì bà đã nêu gương sáng bằng đời sống mình. Bà đã dạy cho các sinh viên một bài học bình an và tích cực:
“Sẽ không bao giờ quá trễ để chúng ta muốn làm những gì mà mình mong ước trong cuộc sống!”
Kim Hà phóng tác,
CN892: Dù Ở Tuổi Già Cũng Hãy Thực Hiện Giấc Mơ
|
|
Trong ngày đầu tiên tại trường Đại học, vị giáo sư tự giới thiệu tên của ông |
|
Đọc
|
|
Sau đây là lời chia sẻ của một phụ nữ luôn có lòng tốt đến thăm viếng những gia đình có người đau yếu:
“Từ khi chị Nga mất đến nay, tôi luôn nghĩ đến gia đình chị Nga và gia đình chị Ngọc là chị ruột của chị Nga. Nhân dịp ngày 11 tháng 5 năm 2008 tới đây là Ngày Hiền Mẫu, tôi muốn chia sẻ về câu chuyện của hai gia đình này để xin mọi người cầu nguyện cho linh hồn vợ chồng chị Nga và cho những người còn lại trong gia đình chị ấy.
Cách đây khoảng gần 20 năm, gia đình chị Nga sang Mỹ theo diện H.O. Lúc ban đầu, anh Hoàn, chồng chị Nga phải lái xe đi bỏ báo hàng ngày từ lúc sáng sớm tinh sương. Công việc cực nhọc và nặng nề vì tờ báo của ngày Chúa Nhật rất dày. Tuy vậy, anh Hoàn vẫn cố gắng đi bỏ bảo để kiếm tiền nuôi gia đình gồm vợ và 4 con nhỏ.
Một ngày kia, khoảng 4 giờ sáng, anh Hoàn bị một người Mễ say rượu lái xe đi ngược chiều và đụng mạnh vào xe anh và làm cho anh chết ngay tại chỗ. Chị Nga không biết tin cho đến khi cảnh sát gọi điện thoại báo tin dữ. Vì bị bịnh tim nên chị Nga té xỉu khi biết tin chồng bị chết bất ngờ.
Sau đó, gia đình chị Nga được hãng bảo hiểm xe đền cho một số tiền là 70 ngàn đô la. Thế rồi gia đình chị dùng số tiền “máu” ấy để mua một căn nhà nhỏ bé, đủ để cho gia đình nương náu. Từ đấy, chị Nga đau bịnh triền miên. Trong khoảng 5 năm sau cùng, chị lại bị thêm chứng bịnh ung thư tử cung. Chị luôn phấn đấu với những cơn đau khủng khiếp.
Nhóm chúng tôi thường đến thăm viếng, cầu nguyện và an ủi chị. Vì chị thương nhớ chồng, lo lắng cho các con và buồn phiền nên cơn bịnh lại tthêm trầm trọng thêm. Chị khóc suốt ngày. Chúng tôi cứ phải đem Lời Chúa và tình yêu đến để mong làm dịu cơn đau đớn của thể xác và nỗi thống khổ trong lòng chị.
Trong khi đó thì chị Ngọc là chị của chị Nga cũng đau khổ không kém. Chồng chị Ngọc đi Mỹ trước và có vợ khác, nhưng ông ta còn tử tế là chịu bảo lãnh cho mẹ con chị Ngọc sang Mỹ. Khi mẹ con chị đến Mỹ thì ông ta cho chị một số tiền và tuyên bố rằng ông ta không thể làm gì thêm cho mẹ con chị nữa vì vợ mới của ông rất ghen tuông.
Vì hoàn cảnh của hai chị em đều đau khổ nên chị Ngọc dọn về ở chung với em gái để tiện bề săn sóc cho em và lo cơm nước cho con và các cháu. Trong suốt thời gian chị Nga đau ốm thì chị Ngọc chăm nom và an ủi em hết lòng.
Ngày nay, sau khi chị Nga qua đời thì chị Ngọc lo mọi việc trong gia đình để các cháu đỡ nhớ mẹ. Mỗi lần chị Ngọc khóc thương em gái thì các con của chị Nga tỏ vẻ không vui. Các cháu nói với bác (dì) rằng:
“Bác ơi, xin bác đừng khóc thương mẹ con nữa vì sẽ làm cho chúng cháu đau đớn thêm. Xin bác hãy gắng vui lên cho gia đình mình bớt thống khổ. Chúng cháu còn may mắn là có bác sống chung với các anh chị em cháu. Nay mẹ cháu đi rồi thì bác là mẹ của chúng cháu. Nếu bác đau bịnh mà chết sớm thì còn ai thương yêu và chăm sóc cho gia đình cháu?”
Do đó, chị Ngọc chỉ biết khóc thầm. Chị khóc thương cho số phận hẩm hiu của mình và số phận long đong của em mình. Từ đó, chị thường xin các nhóm cầu nguyện đế nhà để đọc kinh và cầu nguyện cho vợ chồng chị Nga được Chúa sớm cho hưởng Nhan Thánh Chúa. Xin quý vị thương xót mà cầu nguyện cho gia đình chị Nga và cho cả gia đình chị Ngọc.
Ngày lễ Hiền Mẫu đến, xin Chúa chúc phúc cho những bà mẹ đã khuất và những bà mẹ đang sống hy sinh và chịu đựng đau khổ để cho các con cháu được hạnh phúc!
Kim Hà, 7/5/08
Tags · Ngày Hiền Mẫu
CN891: Cuộc Đời Làm Mẹ Lắm Nỗi Chua Cay
|
|
Sau đây là lời chia sẻ của một phụ nữ luôn có lòng tốt đến thăm viếng những gia đình có người đau yếu: |
|
Đọc
|
|
Kính thăm chị Kim Hà và các anh chị em trong nhóm thực hiện chương trình radio giờ của Mẹ!
Em vừa tình cờ search online và khám phá ra trang nhà www.memaria.org. Em rất thích vì được đọc, nghe và xem được những điều bổ ích cho linh hồn, giúp tâm hồn em thêm sốt sắng mến yêu Chúa và Mẹ Maria.
Em cũng gởi cái link địa chỉ của trang nhà cho đứa em bên Tây Đức để nó download những audio có trong trang nhà cho mẹ em ở Tây Đức (năm nay 71 tuổi) để nghe. Bà cụ mới vừa nghe xong bộ audio "Tiếng Hát Lộ Đức" và rất lấy làm hoan hỉ. Bà cụ có khen là giữa cuộc sống vật chất xô bồ đầy bận rộn như vầy mà sao lại có những tấm lòng vàng đã hy sinh thời gian và công sức để làm ra những chương trình radio, và trang website đầy hữu ích như vầy. Thật là quý hoá lắm thay!
Gia đình em rất trân trọng những công lao to lớn của quý anh chị đã làm ra chương trình hữu ích cho người Công Giáo, hầu giúp cho việc sống đạo của mọi người được thêm sốt sắng hơn.
Xin Chúa và Mẹ Maria nhân từ luôn trả công bội hậu cho quý anh chị và luôn ban bình an và sức khoẻ xuống cho quý anh chị hầu cho chương trình của đài còn tiếp tục để còn mang đến những món ăn tinh thần quý báu đến cho mọi người trên toàn thế giới.
Kính thư,
Ann Trần
M41: Những Điều Bổ Ích Cho Linh Hồn
|
|
Em vừa tình cờ search online và khám phá ra trang nhà www.memaria.org. Em rất thích vì được đọc, nghe và xem được những điều bổ ích cho linh hồn, giúp tâm hồn em thêm sốt sắng mến yêu Chúa và Mẹ Maria. |
|
Đọc
|
|
Mỗi ngày, một số bạn hữu của tôi thường hay lái xe ra bờ biển Huntington Beach, California và bắt đầu đi bộ trên bờ biển trong ánh sáng đầu ngày của buổi bình minh tinh sương hay khi hoàng hôn buông xuống. Có người vừa đi, vừa đọc kinh. Có người vừa đi, vừa suy niệm và chiêm ngắm mặt trời ló dạng hay khi mặt trời lặn. Họ tâm sự rằng:
“Từ ngày ra biển để hít thở không khí trong lành, tôi cảm thấy mình yêu đời hơn. Tôi say sưa lắng nghe tiếng sóng rì rào vỗ vào bờ biển. Âm thanh của biển làm cho đầu óc tôi thư thái hơn. Tôi thích nhìn đàn chim trời tung cánh bay hay khi nhìn chúng đậu lại trên bờ cát. Khi ngắm cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì lòng tôi trở nên thanh thản, sức khỏe của tôi khả quan hơn. Ngay cả các bịnh dị ứng đối với khí hậu hay cây cỏ cũng giảm bớt. Những buổi đi dạo trên bờ biển làm giảm bớt các áp lực và sự căng thẳng của cuộc sống. Nhờ vậy, tính tình tôi cũng bớt bẳn gắt. Tôi cảm thấy đời sống mình có ý nghĩa hơn và tôi yêu đời và yêu người hơn.”
“Đi bộ trên bãi biển làm cho tôi có thêm thì giờ để lắng đọng và trở về với Chúa và chính mình. Nhờ thế tâm hồn tôi được thư giãn và bình an. Tôi cảm tạ Chúa về những kỳ công của Ngài khi sáng tạo thiên nhiên tuyệt mỹ. Tôi say sưa chiêm ngưỡng những bức họa tuyệt tác mà Thiên Chúa đă vẽ ra cho nhân loại chúng ta thưởng lãm. Tôi không cảm thấy cô đơn vì có rất nhiều người khác cũng chạy bộ hay đi bộ nơi bãi biển như tôi.”
Trong một xã hội luôn phải chạy đua, cuộc sống con người được đo lường, đong đếm bằng những sản phẩm làm ra, hay qua những chuyến xe lao vút trên xa lộ. Cuộc sống ở tiểu bang California được gọi là “Life in the fast lane” tức là đời sống trên con đường chạy mau. Người nào cũng phải hối hả, chạy đua để đạt nhiều năng suất. Vì thế, nếu người ta không biết tìm cho mình một lối sống đẹp đẽ và bình an thì họ sẽ bị guồng máy của thời đại văn minh nghiền nát và nuốt chửng họ.
Theo các bác sĩ điều trị thì càng ngày, số người phải uống thuốc ngủ và thuốc an thần ngày càng gia tăng nhiều. Người ta lo âu, sầu não vì áp lực cuộc sống. Người ta cô đơn vì thiếu người tâm sự để làm nhẹ bớt ưu phiền. Người ta mất ngủ vì lo lắng và toan tính. Người ta đau buồn vì cuộc sống gia đình nhiều nỗi cay đắng và thống khổ.
Vì thế, mỗi người cần phải tìm cho mình một lối sống riêng để sống còn và được bình an. Tuy nhiên, sự bình an và hạnh phúc thật chỉ đến khi chúng ta hết lòng trông cậy và tin tưởng nơi Thiên Chúa và biết thưởng thức thiên nhiên mà Chúa đã ban tặng.
“Biết bao kẻ nói rằng: "Ai sẽ cho ta thấy hạnh phúc?", Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan Ngài trên chúng con.
8 Chúa ban xuống lòng con nhiều hoan lạc hơn khi thiên hạ được mùa lúa rượu đầy dư.
9 Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ, vì chỉ có mình Ngài, lạy CHÚA, ban cho con được sống yên hàn.” (Thánh Vịnh 4:7-9)
Kim Hà, 7/5/08
CN890: Tìm Bình An Qua Thiên Chúa Và Thiên Nhiên
|
|
Mỗi ngày, một số bạn hữu của tôi thường hay lái xe ra bờ biển Huntington Beach, |
|
Đọc
|
|
Phân vân giữa ngã ba đường cuộc sống,
Đường thế trần đầy phú quý, vinh hoa,
Đường giầu sang lắm nhung gấm, lụa là,
Hồn nghiêng ngả, chập chờn, con vui thú.
Đường Chúa gọi theo Ngài, con lưỡng lự,
Ai muốn theo phải từ bỏ chính mình.
Yêu thập giá mình, đón nhận mọi hy sinh,
Chim có tổ, chồn có hang …
Theo Ngài nơi gối đầu hằng đêm không có.
Nếu theo Ngài chấp nhận nhiều sóng gió,
Mọi rủi ro, nguy hiểm bước đường đi.
Luôn tín trung, phó thác, sống kiên trì,
Tiêu diệt cái “Tôi”,
Chấp nhận cái “Chết”,
Vui lòng bước vào “Con đường hẹp”.
Đường Ngài đi không ru đời mộng đẹp,
Lắm chông gai, hoa thập tự sẵn chờ.
Nhưng lại chính là đường mặc khải những ước mơ,
Về Mầu nhiệm Thiên Chúa,
Về Tình Cha nhân ái.
Đường Ngài đi, dẫn tới bình an thư thái,
Nguồn sự sống dư đầy, nồng ấm, đắm say.
“Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”,
Nỗi sợ hãi xuyến xao, sẽ không tồn tại.
Thân lạy Chúa! Con khấu đầu bái lạy,
Tuyên xưng:
“Thầy là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống” giữa trần ai.
Là ánh lửa hồng xua tan bóng đêm,
Chiếu rọi nắng ban mai.
Là con đường duy nhất, dẫn con đến cùng Chúa Cha,
Nguồn sự sống sung mãn, vô biên và vĩnh cửu./.
* Chúa Nhật Thứ V Phục Sinh – Năm A – 2008 (Ga 14, 1 – 12)
Mặc Trầm Cung
M40: Đường Sự Sống (thơ)
|
|
Phân vân giữa ngã ba đường cuộc sống,
Đường thế trần đầy phú quý, vinh hoa, |
|
Đọc
|
|
Trong tiệm ăn chỉ có chúng tôi là một gia đình có trẻ nhỏ. Tôi đặt con trai nhỏ của tôi là bé Tôn trong chiếc ghế dành cho trẻ thơ. Chung quanh chúng tôi ai cũng ngồi yên lặng hoặc nói chuyện nho nhỏ. Bỗng dưng bé Tôn quay đầu về một góc và nói:
“Hi! Chào ông!”
Thế rồi bé vui vẻ đập tay vào thành của chiếc ghế. Đôi mắt bé sáng rực lên những tia nhìn dễ mến. Bé nhoẻn miệng cười tươi, giơ ra mấy cái răng nhỏ ra. Tôi bèn nhìn về phía mà bé Tôn nhìn. Đó là nơi có một người đàn ông già ăn mặc nghèo nàn. Áo ông ta rất dơ. Tóc ông không được gội, cũng không chải. Râu của ông còn xấu hơn râu trái bắp. Mũi ông ta rộng toác. Vì ngồi xa ông nên chúng tôi không ngửi thấy mùi hôi từ quần áo của ông. Ông ta đang vẫy tay chào bé Tôn.
Ông ta nói thật to với con tôi:
“Chào cháu bé, cháu ngoan lắm. Bác thấy cháu rồi đó!”
Lập tức hai vợ chồng tôi bối rối nhìn nhau và ngầm hỏi:
“Chúng ta phải làm gì đây?”
Trong lúc ấy, bé Tôn cứ tiếp tục cười khúc khích và trả lời:
“Hi!”
Mọi người trong tiệm ăn đều quay nhìn chúng tôi và nhìn người đàn ông ăn mặc lếch thếch ấy. Ông ta không thèm chú ý đến ai mà cứ nói chuyện với con trai nhỏ của tôi. Khi thức ăn của chúng tôi được dọn lên bàn thì ông ta nói to. Lời ông vọng ra từ góc phòng:
“Cháu có biết chơi trốn tìm không? Nhìn xem, ồ, cháu cũng biết chơi trốn tìm à? Ú, à! Ú, à! Giỏi qúa! Dễ thương ghê!”
Ai cũng cảm thấy khó chịu khi nghe ông ta hét lớn như thế. Ông ta đang say rượu. Chồng tôi và tôi cảm thấy mắc cở. Chúng tôi vội vàng ăn trong thinh lặng, nhưng bé Tôn lại thích đối thoại với cái ông “dở hơi” ấy mới chết chứ! Ông ấy lại cứ tiếp tục nói thứ ngôn ngữ của trẻ thơ với con tôi. Cuối cùng, vợ chồng tôi ăn xong và tìm đường ra khỏi tiệm càng sớm càng tốt.
Chồng tôi ra quầy trả tiền và bảo tôi hãy ra bãi đậu xe trước để đợi anh ấy ở đấy. Khi tôi đi ra cửa, ông già ấy liền chận tôi lại. Tôi thầm thì cầu nguyện:
“Chúa ơi, xin cho con ra khỏi nơi này trước khi ông ấy nói chuyện với con hay với bé Tôn!”
Khi đến gần ông già, tôi quay lưng lại ông ta để tránh hơi thở của ông. Trong lúc ấy, bé Tôn dựa vào tay tôi và đưa cả hai tay ra để đòi ông ta bế. Trước khi tôi có thể ngăn cản thì con tôi đã nhoài người ra và đưa hai tay ra cho ông già. Thật kỳ lạ, bỗng dưng một ông già hôi hám và một đứa bé lại cảm thấy thương mến nhau và gần gũi nhau.
Bé Tôn có vẻ hoàn toàn tin cậy và yêu mến ông già. Bé âu yếm dựa đầu vào vai ông ta. Đôi mắt ông giả nhắm lại, và tôi thấy hai dòng lệ tuôn ra nơi đôi mắt ông ta. Đôi bàn tay ông cứng ngắc và chai đá, có lẽ do sự lao động vất vả và khổ cực, giờ này hai cánh tay ấy đang ôm lấy con tôi và vỗ nhẹ vào lưng của bé Tôn.
Thật là điều không ngờ được vì cả hai người chỉ mới gặp nhau mà hình như đã yêu nhau thắm thiết. Tôi đứng lặng người vì cảm động. Người đàn ông cứ bồng bé Tôn và đong đưa trong vòng tay ông, rồi ông ta mở mắt ra và nhìn vào mắt tôi. Ông ta bắt đầu nói với giọng đầy uy quyền:
“Xin bà hãy chăm sóc kỹ cho cháu bé!”
Tự nhiên, như một cái máy, tôi trả lời:
“Vâng, tôi sẽ chăm nom chu đáo cho con tôi!”
Tôi nghẹn ngào hối hận vì mình đã có trái tim chai đá khi đánh giá ông già ấy qua hình thức bề ngoài. Ông ta tỏ ra đau lòng khi trao trả bé Tôn cho tôi. Ông nói tiếp:
“Xin Chúa chúc lành cho bà, bà đã ban cho tôi một món quà quý giá!”
Tôi ấp úng nói lời cảm ơn. Bồng bé Tôn trong tay, tôi chạy vội ra xe. Chồng tôi ngạc nhiên khi thấy tôi khóc và ôm chặt bé Tôn. Tôi lẩm bẩm cầu nguyện:
“Lạy Chúa, Lạy Chúa, xin tha thứ cho con!”
Thật sự tôi đã chứng kiến tình yêu của Chúa Ki-Tô qua sự thơ ngây của con tôi vì cháu trong sạch và không biết xét đoán. Một đứa trẻ nhìn thấy một linh hồn, còn người mẹ của cháu lại nhìn người ta qua cách họ ăn mặc quần áo. Tôi là một Ki-Tô hữu bị mù, tôi ôm một đứa trẻ không mù. Tôi cảm thấy Chúa đang hỏi tôi:
“Con có vui lòng chia sẻ con của con một giây phút không?”
Chúa Giêsu đã chia sẻ cuộc sống Ngài để mọi người có thể sống vĩnh cửu. Còn người đàn ông nghèo khổ kia đã nhắc nhở tôi:
”Để có thể tiến vào Vương quốc của Thiên Chúa, chúng ta phải trở nên trẻ thơ!”
Đôi khi, một trẻ thơ có thể nhắc nhở chúng ta những điều thật sự quan trọng trong cuộc sống!
Kim Hà phóng tác, 6/5/2008
CN889: Muốn Vào Thiên Đàng Phải Trở Nên Trẻ Thơ
|
|
Mỗi ngày, một số bạn hữu của tôi thường hay lái xe ra bờ biển Huntington Beach, California và bắt đầu đi bộ trên bờ biển trong ánh sáng đầu ngày của buổi bình minh tinh sương hay khi hoàng hôn buông xuống. Có người vừa đi, vừa đọc kinh. Có người vừa đi, vừa suy niệm và chiêm ngắm mặt trời ló dạng hay khi mặt trời lặn. Họ tâm sự rằng: |
|
Đọc
|
|
(Trích trong dịch phẩm Quà Tặng Cuộc Sống)
"Hai điều có thể xoa dịu những nỗi thống khổ trong cuộc sống : Âm nhạc và những khu vườn." (Albert Schweitzer)
Âm nhạc là phương tiện chuyển tải cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn.
Âm nhạc có thể hàn gắn những vết thương lòng, khơi dậy miền xúc cảm và kỷ niệm, tô màu cho ký ức, vẽ lên những bức họa với đủ các sắc màu của cuộc sống.
Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm. Thử hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến nhường nào nếu không có giai điệu của những bản tình ca. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc :
"Từng nốt nhạc chạm vào da thịt tôi, vuốt ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đã hóa thạch trong tâm hồn."
Âm nhạc là một người bạn thủy chung, biết chia sẻ. Khi buồn, nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản…Khi vui, nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống.
Sức mạnh của âm nhạc thật là kỳ diệu. Có lần tôi tận mắt chứng kiến một bịnh nhân bị liệt, không thể bước đi được, song anh ta lại có thể nhảy theo nhạc một cách điệu nghệ; hoặc một bịnh nhân mất khả năng nói, song lại có thể hát rất hay. Tôi nghĩ rằng âm nhạc trị liệu là rất quan trọng, không thể thiếu được trong các tổ chức dành cho người già và những bịnh nhân suy nhược chức năng thần kinh.
Giữa cuộc sống đầy áp lực công việc hiện nay, tôi thường mơ mộng về một chiều hoàng hôn trên con dốc vắng vẻ, một mình tôi lái xe chậm rãi dọc theo lối đi trải đầy hoa dại, chìm đắm giữa không gian yên ắng, hoang sơ dưới bầu trời cao vút. Sẽ tuyệt vời hơn nữa khi bức tranh đó được lồng vào những giai điệu cổ điển như "Serenade", "Fur Elise", hay "Marriage d’amour "…
Nếu sự sâu sắc của ngôn từ thường khơi gợi tinh thần nhân văn trong con người thì nét tinh tế của âm nhạc lại đánh thức khả năng tái tạo cuộc sống. Cái đẹp thật sự của âm nhạc phải được tìm thấy trong chính mục đích hàn gắn nỗi đau, thúc đẩy sự phát triển.
Âm nhạc là vậy, là phép màu, cũng chính là cuộc sống.
Dr. Bernie S. Siegel
M39: Âm Nhạc Và Cảm Xúc
|
|
"Hai điều có thể xoa dịu những nỗi thống khổ trong cuộc sống : Âm nhạc và những khu vườn." (Albert Schweitzer) |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Chiều thứ bảy ngày 3/5/08, Chị An, vị thính giả đã kể hai câu chuyện CN 886 và CN 887 đã đến gặp tôi và cho tôi xem những hình ảnh chị ngồi xe lăn để chứng minh rằng chị bị liệt và được Chúa chữa lành. Chị vui vẻ kể cho tôi nghe những ơn huệ mà Chúa đã thương ban cho chị:
“Như tôi đã kể hôm trước: tôi bị mổ tim, mổ đầu nên nằm liệt trong bịnh viện từ tháng 9 năm 2004 đến đầu năm 2005. Khi chị sờ vào đầu của tôi thì chị sẽ thấy đầu tôi móp vì vết mổ.
Trong suốt thời gian gần 4 tháng nằm mê man và được truyền thuốc để trị bịnh, không hiểu tại sao mà khi bác sĩ và y tá đến bên giường hỏi điều gì thì tôi hiểu hết và đôi lúc tôi trả lời được, dù bên ngoài, ai cũng nghĩ là tôi bị hôn mê. Chúa cũng soi sáng cho tôi biết nhiều câu chuyện đã xẩy ra mà không ai kể cho tôi cả, như chuyện riêng của đại gia đình chúng tôi.
Đôi khi có vài cô y tá đến nói chuyện với tôi trong lúc tôi nằm bất động. Tuy thế, tôi vẫn có thể hiểu được tâm sự của họ. Họ kể về những nỗi bất hạnh trong đời sống và những xung đột trong gia đình. Có thể họ tưởng tôi bị hôn mê thì không hiểu, mà họ thì cần phải nói ra để bớt những căng thẳng và đau khổ. Lúc tôi bập bẹ bảo cho họ biết rằng tôi hiểu tâm sự họ thì họ giật mình và khóc vì cảm động.
Khi tỉnh dậy, tôi không thể nói năng rõ ràng được. Tôi bị liệt và phải trải qua một thời gian dài để tập vật lý trị liệu. Tôi được chuyển vào hai viện dưỡng lão.
Tôi may mắn gặp được một chuyên viên trị liệu vật lý có lương tâm nghề nghiệp. Anh ta kiên nhẫn dành thì giờ để dạy cho tôi cách tập leo lên cầu thang vì nhà của tôi ở trên lầu hai, phải leo cầu thang. Anh này là người Đại Hàn, anh nhắn nhủ tôi rằng:
“Lúc lên cầu thang, chị phải dùng chân khỏe lên trước, còn lúc xuống cầu thang thì chị phải dùng chân yếu xuống trước. Chị cần phải luôn tập cách vận động trong những tháng đầu, sau khi bị bịnh. Nếu chị lười biếng, không chịu tập tành thì chị bị liệt luôn. Chìa khóa của sự hồi phục là sự kiên trì và siêng năng tập dượt. Chị phải luôn dùng hai tay bám vào thành cầu thang, đừng ỷ y mà té ngã.”
Vào khoảng cuối năm 2004, trong lúc còn mê man, tự nhiên tôi nghe một người ra lệnh cho tôi bằng tiếng Anh:
“Get up and go home! Hãy đứng lên và đi về nhà!”
Cho đến nay, tôi vẫn tự hỏi không biết đó là tiếng nói của ai? Của Chúa Giêsu hay một vị thiên thần nào đó? Chắc chắn không phải là tiếng nói của một vị bác sĩ hay y tá trong bịnh viện.
Sau một thời gian dài ngồi xe lăn, tôi không chịu thua số phận nên đã dùng hết sức bình sinh để cố gắng đứng lên và chuyển động chân tay. Vì được truyền thuốc vào cơ thể quá nhiều nên có lúc tôi nghĩ là thuốc “nói” chứ không phải là tôi nói. Để có thể làm bớt lượng thuốc trong người, tôi đã phải uống rất nhiều nước để mong thải các chất hóa học ra khỏi cơ thể.
Lúc đã có thể tự đứng lên được thì tôi xin về nhà. Thật là khó khăn khi phải leo lên cầu thang để vào căn nhà của tôi. Các cháu tôi khi thấy tôi leo thang một cách khổ cực thì chúng khóc thương cho tôi. Còn chị tôi thì cứ năn nỉ tôi hãy dọn về nhà chị để chị săn sóc và chăm nom cho tôi. Nhưng tôi không muốn làm phiền ai cả.
Ngày hôm nay, chị đã thấy tôi lái được xe hơi để đến thăm chị. Tôi luôn cảm tạ Chúa đã thương chữa lành cho tôi. Theo kinh nghiệm bản thân thì hầu như cứ 100 người bị stroke thì chỉ có khoảng vài người hồi phục, và tôi là một trong những người được hồi phục ấy.
Về nhà được ít lâu thì tôi đi mua sắm đồ ở một tiệm Thrift store là tiệm bán đồ cũ. Tự nhiên, tôi thấy có một hộp đựng giầy với hàng chữ như sau: “Heaven Gear”, tức là “Bánh Xe Thiên Đàng”. Tôi bèn vội vàng mở hộp giầy ra xem. Trong đó có một đôi giày mới tinh, size số 7, đúng là kích tấc chân tôi. Trên hai chiếc giày đều có khắc câu: “You are blessed!” Tức là: “Bạn được chúc phúc!” Tôi mừng quá nên đem hộp giầy ra hỏi giá để mua. Họ đòi giá 5 đô la. Tôi nghĩ tại sao mỗi ngày có đến hàng trăm khách hàng ra vào tiệm này mà không ai chịu mua, để rồi đôi giày có lời chúc lành ấy lại đến tay tôi? Lại là đôi giày có đúng kích tấc vừa khít chân tôi. Có phải là Chúa ban cho tôi đôi giầy ấy và lời chúc phúc không?
Giờ đây, tôi chỉ biết cảm tạ Chúa vì muôn ơn lành mà tôi đã nhận được. Tôi muốn chia sẻ với mọi người về hồng ân lớn lao ấy để những ai đang thất vọng sẽ tìm được niềm hy vọng nơi Thiên Chúa.”
Kim Hà, 6/5/08
CN888: Tâm Sự Của Người Được Chữa Lành Khỏi Bịnh Liệt
|
|
LNĐ: Chiều thứ bảy ngày 3/5/08, Chị An, vị thính giả đã kể hai câu chuyện CN 886 và CN 887 đã đến gặp tôi và cho tôi xem những hình ảnh chị ngồi xe lăn để chứng minh rằng chị bị liệt và được Chúa chữa lành. Chị vui vẻ kể cho tôi nghe những ơn huệ mà Chúa đã thương ban cho chị: |
|
Đọc
|
|
Sau đây là cảm nghiệm của chị An:
“Tôi vốn là người độc thân. Khi còn ở Việt Nam, tôi có một người bạn thân dạy học cùng trường với tôi. Lúc gặp lại nhau ở Mỹ thì chị Hồng đã có gia đình và được một con trai. Khi con chị Hồng được 5 tuổi thì hai vợ chồng chị ly dị nhau. Vì thấy chị quá đau buồn nên tôi rủ chị Hồng và con trai chị dọn về ở chung với tôi cho vui cửa vui nhà.
Vì chị có con trai nhỏ nên tôi mua một căn nhà Condo nhỏ ở gần trường học để cho cháu Hùng tiện đi học. Có mẹ con chị sống chung nên cuộc sống của tôi bớt cô đơn mà mẹ con chị cũng vui hơn. Tôi thương con chị như con của mình nên cháu Hùng cũng rất thương tôi. Cháu gọi mẹ là Mom, và gọi tôi là Mommy.
Ở chung được vài năm thì chị Hồng bị bịnh ung thư. Được tin mình bị bịnh nan y mà con còn quá nhỏ nên chị Hồng cứ khóc lóc, buồn phiền. Tôi an ủi chị và bảo chị hãy dâng mọi sự cho Chúa và bình an vâng theo thánh ý Ngài.
Lúc chị Hồng phải đi trị liệu bằng tia phóng xạ (Chemotherapy) thì tôi xin nghỉ làm để lái xe chở chị ấy đi đến bịnh viện và đón chị về nhà. Cháu Hùng là con của chị thì đành phải ở nhà một mình sau giờ học. Qua một thời gian dài trị liệu, chị Hồng biết là mình không thể bình phục được, chị liền căn dặn con chị trước mặt tôi rằng:
“Sau khi mẹ chết, con sẽ qua tiểu bang khác để sống với ông bà ngoại. Con phải tỏ ra vâng lời và ngoan ngoãn để ông bà vui lòng. Con không thể sống với Mommy được vì Mommy bận đi làm, không thể thay mẹ chăm sóc con được. Con phải can đảm sống và cố gắng học hành cho nên người. Có như thế thì mẹ có chết mới yên tâm được! Khi nào con rảnh, nhớ gọi điện thoại thăm hỏi Mommy nhé!”
Cháu Hùng khóc nức nở, còn tôi thì nghẹn ngào thương xót cho người bạn vắn số và đứa cháu nhỏ mồ côi mẹ. Sau đó, chị Hồng qua đời lúc cháu Hùng chưa được 10 tuổi. Cha mẹ chị và các anh chị em từ các tiểu bang khác đến California để lo tang lễ và phần mộ cho chị Hồng xong thì họ đón cháu Hùng về với họ.
Từ đó đến nay là hơn 20 năm, thế mà cháu Hùng vẫn không quên tôi. Thỉnh thoảng, cháu gọi điện thoại hỏi thăm. Khi nghe tin tôi bị bịnh nặng, cháu thường xuyên hỏi han. Cháu còn đề nghị rằng:
“Mommy ơi, bên này con có nhà rộng lắm, con mời Mommy sang đây ở với con. Con không còn mẹ nữa nên con xem Mommy như bà mẹ thứ hai của con. Con muốn mẹ con mình lại sống với nhau như ngày trước. Mommy đừng ngại nhé!”
Tôi rất cảm động trước tâm tình hiếu thảo của cháu Hùng nhưng tôi đã quen với đời sống độc thân và quen với cảnh sống hai lần trong viện Dưỡng lão. Tôi không muốn làm phiền một đứa cháu mồ côi. Tôi nhẹ nhàng từ chối:
“Hùng ơi, con biết rồi, lúc Mommy còn mạnh, Mommy thích sống độc lập. Giờ này, Mommy đã yếu nhiều nhưng không muốn làm gánh nặng cho ai cả. Cám ơn con. Con cố gắng sống vui và sống tốt lành là mẹ của con và Mommy vui lòng rồi! Đừng bận tâm về Mommy!”
Cháu Hùng nay đã 30 tuổi, đã có nghề nghiệp vững vàng nhưng cháu vẫn chưa lập gia đình. Mỗi lần nói chuyện với tôi, cháu đều nhắc đến người mẹ quá cố và cám ơn tôi đã săn sóc cho mẹ của cháu khi mẹ cháu bị bịnh.
Tôi nghĩ cuộc sống mình chỉ có ý nghĩa khi mình đối xử với mọi người một cách tử tế và với tình thương yêu. Hãy trải rộng tình yêu, tha thứ và sống tốt lành như Chúa Giêsu luôn dạy dỗ chúng ta, bởi vì cuối cùng, khi chúng ta đến trước Tòa Chúa, Chúa sẽ không hỏi ta rằng:
“Con có bao nhiêu bằng cấp, con có bao nhiêu nhà, có bao nhiêu tiền trong ngân hàng?”
Nhưng Lời Chúa nói với ta qua Thư gửi các tín hữu Êphêsô như sau:
“Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thoá mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác.32 Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô.” (Ep 4: 31-32)
Kim Hà, 5/5/08
CN887: Tình Yêu Chiến Thắng Mọi Sự
|
|
LNĐ: Chiều thứ bảy ngày 3/5/08, Chị An, vị thính giả đã kể hai câu chuyện CN 886 và CN 887 đã đến gặp tôi và cho tôi xem những hình ảnh chị ngồi xe lăn để chứng minh rằng chị bị liệt và được Chúa chữa lành. Chị vui vẻ kể cho tôi nghe những ơn huệ mà Chúa đã thương ban cho chị: |
|
Đọc
|
|
Lầm lỡ một đời con, Chúa ơi!
Say men trần thế tiếng gọi mời.
Danh vọng, tiền tài, vui lạc thú,
Xa đàn, bỏ chủ sống chơi vơi.
Chua xót phận đời con long đong,
Tù hãm, đắng cay, tái tê lòng.
Sài lang quyến rũ thiên đường ảo,
Gục ngã bên đời, tàn ước mong.
Đếm chiên Chúa thấy mất một con,
Tất cả ngược xuôi mọi lối mòn,
Khắc khoải kiếm tìm chiên lạc bước,
Cất lời réo gọi, hỡi chiên non !
Chiên ngoan nghe tiếng của chủ chăn,
Mục tử, Đấng chăn chiên tốt lành.
Đưa chiên thoát khỏi vùng cằn cỗi,
Suối mát đưa về, gặm cỏ xanh.
Hy sinh mạng sống cứu đàn chiên,
Giữ cửa cho chiên giấc ngủ hiền
Canh chừng địch thủ mưu sát hại,
Phá hoại chiên lành sống bình yên.
Chiên lạc, đời con Chúa đưa về,
Rửa sạch tội tình kiếp u mê.
Sự sống Thần Linh, nguồn sống mới,
Sữa, mật dồi dào, sống phủ phê.
Đời con thoát kiếp sống bơ vơ,
Như sóng biển vui vỗ vào bờ.
Con vui cất bước theo đường Chúa,
Dâng Chúa Chiên Lành, vụng vần thơ.
* Chúa Nhật Thứ IV Phục Sinh – Chúa Nhật Chúa Chiên Lành – Năm A – 2008 (Ga 10, 1 – 10)
Mặc Trầm Cung
M38: Chúa Chiên Lành (thơ)
|
|
Lầm lỡ một đời con, Chúa ơi!
Say men trần thế tiếng gọi mời. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Tối ngày 2 tháng 5 năm 2008, một nữ thính giả gọi điện thoại để tâm sự. Trong suốt hơn một tiếng đồng hồ, chị An kể về cuộc đời chị và những ơn chữa lành lớn lao mà Chúa đã thực hiện trong đời sống của chị. Chị sẵn sàng làm chứng để vinh danh Chúa:
“Tôi vốn là người độc thân và có cuộc sống độc lập, không muốn lệ thuộc vào ai cả. Tôi đi làm ca hai, tức là buổi tối. Khi còn làm việc, tôi rất tự tin nên sống đạo hờ hững.
Vào năm 2004, vì bị bịnh tim nên tôi bị thêm bịnh tai biến mạch máu não, tức là bịnh stroke. Tôi nằm điều trị ở bịnh viện khoảng bốn lần và trong một thời gian dài. Sau đó, tôi phải vào ở trong viện dưỡng lão đến hai lần. Mỗi lần nằm trong viện dưỡng lão là khoảng ba, bốn tháng trời. Tôi phải ngồi xe lăn. Có nhiều lúc tôi không còn nói được, nhưng Chúa ban cho tôi được một ơn lạ là tôi có tinh thần lạc quan, dù là bịnh nặng nhưng tôi không chán đời. Cũng vì bị bịnh nên tính tình và lối sống đạo của tôi thay đổi hoàn toàn.
Khi còn mạnh khỏe, tôi thường đi thăm người già, người bịnh ở các bịnh viện và viện dưỡng lão. Vì thế, tôi đã quen với cảnh sống ở viện dưỡng lão. Khi mình là nạn nhân, tôi lại thăm viếng những người cùng cảnh ngộ.
Điều lạ lùng là dù bị bịnh nặng, bị ngồi xe lăn, phải lệ thuôc người khác nhưng Chúa chữa lành cho tôi và cho tôi được bình phục mau chóng. Giờ này, tôi có thể lải xe hơi đi lại một mình, nói năng rõ ràng như xưa. Cảm tạ Chúa vì hồng ân lớn lao của Ngài.
Trong lúc tôi nằm mê man trong nhà thương thì chị cả của tôi đi nhà thờ hàng ngày và xin mọi người trong nhà thờ cầu nguyện cho tôi. Những người quen kể lại cho tôi rằng chị gái tôi luôn khóc lóc khi cầu nguyện cho tôi được mau bình phục. Chị tôi luôn nhắc nhở mọi người hãy vì lòng bác ái mà cầu nguyện cho tôi. Có thể vì thế mà tôi mau bình phục.
Chị tôi là thính giả trung thành của Radio Giờ Của Mẹ. Chị nghe đài hàng tuần và khuyến khích tôi cùng nghe nhưng vì lúc ấy, tôi đang đi làm việc ban đêm nên không nghe được. Tuy nhiên chị tôi cứ nhắc nhớ mãi nên tôi nể lời chị mà ghi số điện thoại của Radio Giờ Của Mẹ để lúc cần thì liên lạc sau.
Trong lúc bịnh hoạn, tôi để lạc số điện thoại này, cho mãi đến hôm nay, tôi mới tìm ra. Tôi nghĩ đây là đúng thời điểm mà Chúa muốn tôi gọi cho chị. Tôi luôn tin tưởng rằng mọi sự đều là do sự quan phòng của Thiên Chúa, chứ không phải là sự tình cờ.
Tôi muốn làm chứng về Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Chúa. Tại sao Ngài chữa lành cho tôi mà không chữa cho người khác cùng bị bịnh như tôi? Tôi thật sự không biết. Có thể vì nhờ lời cầu nguyện sốt sắng của chị tôi và những người quen của chị. Có thể Chúa muốn tôi vinh danh Ngài. Có thể Chúa muốn sử dụng tôi trong chương trình của Ngài. Có thể Chúa muốn tôi phải viết chứng từ vinh danh Ngài. Tôi chỉ biết rằng:
Từ khi bị bịnh và được lành bịnh, tôi hoàn toàn thay đổi lối sống. Nay tôi tin tưởng vào sự hiện diện và tình yêu của Thiên Chúa. Tôi muốn dùng những ngày còn lại của mình để làm một điều gì đó cho Chúa và tha nhân. Tôi cần chị giúp ý kiến. Tôi tin rằng sự kiện chị trả lời điện thoại tối hôm nay và dành cho tôi một tiếng đồng hồ để tôi tâm sự là dấu hiệu cho biết Chúa đã đáp lời tôi và sẽ dùng tôi trong chương trình yêu thương của Ngài. Tôi muốn nói với mọi người rằng:
“Nếu ta được ơn chữa lành là vì đã có ai đó trong đời tha thiết cầu nguyện cho mình.”
“Tôi mong sẽ được gặp chị để làm chứng thêm về những ơn lành mà tôi đã nhận được, dù rằng trước đó, tôi rất thờ ơ với Chúa! Chị có thể viết ra những chứng từ của tôi!”
Kim Hà, 3/5/08
CN886: Ơn Chữa Lành Trọng Đại
|
|
LNĐ: Tối ngày 2 tháng 5 năm 2008, một nữ thính giả gọi điện thoại để tâm sự. Trong suốt hơn một tiếng đồng hồ, chị An kể về cuộc đời chị và những ơn chữa lành lớn lao mà Chúa đã thực hiện trong đời sống của chị. Chị sẵn sàng làm chứng để vinh danh Chúa: |
|
Đọc
|
|
Trong CN877 của bà Minh, chúng tôi đã quên sót một số chi tiết rất quan trọng trong việc bà Minh được chữa lành. Vì thế trong cả tuần nay, dường như Đức Mẹ Maria nhắc nhở tôi là hãy bổ túc thêm về trường hợp của bà Minh.
Đó là sự kiện: Khi bà bị ma nhập làm cho bà trở nên điên khùng thì có một đêm, Đức Mẹ Maria hiện ra với bà Minh trong giấc mộng và âu yếm nói với bà ấy rằng:
“Con hãy theo đạo Công Giáo và đến nhà thờ, Mẹ hứa sẽ trừ tà cho con!”
Khi tỉnh giấc, bà Minh đã trình bày mọi sự với mẹ của bà. Lúc đầu, bà mẹ còn do dự nhưng sau đó bà cụ đã cho người dẫn con đi nhà thờ. Và Đức Mẹ Maria đã giữ lời hứa để trừ tà ra khỏi linh hồn bà Minh.
Sự kiện thứ hai cũng quan trọng nhưng bà Minh không muốn kể cho nhóm nghe vì sợ bị hiểu lầm. Khi chỉ có riêng một mình tôi thì vợ chồng ông bà Hòa và Minh còn kể riêng cho tôi nghe về những vết thương kỳ lạ mà bà Minh đang mang trong thân xác:
“Tôi bị tai nạn liên tiếp, nào là bị gãy chân, rồi bị gãy tay. Tôi còn bị đau ruột và trải qua nhiều cuộc giải phẫu phức tạp. Tôi đã thấy cái chết nhiều lần qua những cơn bịnh nguy kịch ấy. Sau đó, cứ đến mùa Chay hàng năm thì hai bàn tay, hai bàn chân và cạnh sườn của tôi bị đau nhức triền miên. Và khi đến ngày Chúa Nhật Phục Sinh thì những vết thương và sự đau đớn được lành.”
Ông Hòa cũng làm chứng cho vợ về những cơn đau mà bà Minh đã trải qua. Nghe xong, tôi hiểu ngay là Chúa đã thương xót bà Minh và ban cho bà cảm nhận những sự đau đớn của vết thương Thánh mà Chúa Giêsu đã gánh chịu vì thương xót nhân loại.
Gia đình ông bà Hòa và Minh hiện nay đang ở thành phố San Diego, California. Họ luôn làm chứng cho Chúa về những điều kỳ diệu mà Chúa và Đức Mẹ Maria đã ban cho họ.
Ngoài ra, ông Hòa thường tìm tòi và thu thập về những hiện tượng bị ma nhập để giúp đỡ cho các gia đình và cá nhân bị tà ma quấy phá biết tìm đến với Chúa. Kinh nghiệm của ông bà đã giúp cho nhiều người tin tưởng và trở lại với Chúa. Những người ấy cũng lần lượt được trừ tà sau khi họ được chịu bí tích Rửa tội.
Tin Mừng Thánh Luca, đoạn 8: 26-33, chép lại việc Chúa Giêsu chữa người bị qùy ám như sau:
“Đức Giê-su chữa người bị quỷ ám tại Ghê-ra-xa (Mt 8:28 -34; Mc 5:1-20 )
26 Thầy trò ghé thuyền vào vùng đất của người Ghê-ra-xa, đối diện với miền Ga-li-lê.27 Người vừa ra khỏi thuyền và đặt chân lên đất, thì có một người dân trong thành bị quỷ ám ra đón Người. Từ lâu, anh ta không mặc quần áo, không ở trong nhà, nhưng ở trong đám mồ mả.
28 Thấy Đức Giê-su, anh la lên, sấp mình dưới chân Người, và lớn tiếng nói rằng: "Lạy ông Giê-su, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Tôi xin ông đừng hành hạ tôi! "29 Ấy là vì Đức Giê-su đã truyền cho thần ô uế xuất khỏi người ấy. Thật vậy, đã nhiều lần quỷ bắt lấy anh ta, người ta dùng xiềng xích gông cùm mà trói và giữ anh; nhưng anh bứt tung dây trói và bị quỷ đưa vào những nơi hoang vắng.30 Đức Giê-su hỏi anh: "Tên anh là gì? " Anh thưa: "Đạo Binh", vì rất nhiều quỷ nhập vào anh.31 Lũ quỷ nài xin Người đừng truyền cho chúng rút xuống vực thẳm.
32 Ở đó có một bầy heo khá đông đang ăn trên núi. Lũ quỷ nài xin Người cho phép chúng nhập vào bầy heo kia, và Người cho phép.33 Lũ quỷ xuất khỏi người đó, nhập vào bầy heo. Cả bầy heo từ trên sườn núi lao xuống hồ và chết ngộp hết.”
Vậy những ai đang sống dưới sự khống chế của ma quỷ và xác thịt, xin hãy tin nhận Thiên Chúa và cầu xin Đức Mẹ Maria cứu giúp thì chắc chắn người ấy sẽ được giải thoát và bình an.
Kim Hà 1/5/2008 (Tháng Hoa Kính Mẹ Maria)
CN885: Đức Mẹ Báo Mộng Để Cứu Chữa Người Bị Ma Nhập
|
|
Trong CN877 của bà Minh, chúng tôi đã quên sót một số chi tiết rất quan trọng trong việc bà Minh được chữa lành. Vì thế trong cả tuần nay, dường như Đức Mẹ Maria nhắc nhở tôi là hãy bổ túc thêm về trường hợp của bà Minh. |
|
Đọc
|
|
Ôi Maria, thánh danh diệu kỳ cao cả,
Được trích từ kho tàng thiên tính Chúa Ba Ngôi.
Đã yêu thương trang điểm cho Mẹ thật tuyệt vời,
Danh hiệu quý, vẻ uy linh, quyền năng hiển trị.
Nghe danh Mẹ, mọi thụ tạo cúi đầu cung kính,
Uốn gối tôn vinh, quỷ hoả ngục phải sấp mình.
Vạn vật muôn loài, chiêm ngưỡng trong lặng thinh,
Thánh danh Mẹ, thanh thoát vẻ dịu hiền tuyệt diệu.
Maria - thánh danh Mẹ, êm như tơ liễu,
Thật ngọt lịm thơm nồng khi cất tiếng ngợi khen,
Như khúc nhạc du dương, như đêm tối chong đèn,
Nguồn an ủi, đầy ân sủng, chứa chan hy vọng.
Thánh danh Maria các Thiên thần trông ngóng,
Khát vọng được nghe thánh danh vinh hiển, uy hùng,
Ngỡ ngàng hỏi nhau: “Bà nào lên giữa không trung?”
Như rạng đông rực rỡ, như vầng nguyệt diệu huyền,
Như đạo binh dàn quân, lệnh Nữ Vương thẳng tiến.
Thánh danh Maria, cho con niềm cảm mến,
Cháy bỏng một tình yêu, niềm tin tưởng vững vàng.
Niềm hạnh phúc chứa chan, hồn ấm áp bình an,
Lòng sốt mến, Nữ Trinh Maria nồng thắm.
Thánh danh Maria, xoa dịu vết thương trầm lắng,
Của kiếp người cơ khổ, lận đận cõi trần ai.
Dù tuyệt vọng đớn đau, dù phúc bất trùng lai,
Khi cất tiếng gọi “Maria” tiêu tan lòng chai cứng.
Gọi thánh danh Maria, đời không còn điêu đứng,
Kẻ khổ sầu, gian nan được khích lệ an vui,
Kẻ lạc lối, cô đơn, được nếm cảm ngọt bùi,
Hương ân sủng chứa chan, tận hồn ta sâu thẳm.
Thánh danh Maria, nơi pháo đài trú ẩn,
Kẻ tội lỗi nương thân, lòng thiện chí quy hồi.
Mẹ hàn gắn vết thương, dầu thơm mát tâm hồn,
Nung cháy mọi con tim, bằng lửa tình yêu mến.
Thánh danh Maria, tiếng nhạc vàng cung tiến,
Con kính dâng, tín thác, trọn vẹn cả xác hồn.
Tin tưởng gọi thánh danh, bình minh đến hoàng hôn.
Tôn kính, cậy trông, vinh phúc những ai kêu cầu Mẹ.
Thánh danh Maria, êm đềm và diễm lệ,
Nguồn ân sủng dạt dào, dịu ngọt lúc lâm chung.
Ôm lấy hồn ta, thang thần dẫn lối trùng phùng,
Trạng sư biện hộ đưa vào hợp hoan Thiên quốc.
Ôi Maria – Maria – Maria.
Uy linh thay, thánh danh Mẹ vinh hiển diệu kỳ.
Sống động trong tim con, mãi mãi chẳng phân ly.
Thánh danh Mẹ kết tinh tình yêu con dâng hiến./.
Mặc Trầm Cung
M37: Maria, Thánh Danh Huyền Nhiệm (thơ)
|
|
Ôi Maria, thánh danh diệu kỳ cao cả,
Được trích từ kho tàng thiên tính Chúa Ba Ngôi. |
|
Đọc
|
|
Lê chân giữa dòng đời oan nghiệt,
Hồn hoang mang, thất vọng tiêu điều.
Nặng nề từng bước chân xiêu,
Não nùng, ai oán nắng chiều hắt hiu.
Mang tâm trạng u sầu nặng trĩu,
Bao ước mơ hoài bảo chưa thành.
Khát vọng trần thế lợi danh,
Xót xa, chua chát tan tành khói mây.
Lòng u uất con nào đâu thấy,
Chúa bên con nhịp bước đồng hành,
Giúp con vượt mọi khó khăn,
Thoát vòng luẩn quẩn đua tranh cuộc đời.
Đường Emmau tâm hồn đổi mới,
Mở trí lòng thấy Đấng Phục Sinh.
Gian nan trong bước đời mình,
Chúa cho con nghiệm được tình yêu thương.
Xua tan nỗi sầu thương trăm hướng,
Lửa Phục Sinh bừng cháy trong tim,
Phục hồi ánh sáng niềm tin,
Mầu nhiệm sự sống, hành trình đức tin.
Đời KiTô hữu quyết lòng trung tín.
Đường Emmau kỷ niệm tươi trong,
Đường chông gai, sáng cõi lòng,
Vui trong đau khổ,
Là ngọn lửa hồng chứng nhân ./.
* Chúa Nhật Thứ III Phục Sinh, Năm A, 2008 (Lc 24,13–35)
Mặc Trầm Cung
M36: Emmau, Con Đường Kỷ Niệm (thơ)
|
|
Lê chân giữa dòng đời oan nghiệt,
Hồn hoang mang, thất vọng tiêu điều. |
|
Đọc
|
|
Đường Emmau, một buổi chiều ảm đạm
Lê bước chân trong tăm tối âm u
Nặng trĩu tâm tư, bóng tối ngục tù
U sầu, nuối tiếc, chiều đã tàn, hay chính đời con lụi tàn trong thất vọng?
Con chạy trốn, Chúa ơi!
Nỗi kinh hoàng còn lắng đọng.
Thâp tự còn đây, bao đau khổ chất đầy
Tiếng búa, đinh chát chúa, dập tắt niềm tin, ôi! Tương lai tàn úa.
Tâm trạng não nề, con quay về với lối xưa, đường cũ.
Người lữ khách đồng hành,
Một bầu khí tình yêu bao phủ.
Chia sẻ tâm tình, dâng tấm bánh bẻ đôi.
Cất cao lời chúc tụng, cũng là lúc chia phôi.
Và cũng là lúc con nhận ra,
Hy lễ chiều xưa, Chúa ân cần trao gởi,
Giây phút ngậm ngùi, thương trao điều răn mới,
Yêu thương như chính Thầy, hiến mạng sống vì con.
Bánh –Rượu này, nguồn lương thực thơm ngon,
Là Máu – Thịt Thầy, nguồn sự sống thần linh tuyệt hảo.
Chúa sống lại thật rồi, đúng như lời tiên báo.
Ánh sáng khơi lòng, niềm hy vọng bừng lên,
Sức mạnh niềm tin, con mạnh mẽ đứng lên.
Quay về cùng Giáo Hội,
Cùng cộng đoàn hiệp nhất.
Để từ nay, Tin Mừng Phục Sinh,
Tỏa lan xa khắp mọi miền trái đất,
Hy lễ đời mình, sứ mạng Tư Tế đời con.
Trở nên Bánh – Rượu,
Sống động giữa đời, trọn tình nghĩa sắt son.
Nên nhân chứng Phục Sinh.
Vang khúc hát ân tình.
Thủy chung lời thề con đoan hứa./.
* Chúa Nhật Thứ III Phục Sinh, Năm A, 2008 (Lc 24,13–35)
Mặc Trầm Cung
M35: Emmau, Hy Lễ Giữa Đời Con (thơ)
|
|
Đường Emmau, một buổi chiều ảm đạm
Lê bước chân trong tăm tối âm u |
|
Đọc
|
|
Tên thật tác giả là Nguyễn văn Luận, sinh năm 1937, 63 tuổi, hiện cư ngụ tại Worcester, Massachusetts. Công việc: Technician hãng điện tử ở Mass. Sau 1954, kẹt lại miền Bắc Cộng Sản, gia đình tan nát, bố bị đánh tư sản rồi đấu tố tới chết. Vì tấm post card Nữ Thần Tự Do, cậu học trò năm xưa thành "người tù Hỏa Lò" và đã nguyện "Tôi sẽ đi tìm Tự Do suốt cuộc đời này". Bản Tình Ca Của Một Người Tị Nạn" là tự truyện tìm tự do của tác giả Tự Do".
Hai năm sau ngày đất nước chia đôi (1956), từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do. Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn.
Trên cột cờ cao vút, bóng cờ vàng sọc đỏ lung linh. Giọng ca ngọt ngào từ loa treo vọng về miền Bắc: "... Sông Bến Hải là nơi chia cắt đôi đường... hỡi ai... lạc lối... mau quay... về đây...!"
Tôi đứng đó chơi vơi định hướng, đăm đăm nhìn cờ vàng bên kia bờ sông lịch sử, uống từng lời ca trong cơn đói khát, rồi bừng tỉnh, lao lên phía trước. Từ đâu đó, mấy cái nón cối xông rạ Tôi bị trói hai tay bằng sợi thừng oan nghiệt, theo nón cối về địa ngục trần gian.
19 tuổi, lao tù đầy đọa, tôi đã mất mẹ, mất cha, bị qui là tư sản, xa vắng họ hàng vì chia rẽ giai cấp. Tôi mất Hà nội là nơi tôi sinh ra làm người Việt Nam. Không có tang cha khi cha gục xuống, không có tang mẹ khi mẹ xuôi tay, không hy vọng có đám cưới đời mình.
Bạo quyền cộng sản Việt Nam bắn giết hàng trăm ngàn người, qui là địa chủ. Nhiều trăm ngàn người bị tập trung lên rừng, để lại vợ con không nhà không đất. Thời gian làm ngưng nước mắt, oán than cũng vô ích, chỉ còn tiếng kêu vang vọng khắp miền: "Chúng tôi muốn sống!"
25 năm sau tôi vượt biển, thoát tới Hong Kong (1981). Bốn mươi tư năm từ lúc chào đời, thành người tị nạn cộng sản.
Ngày tiếp kiến phái đoàn Mỹ xin đi định cư, một ông Mỹ dáng nghiêm trang, nghe tôi trả lời, đột nhiên hỏi "anh có biết nói tiếng Pháp?". Tôi nhìn ông, giọng run run: "L'exilé partout est seul!" (Kẻ lưu đày nơi đâu cũng cô độc). Ông gật đầu hiểu cả tiếng Tây, hiểu lòng tôi đau xót. Xưa tôi học trường Albert Sarraut, Hà nội.
Đứng bên rào kẽm gai, sau dãy nhà tôn của trại tị nạn Hong Kong, một mình, suy tư thân phận. Tôi sẽ đến nơi xứ lạ là nước Mỹ xa xôi, tìm quê hương mới, chỉ trở về khi đất nước Việt Nam tự do, không còn cộng sản. Đứa bé chừng 5, 6 tuổi, tung trái banh, toan bắt thì trượt chân, trên sân trại. Tôi đã kip giang tay đỡ cháu khỏi ngã thì người đàn bà chạy tới, đứng im, lặng lẽ nhìn tôi.
Tiếng trẻ thơ kêu "Má", tôi nhìn nàng... Sự thầm lặng và ánh mắt trao nhau là chân tình của người tị nạn Việt Nam nhẫn nhục, khổ đau, nói được nhiều hơn lời nóị. Rồi những ngày sau đó, tâm sự, nỗi niềm, tôi đã cùng Mai kết thành bạn đường và bạn đời, đi Mỹ định cư.
Người lính Cộng Hòa hiên ngang dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, quyết bảo vệ quê hương. Anh tử trận, mang thân đền nợ nước, để lại con thợ Mai trở thành góa phụ, miền quê Đà Nẵng, cuốc đất trồng khoai, nuôi mẹ già con dạị Sau năm 1975, mất nước. Mẹ già khuất núi, con chậm lớn vì cháo loãng, bo bo thay cho sữa mẹ và cơm. Một đêm mưa bão, Mai bị tên trưởng công an xã cưỡng hiếp, du kích xã canh gác quanh nhà. Mai phải sống vì con mới lên ba, mất cha còn mẹ... Người dân Đà Nẵng ra đi, đã mang theo vợ con người lính chiến tới Hong Kong năm 1981. Đứa con lên sáu không biết tiếng gọi Ba!
Tôi mang nặng tủi nhục, đọa đày triền miên đất Bắc đi tìm tự dọ. Mai gánh những thương đau, mất mát, cơ cực của miền Nam, bồng con đi tị nạn. Lấy dĩ vãng chia xẻ cùng nhau, chúng tôi sắp xếp lại hành trang cho bớt gánh đoạn trường, đi Mỹ.
Con đã có Má, có Bạ Má bồng Con, Ba xách túi, Con có đồ chơi, cầm chiếc máy bay vẫy chào các Chú, hai người lính chiến Quảng Nam đưa tiễn. Tôi nhìn Con tự nhủ: "Ba sẽ dạy con tiếng "Cha", chỉ cho Con hình người lính Cộng Hòa, ở bất cứ nơi đâu đều là Cha Con đó!"
Mai đã nhất định không đi kinh tế mới, tôi đã trốn công trường, vào tù chịu đựng, bây giờ dù bỏ lại quê hương nhưng còn Tổ quốc Việt Nam. Bốn ngàn năm lịch sử, thăng trầm, người dân, nước Việt sẽ không trở thành cộng sản, chỉ có số nhỏ đang cầm quyền. Quê hương mới của chúng tôi là vùng đông bắc nước Mỹ.
Căn Apartment hai phòng, hai chiếc giường nệm, một chiếc bàn con, đã cho tôi ấn tượng đẹp những ngày đầu tới Mỹ. Lúc tôi khôn lớn, không có chiếc giường làm nơi cư trú, vì đã thành vô sản. Rồi tôi hiểu, vô sản cũng vẫn còn giai cấp. Phải lên rừng, một miếng nylon bọc vài manh vải gọi là quần áo, thì mới thành "người vô sản chân chính"!
Nhìn con ngon giấc ngủ Thần Tiên, vợ chồng tôi thao thức, không phải lo âu mà thì thầm những dự định tương laị 18 tháng welfare trợ cấp, đủ thời gian cho mình đi học tiếng Anh. Đọc dòng thư hội M&RS nhắc trả nửa tiền nợ vé máy bay sang Mỹ "Xin bạn trả dần 12 tháng, giúp cho người sau bạn định cư", theo ý Mai, ý nghĩ nhân hậu của người đàn bà làm mẹ, "mình trả ngay từ tháng thứ hai".
Việc đơn giản là tại sao người ta không khấu trừ vào trợ cấp, lại đòi riêng. Mai chỉ nhẹ nhàng "nợ thì mình trả, ở hiền sẽ gặp lành", nhưng tôi lại suy nghĩ mung lung. Đây là bước đầu thử thách, cái thước đo lòng người tị nạn. 72 đô tiền nợ một tháng, có thể không trả và quên đi. Một lần để lòng vẩn đục sẽ trở thành bất lương. Cha mẹ bất lương con cái sẽ chẳng nên người.
Một sáng mùa Xuân, bé gọi Má, gọi Ba, chỉ bông hoa mầu vàng mầu đỏ đung đưa bên vườn hàng xóm, kêu lên "hoa tu-líp". Bà già người Mỹ đứng trên thềm, giơ tay vẫy vẫỵ Mai đã nói "Thank you", ngọt ngào, mạnh dạn, tay chỉ trỏ, diễn tả được những gì muốn nói.
Bà Jenny hiểu chút ít về "chiến tranh Việt qua tivi, sách báo hồi bà còn dạy học. Bà đã thấy "Boat people", những thuyền nhân tị nạn, nhưng lần đầu bà thấy một gia đình người Việt đến vùng này, lại là hàng xóm nên bà có cảm tình.
Đây là ứng nghiệm "Ở hiền gặp lành" hay là sự may mắn cho gia đình tôi. Nói thế nào thì cũng đúng vì vài nơi trên đất Mỹ vẫn còn kỳ thị chủng tộc.
Thời gian trôi đi nhưng hai tiếng "lần đầu" lặp lại: lần đầu ra nhà bank, lần đầu tới post office. Có những lần đầu chưa biết, nhưng có hai lần đầu quan trọng: "bé" đi học, chúng tôi xin được việc làm. Bà Jenny cùng chúng tôi đưa "cháu" tới trường, bà cho chiếc mũ baseball và đôi giầy sneaker trắng muốt, khen "Cháu cute". Vợ chồng nhìn nhau, không hiểu, lát nữa về tra tự điển.
"Từ nay chúng mình có Má, bé có Bà...!" Mai thốt lên khi chúng tôi đồng lòng nhận "Má Nuôi". Bà Jenny thành "Má Jen".
Chuyện xảy ra vào ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) , 17 năm về trước. Sống một mình trong căn nhà rộng rãi, bà Jenny vốn là cô giáo nên rất yêu trẻ. Bà mời "cả nhà" sang ăn turkey.
Bé Nam lên bảy, đi học, hiểu nhiều về Thanksgiving hơn Má và Bạ Ăn uống vui vẻ, vợ chồng tôi nói chuyện với bà, có lúc ngồi im lặng hơi lâu vì vốn tiếng Anh ít ỏi. Bỗng bé Nam kêu "Má...!". Bà Jenny toan đứng dậy thì Mai buột miệng nói: "Má... let me do it!".
Nghe tiếng "Má" lỡ lời của Mai, tiếng Việt, vừa lạ, vừa thích, bà bâng khuâng giây lát. Mai kể chuyện xưa, miền Đà Nẵng cuốc đất trồng khoai, nuôi mẹ già con dại... Tôi góp phần thông dịch, bớt thêm: Người Việt Nam coi việc chăm sóc cha mẹ già là bổn phận, dù chịu nhiều cơ cực cũng cố gắng đền ơn sinh thành, dưỡng dục. Bà suy nghĩ mấy ngày, bỏ dự định chuyển về Florida, tỏ ý muốn nhận gia đình tôi làm Con, làm Cháu.
Chúng tôi dọn nhà sang ở chung với "Má Jen", điều này ít thấy trong các gia đình người Mỹ có con trưởng thành. Các con nhờ Má, nói được tiếng Anh. Cháu quấn quít bên Bà, xem chú chuột Mickeỵ Mùa Đông buốt giá nhưng trong nhà nồng ấm tình ngườị Má vui tươi hơn trước, thích ăn bánh xèo và phở Việt Nam.
Mai vẫn cặm cụi hàng ngày, làm những chiếc ví tay của phụ nữ. Mấy người bạn Việt Nam đặt cho Mai biệt danh "Bà đầm hãng bóp" vì "giỏi việc, lại biết tiếng Anh" nhiệt tình giúp đỡ bà con. Cũng như Má Jen, Mai không thích xa hoa, theo Má vào tiệm sách trong Mall nhiều hơn vào tiệm bán phấn son, make up. Việc từ thiện đã thành sở thích, Mai gửi 200 đôla, mỗi lần, giúp đồng bào bão lụt miền Trung , miền Bắc, vì lương tâm, đạo lý. Kẻ cầm quyền ăn chặn của dân, như đám cướp, có bao giờ được mãn kiếp yên thân. Đức Phật từ bi dạy Mai lòng độ lượng.
Tôi làm technician, ngành điện tử. Nhớ xưa, học sửa radio bị nghi làm gián điệp. Bộ công an Hà nội lấy công nông lãnh đạo, coi "điện tử" là CIA. Mười bẩy năm trong ngành điện tử, nay chắc tôi thành CIA ngoại hạng! Bây giờ, ngồi trước máy computer, nối vào mạng Net, đọc Website tiếng Anh, tiếng Việt, thông tin thế giới bằng eMail, việc hãng, việc nhà, công tư hòa vào nhau từng ngày làm việc, tôi đã có cuộc sống an hòa, hạnh phúc, một Gia Đình thật sự yêu thương. "Ngày mai, chúng mình đi New York thăm con". Mai nắm tay tôi, hân hoan về ngày mai.
Ngày mai là tương lai của bé Nam ngày trước, giờ là một thanh niên cao 6 foot, đầy nghị lực bước vào đời. Xong đại học, Nam Nguyễn trở thành chuyên viên tài chánh, làm việc trong văn phòng, tầng thứ 32 của một nhà "chọc trời" New York. Ngày con ra trường là ngày vui trọn vẹn, ngày con nhận việc mới là niềm sung sướng của Má, của Ba, của Gia Đình tị nạn, mong ước từng ngày cho Con thành Người.
Lâu lắm rồi, tôi mới có một đêm không ngủ để nhìn lại đời mình. Tháng Chín, sang Thu, se lạnh vùng đông bắc nước Mỹ. Tôi đã sống nơi đây 18 năm tị nạn, không thất vọng mà tin tưởng vào tương lai.
Người cộng sản muốn làm Hung Thần cai quản địa cầu, dựng lên Địa Ngục. Dựng được vài phần thì xụp đổ, sót lại từng mảnh vỡ điêu tàn. Hung Thần đã chết. Thoát kiếp lưu đày làm người tự do, tôi kính cẩn tri ân người phá ngục: người lính Cộng Hòa, giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ, chính nghĩa Quốc Gia Việt Nam, từ tinh thần đến lãnh thổ.
Người lính chiến Cộng Hòa hiên ngang đi làm Lịch Sử. Không có Anh, tôi đã không có niềm tin để sống sót, đã thành nấm mộ hoang trên rừng xơ xác. 21 năm kiên cường giữ vững miền Nam, Anh đối mặt Hung Thần, cứu sống thêm hàng triệu người vô tội.
Người lính của miền Nam tự do tử trận. Anh để lại người Vợ hiền, cuốc đất trồng khoai, chúng vẫn không tha, chà đạp nhân phẩm. Tôi lê bước chân vô định, gặp Mai làm Bạn Đường, nhìn mắt con thơ thấy hình người Lính chiến.
Anh đã để lại Con Thơ cho tôi được làm "Ba" mang tròn trách nhiệm. Con đã trưởng thành, mai này sẽ góp phần xây dựng lại Quê Hương. Tôi muốn níu lại thời gian để được thương vợ, thương con nhiều hơn nữa.
Đã quá nửa đêm về sáng. Nhìn Mai ngon giấc ngủ thần tiên như "bé Nam" ngày đầu tới Mỹ, tôi ngồi im lặng bên bàn viết, đợi chờ sớm mai để được nhìn bình minh bừng sáng Phương Đông, được nhìn Mai thức dậy, mỉm cười, âu yếm nhìn Chồng.
Cuộc sống an vui. Ngót 20 năm rồi, không biết khóc, đêm nay tôi nhỏ từng dòng lệ, xúc động, bùi ngùi. Tôi đang sống và đang viết Bài Tình Ca của Một Người Tị Nạn.
Tự Do, 9/2000
M34: Bản Tình Ca Của Một Người Tị Nạn
|
|
Hai năm sau ngày đất nước chia đôi (1956), từ miền Bắc hoang tàn, tôi lặn lội tới vùng giới tuyến mong vượt thoát vào miền Nam tự do. Lần tới gần sông Bến Hải, đêm tối âm u bờ Bắc, tôi đã nhìn thấy cầu Hiền Lương vì bờ Nam rực sáng ánh đèn. |
|
Đọc
|
|
Nguyện Cầu
Con quỳ đây, hai mắt rưng rưng lệ mờ
Chúa thương con chẳng kể tội nhơ
Ôi bao dung, lòng Chúa vô bờ
Luôn tha thứ, thứ tha, tha thứ…
Nguyện cầu chẳng dám ngước trông lên
Xin Chúa thương con phận thấp hèn
Tội đời chồng chất khôn sao rửa
Chúa đã quên rồi, con chửa quên
Nguyện cầu xin Thiên Chúa thứ tha
Xin thương ban lòng mến thật thà
Bao nhiêu năm đam mê lạc thú
Say đắm hồng trần phụ mối tình Cha
Khẩn nguyện cầu cùng Chúa thiết tha
Xin cho con lòng mến đậm đà
Xin ban ơn thật tâm thống hối
Bỏ bến mê quay bước về nhà
Khẩn nguyện cầu cùng Chúa thiết tha
Xin dang tay rộng lượng hải hà
Xin cho con tựa bên lòng Chúa
Đến muôn đời kết hiệp cùng Cha
Alleluia! Hãy Yêu Thương
Hãy vươn lên một đời sống mới
Như nụ hoa tươi đẹp giữa đời
Chúa đã sống lại cho mọi người
Hãy vui tươi, vòng tay mở rộng
Đem yêu thương tưới vào cuộc sống
Nụ hoa này nối tiếp nụ hoa kia ...
Ân Vũ
M33: Tâm Tình Với Chúa (thơ)
|
|
Con quỳ đây, hai mắt rưng rưng lệ mờ
Chúa thương con chẳng kể tội nhơ |
|
Đọc
|
|
Trang MeMaria.org vốn là trang bổ ích cho em rất nhiều từ ngày Cha Th. giới thiệu cho em cách đây một năm. Em cám ơn tất cả qúy Anh Chị Em trong Nhóm Chủ Trương và phụ trách.
Em rất thông cảm cho bệnh tật của anh chị vì đó là chứng bịnh mà em chịu đựng suốt 38 năm nay, cộng thêm chứng thần kinh căng thẳng và chứng bịnh đau đầu kinh niên. Người của em như có một chiếc gai cắm vào giữa đỉnh đầu, hai chiếc khác cắm vào hai bên thái dương, một chiếc cắm vào giữa gáy. Hai chiếc khác dọc theo xương sống. Tất cả tạo nên một hình thánh giá những điểm đau nhói và ảnh hưởng đến toàn thân xác. Coi như toàn thể hệ thần kinh bị hư hoại.
Tập thể dục Yoga ở trung tâm YMCA giúp em một phần, phần khác do cầu nguyện và sự hỗ trợ của một số người trong đó có chị.
Các trang websites Công Giáo, các tác phẩm phát thanh do công khó của nhiều người là những phương tiện mà Chúa ban để em chịu đựng được bệnh tật mà không sử dụng đến thuốc nữa vì các chứng tật hiện nay là phần lớn do hậu quả của thuốc mà các bác sĩ cứ dường như đã nài ép em uống trong quá khứ.
Mọi người có thể mỗi ngày đi đến trung tâm thể dục tập Yoga chắc là sẽ giúp được phần nào. Ngoài ra tập thể dục trong hồ bơi cũng rất thích hợp cho những người cao tuổi. Em may mắn ở cách trung tâm YMCA cỡ 10 phút lái xe. Nơi đây có những lớp tập thể dục Yoga cho người bịnh phong thấp khoảng 5, 6 ngày mỗi tuần.
Chúa vẫn nhắc nhở em: "Yêu người như mình ta vậy,” chứ không phải: "Yêu người hơn mình ta vậy.” Đồng thời, Ngài cũng khuyến khích em cố gắng đi tập luyện để có sức chịu đựng lâu dài hơn và sống theo Thánh Ý Chúa mỗi ngày cho trọn vẹn hơn.
Cảm tạ Chúa cho em có chị để bộc bạch những điều Chúa ban cho em!”
J. Nguyễn, 13/3/2008
M32: Một Phương Cách Chịu Đựng Bịnh Tật Đau Đớn
|
|
Em rất thông cảm cho bệnh tật của anh chị vì đó là chứng bịnh mà em chịu đựng suốt 38 năm nay, cộng thêm chứng thần kinh căng thẳng và chứng bịnh đau đầu kinh niên. |
|
Đọc
|
|
TÔN VINH CHA AVE MARIA
Tôi là một giáo dân ở quê hương Việt Nam. Trang web MeMaria.org là một trong những trang web đã nuôi dưỡng đời sống tâm linh của tôi. Mới đây khoảng 2 tuần lễ, tôi được đọc cuốn sách "Cứu các linh hồn khỏi luyện ngục" do Bà Kim Hà chuyển ngữ. Tôi xin cám ơn Thần Khí CHA đã tác động Bà trong việc dịch cuốn sách tuyệt vời này. Và cám ơn Bà đã giúp cho người VN được hiểu trọn vẹn nội dung sách qua phần chuyển ngữ của Bà. Xin CHA chúc lành Bà và các linh hồn phù hộ cho Bà.
Nội dung các mạc khải tư của Bà Maria Simma (được Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm và chúc lành) đã hoàn toàn cho tôi được hiểu và thay đổi rất nhiều cách nhìn, cách nghĩ về các linh hồn và về rất nhiều vấn đề thường nhật trong cuộc sống, từ đó đã thay đổi một phần không nhỏ cách sống cầu nguyện của tôi, đặc biệt với các linh hồn. Nói chung, qua cuốn sách này của Bà, tôi đã được CHA giới thiệu làm quen với một nơi mà tôi (và mọi người) sẽ phải đi qua, cốt để tôi góp phần cảm nghiệm Lòng Thương Xót của CHA với các linh hồn, điều mà tôi đã có dịp làm chứng trên Mạng Lưới Cầu Nguyện ThanhLinh.net
Nếu phải nói "cụ thể" hơn nữa, thì thật sự tôi đã được bắt đầu cảm nghiệm các linh hồn trong những ngày gần đây khi tôi cầu nguyện cho họ hàng ngày bằng chuỗi kinh Kính Lòng Thương Xót Chúa. Đã nhiều lần, ban ngày hoặc giữa đêm tối, các linh hồn đích danh mà tôi cầu nguyện và xin thánh lễ trong ngày đã có những tín hiệu cho tôi được biết họ đã nhận được lời cầu nguyện và các hãm mình ăn chay của tôi với ý chỉ cầu nguyện hộ họ và cho họ, vắn tắt chẳng hạn : người nằm ngủ bên cạnh đã gọi tên tôi trong lúc ngủ để báo cho tôi tên người tôi cầu nguyện đang hiện diện, mặc dù người này chẳng hề nằm mớ hay ý thức là mình làm việc ấy... hoặc khi tôi cầu nguyện cho 4 linh hồn đích danh trong ngày, thì đêm ấy có đúng 4 tiếng gõ vào thành giường tôi ngủ... Điều đặc biệt là tất cả mọi sự việc này đều xảy ra vào lúc 3g đêm, giờ của Lòng Thương Xót Chúa... Tôi vẫn tiếp tục xin CHA cho tôi được cảm nghiệm Lòng Thương Xót của CHA với các linh hồn...
Thưa Bà Kim Hà, cuốn sách mà tôi có trong tay là một bản photocopy không biết từ ấn bản nào, do một anh em ở VN gởi tặng. Tôi có tìm trong trang web MeMaria.org để xem sách này có bán tại đâu không, nhưng không tìm thấy (chỉ có nội dung cuốn sách). Tôi rất muốn có 1 cuốn trong tủ sách của mình, vừa để lưu giữ một cuốn sách rất có ích lợi, vừa để dùng bản in sạch sẽ photo lại tặng những người có thể cũng sẽ yêu mến các linh hồn sau khi được đọc nội dung (nếu được Bà cho phép - tôi cam đoan không làm thương mại trong việc này). Vậy nếu có thể, chỉ dám xin Bà vài hàng chỉ cho tôi cách có cuốn sách này bằng bản in chính thức, tôi sẽ có dịp nhờ người quen giúp mua hộ khi thuận tiện.
Xin CHA chúc lành Bà. Xin Mẹ Maria là Mẹ của Lòng Thương Xót các linh hồn luôn yêu mến và phù hộ Bà.
Xin linh hồn Bà Maria Simma và các linh hồn giúp đỡ Bà.
Giuse Maria Định
M31: Của Ăn Nuôi Dưỡng Linh Hồn
|
|
Tôi là một giáo dân ở quê hương Việt Nam. Trang web MeMaria.org là một trong những trang web đã nuôi dưỡng đời sống tâm linh của tôi. Mới đây khoảng 2 tuần lễ, tôi được đọc cuốn sách "Cứu các linh hồn khỏi luyện ngục" do Bà Kim Hà chuyển ngữ. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Cảm nghiệm của một người trẻ ở Hoa Kỳ, anh G. Nguyễn.
"Cháu đã nghe xong bộ CD Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi qua trang www.memaria.org và thay đổi rất nhiều trong đời sống. Cháu cũng nhận được nhiều ơn lành qua Lòng Thương Xót Chúa. Xin Thiên Chúa và Mẹ Maria ban nhiều ơn lành hồn xác xuống cho cô và những người làm việc trong chương trình Giờ Của Mẹ.
Tội lỗi xác thịt là nỗi đau khổ của cháu. Nhiều lần cháu không muốn đi xưng tội vì biết là thế nào cũng phạm tội lại vài ngày sau đó.
Tình cờ, cháu lên mạng và tìm đề tài chân thiện mỹ nhưng thấy chương trình Mẹ Maria nên vô coi, rồi cháu nghe được bộ băng đọc chuyện Lòng Thương Xót Chúa qua www.MeMaria.org.
Sức mạnh sau khi nghe Lòng Thương Xót Chúa đã thay đổi tinh thần cháu rất nhiềụ Cháu hiểu được nỗi đau khổ của Chúa và tình yêu của Ngài nhiều hơn. Cháu nhìn về con người và thế giới cũng khác hơn. Và bây giờ thì cháu cầu nguyện rất nhiều.
Mấy tháng đã qua rồi và bây giờ cháu không còn bị lệ thuộc vào tình dục nữa vì Chúa và Mẹ Maria đã ban cho cháu sức mạnh để vượt qua. Cháu nói với những người bạn của cháu là bây giờ cháu tu rồi.
Một hôm cháu đi lễ Chúa nhật trong một nhà thờ Mỹ và có một đôi trai gái trẻ đứng trước mặt cứ giỡn nhau làm cho mọi người chia trí. Cháu cầu nguyện xin Lòng Thương Xót Chúa cho họ đừng giỡn nữa để mọi người được tập trung dự lễ. Ngay sau đó, họ đứng im lặng và không còn làm cho mọi người chia trí nữa.
Còn nhiều chuyện khác như cháu cầu xin cho em cháu được khỏi cờ bạc, cho những người chung quanh cháu biết đối xử tốt với người khác...Và cháu thấy kết quả rất tốt...
Còn một chuyện này nữa, trong phòng cháu có một cái bong bóng bay có hình ảnh một đứa bé ở trên đó. Có thể một đứa cháu nào đó mang vô phòng cháu. Một đêm nọ cháu thức giấc gần lúc 3 giờ sáng, và cháu tự nghĩ Chúa muốn mình dậy để đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa.
Khi cháu vừa bắt đầu cầu nguyện thì cái bong bóng bay từ trên trần nhà xuống trước mặt cháu và hình ảnh đứa bé cúi đầu xuống chào cháu rồi bay lên. Cháu rất ngạc nhiên vì trong phòng cháu đóng cửa rất kín.
Sau khi ngắm Lòng Thương Xót Chúa xong, cháu đi qua gần bàn thờ Đức Mẹ Maria cách đó khoảng 2 thước và lần hạt 50 kinh thì bong bóng cũng bay theo. Cháu không biết giải thích ra sao nhưng cháu biết là cái bong bóng đó làm cho cháu tin là lời cầu nguyện của cháu rất làm vui lòng Chúa và Mẹ Maria.
PS: Xin cô đừng bỏ tên cháu vô vì cháu không muốn cho ai biết hết. Bởi vì cô hỏi nên cháu mới nói thôi. Xin cám ơn cô."
G. Nguyễn
Miền Tây Hoa Kỳ
M30: Cảm Nghiệm Về Lòng Thương Xót Chúa
|
|
Cháu đã nghe xong bộ CD Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi qua trang www.memaria.org và thay đổi rất nhiều trong đời sống. Cháu cũng nhận được nhiều ơn lành qua Lòng Thương Xót Chúa. |
|
Đọc
|
|
Sáng sớm ngày mùa đông.
Trong những ngày đầu tháng 12 năm 1997 gia đình em tổ chức đi nghỉ mát một tuần, vì hè vừa rồi không đi được. Khu nghỉ mát Sầm Sơn- Thanh Hóa vào mùa đông vắng vẻ, không có khách du lịch, dường như là có duy nhất gia đình em đi nghỉ. Ngoài bãi biển không có ai ra tắm hay phơi nắng, xa xa có những thuyền đánh cá, buổi đêm ra biển em thấy có những thuyền đi câu mực.
Yên tĩnh trong sự ồn ào của sóng biển xô vào đá núi.
Đối với các thành viên trong gia đình thì đây là thời gian nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm lao nhọc vì công việc hàng ngày. Riêng với em thì đây là thời gian để em chọn lựa theo đạo Thiên Chúa hay sống giữa đời.
Những hình ảnh về đạo Thiên Chúa, về người Công giáo luôn in đậm trong tâm trí em từ khi em còn đang học mẫu giáo. Bộ phim “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”. Khi cha Ralph đi đón gia đình Merghi ở ga, lúc cha nhìn thấy cô bé đứng nấp sau mẹ cha đã tiến lại gần, quì xuống và bế em lên trên tay mình. Cử chỉ cha quì xuống mà không để ý đến chiếc áo dòng bị quệt xuống đất, hay khi cha thấy em tủi thân, lẻ loi mà yêu thương bế em lên trên tay... đã làm em ước mong mình cũng được yêu thương. Phim “Những người khốn khổ”, “Người đàn ông có bộ mặt cười”, phim “Thày lang”, “Jen Ero”... và em rất muốn mình cũng được sống trong tu viện, như các bạn cầu nguyện trước khi ăn, trước khi đi ngủ, được chơi ở sân nhiều cây cối trong tu viện, được đi dọc các hành lang của tu viện...
Cuộc sống hiện tại trong gia đình hoàn toàn khác với những ước nguyện đó của em. Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, bố mẹ là công nhân nên đời sống kinh tế rất bình thường và bố mẹ cũng phải đi làm thêm ca ba. Bố mẹ cho em ở nhà một mình từ khi còn bé để đi làm và chính điều đó đã giúp em có tính tự lập. Vì không được sự kèm cặp của bố mẹ nên em cũng mải chơi lắm, học đến lớp 7 thì nhận ra “mình có thể học được tốt mà!”. Em rất thích đọc sách, không có tiền để mua sách em đi đến các hiệu sách và đọc hay đi cùng các anh chị họ đến thư viện đọc ké. Trong những cuốn sách em đọc có nhiều nhân vật là người Công giáo. Em cũng muốn mình trở thành người Công giáo để cũng làm được nhiều việc làm tốt như họ. Em ghi những điều gì hay mà mình đọc được vào sổ tay để tập làm theo, và chính việc ghi chép này là công việc em yêu thích.
Tất cả về Đạo Thiên Chúa được em ấp ủ trong lòng và lần đầu tiên em cất tiếng gọi Thiên Chúa vào đêm trước ngày em ra khỏi bệnh viện – đêm Giáng sinh năm 1996. Đêm hôm ấy, em vẫn thấy vết mổ làm em đau quá không thể ngủ được, nằm trên giường bệnh em nghe thấy tiếng chuông ở nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội vọng sang, em đã thầm nói: “Lạy Chúa, xin cho con được giấc ngủ ngon đêm nay”. Và em đã ngủ lúc nào không hay nữa. Sáng hôm sau khi đang soạn đồ để trả lại cho bệnh viện, em nhớ lại những gì diễn ra đêm qua, em thấy vui vui trong lòng và em hứa với Chúa là ngay khi bình phục em sẽ đến nhà thờ.
Những bước chân nhỏ bé đi trên bờ biển trải dài, nhẹ êm.
Hơn hai tháng sau, sức khỏe của em đã hồi phục bình thường và em bắt đầu đi học. Hôm ấy được nghỉ 2 tiết cuối, em chưa định về nhà ngay mà sang nhà thờ Phùng Khoang gần trường em học – Trường Phổ Thông Trung Học Trần Hưng Đạo – cách khoảng 1km. Nhà thờ không mở cửa, vắng vẻ nhưng em biết Chúa đang ở trong đó! Em thầm nghĩ: “Chúa ơi, làm sao con gặp được Chúa đây ạ?”. Em đi quanh nhà Thờ một lúc và hứa với Chúa là để lần khác sẽ đến lại. Vì hẵng còn sớm nên em đi thăm anh Ái và anh Cẩn (hai anh gia sư dạy Toán-Hóa). Khi đến nơi em được biết anh Ái lên trường chỉ có anh Cẩn ở nhà. Đang khi nói chuyện anh Cẩn đi lấy cho em mượn một cuốn sách, anh vui vẻ nói:
- Anh thấy em thích đọc sách, cho em mượn này và chỉ được đọc trong một tuần thôi nhé vì em sắp thi rồi.
Cầm quyển sách trên tay là biết đã có nhiều người đọc và nhiều lần đọc, cuốn sách không còn có bìa, các mép sách quăn cả lại. Sách dày hơn nghìn trang, khổ nhỏ. Làm sao có thể đọc hết trong một tuần, cuốn sách chắc chắn là rất hay. Em chào anh Cẩn ra về với niềm vui khi cầm cuốn sách trên tay. Em đi lên hiệu sách phố Tràng Tiền, em vừa vào đến cửa thì thấy trên giá có tấm thiệp chúc mừng, có một lời ghi trên thiệp:
“I have you in my heart”
Em xin chị bán sách lấy cho xem tấm thiệp và không do dự gì nữa em đã mua ngay dù biết là rất nhiều tiền, bằng số tiền ăn sáng của cả tuần. Ngắm nhìn tấm thiệp với niềm vui, niềm hạnh phúc, hy vọng một tình yêu đến với mình. Em không ở lại xem sách như mọi khi nữa em ra về trong lòng vui tươi nhẩm đi nhắc lại nhiều lần câu viết ghi trong tấm thiệp. Sau này, khi em đọc Kinh Thánh, em mới hiểu câu ghi trong tấm thiệp đó là của Thánh Phaolo (Pl 1,7).
Sắp đến Tết Nguyên Đán nên em có thể đọc sách được, nhưng vẫn không muốn để bố mẹ phải lo. Em đọc sách của anh Cẩn cho mượn vào cuối ngày, chùm chăn và cho chiếc đèn bàn vào trong chăn. Thật là quyển sách rất hay, em ghi được rất nhiều vào cuốn sổ tay, và vì không có tên sách nên em đã ghi là: “Những điều răn”. Sắp đến thời hạn trả sách mà vẫn còn nhiều trang chưa đọc, em thấy hơi buồn. Tối hôm đó, như thường lệ, em đọc đến đoạn có ghi: “Khi anh ao ước hãy vào phòng riêng đóng cửa lại rồi suy nghĩ: ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời…’” Em vùng chăn ra reo lên: “Ah! con có người cha ở trên trời”. Em chép hết cả đoạn đó vào sổ và cứ đọc đi đọc lại như đó là lời nói với cha mình. Hôm em đến trả sách cho anh Cẩn em hỏi ngay tên sách, anh Cẩn nói tên sách là “Kinh Thánh”. Khi trên đường về và nhiều ngày sau đó em đi hỏi khắp các hiệu sách trong thành phố Hà Nội nhưng không thấy ở đâu có bán “Kinh Thánh”. Và em đã coi những điều răn ấy là điều răn của cha mình, kể từ đó em nói chuyện nhiều hơn với người Cha vô hình.
Những bước chân trên cát là những bước chân theo Chúa.
“Cha ơi, con đã sống và thực hiện những lời trong Kinh Thánh, xin hãy giúp con theo Đạo”. Khắp các nhà thờ trong thành phố Hà Nội em đã đến, sau thì em tìm thấy một ngôi nhà thờ ở gần nhà nhất, chỉ đi 15' đạp xe là đến nơi. Ngoài biển chỉ dẫn “Nhà Thờ Nam Đồng” nhưng trên mái nhà thì ghi “Dòng Chúa Cứu Thế”. Nhà Dòng, em tin như vậy và đây là điểm dừng để em đến. Gần nhà em có em Thư, Thư là em của một bạn gái hồi học phổ thông. Được biết Thư theo Đạo, gia đình Thư cũng là bên lương như gia đình em, đến nhà Thư chơi em được biết thêm về việc xin học Giáo lý. Gia đình em biết em không đi Chùa vào những ngày Giằm, mồng Một hàng tháng mà em đi nhà Thờ. Bố mẹ, mọi người và bạn bè không hài lòng vì Đạo khác này. Em im lặng trước việc em đi đến nhà Thờ.
Mặt trời đã lên, tia nắng chiếu qua lớp mây để gửi xuống mặt đất chút ấm áp giữa gió và hơi lạnh.
Em đã chèo lên ngọn núi nhỏ sát biển, gió ùa khắp nơi, lần đầu tiên em được đón gió trọn vẹn, được vươn tầm mắt ra thật xa, được ngắm nhìn và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, em nói với cha: “Cha ơi, thiên nhiên là của Chúa, biển cả là của Chúa và cả những con sóng dữ dội này cũng là của Chúa, con cũng muốn được đón nhận tất cả Cha à”. Đi xuống bãi biển để chuẩn bị về ăn sáng, em đứng trước biển tự nhiên dang tay ra và muốn đón lấy tất cả, đón lấy Chúa. Khoảnh khắc đón nhận ấy chính là sự chọn lựa quyết định theo Đạo Thiên Chúa.
Những ngày nghỉ tiếp theo em sống trong hạnh phúc khi sẵn sàng theo Đạo Thiên Chúa, nhưng em còn lo đến việc học hành trong năm học tới. Em đi Lễ ở nhà Dòng tùy lúc.
Chúa nhật I Mùa Vọng năm 1999 em đến dự Thánh Lễ ở nhà Dòng Chúa Cứu Thế rồi sau đó đăng ký học Giáo lý. Trong lòng trĩu nặng u buồn về gia đình, bạn bè và chính mình nhận thấy mình tội lỗi, lời bài thánh ca: “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời để chúng con được ơn cứu độ” an ủi em phần nào. Có lần em đọc sách thấy nói về ngài Mahatma Gandi khi còn trẻ đã đến nhà Thờ nhưng bị người coi nhà Thờ không cho vào và từ đó ông không đến nhà thờ nào nữa. Em hứa với Chúa sẽ không như ông đâu, em không bỏ đi mà vẫn ở lại nhà Dòng. Em dành thật nhiều thời gian để tìm hiểu Đạo, tìm hiểu về Thiên Chúa, đến nhà Dòng quét dọn, cắm hoa giúp chị Đức. Em vui tươi trò chuyện với Cha: “Cha ơi, Cha xem con cắm hoa đó có đẹp không Cha, cũng được Cha nhỉ”; “Cha ơi, Cha bảo giáo dân khi ngồi, đừng để chân lên ghế quỳ đi Cha”...
Thấy em hay đến nhà Dòng, giáo dân xì xào rồi trách cứ. Cha Hiên cũng nhắc:
- Cô Chi, cô đừng làm cớ vấp phạm cho người khác nữa.
Em buồn lắm nhưng không biết giải thích sao để cha và giáo dân hiểu rằng, chính ở nơi đây em tìm thấy chính mình, tuổi thơ, lý tưởng sống, làm người tốt và làm người Công giáo... Trong Kinh Vinh Danh em đã nhận ra rằng, chỉ có Chúa là Chúa, chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao. Chỉ có Chúa mới làm được tất cả.
Một ngày trên bảng tin thông báo kêu gọi ủng hộ đòng bào bị lũ lụt, dưới tấm hình một người nghèo có ghi: “Tất cả những gì anh em làm cho một trong những người bé nhỏ nhất của Ta đây, là anh em đã làm cho chính Ta” (Mt 25, 40). Em hiểu thêm “Ta” ở đây là Chúa Giêsu. Vậy ra từ trước tới nay em đã gặp những người nghèo khổ như thế, tức là em đã gặp Chúa Giêsu. Thật hay làm sao khi em vẫn tin rằng Chúa là Chúa và người Cha vô hình vẫn là Cha. Lễ Trái Tim Chúa Giêsu năm 2000, bài thánh ca hát về Chúa có câu: “Trái tim hồng Thiên Chúa, trái tim Người Cha” đã giúp em hiểu, ngươi Cha vô hình mà bấy lâu nay em vẫn lắng nghe lời người, vẫn trò chuyện với Cha là Thiên Chúa.
Giữa năm 2000 em tìm hiểu về các Dòng tu và đầu năm 2001 em nhận được địa chỉ Dòng Kín Nha Trang, em viết thư xin vào Dòng. Mẹ Bề trên trả lời là em phải là người Công Giáo (được Rửa Tội và được sinh trong một gia đình Công Giáo truyền thống) và có giấy giới thiệu của cha xứ mặc dù em đã quá tuổi vào nhà thử.
Ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – 08.12.2002 em được lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, sau ngày em được Rửa tội đó, em viết thư cho Mẹ Bề trên Dòng Kín, nhưng không thấy thư trả lời của mẹ nữa.
Đứng trước những lời dị nghị của giáo dân, đối diện với sự không bằng lòng của bố mẹ, họ hàng và bạn bè phản đối việc em quyết tâm làm Người Công giáo, lúc ấy em vẫn cố gắng giữ một niềm tin em đã yêu Chúa và tin theo Chúa, Đấng Thánh của lòng em. Niềm tin, niềm hy vọng vào việc sống Đạo, sống làm con cái Chúa nơi những người Công giáo cho em vững vàng, mạnh mẽ trong đức Tin của người Công giáo.
Xa xa kia, trên bờ biển luôn có ngọn hải đăng đứng sừng sững trước biển cả bao la để phát sáng ánh sáng. Ngọn hải đăng, đó là cây đèn biển, đứng trước phong ba bão tố của biển, không kể bất kỳ điều kiện nào, bất kỳ khó khăn nào để làm định hướng cho người đi biển. Cây đèn biển rất có ý nghĩa với người đi biển trong việc xác định đâu là bờ biển để định vị hướng đi, để đi cho an toàn. Vậy nó có ý nghĩa và quan trọng vì sự an toàn và tính mạng của người khác, bất chấp mọi khó khăn và nhận tất cả mọi khó khăn về mình.
Teresa Avila Phạm Thùy Chi
M29: Đứng Trước Biển: Theo Chúa Hay Sống Giữa Đời
|
|
Trong những ngày đầu tháng 12 năm 1997 gia đình em tổ chức đi nghỉ mát một tuần, vì hè vừa rồi không đi được. Khu nghỉ mát Sầm Sơn- Thanh Hóa vào mùa đông vắng vẻ, không có khách du lịch, dường như là có duy nhất gia đình em đi nghỉ |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Đây là lời điếu văn của một người con nuôi Việt Nam nói với người Mẹ Hoa Kỳ vừa qua đời sau 7 năm chiến đấu với cơn bịnh nan y :
Ngày 10 Tháng 1 năm 2008,
Xin kính chào quý vị và các bạn,
Tôi là một người Việt Nam. Cuối tháng 4 năm 1975, tôi đến Hoa Kỳ với tính cách là một người tị nạn đến từ một quốc gia Việt Nam bị chiến tranh xáo trộn. Lúc ấy, tôi chỉ có vỏn vẹn 5 đồng bạc Việt Nam trong túi áo.
Giáo xứ St Luke (Thánh Luca) đã bảo lãnh tôi và sắp xếp cho tôi sống với gia đình ông bà Siebentritt. Trong suốt thời gian 18 tháng sống trong gia đình này, tôi luôn được mọi người đối xử tử tế với tôi. Họ mở rộng đôi tay và trái tim để tiếp nhận và giúp đỡ để tôi có thể bắt đầu cuộc sống trở lại.
Bà Elise Siebentritt luôn cho tôi cảm tưởng bình an vì bà xem tôi như đứa con thứ bảy của bà. Bà chẳng những ban cho tôi thức ăn, nơi ở mà còn ban cho tôi những lời khuyên hữu ích. Bà giúp tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc sống mới khi ở trên một xứ sở xa lạ.
Rất nhiều lần, tôi cảm thấy chán nản và nằm khóc âm thầm trong đêm khuya. Tuy nhiên, bà Elilse luôn là người nâng đỡ tinh thần tôi, và hướng dẫn tôi đi theo con đường chính đáng.
Hôm nay, tôi tin rằng Chúa đã đem bà Elise về Thiên Đàng và không để cho bà gánh chịu cơn bịnh một cách đau đớn nữa. Tôi cảm thấy vui mừng cho bà và tôi hy vọng rằng trong tương lại, chúng ta sẽ được gặp bà lần nữa trên Thiên Đàng.
Đồng thời, tôi sẽ tiếp tục đi theo bước chân của bà bằng cách giúp đỡ cho những người nghèo nàn, đau khổ và biến đổi thế giới này trở nên một nơi sống tốt lành hơn.
Tạm biệt bà Elise. Cám ơn bà đã là bà mẹ thứ hai của tôi!
Thái Phạm
THANK YOU AND GOOD BYE ELISE!
Good morning everyone!
My name is Thai Pham. In 1975, I came to the United States as a refugee from the war-torn country of Vietnam with $5 in my pocket.
The PAX Community of St Luke Church has sponsored me and arranged for me to stay at the Siebentritt’s home. During the 18 months staying with the Siebentritt’s family, they have widely opened their arms and their hearts to receive me, and to help me to start my life all over again.
Elise Siebentritt has always made me feel at ease and considered me as her 7th child. She not only provided food and shelter to me, but most importantly, she provided me with advices, helping me to get through the difficult time of starting a new life in a strange country. Many times, I was down and crying in the middle of the night, Elise was the one who helped to lift up my spirit, and guided me to the right directions.
Today, I believe God has brought Elise back to heaven to stop her from being suffered further with her illnesss. I am happy for her, and hope that some days we all will see her again in heaven.
In the meantime, I will continue to follow her foot steps by helping the needies, the suffering, and to make this world a better place to live.
Good bye Elise. Thanks for being my second mother.
Thai Pham
M28: Cám Ơn Người Mẹ Nuôi Nhân Từ!
|
|
Tôi là một người Việt Nam. Cuối tháng 4 năm 1975, tôi đến Hoa Kỳ với tính cách là một người tị nạn đến từ một quốc gia Việt Nam bị chiến tranh xáo trộn. Lúc ấy, tôi chỉ có vỏn vẹn 5 đồng bạc Việt Nam trong túi áo. |
|
Đọc
|
|
Sau đây là cảm nghiệm của hai vợ chồng trong nhóm hành hương trên xe bus vào giữa tháng 4 năm 2008 vừa qua:
1. Chúa chữa lành bịnh tim: Anh Sơn cho biết:
“Em bị bịnh tim nặng nên dễ bị mệt. Vì thế, em tham dự các nhóm cầu nguyện Thánh Linh (Canh Tân Đặc Sủng) để ngợi khen và vinh danh Chúa, rồi học hỏi Thánh Kinh, và sau đó là được các anh chị em khác đặt tay để xin ơn chữa lành của Chúa.
Trong một lần cầu nguyện sốt sắng, em được nhiều anh chị em đặt tay cầu nguyện cho. Họ tha thiết xin Chúa thương xót em và chữa lành cho em. Ngay lúc ấy, trái tim em bỗng nóng ran lên, em biết ngay là Chúa đang chữa lành cho em.
Quả nhiên, từ hôm ấy đến nay là gần 8 năm, bịnh của em không còn nữa. Em sung sướng cảm tạ Chúa vì bàn tay Thần Y kỳ diệu của Ngài. Từ ngày ấy đến nay, ngoài giờ làm việc để nuôi gia đình, em đã dành những thì giờ còn lại để phục vụ Thiên Chúa trong các mục vụ truyền thông và internet.”
“Lạy Chúa, con thờ lạy Chúa vì muôn ngàn đời, Chúa vẫn trọn tình thương!”
2. Chúa dùng mỗi người để làm máng xối chuyển tình yêu của Ngài cho người khác. Chi Oanh, vợ anh Sơn kể cảm nghiệm:
“Em là người sinh hoạt và hướng dẫn những người tân tòng trong giáo xứ. Có một anh tên Tôn dù được nhiều ơn Chúa nhưng vẫn cứng lòng. Đã có rất nhiều người thuyết phục anh Tôn trong một thời gian lâu dài nên anh ấy mới trở lại đạo để chuẩn bị chịu Bí tích rửa tội.
Trong nhóm có một phụ nữ tân tòng khác tên Hương bị bịnh ung thư, không ăn không ngủ được. Em bèn xin cả nhóm cầu nguyện cho chị Hương. Khi mọi người đang đặt tay cầu nguyện cho chị Hương thì chị ấy cảm thấy có bàn tay của một người nào đó làm cho vai chị ấy nóng hẳn lên. Chi vui mừng cảm tạ Chúa vì sức nóng ấy là dấu hiệu Chúa Thánh Thần đang ban ơn. Chị ấy quá xúc động nên chụp lấy bàn tay chuyển sức nóng của Chúa Thánh Thần. Ôi, thì ra đó là bàn tay của anh Tôn, một người rất cứng lòng và có thể nói là khô khan.
Sau đó, chị Hương được hoàn toàn bình phục. Từ đấy, chị siêng năng đi cầu nguyện và dự Thánh lễ hàng ngày.
Những cảm nghiệm sống động trên cho thấy: Không ai là người chữa lành mà chỉ có Chúa là Đấng chữa lành. Điều quan trọng là Chúa không chọn những người thánh thiện để mang ơn của Ngài cho kẻ khác. Chúa có thể chọn bất cứ một người nào, dù là đạo đức hay tội lỗi, để thực hiện những việc tốt lành cho Ngài.
Vì thế, khi được ơn chữa lành, chúng ta hãy nhớ tạ ơn Đấng ban ơn cho ta là Thiên Chúa, chứ không phải là những ai đặt tay xin ơn chữa lành cho chúng ta.
Tin Mừng Thánh Marcô, đoạn 16, câu 15-17:
“Người nói với các ông: "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ.18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."
Kim Hà 30/4/2008 (Kỷ niệm 33 năm đau thương)
CN884: Khi Cầu Nguyện Chung Thì Chúa Ban Ơn Chữa Lành
|
|
Sau đây là cảm nghiệm của hai vợ chồng trong nhóm hành hương trên xe bus vào giữa tháng 4 năm 2008 vừa qua:
1. Chúa chữa lành bịnh tim: Anh Sơn cho biết: |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Đối với trẻ nhỏ và người lớn ở Hoa Kỳ thì thú vật rất được thương và quý.
Đây là cảm nghiệm của một thiếu nữ 15 tuổi. Khi cô bé này được 6 tuổi, cô cùng ông bà ngoại đi dạo chơi quanh nhà với con chó. Bỗng dưng con chó tung mình bỏ chạy băng qua con đường cái và bị một xe vận tải đụng phải. Người tài xế không chịu ngừng, mà con chó thì khá lớn nên chiếc xe vận tải tiếp tục kéo lê con chó dưới gầm xe. Khi chiếc xe chạy khá xa thì xác con chó rớt lại. Đứa bé gái 6 tuổi và ông bà của bé xót xa và khóc thương con chó trung thành.
Kỷ niệm đau buồn ấy đã xẩy ra gần 10 năm nhưng cô bé không thể nào quên được. Hình ảnh con chó thân thương bị chết bi thảm và đột ngột trước mắt cô làm cho cô bé xúc động và buồn bã cả 10 năm nay.
Sau đây là bài thơ khi cô bé nhớ về con chó:
“Tôi có một con chó khi tôi lên sáu,
Tôi và con chó thường chơi với nhau,
Chúng tôi thường chơi gậy,
Nhưng điều này không diễn tả được số phận của con chó.
Một ngày kia tôi dắt con chó đi bộ,
Chó có vẻ buồn chán và muốn chạy chơi.
Chó bảo tôi : ”Chị ơi, em không muốn đeo dây xích cổ.”
Nên chúng tôi dắt chó đi chơi mà không xích cổ chó.
Khi chúng tôi đi đến một con đường lớn,
Và lúc ấy chó muốn chạy lung tung.
Tôi la lên:“Này em, hãy đến đây!”
Nhưng tiếng nói của tôi không lớn bằng tiếng ồn của xe cộ.
Con chó nhìn bên trái rồi nhìn bên phải, nhưng đã quá trễ,
Chiếc xe chạy tới nhưng tài xế không kịp thắng xe.
Đêm ấy, một chiếc xe vận tải trắng đã ”nuốt” con chó của tôi,
Trên đường về, tôi khóc trong đêm trời lạnh lẽo và đen tối.
Ngày hôm ấy, một chiếc là cây lìa khỏi cành,
Chiếc lá cây là biểu tượng cho niềm vui của tôi.
Nên tôi che kín cái cây lại,
Và bây giờ trái tim tôi được chữa lành.
Giờ đây, khi các bạn tôi nói đến những trò đùa của chó,
Tôi chỉ mỉm cười và nghĩ về con chó thân yêu của tôi,
Mà tôi có khi vừa lên sáu tuổi.”
Kelly Nguyễn, 10/2/2008
M27: Một Kỷ Niệm Đau Buồn
|
|
Đây là cảm nghiệm của một thiếu nữ 15 tuổi. Khi cô bé này được 6 tuổi, cô cùng ông bà ngoại đi dạo chơi quanh nhà với con chó. Bỗng dưng con chó tung mình bỏ chạy băng qua con đường cái và bị một xe vận tải đụng phải. |
|
Đọc
|
|
1. Ơn chữa lành con mắt bị mù. Ông Gino Ghisleri là người ở vùng Lecco, Ý Đại Lợi. Mấy tháng trước, hai con mắt của ông ta trở nên khô cứng như hai hạt đậu Hòa Lan. Từ đó, ông ta bị mù hẳn.
Ông ta bèn tìm đến vùng San Giovanni Retondo để xin Cha Padrê Piô cầu nguyện cho ông được Chúa chữa lành đôi mắt. Ông ta nănỉ cha Padrê Piô rằng:
“Xin cha vui lòng cầu nguyện cho con được sáng mắt, dù chỉ sáng một con mắt thì con cũng vui rồi. Con tha thiết muốn được nhìn lại khuôn mặt những người thân yêu của con!”
Cha Padrê Piô khuyên ông hãy sống tốt lành hơn, và cha hứa sẽ cầu nguyện cho ông ta. Cha hỏi ông ta rằng:
“Con chỉ xin Chúa chữa lành cho một con mắt thôi à?”
“Vâng!”
Ngay sau đó, ông ta được Chúa chữa lành cho một con mắt. Đó là một phép lạ cả thể. Ông ta quỳ xuống và khóc vì hạnh phúc. Ông luôn miệng cảm tạ Chúa và ân nhân của ông là Cha Padrê Piô. Cha Piô hỏi thêm:
“Vậy bây giờ con nhìn được bình thường rồi phải không?”
“Vâng, nhưng con chỉ nhìn được một mắt thôi, chứ không phải là hai mắt.”
“À, chỉ một con mắt thôi à? Đây là một bài học cho con. Đừng bao giờ đặt giới hạn cho Chúa cả. Con hãy luôn luôn xin những ơn sng lớn lao vì Chúa rất quảng đại!”
2. Ơn chữa lành Tâm Linh: Khi tôi kể về những ơn chữa lành mà Chúa thực hiện qua tay cha Padrê Piô thì người bạn tôi là ông Campanini làm cho tôi ngạc nhiên khi ông nói:
-Tuyệt vời, tuyệt diệu, nhưng không ai được ơn chữa lành lớn lao như tôi cả!
-Cái gì? Ông cũng được ơn chữa lành sao?
-Người ta được ơn chữa lành về thể xác, còn tôi được ơn chữa lành bịnh ung thư trong tâm hồn. Anh hãy tin tôi đi, đây là ơn lạ lớn lao xẩy ra, và phép lạ ấy đã đến với tôi.
Thế là mọi người giữ thinh lặng. Sau đó, ông Campanini kể về đời sống của ông và sự ăn năn thống hối của ông. Ơn này xẩy ra sau khi ông ta được cha Padrê Piô đặt tay cầu nguyện cho ông.
Vâng, sự chữa lành tâm linh còn quan trọng và khó khăn hơn nhiều, bởi vì nó đòi hỏi sự thay đổi trái tim của một con người đã được tự do chọn lựa. Tuy là khó nhưng nếu chúng ta cầu xin thì Chúa sẽ biến đổi mọi hoàn cảnh. Ngài luôn giúp đỡ những kẻ tội lỗi mà biết ăn năn và khẩn cầu Lòng Thương Xót của Chúa.
Vậy chúng ta còn chờ đợi gì mà không cầu xin Chúa ban ơn tha thứ và chữa lành cho nội tâm, tâm linh và thể xác của chúng ta chứ? Hãy xin cha Thánh Padrê Piô cầu bầu cho chúng ta. Trong suốt 50 năm dài, cha Piô đã được Chúa ban cho ngài Năm Dấu Thương Thánh để rồi khi cha Padrê Piô cầu nguyện cho ai thì người đều được ơn chữa lành của Chúa.
Nếu có dịp ghé thăm Ý Đại Lợi, mời qúy bạn hãy đến viếng vùng San Giovanni Retondo là nơi mà phép lạ xẩy ra hàng ngày.
John McCaffery
Kim Hà dịch thuật, 29/4/2008
Tags · Thánh Padre Piô
CN883: Cha Padrê Piô Chữa Lành Mọi Bịnh Tật
|
|
. Ơn chữa lành con mắt bị mù. Ông Gino Ghisleri là người ở vùng Lecco, Ý Đại Lợi. Mấy tháng trước, hai con mắt của ông ta trở nên khô cứng như hai hạt đậu Hòa Lan. Từ đó, ông ta bị mù hẳn. |
|
Đọc
|
|
Thư của anh chị Vũ Phương Chiến, Hoà Lan.
Ngay 6/2/2008
Truoc day 2 tuan cung vao ngay thu Ba sau khi Em di lam ve 2:30 giờ chiều voi vang de chuan bi doc kinh Long Chua thuong xot luc 15 gio cho kip, thi co mot cu dien thoi goi gap xuong de doc kinh cho Ba, voi vang bo do 2 Vo Chong Em chay den thi ca nha da chuan bi co LM TDH va tat ca con cai dang cho san, Sau khi LM H. (la Chau goi bang Co) Xuc Dau, xung toi, cho ruoc Le va moi nguoi doc kinh xong thi moi nguoi ra ve, Vo Em co an ui va khuyen Ba dieu gi do nen Ba rat tin tuong, va may ngay sau do Ba co noi lai voi Con Chau la, nho Co Phuong ma Ba da vui long chiu duoc nhung dau don, va vi the ma nhung dau don kia no cung giam bot di rat nhieu
Chi cung biet, nguoi VN cua minh ma, khi bi nhung binh nan y, ngat ngheo, thuong thi khong muon cho ai biet ca, ngay ca nhung nguoi than trong Gia dinh, Chung Em cung cam on su dac biet tin tuong cua ho noi Chung Em.
Nhung ngay ke tiep thi Chung Em van duoc Gia dinh Ba dac biet moi den de giup cho ho doc kinh, thuc ra khong co Chung Em ho cung doc duoc vi ho hang cua ho dong lam, co le vao khoang gan 100 nguoi (khong co mo thi cho van dong) nhung ho tin tuong va moi nen Chung Em van san sang.
Thu Ba tuan truoc sau khi Vo Em di du Le sang thi thay trong long khong on (nong long) khong hieu co cai gi day nhung khi khong, khong duoc moi, cung khong nho toi ma xuong bat tu thi ngai qua, tien thoai luong nan, nhung cuoi cung thi Vo Em cung toi, Vang dung nhu vay den nha thi oi thoi, nguoi lon ke be khoc om som va phai cho ngay vao nha thuong cap cuu, tuong chung la Ba di ngay hom do, nhung roi qua khoi su chet, tuy vay tinh trang hon me bat dau, vi vay ma chung Em van ngay ngay vo nha thuong de cung voi moi nguoi va con cai cua Ba doc kinh cau nguyen cho Ba.
Sau nhung ngay doc kinh cau nguyen thi Con cai cua Ba co Cau xin la, xin cho Me con tinh len duoc 1 gio thoi de con co nhung gi guc mac thi coi bo cho nhau, va loi cau nguyen do da duoc Chua nhan loi, Ba tinh len den muc ma moi nguoi tuong chung nhu co co may binh phuc, Ong vui ve noi voi Em la, Ba thay toi dang an nhung trai nho, Ba noi la Ong an het nho cua toi roi, co le Ba noi ma cung khong biet minh noi gi.
Truoc ngay Ba vo nha thuong thi Ong bi cho vo nha thuong truoc, Ong da nam trong Benh Vien truoc do may ngay, vi Ong hut thuoc qua nhieu, da bo duoc may nam nay roi, nhung cung da qua tre vi phoi bi hong mot lo lon, chinh vi vay ma khong tho duoc nua phai dua vao Benh vien cap cuu, vang cung la moi su duoc Chua sap dat va An Bai, nen cung chinh vi vay ma trong gio Ba ra di ve voi Chua Ong da duoc chung kien tan mat tu dau den cuoi va o ben Ba cho den hoi tho cuoi cung.
Nhung tat ca moi su viec dien ma Em neu len o tren, khong phai la dieu ma Em muon trinh bay voi Chi dau, chi muon cho chi biet chi tiet vay thoi, Cai ma Em muon noi la (Dem hom qua Vo Em trong giac ngu, da duoc Ba goi toi 2 lan, (Ba noi hay day de doc kinh chung voi ba keo khong doc thi Ba khoc) chinh vi vay sang som nay ca hai Vo chong deu day rat som de doc kinh cho Ba, moi gan 6 gio sang thay vi 8 gio.
Toi hom qua Em o trong so lam, Vo Em chay xe hoi vo don Em ve (vi hom qua troi mua Em khong di xe Honda, xe gan may de di lam duoc, ma phai di nho xe cua mot nguoi ban, Em de xe hoi o nha de co gi Vo Em vo trong Benh Vien de doc kinh cho Ba) tren duong ve thi Vo Em cho hay la Ba da ve voi Chua roi, lan thu 2 trong cuoc doi Vo Em chung kien nguoi hap hoi
Lan thu nhat luc do con be lam moi 13 tuoi chung kien chinh Me ruot minh chet
Lan thu hai nay la (Ba Hieu) ba benh nhan nay day nhung lan nay chinh minh lai doc kinh va giup Ba trong con hap hoi (ma Vo Em vo cung so ma) so lam nhieu luc ca nha di vang het o nha co mot minh, that toi nghiep. Va cung la lan dau tien o Hoa Lan nay nguoi VN truoc gio hap hoi duoc doc kinh Long Thuong Xot Chua
Chung Em dang pho bien cho moi nguoi, Vo Em co doc Kinh nay may nam nay roi nhung Em khong tin may cung nhu khong biet den tam muc quan trong cua kinh do nen Em khong lam
Chung khoang hon mot nam nay thoi, qua nhung Website Thanh Linh, MeMaria.org cua Chi Em download duoc nhung CD Nhat Ky cua Thanh Nu Faustina va moi thay rang rat quan trong, va vao dip Cha Truong Luan Qua Giang Phong o Luan Don Em co tham du, chinh vi vay ma bay gio Em dang pho bien de moi nguoi cung cau nguyen.
Mac du cung gap nhieu tro ngai va it duoc huong ung, vi o Hoa Lan nay chua duoc noi den, Em co ru cac Cha VN cong tac nhung cac ngai con do du chua dam lam, Em da ru duoc mot Cha nguoi Braziel lam roi, thu sau nay (sau Le tro) la lan dau tien xuat binh,
Va hang tuan vao ngay thu sau 19 gio Truoc Tuan Thanh thi lam Tuan cuu nhat.
Em dang lam dao dien, in sach VN, va ca cho nguoi Tay nua soan chuong trinh, lam ca si, xuong ngon vien tim mua Anh Long thuong Xot … den bay gio thi cung chua day du, sap xep cung chua duoc OK may, nhung voi long tin tuong la minh cu het suc minh con thanh cong hay that bai thi Em pho dang cho Chua.
Vo Em cung da khuyen duoc 2 nguoi xin le va sau nay se nho Chi giup gium cho, 2 nhan vat nay cung long lam the ma gio nay ho muon lam va con lam hon ca minh mong uoc nua, that dung minh cu cau xin va Chua lam phep la 1 nguoi Ho se nho Chi xin 100 thanh le.
Con mot nguoi nua thi khoang thang tu ho se qua ben My de gap Chi (Co la Em cua mot ba SR ma Em rat quen than SR la Tong phu trach Hoi Dong) so di Co khong Tin la vi Co noi Chinh SR cung khong tin co luyen nguc, nhung chung Em da nghe qua Cha Truong Luan giai thich va da khuyen Co nen bay gio Co da tin.
Xin Chi va moi nguoi Cau nguyen nhieu cho nhung cong viec sap toi cua Em, trong nhung ngay toi Em se cung voi moi nguoi doc kinh long thuong Xot Chua cho Ba Hieu vua moi qua doi kinh nay con rat moi cho cong doan Em, khong biet ho co chiu doc khong ? neu chiu doc thi cung la dip de minh rao truyen vay.
Va viec thu hai hy vong se co dong nguoi den de doc kinh kinh Long thuong Xot Chua ma Em va Cha nguoi Braziel dang to chuc. Xin Chi them loi cau nguyen cho nhe !
Kinh chuc Chi va gia dinh cung nhung nguoi dang cong tac voi Chi duoc tran day hong An cua Chua va Me Maria.
Kinh Chao Chi
Em Phuong Chien (Hòa Lan)
Vũ Phương Chiến
M26: Tầm Quan Trọng Của Việc Cầu Nguyện Bằng Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót Chúa
|
|
Truoc day 2 tuan cung vao ngay thu Ba sau khi Em di lam ve 2:30 giờ chiều voi vang de chuan bi doc kinh Long Chua thuong xot luc 15 gio cho kip, thi co mot cu dien thoi goi gap xuong de doc kinh cho Ba, |
|
Đọc
|
|
Tôi đã đến thăm cha Padrê Piô nhiều lần, nhưng chuyến đi thăm cha ở vùng San Giovanni Retondo đã làm cho tôi nhớ mãi. Đó không phải là cảm nghiệm của tôi nhưng là cảm nghiệm của các chứng nhân khác.
Ơn chữa lành bịnh Ung Thư Cổ Họng: Mỗi lần đến thăm San Giovanni Retondo thì tôi đều gặp một người đàn ông bị ung thư cổ họng. Ông ta luôn có mặt tại đó. Vợ ông cùng đi với ông. Cả hai ở trọ tại làng này. Cơn bịnh ung thư của ông ngày càng nặng nên ông chỉ có thể nói thì thầm mà thôi. Nhưng ông không bỏ cuộc. Ông luôn bền tâm cầu nguyện và tin tưởng rằng Chúa sẽ chữa lành cho ông.
Từ thành phố Milan ở miền Bắc, ông ta lặn lội đến San Giovanni Retondo để xin cha Padrê Piô đặt tay cầu nguyện cho. Một năm trôi qua nhưng ông ta vẫn cư ngụ tại đó để có thể thường xuyên đến xưng tội với cha Padrê Piô. Thỉnh thoảng, ông ta được nói chuyện với cha Padrê Piô ở tu viện.
Ngày lại ngày, ông ta cứ lảng vảng nơi phòng thánh để đón chào cha Piô đi qua lại. Có những lúc, ông ta chỉ lặng thinh nhìn cha Piô và cầu nguyện trong thầm thĩ để xin cha Piô cầu bầu cho mình được ơn chữa lành. Ông ta không hề nản chí mà cứ âm thầm cầu xin Cha Thánh cầu nguyện cho mình. Đúng là một niềm tin sắt đá, có thể chuyển núi dời non. Sau nhiều lần chịu đau đớn, khổ cực và tuyệt vọng, cuối cùng, ông ta đã được phần thưởng vì sự bền chí của mình.
Ông ta kể cho tôi nghe cảm nghiệm như sau:
“Khi tôi lên giường ngủ, tôi bị đau khủng khiếp. Nỗi tuyệt vọng dâng cao đến nỗi tôi phải nhẩy ra khỏi giường, mặc quần áo vào để chạy đến tu viện của cha Padrê Piô. Vào buổi tối, cửa tu viện thường đóng kín, nhưng tôi cứ bấm chuông cho đến khi nào có một tu sĩ xuất hiện mới thôi. Đã có nhiều lần, người ta cho tôi biết rằng tôi không thể gặp gỡ cha Padrê Piô vì cha đang sinh hoạt trong ca đoàn với các tu sĩ khác. Tuy nhiên, khi thấy tôi quá đau đớn và khổ sở quá thì vị tu sĩ giữ nhiệm vu canh cửa tỏ lòng thương hại nên ngài thường đưa tôi vào trong tu viện.
Cảnh tượng xẩy ra thật cảm động. Các tu sĩ đều bùi ngùi thương xót cho tôi. Hãy hình dung một người đàn ông đau đớn gần như điên dại, đứng trước cửa phòng họp, rồi cha Piô từ từ rời bỏ chỗ ngồi của ngài để tiến gần đến phía tôi đứng. Thật không còn một hình ảnh nào được đánh động hơn.
Vừa khóc, vừa đau khổ, tôi bèn quỳ sụp xuống. Cha Piô đặt tay trên đầu tôi. Ngay lúc ấy, tôi cảm thấy mọi sự đau đớn và mọi nỗi thống khổ dường như biến đi ngay. Toàn thể con người của tôi trở nên sung sướng đến nỗi tôi thấy mình lâng lâng niềm hạnh phúc và chỉ muốn được chết ngay lúc ấy.
Tôi nắm lấy tay cha Padrê Piô và cha nở một nụ cười thông cảm. Cha hỏi tôi:
“Con đã cảm thấy được hạnh phúc chưa? Bây giờ con hãy về nhà mà ngủ nhé!”
Vâng, lúc ấy, tôi đã cảm nhận được niềm vui của Thiên Đàng.”
Những lần sau đó, tôi đến thăm San Giovanni Retondo thì lại gặp ông bạn ấy. Lần này, khuôn mặt ông ta vui vẻ và tươi tắn. Ông ta kể cho tôi nghe rằng cha Padrê Piô khuyên ông ta hãy đến vùng Bologna để xin một vị bác sĩ chữa trị và giải phẫu cho. Ông ta vui mừng và đầy lòng tin tưởng vì biết rằng vị bác sĩ này là một dụng cụ để Chúa chữa lành cho ông. Sau đó, ông ta hoàn toàn bình phục. Ông ta tỏ lòng biết ơn sâu xa vì Chúa đã chữa lành ông qua lời cầu bầu của cha Padrê Piô.”
John McCaffery
Kim Hà dịch thuật, 29/4/2008
Tags · Thánh Padre Piô
CN882: Cha Thánh Padrê Piô Chữa Lành Bịnh Ung Thư
|
|
. Ơn chữa lành con mắt bị mù. Ông Gino Ghisleri là người ở vùng Lecco, Ý Đại Lợi. Mấy tháng trước, hai con mắt của ông ta trở nên khô cứng như hai hạt đậu Hòa Lan. Từ đó, ông ta bị mù hẳn. |
|
Đọc
|
|
XUÂN SANG PHÚC LỘC TỚI TẾT ĐẾN PHÚ QUÝ VỀ
Kính Chúc Năm Mới: Sức Khỏe, Bình An và Hạnh Phúc
Dùng Thời Gian
Biết dành thời giờ để làm việc,
đó là chìa khoá của sự thành công.
Biết dành thời giờ để suy tư,
đó là suối nguồn của sức mạnh.
Biết dành thời giờ để thư giản,
đó là bí quyết của sự tươi trẻ.
Biết dành thời giờ để sống,
đó là nền tảng của sự khôn ngoan.
Biết dành thời giờ để vui cười,
đó là khúc nhạc của tâm hồn.
Biết dành thời giờ để trở nên dễ thương,
đó là con đường của hạnh phúc.
Biết dành thời giờ để quan tâm người khác,
đó là phương thuốc của tính ích kỷ.
Biết dành thời giờ để cầu nguyện,
đó là con đường trực tiếp dẫn đến Thiên Chúa.
Tác giả: Khuyết Danh
Người dịch: Lm Phạm Quang Long
M25: Dùng Thời Gian
|
|
Biết dành thời giờ để làm việc,
đó là chìa khoá của sự thành công. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Sau khi chúng tôi giới thiệu tác phẩm Qua Cơn Bão Dữ và Những Chặng Đường Gian Khổ trên Đài Little Saigon Radio vào tối thứ sáu 25/4/2008 thì có một số thính giả gọi đến để bày tỏ cảm tình và cũng để chia sẻ cảm nghiệm của riêng họ, trong đó có cảm nghiệm của một người phụ nữ đau khổ và can đảm. Sau đây là lời chia sẻ của bà:
“Tôi có 7 con với chồng tôi. Suốt hai mươi năm chung sống, chồng tôi luôn hành hạ tôi bằng vũ lực và bằng những lời nói tàn nhẫn. Trong những lần xung đột, ông ấy luôn chửi rủa và đánh đập tôi.
Có một lần, ông ấy đã từng “tặng” một quả đấm như trời giáng vào một mắt của tôi, làm cho cả hai mắt tôi bị thương, đến nỗi tôi tưởng rằng mình bị mù vì tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Khi gia đình tôi gọi xe cứu thương đến thì ông ta năn nỉ tôi và các con đừng báo cáo sự thật là tôi bị ông ấy đấm vào mắt mà hãy nói là tôi bị ngã.
Lúc ấy, không hiểu tại sao mà tôi vẫn thương hại ông ta nên tôi báo cáo với nhân viên bịnh viện là tôi bị ngã. Các nhân viên ấy không tin nhưng vì tôi không nói sự thật nên họ không có chứng cớ để bắt giữ ông ấy.
Trong hai tháng trời nằm điều trị tại bịnh viện, tôi đau đớn vô cùng. Sự lo sợ lớn nhất là mất thị giác, trở nên người mù vĩnh viễn. Tội nghiệp cho mẹ già của tôi. Bà luôn ở bên cạnh để chăm sóc cho tôi. Bà lấy nước nóng để đắp lên hai mắt tôi. Bà an ủi, vỗ về tôi. Bà khóc lóc vì thương xót tôi. Các bác sĩ cố gắng chữa trị cho tôi. Hai tháng sau, tôi mới có thể nhìn thấy được như cũ.
Mẹ tôi là người chứng kiến những thảm cảnh của gia đình tôi nên bà đau buồn mà chết sớm. Tôi luôn cầu nguyện cho linh hồn bà được thanh thản và bình an. Khi bà mất đi, lòng tôi tan nát vì mất đi một nguồn suối tình yêu.
Một lần khác, ông chồng tôi lại đánh tôi gẫy tay. Tôi phải chịu bó bột rất nhiều tháng mới bình phục. Ông ta thường hành hạ tôi trong suốt thời gian ở chung với nhau. Hình như ông cảm thấy vui khi hành hạ vợ con.
Mỗi khi xẩy ra chuyện bất hòa trong gia đình thì tôi đều đến trước tượng Đức Mẹ Maria để khóc lóc và cầu nguyện. Đã có rất nhiều lần, tôi xin Đức Mẹ hãy cho tôi được về Thiên Đàng với Mẹ, hoặc nếu Mẹ còn để tôi ở lại thế gian thì xin Mẹ cho phép tôi được ly dị ông chồng vũ phu của tôi.
Sau đó, khi con cái đã khôn lớn thì các cháu khuyên tôi nên rời xa chồng tôi vì nếu còn sống chung, chắc có ngày ông ấy sẽ nặng tay mà giết tôi chết. Nghe lời các con, tôi đệ đơn ra tòa để ly dị. Từ đấy, ông ta lần lượt ở với nhiều người phụ nữ khác nhưng chỉ được một thời gian ngắn là người ta lìa xa ông.
Vì cuộc đời tôi có lắm nỗi chua cay nên tôi đau yếu luôn. Thế rồi, tôi bị bịnh ung thư vú. Trong nhiều năm tháng tôi phải chịu trị liệu bằng phương pháp chạy điện. Một bên vú của tôi đã bị cắt đi nhưng hiện nay lại có sáu cái bướu mọc lên quanh vùng ngực và nách của tôi, làm cho tôi đau đớn triền miên.
Thiên Chúa rất công bằng vì dù tôi có người chồng tệ bạc nhưng các con tôi lại có hiếu với mẹ. Các cháu thay nhau cho tôi tiền để đi du lịch. Hiện nay, tôi ở với người con gái lớn. Cháu có lợi tức khá nên cháu thường đưa tôi đi chơi xa với gia đình cháu.
Còn chồng tôi thì nay sống lang thang, vô định. Ông ở với ai cũng không lâu bền vì bản chất vũ phu của ông. Tôi được biết ông ta không dám đánh đập những người bạn gái của ông, mà trái lại, ông còn hầu hạ cho họ nữa. Thế mà họ vẫn chia tay với ông!
Tôi nghĩ phụ nữ Việt Nam mình luôn chịu thiệt thòi, bị chồng hành hạ mà luôn bao che cho chồng. Nếu tôi chịu đứng lên tố cáo ông chồng tôi một lần để luật pháp can thiệp thì có lẽ tôi không bị đánh đập và hành hạ đến nỗi mang thương tật như vậy, và có lẽ ông ta đã học được những bài học làm người để trở nên tốt lành hơn.
Tôi cảm tạ Chúa và Đức Mẹ Maria vì các Ngài luôn quan tâm và che chở tôi. Giờ đây, trong những ngày tôi bị bệnh tật, tôi cảm thấy cuộc đời mình sắp đi vào giai đoạn cuối, tôi xin Chúa tha thứ cho tôi và tôi xin ơn biết tha thứ cho những người làm cho đời sống tôi khốn khổ. Tôi xin Chúa hoán cải chồng cũ của tôi để ông trở nên một người có nhân tính hơn.”
Kim Hà, 29/4/2008
CN881: Nỗi Đau Khổ Của Người Vợ
|
|
LNĐ: Sau khi chúng tôi giới thiệu tác phẩm Qua Cơn Bão Dữ và Những Chặng Đường Gian Khổ trên Đài Little Saigon Radio vào tối thứ sáu 25/4/2008 thì có một số thính giả gọi đến để bày tỏ cảm tình và cũng để chia sẻ cảm nghiệm của riêng họ, trong đó có cảm nghiệm của một người phụ nữ đau khổ và can đảm. Sau đây là lời chia sẻ của bà: |
|
Đọc
|
|
Mậu Tí, đầu xuân, chúc muôn nhà
Hạnh phúc tràn đầy, lộc tối đa
Yêu thương đồng loại, yêu Thiên Chúa
Kính mến mẹ cha, kính Đức Bà
Con cái một lòng, không xung khắc
Vợ chồng hai họ, mãi thuận hòa
Mậu Tí một năm đầy ý-nghĩa
Đồng tâm dân Việt sẽ hoàn ca
Ân Vũ 2008
M24: Chúc Mừng Năm Mới Mậu Tý
|
|
Mậu Tí, đầu xuân, chúc muôn nhà |
|
Đọc
|
|
Ông Tân chia sẻ trước nhóm hành hương trên xe bus như sau:
“Cách đây 10 năm, tôi bị bịnh ung thư ruột nặng. Trong bịnh viện, vào lúc hấp hối, tôi thường thấy những hình ảnh ma quái như có con rắn bò qua bò lại chung quanh tôi, hoặc những cuộc ăn chơi trác táng, hoặc những hình ảnh người ta ôm nhau nhảy nhót. Đó là những cuộc chiến tranh thiêng liêng thường xẩy ra lúc một người gần chết. Khi bị cám dỗ, tôi thường cầm trí cầu nguyện với Chúa. Tôi đọc Kinh Lạy Cha liên lỉ. Cầu nguyện và đọc kinh xong thì lòng tôi được bình an và những hình ảnh ma quái không còn hiện ra nữa.
Sau này khi bớt bịnh, tôi mới khám phá ra rằng: hình ảnh con rắn là phản ảnh từ cái chân bị gẫy của một bịnh nhân nằm gần giường bịnh của tôi. Ông ta thường lắc lư phần còn lại của cái chân bị gãy. Còn những hình ảnh những người nhảy nhót chính là bóng mát của những chiếc lá trên cành cây ở ngoài cửa sổ của bịnh viện, khi có cơn gió thổi đến.
Vì thế lúc tỉnh táo, tôi thường yêu cầu vợ tôi hãy xin các nhóm cầu nguyện đến bịnh viện để phó linh hồn tôi cho Chúa. Những lúc thập tử nhất sinh như vậy tôi mới cảm thấy sức mạnh rất nhiệm mầu của lời cầu nguyện và của các Bí tích Thánh. Hôm nào có nhóm cầu nguyện đến đọc kinh thì đêm ấy tôi được ngủ ngon và không bị cám dỗ.
Vì bịnh của tôi quá nặng nên các bác sĩ ở bịnh viện cho tôi về để chờ chết ở nhà. Trong lúc chờ đợi nhân viên của bịnh viện làm giấy xuất viện, tôi cầm tấm hình của Cha Trương Bửu Diệp ép vào bụng tôi và cầu khấn ngài hãy cầu bầu cho tôi trước Tòa Chúa. Một sự lạ xẩy ra: ngay sau đó, tình cờ một vị bác sĩ của bịnh viện tới bên giường bịnh tôi và hỏi rằng:
“Tôi biết các bác sĩ ở đây nói là không thể làm gì cứu ông được nữa, nhưng tôi muốn hỏi ông rằng: Ông có muốn tôi giải phẫu cho ông không?”
Tôi rất ngạc nhiên vì khi bịnh viện cho xuất viện rồi thì họ sẽ không làm thủ tục giải phẫu nữa. Sau khi bàn luận với vợ tôi, tôi trả lời vị bác sĩ rằng:
“Tôi tin là Thiên Chúa đang làm việc qua tay của bác sĩ. Vậy xin bác sĩ cứ tiến hành thủ tục mổ ruột cho tôi đi!”
Vị bác sĩ bèn gọi điện thoại cho những bạn đồng sự và ngay sau đó, tôi được đưa vào phòng giải phẫu.
Kết quả là cho đến nay, sau 10 năm, tôi vẫn còn sống vui, sống mạnh, và sống bình an. Tôi tin rằng cha Trương Bửu Diệp đã can thiệp, cầu bầu và cứu sống tôi qua tay vị bác sĩ ấy.
Trong suốt 10 năm qua, tôi dành hết thì giờ để phục vụ trong nhà Chúa. Tôi cảm tạ Chúa trong từng giây phút của cuộc đời còn lại. Tôi cố gắng đọc chuyện vui, kể chuyện vui và sống lạc quan. Tôi nghĩ rằng:
“Cuộc đời chúng ta rất ngắn ngủi. Nếu ta có một tâm đạo công chính và ngay thẳng thì ta sẽ có lời nói chân thành và hành động đạo đức, tốt lành. Do đó, tôi phó mình trong tay Chúa để Ngài dẫn dắt cuộc sống tôi. Tôi không còn mê say thế gian nữa nhưng cảm thấy mình gần gũi với Chúa hơn, sau cơn bịnh nan y đó. Tạ ơn Chúa!“
Kim Hà 29/4/08 (Kính Thánh Catarina Thành Siêna)
CN880: Có Chính Tâm Thì Hành Động Tốt Lành
|
|
Ông Tân chia sẻ trước nhóm hành hương trên xe bus như sau:
“Cách đây 10 năm, tôi bị bịnh ung thư ruột nặng. Trong bịnh viện, vào lúc hấp hối, tôi thường thấy những hình ảnh ma quái như có con rắn bò qua bò lại chung quanh tôi, hoặc những cuộc ăn chơi trác táng, hoặc những hình ảnh người ta ôm nhau nhảy nhót |
|
Đọc
|
|
Sàigòn 27.01.2008 22:10
Quý vị có thể chỉ cách post bài viết lên trang web này? Cảm ơn quý vị rất nhiều. Những tin tức "nóng hổi" như thế này tôi mưốn gửi ngay và được quý vị biết ngay thì có cách nào nhanh hơn để báo cho quý vị nữa không? Cảm ơn quý vị lần nữa.
Hạt Cát SG
Nhóm thực hiện thường xuyên online và check email, nên sẽ update ngay khi nhận được nếu tin tức xác thực. Xin ông thông cảm, vì chúng tôi phải cẩn thận và dè dặ trong lúc này. Tất cả bài vở trên trang memaria.org đều được kiểm chúng và nhóm thực hiện hoàn toàn chịu trách nhiệm. (webmaster)
Sàigòn 27.01.2008 22:07
Tin tức cập nhật lúc 22h00 ngày 27/01/2008
Tôi vừa điện thoại gặp trực tiếp một vị có thẩm quyền tại tòa TGM hỏi thăm về vụ Toà Khâm Sự, thì được biết: "Hiện tại, chỉ còn khoảng vài trăm giáo dân đang tiếp tục cầu nguyện, chưa thấy sự manh động nào của quân đội, công an..."
Tôi có gửi gắm tâm tình của mình nói riêng và giáo dân ở Miền Nam nói chung đến Đức Cha và toàn thể giáo dân ở Hà Nội.
Tôi có bày tỏ sự lo lắng rằng: quân đội, công an, dân quân tự vệ... sẽ ra tay đàn áp giáo dân vào đêm nay. Vị này và tôi thống nhất là: vẫn kiên trì ý hướng đấu tranh cho công lý qua lời cầu nguyện, tất cả vẫn sẽ cậy trông vào Chúa và Mẹ Maria.
Xin Chúa hướng dẫn chúng con trong mọi hành động.
Đây có thể là một đêm "VƯỢT QUA" chăng?
Hạt Cát SG
Sàigòn 26.01.2008 18:53
Chia sẻ
Xin quý vị hãy thông báo NGAY đến tất cả các cơ quan truyền thông nước ngoài và trong nước chuẩn bị vào chiều tối ngày mai (từ 17h00 ngày Chúa Nhật 27/01/2008 trở đi).Vì tôi dự đoán CSVN sẽ dùng quân đội,công an,dân phong...đến đánh đập,truy bức những người đến cầu nguyên.
Tôi cũng dự đoán bọn chúng sẽ làm việc này vào ban đêm (như vụ giải tán tại văn phòng quốc hội 2-đường Hoàng Văn Thụ-Quận Phú Nhuận-TP.HCM trước kia).
Vậy tôi mong các hãng truyền thông,đặc biệt là các hãng truyền thông nước ngoài hãy "túc trực" vào giây phút quan trọng đó để ghi lại "tội ác CSVN" cho toàn thế giới biêt.
Bản thân tôi, chỉ biết cầu xin Mẹ Maria sẽ giúp chúng con sớm vượt qua "ách quỷ thần" nay.Và như Mẹ đã hứa, cuối cùng thì Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ cũng sẽ chiến thăng.Chúng con tin như vậy.
Hạt Cát SG
M23: Nỗi Bức Xúc Của Độc Giả Về Việc Đòi Lại Tài Sản Của Giáo Hội
|
|
Tôi vừa điện thoại gặp trực tiếp một vị có thẩm quyền tại tòa TGM hỏi thăm về vụ Toà Khâm Sự, thì được biết: "Hiện tại, chỉ còn khoảng vài trăm giáo dân đang tiếp tục cầu nguyện, chưa thấy sự manh động nào của quân đội, công an..." |
|
Đọc
|
|
Bà cụ Phi quanh năm vun trồng mảnh vườn để có trái ớt, quả cà, mấy bó xà lách, mấy chậu hoa Quỳnh Hương, vài trái bầu, trái bí, vài bụi sả…Rồi bà thường ngồi trước các cửa tiệm của người Việt Nam nơi phố Việt Nam đế bán lẻ. Gom được vài đồng tiền thì bà tìm cách gửi về giúp những nhà nuôi trẻ mồ côi ở Việt Nam. Niềm vui của bà cụ Phi chỉ đơn giản như thế.
Ông chồng của bà bị Việt Minh bắt cóc từ dạo năm 1946. Một mình bà gồng gánh nuôi đàn con ăn học. Khi các con lớn lên, bà lần lượt chơi mấy bát hụi để lấy tiền cho từng người con làm vốn buôn bán. Bà bảo:
“Các con ạ, người ta thường nói: ’Phi thương bất phú.’ Hãy cố gắng làm ăn thì khá hơn là đi làm!“
Nhờ mẹ dạy nghề và khuyến khích nên các con bà dần dần có những cửa tiệm buôn bán vải vóc, hàng hóa và các dịch vụ gửi tiền, tửi quà về Việt Nam.
Gia đình anh Cả làm ăn khấm khá. Anh mua được nhiều bất động sản trên phố Việt Nam. Gia đình cô Hai cũng buôn bán sầm uất như người anh. Sau biến cố 911, các con bà mất nhiều tiền vì đã đầu tư vào thị trường chứng khoán, mà giá cả chứng khoán bị sụt thê thảm. Cô Hai mất 1/3 tài sản vì giá chứng khoán xuống dốc. Nghe đâu cô Hai mất hơn một triệu đô la. Giờ đến phiên anh Cả lo lắng vì anh có nhiều bất động sản mà giá nhà đang xuống nhiều.
Nhìn các con mất dần tài sản, lòng bà cụ Phi trĩu nặng u sầu. Tuy vậy, bà luôn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Bà tin rằng: “Ở hiền thì gặp lành!” Bà thường an ủi các con:
“Các con đừng tiếc của mà hãy làm việc thiện, đừng từ nan một việc thiện nào, dù là một việc thiện nhỏ!”
Tuy các con giàu có nhưng bà cụ Phi vẫn vất vả làm việc và không chịu nghỉ ngơi. Bà tâm sự:
“Tôi chịu thương chịu khó quen rồi, làm việc thì mạnh khỏe, hễ rảnh rang thì lại suy nghĩ miên man, thêm bịnh ra!”
Từ khi các con trưởng thành cho đến nay, bà luôn khuyến khích các con đến ăn cơm chung với bà vào mỗi tối thứ năm hàng tuần. Dù gia đình các con luôn bận rộn vì thương nghiệp nhưng họ vẫn tôn trọng truyền thống tốt đẹp của mẹ mình, vì thế họ dắt con cái đến ăn cơm với mẹ. Sau bữa cơm là giờ cầu nguyện chung của đại gia đình. Đó cũng là lúc mà gia đình hàn huyên, tâm sự và an ủi nhau. Bà cụ Phi nhắn nhủ con cái rằng:
“Suốt đời, mẹ chỉ mong mỏi các con biết yêu mến và thờ phượng Chúa, biết trông cậy và kính yêu Đức Mẹ Maria, biết thương người yếu kém và nghèo khổ, nhất là các quả phụ và cô nhi vì gia đình bắt đầu như thế đó. Các con hãy luôn thương yêu và nâng đỡ nhau. Được như vậy thì mẹ có chết cũng an tâm. Khi mẹ chết, xin các con đừng làm đám tang to tát làm gì, đừng nhận hoa phúng điếu, các con hãy xin mọi người cầu nguyện cho mẹ bằng Chuỗi Mân Côi mà thôi. Hãy nhớ lời mẹ dặn mà lo lắng đến phần hồn của mình nhé!”
Tuy bà cụ Phi ít học nhưng bà quả là một bà mẹ Việt Nam tốt lành và đạo đức. Bà là niềm vui và sự an ủi của các con và các cháu. Bà cũng là tấm gương sáng cho những người khác. Ở thời đại này mà đại gia đình bà cụ Phi còn duy trì được sự gặp gỡ và cầu nguyện thì đó là một việc làm phi thường. Xin Chúa chúc lành cho đại gia đình của bà cụ!
Kim Hà, 28/4/08
Cn879: Tấm Lòng Người Mẹ
|
|
Bà cụ Phi quanh năm vun trồng mảnh vườn để có trái ớt, quả cà, mấy bó xà lách, mấy chậu hoa Quỳnh Hương, vài trái bầu, trái bí, vài bụi sả…Rồi bà thường ngồi trước các cửa tiệm của người Việt Nam nơi phố Việt Nam đế bán lẻ. Gom được vài đồng tiền thì bà tìm cách gửi về giúp những nhà nuôi trẻ mồ côi ở Việt Nam. Niềm vui của bà cụ Phi chỉ đơn giản như thế. |
|
Đọc
|
|
Trong bài giảng vào ngày Chúa Nhật kính Thánh Cararina thành Siêna, ngày 27 tháng 4 năm 2008, linh mục Trần Quang Thiện là cha Tổng Linh Hướng cho Huynh Đoàn Đa Minh có kể một câu chuyện thật như sau:
“Tôi lựa một phòng trống và vắng vẻ để chờ đợi ở phi trường. Đột nhiên, người ta đưa những người tàn tật, cần ngồi xe lăn vào phòng này. Trong số đó có một người đàn ông mà tôi đoán là người Việt Nam. Ông ta cần có người dắt và hai chiếc nạng để có thể di chuyển được.
Tôi bắt chuyện và được nghe ông ta kể câu chuyện đời ông như sau:
‘Tôi chiến đấu ở Việt Nam và qua Mỹ sớm hơn mọi người. Khi ở Việt Nam thì xông pha làn tên mũi đạn để bảo vệ đất nước. Khi qua đến Mỹ thì lao đầu vào công việc vất vả đêm ngày để làm sao kiếm cho được nhiều tiền hầu mua nhà, mua xe, và sắm sửa cho mọi tiện nghi trong gia đình. Tôi làm việc chăm chỉ, không có thì giờ nghỉ ngơi, miễn sao kiếm được nhiều tiền là vui rồi.
Thế rồi vì làm việc quá cực nhọc, lại ăn uống dè sẻn nên tôi lâm bịnh. Tôi bị bịnh rỗng xương tay và xương chân và nhiều thứ bịnh khác. Đến khi nằm trên giường bịnh tôi mới khám phá một chân lý là:
- Suốt cả cuộc đời, tôi đã lao mình trên con đường vào nghĩa địa. Tôi miệt mài quên ăn, quên ngủ để có nhiều tiền. Giờ đây, tiền có đấy nhưng sức khỏe không còn nữa, tôi cảm thấy hối tiếc vì mình đã bỏ phí những điều quan trọng trong đời sống. Tôi đã mù quáng mà tự đánh mất sức khỏe là cái vốn liếng thiên phú cần thiết nhất trong cuộc đời.
Giờ này, tôi không thể tự mình đi lại được nữa mà phải cần những người khác giúp đỡ cho. Tôi ân hận thì đã quá muộn, chỉ còn biết tự trách mình mà thôi. Nếu như còn có thể thay đổi tình thế thì tôi đã có một lối sống khác hẳn với những gì tôi đã làm.’
Cha Thiện kể tiếp:
“Tôi định khuyên ông ta vài điều nhưng không kịp vì người khác đã vội vàng đưa ông ta đi qua cửa khác để bắt kịp chuyến máy bay của ông ta. Tôi ước ao được nói với ông ta và mọi người rằng:
Nếu chúng ta có Thiên Chúa là đường, là sự thật, là sự sống, và là ánh sáng thì chúng ta sẽ không lạc lối, không bị thế gian lừa dối, không bị đưa vào mê lộ của sự chết, và không bị ánh sáng giả tạo lôi cuốn. Nếu chúng ta tuân theo Lời Chúa, chấp nhận cuộc sống bình dị và tuân theo Thánh Ý Chúa thì suốt đời chúng ta sẽ có tình yêu, bình an và niềm vui đích thực.” Kim Hà, 27/4/08
CN878: Chạy Đua Ra Nghĩa Địa
|
|
Trong bài giảng vào ngày Chúa Nhật kính Thánh Cararina thành Siêna, ngày 27 tháng 4 năm 2008, linh mục Trần Quang Thiện là cha Tổng Linh Hướng cho Huynh Đoàn Đa Minh có kể một câu chuyện thật như sau: |
|
Đọc
|
|
Email đề ngày 16/1/08
Kính thưa Radio Giờ của MẸ
Hôm qua tôi vào website www.memaria.org và nghe được thư của ĐGM Nguyễn Văn Sang, tôi thấy rất cảm động. Tôi thấy rất cần copy những CD này và phân phát miễn phí cho nhiều giáo dân công giáo khác cùng nghe để biết về sự thật này, để giáo dân Việt Nam tiếp tục có những buổi cầu nguyện nữa nếu không thì những buổi cầu nguyện càng ngày ít đi và chúng ta sẽ không được gì cả.
Tôi có 1 vài ý kiến nhỏ sau đây:
Ban Giám Đốc website www.memaria.org lien lạc với toà Giám Mục Hà Nội để hỗ trợ việc copy những CD này và phân phát miễn phí cho nhiều giáo dân công giáo khác cùng nghe. Vì, tôi cũng là giáo dân công giáo ở VN nên tôi biết rất rõ, tình trạng hiện nay về thong tin lien lạc ở VN. Việc đòi lại đất toà khâm sứ hầu như là không nhiều người được biết. Chỉ những người biết sử dụng internet mới có được những thong tin mới nhất về vụ đòi đất ở toà khâm sứ. Mà internet ở Việt Nam thì gần như không có, chỉ có 1 vài người trí thức mới có sử dụng, và biết những trang web đưa tin tức về việc đòi đất ở toà khâm sứ lại càng ít hơn.
Tôi thấy giáo dân công giáo ở VN rất có tấm lòng chung, nhưng không biết tin tức và cũng không có ai hướng dẫn. Theo thiển nghĩ của tôi, chỉ có cách này mới mang lại tin tức nhanh nhất cho những giáo dân công giáo VN.
Xin chân thành cảm ơn ban Giám Đốc đài phát thanh Giờ của Mẹ.
Trần Linh
M22: Một Góp Ý Để Hỗ Trợ Việc Đòi Lại Toà Khâm Sứ
|
|
Ban Giám Đốc website www.memaria.org lien lạc với toà Giám Mục Hà Nội để hỗ trợ việc copy những CD này và phân phát miễn phí cho nhiều giáo dân công giáo khác cùng nghe. |
|
Đọc
|
|
Trong lần hành hương tháng 4 năm 2008, chúng tôi được nghe câu chuyện của hai vợ chồng cũng là khách hành hương khi họ kể cảm nghiệm của đời họ. Đây là câu chuyện thật đã xẩy ra cho người vợ, tức là bà Minh. Vì bà xúc động nhiều nên chồng bà là ông Hòa đã giúp bà kể ra cho hơn 55 người trên xe cùng nghe. Có thể những lời ghi lại của chúng tôi bị thiếu sót nhưng nhớ đến đâu thì chúng tôi xin kể đến đấy để vinh danh Chúa và Mẹ Maria:
“Vợ tôi là con nhà giàu nên được học trường Công Giáo, dù gia đình sùng đạo Phật. Trong xóm có một thanh niên yêu thầm vợ tôi nên khi hắn chết, linh hồn hắn nhập vào người vợ tôi. Thế là dù mới có 14, 15 tuổi mà vợ tôi trở nên ngẩn ngơ và điên dại. Nàng phải bỏ học nhiều tháng, đến nỗi các nữ tu dọa đuổi nàng. Mẹ vợ tôi lo buồn và gửi con đến các thầy phù thủy và thầy pháp để mong trừ tà cho nàng nhưng không hết bịnh. Có người khuyên là nên cho nàng theo đạo Công Giáo để Đức Mẹ Maria cứu vớt. Gia đình dẫn nàng đi nhà thờ cầu khấn thì tình trạng của nàng khá hơn.
Năm 1954, gia đình nàng di cư vào miền Nam. Mẹ vợ tôi mua được một căn nhà với giá rẻ ở vùng Lăng Cha Cả, gần phi trường Tân Sơn Nhất, Sàigòn. Tại căn nhà ấy, vợ tôi lại bị ma người Miên nhập vào.
Đã nhiều lần, ma dẫn nàng đi vào nghĩa địa để ăn uống đất bùn. Có những đêm nàng thành viên thẩn đi trong nghĩa địa một mình. Các viên cảnh sát gặp nàng thì bắt về giữ trong đồn cảnh sát, rồi mẹ nàng phải đến bảo lãnh cho nàng về nhà.
Sau đó vì có nhiều người khuyên nên mẹ nàng cho phép nàng được rửa tội làm con cái Thiên Chúa. Từ đó, nàng tỉnh táo và tiếp tục đi học trường Công Giáo. Thế rồi, nàng và tôi gặp nhau khi cùng làm việc cho một sở của người Mỹ ở Sàigòn. Tôi cảm thấy yêu thương và có ý định muốn cưới nàng, nhưng nàng cứ lửng lơ tránh. Khi tôi hỏi thẳng nàng lần chót rằng:
“Em có muốn làm vợ anh không? Tại sao em cứ né tránh anh hoài vậy?”
Nàng dịu dàng đáp:
“Em có lý do riêng. Anh có muốn cưới một người vợ đã hai lần bị ma nhập không? Em không muốn lập gia đình là vì lý do ấy.”
Vì quá yêu nàng nên tôi chấp nhận cưới nàng làm vợ. Trong khi sống chung với vợ, tôi hằng cầu nguyện cho gia đình vợ được ơn trở lại đạo. Cuối cùng, những người em vợ tôi đều lập gia đình với các tín hữu của Chúa. Còn bà mẹ vợ tôi thì sau này trở lại đạo, bà sống đạo sốt sắng hơn những người khác. Bà đọc kinh lần Chuỗi Mân Côi suốt ngày đêm.
Chúng tôi lập gia đình đã gần 50 năm. Trong thời gian chung sống, Chúa đã ban cho vợ chồng tôi muôn vàn ơn lành. Nàng đã bị nhiều cơn bịnh thập tử nhất sinh nhưng nay vẫn còn sống sót. Vợ chồng và các con tôi chia nhau ra hai nhóm để đi vượt biên. Nàng và hai con đi trước, còn tôi và hai con khác đi sau. Sau 18 tháng, chúng tôi mới được đoàn tụ trên đất Mỹ.
Tôi đã nhìn thấy được nhiều phép lạ trên đường vượt biển. Có một thanh niên trong thuyền bị ngất xỉu, gần chết. Tôi bèn cùng những người trên ghe thuyền qùy xuống cầu nguyện để xin Đức Mẹ Maria cứu vớt. Rồi tôi lấy chuỗi tràng hạt Mân Côi nhúng vào thùng nước và tạt nước ấy lên người thanh niên kia. Ngay lập tức, anh ta thở được và sống lại. Trên chiếc thuyền ấy, tôi đã khóc và hứa với Chúa và Mẹ Maria rằng:
“Lạy Chúa, lạy Mẹ, con là người chịu trách nhiệm chung trên chiếc thuyền này. Con đã thấy sự vinh hiển của Chúa và Mẹ. Con xin hứa sẽ dâng ngày sống và cuộc đời của con để phụng sự Chúa Mẹ và tha nhân để cảm tạ những ơn chữa lành kỳ diệu mà Chúa và Mẹ đã thể hiện trong cuộc đời con và trên những người thân thương của con!”
Từ khi đến Mỹ cho tới nay, tôi luôn phục vụ thiện nguyện trong giáo xứ để giữ lời hứa với Chúa trong lúc nguy cấp ấy.
Tôi xin được nói thêm rằng:
Mẹ vợ tôi biết căn nhà mà gia đình đang cư ngụ thường bị ma qủy phá phách nên bà muốn bán tống táng đi. Người em chồng của bà là cô ruột của vợ tôi lại ham giá rẻ nên nhất định đòi mua lại căn nhà ấy. Mẹ vợ tôi đã cảnh cáo nhưng bà cô vợ tôi không nghe lời. Sau này, con trai của cô đã bị ma nhập và hành hạ suốt đời. Gia đình bà cô vợ tôi không chịu theo đạo Công Giáo nên cuối cùng, người con trai bị ma làm hại. Cậu ta chết hộc máu ở trong căn nhà ấy.
Gia đình tôi luôn cảm tạ Chúa và Mẹ Maria đã yêu thương và chăm sóc cho chúng tôi. “Lạy Chúa, lạy Mẹ, đến muôn đời, con luôn vinh danh và cảm tạ Chúa và Mẹ đã cứu vớt đại gia đình con. Alleluia! Ave Maria!”
Kim Hà, 26/4/08
CN877: Bị Ma Nhập Hai Lần, Khi Trở Lại Đạo Thì Được Chữa Lành
|
|
Trong lần hành hương tháng 4 năm 2008, chúng tôi được nghe câu chuyện của hai vợ chồng cũng là khách hành hương khi họ kể cảm nghiệm của đời họ. Đây là câu chuyện thật đã xẩy ra cho người vợ, tức là bà Minh. |
|
Đọc
|
|
Trong chuyến hành hương vừa qua, vì cùng ngồi trên xe bus nên tôi được nghe những câu chuyện và những cảm nghiệm được chữa lành. Chúng tôi xin ghi lại để kể cho quý vị:
1. Xin người mẹ tha thứ cho mình:\
Có một thanh niên sinh hoạt trong phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể ở California, sau đó anh ta bị tai nạn chết bất ngờ. Anh ta đã hiện về với một vị nữ tu ở miền Đông Hoa Kỳ. Linh hồn ấy xưng tên và nơi cư trú của mình để nhờ vị nữ tu nhắn với mẹ của anh ta rằng:
”Nhờ Sơ xin mẹ của em hãy tha thứ cho em thì may ra em mới có thể lên Thiên Đàng được!”
Vị nữ tu không quen biết anh này nên bà gọi điện thoai cho những người quen ở California để hỏi thăm tông tích của người đã chết. Sau đó, bà chuyển giao lời nhắn cho mẹ người quá cố.
Như vậy, việc tha thứ cho nhau rất quan trọng. Nến người chết không tha thứ cho ai, hay nếu người còn sống không tha thứ cho người chết thì người chết có thể chưa được lên Thiên Đàng như trường hợp trên.
2. Linh hồn mẹ chồng hiện về để xin con dâu tha thứ cho mình:
Một vị linh mục kể câu chuyện như sau:
“Cha mẹ chồng và nàng dâu của một gia đình kia thường hay gây sự với nhau. Vì thế, sau khi ông bà qua đời rồi nhưng nàng dâu vẫn không tha thứ những lỗi lầm của cha mẹ chồng. Do đó, trong các bữa cơm gia đình, người nhà thường cảm thấy có những người vô hình quơ đũa và gây tiếng động quanh bàn ăn. Thậm chí, linh hồn bà cụ hiện về để xin lỗi và xin sự tha thứ của con dâu. Bà cụ nói với con dâu rằng:
“Bố mẹ chân thành xin con tha thứ cho, vì nếu con còn cầm giữ những lỗi lầm của bố mẹ thì bố mẹ chưa được thanh thản lên gặp Chúa!”
Cuối cùng, qua sự an ủi của các thân nhân nên nàng dâu tuyên bố sẽ tha thứ cho cha mẹ chồng. Thế rồi, linh hồn bà mẹ chồng hiện về lần thứ hai để cám ơn nàng dâu vì từ đó, linh hồn ông bà cụ đã được giải thoát.”
3. Không tha thứ cho người khác là tự mang gánh nặng trong linh hồn mình:
Có nhiều gia đình mà cha mẹ và con cái giận nhau rất lâu và không muốn nhìn mặt nhau. Cha mẹ thì bảo rằng con cái dám hỗn hào, dám to tiếng cãi lại cha mẹ. Còn con cái thì bảo rằng cha mẹ cứ dùng quyền làm cha mẹ để chửi bới và dọa từ bỏ con cháu. Thế rồi gia đình giận nhau.
Vì giận ghét con cái nên ông bà không muốn giữ cháu nội, cháu ngoại. Điều này làm cho các cháu nhỏ không thể đến gần và yêu thương ông bà được.
Sau này, khi đại gia đình có những đám hỏi, đám cưới, hay các biến cố vui buồn khác, khi các con cháu cần sự hiện diện của ông bà, cha mẹ, chú bác, cậu dì… thì vì còn những mối ác cảm nên một số thành viên trong đại gia đình không muốn gặp nhau. Vì thế, các con cháu trong gia đình là những kẻ bị thiệt thòi nhiều nhất.
Nếu không có ai làm người giảng hòa thì mối ác cảm này sẽ lây lan và làm hại truyền thống yêu thương của đại gia đình.
Tin Mừng Thánh Luca, đoạn 6: 36-38 dạy rằng:
"Phải có lòng nhân từ" (Mt 7:1-2)
36 "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."
Kim Hà, 26/4/08
CN876: Tha Thứ Để Được Chúa Thứ Tha
|
|
Trong chuyến hành hương vừa qua, vì cùng ngồi trên xe bus nên tôi được nghe những câu chuyện và những cảm nghiệm được chữa lành. Chúng tôi xin ghi lại để kể cho quý vị: |
|
Đọc
|
|
Cách đây ít lâu, có một Soeur còn trẻ và rất dễ thương, tôi không nhớ tên, chia sẻ thật chân thành với giới trẻ về ơn gọi tu trì tại Cộng-Đồng Các Thánh Tử-Đạo Việtnam ở Atlanta như sau:
Trước khi đi tu, hồi còn học trung học, tôi rất thích biển. Có kỳ nghỉ hè, thấy một đôi tình nhân dắt tay đi dạo trên bãi biển. Tôi thấy họ sao đẹp đôi và thơ mộng qúa! Tôi ao ước sau này cũng được như họ!
Tôi bước xuống biển. Nhìn biển rộng bao la, trong lòng tôi bỗng nghe như có tiếng nói: “Đôi tình nhân đẹp thật, nhưng họ chỉ là 2 giọt nước của đại dương. Con yêu biển, con chỉ muốn 2 giọt nước hay muốn cả đại dương?” Tôi chợt bừng tỉnh, hiểu ra và đã chọn ơn gọi tu trì để có Chúa là Đại Dương tình yêu.Trong Chúa tôi mở lòng ra với mọi người không chỉ yêu riêng ai.
Những lời chia sẻ chân thành đầy ấn tượng đó tạo trong tôi nhiều xúc động:
Lòng cảm phục sự tận hiến, hy sinh tình riêng cho Chúa.
Sự cảm thông với những ai có người yêu cắt đứt tư tình để bước theo ơn gọi tu trì.
Trong niềm cảm thông và kính phục đó tôi viết những dòng sau đây như một sự chia sẻ:
Người Yêu Linh-Mục
Tôi có một người yêu
Đi tu làm Linh-mục
Chia tay một buổi chiều
Chúc tôi vui hạnh-phúc
Người yêu là Linh-mục
Còn tôi nữ tín-đồ
Yêu người tôi đơn-độc
Yêu người tôi làm thơ
Người dâng mình cho Chúa
Cắt đứt một đường tơ
Hy-sinh đời nhung lụa
Gia-nghiệp: một bàn thờ
Yêu người tôi không khóc
Để người khỏi luyến-lưu
Yêu người tôi gắng đọc
Những câu kinh ban chiều.
Gặp người tôi vui-vẻ
Luôn mỉm một nụ cười
Dấu người đời đơn lẻ
Dấu người tình khôn nguôi.
Yêu người, yêu mãi mãi
Yêu chỉ một người thôi
Yêu người không quản ngại
Cô-đơn cả một đời!
Ân Vũ
M21: Ơn Gọi Tu Trì
|
|
Cách đây ít lâu, có một Soeur còn trẻ và rất dễ thương, tôi không nhớ tên, chia sẻ thật chân thành với giới trẻ về ơn gọi tu trì tại Cộng-Đồng Các Thánh Tử-Đạo Việtnam ở Atlanta như sau |
|
Đọc
|
|
Giữa tháng 4 năm 2008, gia đình tôi cùng với nhóm hành hương người Việt Nam sang miền Đông Hoa Kỳ để mong được dự Thánh lễ Đại Trào do Đức Giáo Hoàng Bêneđictô XVI chủ tế. Tuy nhiên vì số vé dành cho những người tham dự hạn chế nên cuối cùng, nhóm chúng tôi không được gặp ngài, mà lại tới trước những nơi mà ngài sẽ đến để cầu nguyện và dọn đường cho Đức Giáo Hoàng đến, chẳng hạn như Đền Thánh Quốc Gia Vô Nhiễm Nguyên Tội tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhà thờ St. Patrick tại New York, và nơi có hai tòa nhà Mậu Dịch Quốc Tế bị những người khủng bố phá hủy, nay được gọi là Ground Zero tại New York…
Theo lộ trình, thì ngày thứ ba 15/4/2008, nhóm chúng tôi ghé thăm Đền Thánh Quốc Gia St. Jude, Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Mông Triệu, và Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức vùng Emmitsburg. Cả ba nơi thánh thiêng này đều thuộc tiểu bang Maryland.
Nơi Hang Đá Đức Mẹ Lộ Đức Emmitburg có một phụ nữ trong nhóm được Đức Mẹ chữa lành chân của bà. Trước đó, bà đi rất khó khăn và bà phải chống gậy, nhưng sau khi bà được một số người cầu nguyện xin ơn chữa lành thì bà đi lại bình thường, không cần gậy chống nữa.
Cũng tại nơi này, có ba người khác được thấy thị kiến ánh sáng và ngửi được hương hoa hồng. Theo tài liệu của nơi này thì có khoảng gần 200 năm trước có một vị linh mục người Pháp là cha Dubois được thị kiến luồng ánh sáng trên vùng đồi núi này. Bà Thánh Elisabeth Ann Seton đã từng lưu lại nơi ấy cùng với cộng đoàn của bà.
Ngày hôm sau, 16/4/2008, chúng tôi được đến viếng Đền Thánh Quốc Gia Vô Nhiễm Nguyên Tội tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nơi mà cộng đồng người Công Giáo Việt Nam đã quyên góp để dựng một nguyện đường tôn kính Đức Mẹ La Vang. Đây là lần đầu tiên mà gia đình tôi được kính viếng nơi này. Tuy ngôi nguyện đường rất nhỏ nhưng các anh chị em cùng đến để cầu nguyện sốt sắng xin Mẹ La Vang ban ơn bình an cho nước Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trong thời gian ngắn ngủi ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhóm chúng tôi cũng đi thăm Tòa Bạch Ốc, Tòa Nhà Quốc Hội, Viện Bảo Tàng Quốc Gia, và các nơi danh tiếng khác như Đài Kỷ Niệm Chiến Sĩ Trận Vong trong trận chiến Việt Nam và Đại Hàn, Đài Kỷ Niệm các Tổng Thống Lincoln và Jefferson… Đến những nơi ấy, chúng tôi tha thiết cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, nhất là cho vị tổng thống tương lai, cho các thành viên thuộc Lưỡng Viện Quốc Hội và cho những chính trị gia biết sống đẹp lòng Chúa.
Người trưởng đoàn dự định là nhóm sẽ được thưởng lãm cảnh ba ngàn cây hoa Anh Đào nở rộ ở bờ sông Potomac nhưng khi chúng tôi đến thì hoa đã nở và tàn.
Chúng tôi cũng được viếng thăm Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, Đền Các Thánh Tử Đạo. Tại đây, chúng tôi được tham dự Thánh lễ đồng tế do Đức Cha Mai Thanh Lương chủ tế vì ngài đến Hoa Thịnh Đốn để cùng dâng Thánh lễ với Đức Giáo Hoàng.
Trong lúc nói chuyện, tôi đã xin Đức Cha Lương can thiệp cho nhóm chúng tôi có đủ số vé để vào dự Thánh lễ với Đức Giáo Hoàng. Đức Cha Lương nói là nếu như ngài biết trước nhu cầu thì có thể giúp, nhưng giờ ấy quá cận ngày, ngài không thể làm gì hơn được.
Thế là trong khi Đức Giáo Hoàng dâng Thánh lễ ngày thứ năm 17/4/2008 thì nhóm chúng tôi đi xe bus đến New Jersey để vào ngày hôm sau, 18/4/08 thì đến viếng Thánh Đường St. Patrick. Khi đến đó thì mọi người trong nhà thờ đang chuẩn bị để đón Đức Giáo Hoàng đến dâng lễ vào ngày hôm sau.
Sau đó, chúng tôi đi thăm Đền Thánh Frances Xavier Cabrini ở New York. Ngày thứ bảy, 19/4/2008, chúng tôi được đến viếng Đền Thánh Quốc Gia Lòng Thương Xót Chúa ở vùng Stockbridge, Massachusetts, và Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ La Salette ở gần thành phố Boston, Massachusetts.
Trong suốt cuộc hành trình, tôi nghiệm ra rằng Thánh Ý Chúa muốn chúng tôi đi trước để cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng, giống như Thánh Gioan Tẩy Giả đi trước dọn đường cho Chúa Ki-Tô rao giảng Tin Mừng.
Tuy thất vọng, nhưng tôi cũng mừng vì đã được đến thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn, thành phố New York, thành phố Boston và nhiều nơi khác. Đây là những nơi trọng điểm, có nhiều vấn đề gọi là trận chiến thiêng liêng. Vì thế, những nơi này rất cần nhiều lời cầu nguyện.
Khi đi thăm Tòa Bạch Ốc và Tòa Nhà Quốc Hội ở Hoa Thịnh Đốn, hoặc thăm vùng Ground Zero ở New York, hoặc vùng Boston là nơi xẩy ra những biến cố kiện cáo đau buồn, đến nỗi khoảng 130 ngôi nhà thờ Công Giáo bị đóng cửa và bán đi, tôi xin cả nhóm cùng cầu nguyện hết lòng cho những nơi này.
Tóm lại, cuộc hành hương không xẩy ra theo lịch trình đã ấn định, hay theo ý riêng của mỗi người nhưng là theo Thánh Ý Chúa. Dù không được gặp Đức Giáo Hoàng nhưng chúng tôi cùng hiệp thông với ngài trong lời cầu nguyện và trong tâm tình con thảo.
Phóng viên của nhật báo Orange County Register là cô Morgan Cook đã cùng ngồi xe bus với nhóm chúng tôi và phỏng vấn một số người về tâm tình của mỗi người đối với sự việc Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đến thăm Hoa Kỳ. Cô Morgan đã được nghe những lời kinh nguyện Chuỗi Mân Côi, chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa và những bài hát của nhóm hành hương người Việt Nam. Hôm ấy, cô Morgan đã được nhìn thấy và cảm nghiệm đức tin sống động và tinh thần hiệp thông của những người Công Giáo Việt Nam.
Xin kính mời quý vị vào các trang sau đây để tìm hiểu thêm: - Thứ ba (Tuesday) 16/4/2008 - Thứ năm (Thursday) 18/4/2008
Kim Hà, 26/4/2008
CN875: Cuộc Hành Hương Đón Đức Giáo Hoàng
|
|
Giữa tháng 4 năm 2008, gia đình tôi cùng với nhóm hành hương người Việt Nam sang miền Đông Hoa Kỳ để mong được dự Thánh lễ Đại Trào do Đức Giáo Hoàng Bêneđictô XVI chủ tế |
|
Đọc
|
|
Tôi muốn khen Giờ Của Mẹ mà không dám khen. Xin Chúa và Mẹ Maria thưởng công và đổ những ơn lành cần thiết xuống trên nhóm thực hiện.
Tôi thấy những website thường người ta sống nhờ kinh doanh và quảng cáo. Website Giờ Của Mẹ cũng có nhiều quảng cáo đấy, nhưng toàn không công và từ thiện cho Quê hương và Giáo Hội VN.
Nhiều khi tôi định gửi bài cho chương trình Giờ Của Mẹ rồi tôi lại bỏ. Tôi cứ băn khoăn, không biết bài mình viết có làm lợi cho người đọc không?
Viết cho đời thì theo con tim rung động và những nhận xét của riêng mình.
Nhưng viết cho Giờ Của Mẹ thì phải viết theo sự chỉ dẫn của Chúa Thánh Thần và của Mẹ. Quý vị cầu nguyện cho tôi nhé!
Hoài Vũ, 4/1/2008
M20: Viết Cho Giờ Của Mẹ...
|
|
Tôi muốn khen Giờ Của Mẹ mà không dám khen. Xin Chúa và Mẹ Maria thưởng công và đổ những ơn lành cần thiết xuống trên nhóm thực hiện |
|
Đọc
|
|
Ngày 11/4/2008, tôi nhận được lời nhắn trong máy điện thoại của một thanh niên. Sau đó, tôi gọi điện thoại trả lời. Người gọi tên là Hòa, anh ở tiểu bang Missouri. Anh Hòa cho biết là mãi đến vài tháng sau này, anh ấy mới tìm được.
Sau khi tìm được, anh đã say sưa vào trang nhà này để đọc và tải những bộ chuyện audio xuống để cho mẹ anh là một cụ bà 81 tuổi nghe. Bà cụ cứ tấm tắc khen:
“Sao có những chương trinh hay như thế mà bây giờ mình mới biết để nghe?”
Anh Hòa chia sẻ rằng gia đình anh rất thích thú khi nghe bộ chuyện “Bà Là Ai” của tác giả Wayne Wibble, một người Mỹ theo đạo Tin Lành.
Khi nghe xong câu chuyện, anh Hòa có thể cảm nhận sâu xa được những điều mà tác giả Wayne Wibble mô tả về sự kiện Đức Mẹ Maria hiện ra tại làng Medjugorje, Nam Tư. Giờ này, anh ao ước cùng vợ vá các con đi thăm Đức Mẹ Medjugorje một lần kẻo trễ.
Anh Hoà cũng chia sẻ rằng từ khi biết trang nhà này, anh thích thú vào trang nhà để đọc và nghe. Anh cảm thấy tâm hồn được biến đổi và yêu mến Chúa và Mẹ Maria nhiều hơn trước. Anh cảm ơn Chúa và Mẹ Maria đã cho anh cơ hội; anh cảm ơn các anh chị em trong nhóm thực hiện chương trình Radio Giờ Của Mẹ đã hy sinh phục vụ. Anh cầu chúc cách anh chị em được luôn mạnh khỏe và bình an để cống hiến những món ăn tinh thần cho tất cả mọi người trên thế giới.
Chúng tôi có khuyến khích anh Hòa viết thư chia sẻ cảm nghiệm. Thật sự trong thông điệp Lòng Thương Xót Chúa, Chúa Giêsu đã nói qua thánh Maria Faustina:
“Ta kéo dài thời kỳ của Lòng Thương Xót Chúa để mọi người có cơ hội ăn năn, thống hối và tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa, trước khi đến thời kỳ Công Lý!”
Đức Mẹ Maria khi hiện ra ở Medjugorje cũng đã nhắc lại nhiều lần rằng:
“Đây là thời kỳ ân huệ. Chúa kéo dài thời kỳ hồng ân. Các con hãy mau mau thống hối!”
Trước những ân sủng lớn lao và vĩ đại ấy, có bao nhiêu người ý thức được đây là thời kỳ ân huệ lớn thứ hai trong lịch sử nhân loại, chỉ sau thời kỳ Chúa Giêsu đã Giáng Sinh và chịu chết để cứu chuộc nhân loại? Có bao nhiêu người vẫn còn tiếp tục hờ hững và lạnh lùng trước những ơn lành Chúa ban xuống trong thời gian này?
“Tuy nhiên, thêm một lần nữa, Đức Mẹ Maria đã hiện ra với thị nhân Mirjana để cầu nguyện cho những người vô tín và ban thông điệp cho các con của Mẹ. Không một người còn sống nào trong ngày nay, kể cả các thị nhân, hiểu được sự cao cả của hồng ân mà chúng ta có trong thời đại hiện nay. Những ai đến sau chúng ta, khi thời kỳ hồng ân chấm dứt, sẽ thực sự hiểu rõ hơn chúng ta vì chúng ta là những người đã sống trong thời đại hồng ân lớn lao thứ nhì trong lịch sử nhân loại!”
“Nếu hôm nay các con nghe tiếng Chúa thì đừng cứng lòng!”
“Lạy Chúa, xin Chúa hãy gõ cửa tâm hồn chúng con và ban ơn Chúa Thánh Thần để biến trái tim chúng con thành thịt, chứ không phải là trái tim bằng đá nữa. Amen!”
Kim Hà, 14/4/2008
CN874: Tại Sao Bây Giờ Tôi Mới Biết Radio Giờ Của Mẹ?
|
|
Ngày 11/4/2008, tôi nhận được lời nhắn trong máy điện thoại của một thanh niên. Sau đó, tôi gọi điện thoại trả lời. Người gọi tên là Hòa, anh ở tiểu bang Missouri. Anh Hòa cho biết là mãi đến vài tháng sau này, anh ấy mới tìm được |
|
Đọc
|
|
1. Để điện thoại reo trong các Thánh lễ:
Trước các Thánh lễ luôn có những lời dặn dò, chẳng hạn như: “Để cho Thánh lễ được nghiêm trang, xin quý vị vui lòng tắt những điện thoại di động!”
Tuy nhiên, hầu như trong các Thánh lễ và các buổi tĩnh tâm thì đều có những tiếng chuông điện thoại di động vang lên thật lớn. Điều bực mình nhất là khi chuông reo lên thật lớn ngay lúc vị linh mục đang truyền phép. Đã có nhiều lần, một vị linh mục nói rõ rằng:
“Để cho Thánh lễ được sốt sắng, xin anh chị em hãy làm lễ “qui đăng” (tức là quăng đi) cho mấy cái điện thoại di động giùm!”
Hay:
“Điều thiếu đức bác ái là có những anh chị em đi lễ quá trễ. Đã thế mà còn chen lên hàng đầu, làm cho mọi người bị chia trí!”
Dù vị linh mục đã cẩn thận dặn dò kỹ và dù người phụ trách cũng căn dặn chu đáo nhưng các hồi chuông điện thoại vẫn cứ quái ác vang lên. Khi có những tiếng ồn như thế thì y như rằng sẽ có những cái lắc đầu, xì xào, lườm nguýt của nhiều anh chị em khác đối với đương sự. Đôi khi đương sự tỏ ra “tỉnh queo” làm như đó là điện thoại của người hàng xóm, chứ không phải của mình. Thế là đức bác ái bị vi phạm trầm trọng, từ người không tắt máy điện thoại và từ những người khác vì khổ tâm phải chịu đựng.
Một lần ngay buổi tĩnh tâm trong nhà thờ, một bà có điện thoại reo lên thật lớn. Thay vì tắt đi, bà còn trả lời điện thoại thật lớn tiếng. Đã thế, điện thoại cứ reo thêm nhiều lần. Khi những người ngồi chung quanh tỏ ý khó chịu với bà và khuyên bà ta tắt điện thoại di động đi thì bà ta lườm nguýt và nói thật to:
“Người ta cần, nên mới phải để phone lên chứ! Càm ràm cái gì?”
Đức bác ái không được thể hiện, vì họ đã không kính trọng Chúa Giêsu mà cũng không tôn trọng vị linh mục và những người khác trong nhà thờ.
2. Nói chuyện rất lớn trong nhà thờ:
Trong cảm nghiệm số 697, chúng tôi đã ghi lại một số lời mà Mẹ Bề Trên Maria Da Purificacao Godinho đã xác nhận về Á Thánh Jacinta của Fatima như sau:
“Em Jacinta đã thấy có một số người không nghiêm trang khi vào nhà nguyện và em đã nói với tôi: “Thưa Mẹ yêu dấu, xin Mẹ đừng cho phép họ làm như vậy. Họ phải tôn kính phép Thánh Thể một cách đặc biệt. Mọi người phải giữ yên lặng khi vào nhà thờ và không được nói chuyện. Nếu không cho họ hay, thì họ không biết cái gì đang chờ đợi họ!”
Trong nhà thờ, có rất nhiều người thích nói chuyện riêng, kể cả nhiều người Mỹ lẫn người Việt Nam. Tôi rất sợ phải ngồi gần những người ấy, bởi lẽ dù mình đang chăm chú cầu nguyện hay đọc kinh nhưng họ cứ thích hỏi chuyện và nói chuyện với mình. Tôi thà để cho họ nghĩ rằng mình bất lịch sự hơn là làm mất lòng Chúa.
3. Con thơ khóc nhưng không chịu đưa con ra khỏi nhà thờ:
Trong nhà thờ, đặc biệt là lúc vị linh mục đang giảng thì thường có những trẻ thơ khóc lên. Có những cha mẹ bực tức nên đánh con cho chúng khóc to hơn. Khi con khóc thì họ không dỗ, mà cũng không đưa con ra khỏi nhà thờ để khỏi làm phiền vị linh mục và mọi người.
Nếu ai cũng biết rằng mình đang đối diện với Chúa Giêsu Thánh Thể đang hiện diện cách sống động trong các Thánh lễ thì có lẽ họ đã điều chỉnh lối sống, ít ra là biết ý thức việc mình phải làm là tắt cái điện thoại cầm tay, giữ thinh lặng và dỗ dành con nhỏ khi cháu khóc hoặc là bồng cháu ra khỏi nhà thờ để khỏi làm phiền Chúa Giêsu, vị linh mục và những người khác đang cần sự thinh lặng để thờ phượng Thiên Chúa.
Đó là những việc bác ái nhỏ bé mà chúng ta cần phải làm để tôn trọng Thiên Chúa, vị linh mục và tha nhân.
Kim Hà, 13/4/08
CN873: Qui Đăng Hay Quăng Đi?
|
|
1. Để điện thoại reo trong các Thánh lễ:
Trước các Thánh lễ luôn có những lời dặn dò, chẳng hạn như: “Để cho Thánh lễ được nghiêm trang, xin quý vị vui lòng tắt những điện thoại di động!” |
|
Đọc
|
|
Đây là thư của một thính giả Radio Giờ Của Mẹ và đọc giả www. memaria.org: Anh chị Thanh Vân và Bửu Cam, cư dân ở nước Pháp. Anh chị muốn tặng CD dạng MP3 cho những ai muốn được nghe các chương trình phát thanh hay nhạc Công Giáo.
Ngay 25/12/2007
Kinh chao chi Kim Ha,
Chung em da thu duoc rat nhieu cac bai giang va thanh ca tren internet, chung em da lam san thanh nhung CD MP3 tong hop va da dang (composition) gom cac bai giang, bai suy niem, thanh ca, tu nhieu nguon: radio Gio cua Me, radio Me Hang Cuu Giup, cha Nguyen Tam Thuong, Lang Nghe Loi Chua... va gui tang mien phi cho nhung nguoi muon nghe. Chung em da gui cho nhieu cursillistas o Phap, cac than huu o Duc, Bi, My va tham chi o VN. Neu cac anh chi biet co nguoi muon co cac CD nay de nghe, thi cho chung em biet, chung em se gui qua.
Theo nhu duoc cho biet, cac CD nay cung duoc mot so nguoi ua thich. Vi muc dich cung giong nhu da noi voi chi, la nham vao moi nguoi pho thong, ma nhat la cac nguoi khong biet dung PC va khong co dieu kien va thoi gian doc chu. Dang audio MP3 rat tien, vi moi nguoi co the nghe ma van lam duoc viec nha. Do do neu cac anh chi muon, chung em se gui cho chi mot so cac CD nay de nghe thu. Vi download va nghe thu, loc lua lam thanh tung CD thi rat lau va mat nhieu thoi gian, nhung sao chep lai thi nhanh va de dang. Thuc ra noi dung cac CD nay qua tam thuong doi voi cac anh chi. Nhung doi voi cac cu gia va cac ba noi tro o nha thi co nhieu loi ich ve mat tam linh. Phuong tien nghe la dau may DVD (dai da so deu doc duoc MP3), may xach tay radio-CD voi chuc nang MP3, hoac PC...
Kinh chao Qui Anh Chi trong binh an cua Thien Chua Ba Ngoi va Me Maria.
Thanh Van & Buu Cam.
Sau day la danh sach cac noi da nhan tien: (thong qua ca nhan chung em va than huu)
Sr Nguyen Thi Luu
- Lan dau gui 4 trieu tien viet thang 10/2007 de cho tre mo coi va nguoi gia yeu.
- Lan thu hai 5 trieu tien viet vao thang 11/2007 vi sœur thong bao la dong Phao Lo o Da Nang sap sua di cuu tro bao lut o mien bac.
- Lan thu ba 3 trieu tien viet thang 12/2007 de lam qua cuoi nam cho tre mo coi.
47 Yen Bai, hop thu 112 DANANG
Tel: 001 84 51 182 4735
srmarieluu@gmail.com
Sr Tran Thi Thu
- gui 4 trieu tien viet thang 10/2007 cho cac em khuyet tat.
Truong VI NHAN, 162 Phan Chu Trinh Buon Me Thuot – DakLak – Viet Nam
Sr Nguyen Thi Truc
-gui 250 USD thang 10/2007
Đan vien Cat Minh, 53 Bac Son – Thanh Hai – Phuong Vinh Hai Nha trang
Tel: 01184 58832693
Duc cha Nguyen Chi Linh
- gui 100 euros giup nguoi ngheo thang 8/2007 va 5 trieu tien viet vao thang 11/2007 giup nan nhan bao lut.
Toa Giam Muc Thanh Hoa, 50 Nguyen Truong To, Thanh Hoa
phone: 011 84 37 713 599
Email: ngchil@gmail.co
Sr St Jean Bach Thi Thao (Sr Linh Tuyen):
- Gui 4 trieu tien viet thang 10/2007 de cho tre mo coi va nguoi gia yeu.
Dòng Khiet Tam Đuc Me Binh Cang, Giao Hoi Đa Han, Ninh Qui, Phuoc Son, Ninh Phuoc, Ninh Thuan.
Đt: 068.862774
Email: tuyenbltp@yahoo.com
Thanh Vân & Bửu Cam
M19: Xin Được Góp Một Bàn Tay
|
|
Đây là thư của một thính giả Radio Giờ Của Mẹ và đọc giả www. memaria.org: Anh chị Thanh Vân và Bửu Cam, cư dân ở nước Pháp. Anh chị muốn tặng CD dạng MP3 cho những ai muốn được nghe các chương trình phát thanh hay nhạc Công Giáo. |
|
Đọc
|
|
Ngày kia khi ở trong tiệm uốn tóc, tôi nghe cô Nga, một người thợ làm tóc bỗng quay sang nói tiếng Quan Thoại với một khách hàng khác. Hai bên nói chuyện rất vui vẻ với nhau, rồi bà khách đi về. Tôi tò mò hỏi cô Nga rằng:
- Cô là người Hoa à?
- Dạ không, chồng con là người Đài Loan. Con ở Đài Loan được 15 năm, nhưng hiện nay, ba con ở Mỹ đã bảo lãnh cho các chị em con, cho vợ chồng con và hai đứa con của con đến Mỹ được 4 tháng nay.
- Làm sao cô được bảo lãnh khi cả gia đình cô ở tại Đài Loan?
- Con phải đi về Sàigòn để lo thủ tục xuất cảnh. Ba con đã làm giấy bảo lãnh cho những người con vị thành niên của ba. Lúc ba bảo lãnh, tuổi của con còn dưới 21 tuổi. Người ta nói đó là nhờ sự can thiệp của Thượng Nghị Sĩ McCain nên gia đình con và nhiều gia đình khác mới được đến Mỹ.
- Vậy là tất cả mọi người trong gia đình cô đều được đến Mỹ cả à?
- Dạ không, mẹ con đã chết vì bịnh ung thư, còn ba người anh chị của con vì đã lớn tuổi nên họ ở lại Việt Nam. Họ nghĩ rằng họ đã già nên không thể kiếm được việc làm tại Mỹ.
Tò mò, tôi hỏi thêm chuyện gia đình cô Nga. Cô thành thật kể cho tôi nghe chuyện gia đình như sau:
“Ba của con là sĩ quan bị tù cải tạo rất nhiều năm. Trong khi ấy, mẹ con phải vất vả nuôi 7 đứa con. Khi được trả tự do, ba con phàn nàn vì mẹ con đã làm tiêu tán gia tài chỉ vì phải nuôi các anh chị em con trong mười mấy năm. Thế rồi ba mẹ con chia tay. Ba con không có tên trong trong tờ khai hộ khẩu chung với gia đình. Vì thế, khi ba con được đi Mỹ qua diện H.O. (Humanitarian Operation), ba con cùng đi với người vợ thứ hai của ông, còn mẹ con và 7 đứa con không thể đi chung được. Mẹ con và gia đình rất buồn vì sự kiện ấy.
Khi con vừa lên 19 tuổi và đang học năm thứ nhất tại đại học thì mẹ con thuyết phục con hãy lập gia đình với một người Đài Loan, già hơn con 24 tuổi. Ông này bị vợ ly dị nên ông buồn bã đi qua Việt Nam làm việc. Để cho con vui lòng lấy ông, ông ta đã hy sinh mua một căn nhà ở quận Tân Bình để tặng cho gia đình con. Trong khi gia đình con quá nghèo, không có nhà ở mà lại được một người đàn ông ngoại quốc mua cho một căn nhà giá 160 lạng vàng nên mẹ con năn nỉ con hãy lấy ông ấy để có đời sống sung túc hơn nơi xứ lạ.
Vì thương mẹ và gia đình nên con chấp nhận làm vợ ông ấy và theo chồng về Đài Loan. Nhưng con đã lầm! Khi đến Đài Loan, con mới khám phá ra rằng ông chồng không có nghề chuyên môn, và gia cảnh ông thật là nghèo. Ông ta chỉ biết trồng tỉa và chiết cành các cây cảnh trong vườn.
Suốt 15 năm qua, hàng ngày con phải vất vả chạy xe gắn máy Honda để “thồ” một chiếc xe ba bánh. Trên xe đầy là rau xanh Con phải đi lại nhiều nơi nên ngày nào cũng tốn đến ba, bốn bình xăng. Việc của con là đi thu mua rau xanh và hái rau, rồi chuyên chở rau về nhà để chồng con, và những người làm công rửa rau, tỉa và bó rau, rồi lại bỏ mối cho các bạn hàng ngoài chợ.
Tuy con thất vọng và khổ cực, nhưng chồng con rất thương con. Ông luôn săn sóc và nuông chiều con, nhưng ông lại có tính ghen tương. Chúng con hiện có 2 con, một đứa 11 tuổi, một đứa 6 tuổi. Các cháu học rất giỏi.
Chồng con đến Mỹ mà không có nghề nghiệp nên ông ấy cảm thấy mình vô tích sự. Vì thế, ông cứ đòi trở về Đài Loan. Nay con đi học nghề uốn tóc và làm tóc. Con bận rộn cả ngày nhưng con sẽ không trở về Đài Loan đâu! Dù bước đầu, gia đình chịu khổ cực ở Mỹ nhưng các con của con sẽ có một tương lai huy hoàng ở Mỹ hơn là ở Đài Loan. Chồng con luôn buồn bã, càng buồn, ông ấy càng ghen tuông. Con đang khổ tâm vì tâm hồn luôn bất an và bối rối.
Nội việc cứ đi đi, về về từ Đài Loan đến Sàigòn để làm thủ tục giấy tờ và phỏng vấn th2i cũng làm tốn kém rất nhiều. Trong một năm trước khi đi, gia đình con 4 người cứ phải đi về làm thủ tục đến 5 lần thì còn tiền đâu nữa mà lập nghiệp trên dất mới?
Con không hiểu vì sao mà đời con lại khổ sở như thế? Tuy nhiên, con tự an ủi vì có những cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan mà bị họ hành hạ và giết hại, còn chồng con thì lại thương con. Đó là một niềm an ủi lớn lao cho kiếp sống con. Ít ra con cũng chưa khổ như cô Thúy Kiều trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của thi hào Nguyễn Du. Cô Thúy Kiều sống trong cảnh đoạn trường suốt 15 năm, còn con thì long đong, lận đận trong suốt 15 năm trên xứ Đài Loan, và còn tiếp tục đau khổ trên xứ Mỹ này nữa.
Khi con lấy chồng Đài Loan thì con không biết một tiếng Quan Thoại nào. Thế mà rồi con cứ nghe và nói. Giờ đây, con đã nói lưu loát được tiếng Quan Thoại. Đó là một điều con không thể ngờ được.
Hiện nay, con vừa học, vừa đi làm nghề tóc. Về nhà con lại phải phục vụ chồng và các con. Tuy nhiên, con biết ơn ba con vì ông đã tử tế bảo lãnh cho các anh chị em con. Chỉ có một điều mà con ân hận là mẹ của con quá đau khổ trong thân phận một người vợ người tù cải tạo. Bà luôn đau xót khi “bán con” cho người chồng Đài Loan. Bà thương nhớ con khi con theo chồng đi xứ lạ, và khi gia đình được qua Mỹ thì bà đã qua đời. Con hằng cầu nguyện cho linh hồn mẹ con được ở nơi hạnh phúc đời đời.
Cho dù sau này, chồng con có quyết định trở về Đài Loan thì con vẫn sẽ ở lại Mỹ với hai con. Đây là nơi đất hứa mà tất cả mọi người đều mong ước, nhất là đối với những ai đã sống trong ngục tù của chế độ. Xin cô nhớ đến con và cầu nguyện cho gia đình con được bình an và hạnh phúc!”
Kim Hà, 12/4/2008
CN872: Kiếp Sống Của Người Có Chồng Đài Loan
|
|
Ngày kia khi ở trong tiệm uốn tóc, tôi nghe cô Nga, một người thợ làm tóc bỗng quay sang nói tiếng Quan Thoại với một khách hàng khác. Hai bên nói chuyện rất vui vẻ với nhau, rồi bà khách đi về. Tôi tò mò hỏi cô Nga rằng: |
|
Đọc
|
|
Chị Hà kính mến!!!
Em là một sinh viên mới ra trường. Em đang làm việc tại Tp HCM. Vì sống xa gia đình nên em luôn hướng về Thiên Chúa để tìm lối sống, tìm con đường đi, để tìm nơi nương tựa... và em thường truy cập internet để tìm thông tin, hình ảnh, các bài hát về công giáo để hiểu biết hơn về Thiên Chúa, nâng cao thêm Đức Tin và chia sẻ với giới trẻ trong giáo xứ nơi em sinh hoạt.
Trang web của chị đã giúp cho mục đích của em rất nhiều, nhiều hơn những gì chị nghĩ đó. Em chân thành cảm ơn chị và những người cộng tác với chị rất nhiều! em tin rằng trang Web này ngày càng hay hơn, càng thu hút được nhiều độc giả hơn và điều quan trọng là giúp được nhiều người hiểu về Thiên Chúa hơn và từ đó mọi người sẽ sống yêu thương, chia sẻ, cảm thông hơn và biết sống liên hiệp trong tình yêu Thiên Chúa...
Em cũng rất thích nghe nhạc về công giáo. Chị có thể thêm một trang nhạc về công giáo không chị, như nhạc về Giáng Sinh, thánh ca... như thế mọi người vừa nghe nhạc vừa tìm hiểu thông tin của trang web! em xin cảm ơn chị!
Em cầu xin Thiên Chúa ban ơn an lành cho chị cùng tất cả mọi người mà chị yêu thương!!!
Bồ Câu Trắng, 24/12/2007
Chị đã hồi âm nhưng email bị trả lại. Cảm ơn em đã chia sẻ rất chân thành. Nhóm thực hiện memaria.org rất vui khi nhận được email của em. Đây là một trong những món quà Giáng Sinh có ý nghĩa nhất. Về đề nghị của em, Kim Hà sẽ chuyển đến Ban Quản Trị. Tuy nhiên, vì các anh chị trong nhóm rất bận bịu, nên không biết có làm được không. Xin Chúa và Mẹ chúc lành cho em và gia đình trong mùa Giáng Sinh này. (Kim Hà)
M18: Hướng Về Thiên Chúa Để Tìm Lối Sống, Đường Đi
|
|
Em là một sinh viên mới ra trường. Em đang làm việc tại Tp HCM. Vì sống xa gia đình nên em luôn hướng về Thiên Chúa để tìm lối sống, tìm con đường đi, để tìm nơi nương tựa... |
|
Đọc
|
|
“Ngay ngay chau dang gap Chua qua mot nguoi hang xom mu ma chau duoc co dip giup do. Bac nay rat ngheo, nhung hien gio lai co don nua vi vo cua bac ay mat cach day 3 nam. Moi ngay chau dem com den va giup don dep nha cua, xong chau lan Chuoi Man Coi va doc sach ve Duc Me Medu cho bac ay nghe. Bac ay la mot nguoi tan tong nhung giu dao sot sang lam. Chau muon lam nhu vay de cho cha me chau thay rang co nhieu nguoi tuy moi biet Chua nhung nguoi ta co long tin manh me.
Chau moi biet ve Chuoi Hat Long Thuong Xot cach day gan 1 nam. Nhieu luc chau cung quen nhung roi chau lai doc sot sang hon. Chau co 1 loi rat lon la hay lo ra trong khi doc kinh. Chau cau xin Chua giup chau khac phuc duoc loi nay. O gan cho chau o cung co nhieu nguoi chua duoc biet Chua, chau phai tim cach giup moi duoc. Chau co mot cuon sach mua o Fatima ve Chuyen Cac Linh Hon O Luyen Nguc. Doc xong roi chau moi hieu the nao la gia tri quy bao cua Su Song doi sau. Va qua do chau duoc biet co nhieu ngay Le Trong trong nam ma Duc Me se den don mot so linh hon o Luyen Nguc ve Thien Dang. Toi hom qua, chau day chong chau doc kinh Man Coi cung chau va ca hai da cau nguyen rat nhieu cho cac linh hon. Chong chau noi la chau phai day anh ay nhieu kinh hon nua de anh ay cau nguyen chung voi chau. Chau rat mung co Ha oi.
Chau da hieu duoc Thanh Y Chua roi. Chau se co gang. Chau co nho 1 cau ma chau da tung doc. Chua noi voi Ba Thanh Gertrude: "Cu moi lan con cuu duoc mot linh hon ra khoi Luyen Nguc thi Cha tren troi vui mung y nhu la con da cuu chinh Cha ra khoi lua ay vay. "Hom nay Duc Me se den Luyen Nguc, chau chuc mung cac linh hon ay nhieu lam.
Le Giang Sinh nam nay o day khong co vui nhu moi nam Co a, vi rot vao ngay thu Hai. Chau se di le luc 6:30 chieu. Vi 7 gio toi la canh thuc Gianh Sinh, sau do se la nghi thuc ton tho Chua Hai Dong, va cuoi cung la Thanh Le.
Chau se ke cho Co nghe nhieu hon ve Thanh Le Giang Sinh sau khi chau di le ve. Chau chao Co va chuc Co hanh phuc cung gia dinh cua minh.”
Châu Hồng, 23/12/07
M17: Gặp Chúa Qua Người Hàng Xóm Mù
|
|
Ngay ngay chau dang gap Chua qua mot nguoi hang xom mu ma chau duoc co dip giup do. Bac nay rat ngheo, nhung hien gio lai co don nua vi vo cua bac ay mat cach day 3 nam. |
|
Đọc
|
|
Lúc còn thơ ấu, tôi thường thấy trong sách giáo khoa có câu nói: “Một tâm hồn minh mẫn trong một thân thể tráng kiện.”
Lớn lên, khi thấy người ta siêng năng tập thể thao thì tôi cũng bắt chước tập tành. Lúc về thăm Việt Nam, sáng sớm nào tôi cũng thấy có từng đoàn người thi nhau chạy bộ hay tập thể dục trong các công viên. Tại Mỹ, người ta vào các câu lạc bộ thể thao để tập luyện cho khỏe mạnh và bớt đi sự căng thẳng tâm lý. Đó là cách sống khôn ngoan để giữ gìn sức khỏe, vì sức khỏe là vốn liếng quý báu nhất của đời sống con người.
Để giữ sức khỏe, gia đình chúng tôi cũng tham gia vào một câu lạc bộ thể thao. Ở nhà rất khó đi bộ vì buổi trưa thì trời nóng nực, còn buổi tối thì trời lạnh. Vả lại, làm gì thì cũng cần có tinh thần thi đua đồng đội, còn không thì hay quên tập.
Kinh nghiệm của đa số mọi người đều giống nhau: họ mua máy treadmill để chạy bộ trên máy; họ mua máy đạp xe để tập luyện; họ mua xe máy leo núi. Tập thể thao được một hồi thì chán và lười biếng. Thế là các máy thể thao bị dẹp vào một góc nhà.
Tuy nhiên, khi đi vào một câu lạc bộ, nhìn chung quanh thấy ai cũng chăm chỉ tập luyện thì mình cũng học được thói quen tốt. Người già, người trẻ đều thi nhau chạy trên máy, leo núi, đạp xe, đi bộ, vào phòng tắm hơi, vào phòng sauna là phòng chỉ có hơi nóng, chứ không có hơi nước. Người ta vào hồ tắm nước nóng, hồ tắm nước lạnh và hồ bơi. Người ta tập tạ và tập nhiều môn thể thao khác.
Tôi gặp rất nhiều người quen trong câu lạc bộ thể thao. Thường thì hai vợ chồng cùng đi tập với nhau. Một bà tâm sự rằng:
“Tôi thấy bà Hoa trong nhóm cầu nguyện bị bịnh tim và hay bị mệt nên tôi đã rủ bà ấy đi tập với vợ chồng tôi. Bà ấy bảo chờ khi chồng bà về hưu để cả hai vợ chồng cùng đi với nhau; nhưng ông ấy chưa về hưu thì bà ấy đã bị stroke và liệt, không còn đi được nữa. Cả năm nay, bà Hoa tập vật lý trị liệu mà bây giờ một tay vẫn còn liệt, còn hai chân thì yếu, chỉ có thể đi lại chầm chậm trong nhà thôi. Nếu như bà ấy nghe lời tôi đi tập thể thao thì chắc là chưa bị liệt đâu!”
Một phụ nữ Mỹ tâm sự rằng:
“Tôi năm nay được 81 tuổi. Càng già, tôi càng thấy mình cần phải đi đến câu lạc bộ này để tập thể thao. Đây là điều sống còn cho sức khỏe chứ không phải là điều xa xỉ. Nhờ đi tập thể thao nên tôi còn khỏe mạnh, trong khi các bạn cùng lứa tuổi như tôi thì đa số đã chết hoặc nằm liệt trên giường. Tôi thích bơi lội vì cả tứ chi của mình được hoạt động.”
Một phụ nữ khác bị liệt hai chân nhưng bà không để cho cơn bịnh trì kéo bà ở luẩn quẩn trong nhà. Bà đi xe lăn máy vào hồ bơi. Ở đấy, một nhân viên của câu lạc bộ dùng máy kéo bà ngồi trên một chiếc ghế trong lưới. Họ thả bà vào hồ trong một thời gian nhất định. Đến giờ hẹn, họ lại cho bà ngồi vào ghế của lưới, kéo bà lên và đặt bà vào vừa vặn trong chiếc xe lăn. Tôi rất cảm phục bà vì bà luôn nở một nụ cười trên môi, tính tình bà vui vẻ lạc quan. Chỉ có những ai để ý quan sát thì mới thấy đôi chân bà ta đã bị teo lại.
Tôi gặp lại một người quen. Ông ta bảo:
“Càng ngày càng già yếu nên vợ chồng tôi phải vào đây tập luyện. Tôi hay đi vào buổi trưa vì vắng hơn, còn buổi sáng sớm và sau giờ làm việc thì người trẻ đi đông lắm, không có chỗ cho mình tập luyện.”
Trong câu lạc bộ này có đủ mọi sắc dân: nào là Mỹ, Mễ,Việt Nam, Đai Hàn, Căm Bốt… Đặc biệt là người Việt Nam rất đông. Người Đại Hàn cũng đông đảo. Khi những người Việt Nam và Đại Hàn này tỏ ra vui thích thì họ nói chuyện rất to, y như chỗ không người!
Tôi đã từng nghe nhiều phụ nữ Mỹ phàn nàn với những người Mỹ khác rằng:
“Người Việt Nam nói to và làm ồn trong khi bơi hồ hay ngồi trong phòng tắm hơi. Họ cười nói to quá, làm cho tôi rất khó chịu!”
Lời phàn nàn ấy quả là không sai! Đôi khi chỉ có hai người Việt Nam nói chuyện với nhau mà họ làm ồn cả một hồ bơi. Trong phòng tắm hơi kín mà nói to thì âm vang cả một phòng. Có những ông, bà hát nhạc tình lời Việt thật lớn trong khi đó người Mỹ ở ngay chung quanh. Họ đã tỏ ý khó chịu nhưng những người này không thấy.
Khổ một điều là khi người Mỹ phàn nàn, họ không nói là ông này hay bà nọ, nhưng họ nói là”Người Việt Nam!” Thật là khổ tâm khi phải nghe người bản xứ phàn nàn với nhau, nhưng làm sao mình có thể dặn dò mọi người hãy nói nhỏ vì lòng tôn trọng kẻ khác ở nơi công cộng?
Thật ra, ngoài việc học Anh văn, chúng ta rất cần học hỏi để tỏ ra là người lịch sự trong xứ sở văn minh này. Trong các nhật báo, người ta thường có một mục gọi là: ”Good Manners” tức là thái độ lịch sự. Một số điều cần thiết mà chúng ta phải làm là:
Hãy tỏ ra lịch sự, tôn trọng người khác, giữ thinh lặng khi sinh hoạt nơi công cộng, biết nói lời cám ơn và xin lỗi, không nói tiếng Việt quá lớn ở ngoài đường và biết nhậy cảm quan sát phản ứng tiêu cực hay tích cực của những người khác để kịp thời điều chỉnh cường độ âm thanh hay thái độ bất cần đời của mình.
Tỏ ra lịch sự nơi công cộng hay trong gia đình là yêu dân tộc, là bảo vệ thanh danh của sắc tộc mình và đem lại tình yêu cho gia đình!
Kim Hà, 8/4/08
CN871: Tâm Hôn Minh Mẫn Trong Thân Thể Tráng Kiện
|
|
Lúc còn thơ ấu, tôi thường thấy trong sách giáo khoa có câu nói: “Một tâm hồn minh mẫn trong một thân thể tráng kiện.” |
|
Đọc
|
|
Sự thinh lặng sáng hôm nay trong vắt và thênh thang,
Như không vướng mắc hoặc chờ đợi gì.
Tôi thấy khao khát sự thinh lặng như khao khát,
Một chất dinh dưỡng cần thiết cho thể xác.
Một nốt nhạc nổi bật nhờ sự thinh lặng bao quanh nó.
Mỗi khoảnh khắc tôi sống, mỗi việc tôi làm,
Mỗi ngày tôi bước đi,
Cũng nổi bật nhờ những phút thinh lặng bao quanh,
Trong thinh lặng, tôi sống với giây phút hiện tại.
Làm việc trong văn phòng, tôi gần như không để ý đến,
Tiếng máy điều hòa không khi cho đến lúc,
Nó bất chợt ngưng bặt.
Bầu không khí lúc đó thật ồn ào.
Mọi người như ngạc nhiên,
Ngừng tay để lắng nghe sự thinh lặng này.
Một căn nhà trống có cái thinh lặng
khác với cái thinh lặng của một căn nhà
có người ngồi yên trong đó.
Sự thinh lặng của một căn nhà hạnh phúc
khác với sự thinh lặng của một căn nhà chất chứa hận thù.
Cái thinh lặng của một buổi sáng mùa Đông bén nhậy hơn
Cái thinh lặng của một buổi sáng mùa Hè.
Sự thinh lặng của trên ngọn núi cao nhẹ nhàng thanh thoát,
Hơn sự thinh lặng của thung lũng thấp sâu bên dưới.
Sự thinh lặng của một tâm hồn đang ngập tràn tình yêu,
Khác với sự thinh lặng của một tâm hồn lạc lõng bơ vơ.
Không có gì dễ dàng giúp tôi trống-rỗng-hóa chính mình
bằng tìm gặp sự thinh lặng.
Nó mở lòng tôi cho những tác động tâm linh,
Và cho tôi nhận thức một sự sống siêu nhiên,
Vượt trổi trên những thực tế bên ngoài.
Tôi nghe trong lòng một tâm tình biết ơn Chúa,
Đấng đã ban cho tôi sự sống,
và sức lôi cuốn của một phút thinh lặng lúc đầu ngày.
Xa xa một tiếng chim hót vọng lại.
Một mùa Xuân đang đến.
Vũ Tiến, 21/12/07
M16: Buổi Sáng Thinh Lặng
|
|
Sự thinh lặng sáng hôm nay trong vắt và thênh thang,
Như không vướng mắc hoặc chờ đợi gì. |
|
Đọc
|
|
Hàng ngày, tôi thường được thính giả và độc giả kể cho nghe nhiều câu chuyện buồn vui trong cuộc đời họ. Tôi xin được đề cập đến vấn đề ly dị vì đó sự đau đớn cho những ai liên hệ đến vấn nạn này.
Thiên Chúa đã phán: “Sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người không được phân ly.” Nhưng hiện nay vấn đề ly dị xẩy ra nhiều vô kể. Cuộc hôn nhân đổ vỡ nào cũng làm cho vợ chồng đau khổ, và làm cho các con bị khủng hoảng, bối rối và chới với.
Nếu các con ở với mẹ thì nhớ ba, còn ở với ba thì nhớ mẹ. Nếu các con phải ở với ông bà nội ngoại thì lại đáng thương hơn. Thậm chí có những cháu nhỏ phải ở nhà của người giữ trẻ suốt nhiều năm tháng vì cha mẹ ly dị. Người cha không chịu cấp dưỡng cho con cái nên người mẹ phải đi tiểu bang xa xôi làm nghề móng tay. Có khi cả năm thì người mẹ mới về gặp con mình. Có những cháu nhỏ sống cô đơn nơi nhà người thân, bị những đứa trẻ trong họ hàng ăn hiếp. Vì thế các cháu luôn đến nhà của bạn bè để mong hưởng một chút tình thương gia đình của bạn.
1. Vợ chồng làm giấy ly dị giả và gia đình ly tán: Một phụ nữ trẻ kể cho tôi nghe rằng để có thể được hưởng trợ cấp xã hội, trợ cấp nhà, trợ cấp tiền học nên vợ chồng cô ly dị nhau trên giấy tờ. Sau đó ít lâu, chồng của cô về Việt Nam chơi và làm giấy hôn thú với một người con gái trẻ ở Việt Nam.
Đến khi người chồng bảo lãnh cho vợ mới đến Mỹ thì người phụ nữ này mới giật mình, có hối tiếc thì cũng đã xong rồi. Thế là cô mất chồng một cách hợp pháp. Cô ấy rất đau xót nhưng không làm gì được.
Để tránh những cảnh trái tai gai mắt, cô đưa hai con trở về California và tìm việc làm nuôi hai con. Trong khi đó, người vợ mới của chồng cô có hai con với chồng của cô. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân mới này làm cho cả ba người trong cuộc cùng đau khổ vì phép hôn phối vẫn còn đó. Người chồng trở nên rối đạo. Người vợ mới không quen đời sống ở xứ Mỹ nên nhiều lần muốn tự tử. Còn người vợ cũ thì cay đắng và vất vả.
2. Cụ già ly dị vợ để có trợ cấp tiền già nhiều hơn, rồi về lấy vợ ở Việt Nam: Như chúng tôi đã từng ghi lại. Một cụ già gần 80 tuổi bàn với bà vợ rằng:
“Nếu tôi và bà ly dị thì mỗi người chúng ta được trợ cấp hơn 800 USD. Nếu khai ở chung thì bị bớt nhiều tiền, bà chịu không?”
Bà vợ đồng ý ly dị vì lý do có lợi cho kinh tế của vợ chồng. Ít lâu sau, cụ ông về Việt Nam cưới vợ trẻ và bảo lãnh cho một cô ấy sang Mỹ. Tuổi của cô chỉ đáng tuổi cháu nội, cháu ngoại của ông bà cụ mà thôi. Khi cô gái sang đến Mỹ, cô thẳng tay đuổi bà cụ già, vợ của ông chồng ra khỏi nhà của họ. Bà cụ già và các con cháu bất mãn nên làm lớn chuyện.
Nếu bà cụ đi kiện cáo thì chỉ làm cho việc gian lận lớn thêm thôi. Không chừng cả hai ông bà còn bị bắt vì tội gian lận trợ cấp.
Ly dị hay không ly dị? Câu trả lời dành cho những ai trong cuộc. Thật tội nghiệp cho những ai “đứng núi này trông núi nọ”. Họ là những người đau khổ nhất!
Kim Hà, 6/4/08
CN870: Ly Dị Hay Không Ly Dị?
|
|
Hàng ngày, tôi thường được thính giả và độc giả kể cho nghe nhiều câu chuyện buồn vui trong cuộc đời họ. Tôi xin được đề cập đến vấn đề ly dị vì đó sự đau đớn cho những ai liên hệ đến vấn nạn này. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Đây là câu chuyện vượt biên đường thuyền của một thiếu niên đi vượt thoát một mình, và tự học cho đến khi trở thành một bác sĩ Y Khoa. Bác sĩ Kenneth Nguyễn đang cư ngụ tại thành phố Westminster, California.
Anh đang thu thập những tài liệu về người tị nạn đường thuyền và đường bộ để làm tài liệu và để nhớ lại những chuỗi ngày gian khổ. Anh viết lại câu chuyện vượt biên bằng tiếng Anh. Nhân tháng Tư, chúng tôi xin dịch thuật sang tiếng Việt.
Đây là một tấm gương phấn đấu kiên cường của một người trẻ. Thật là đáng ngợi khen và khâm phục. Xin trân trọng giới thiệu với quý vị. (KH)
1. Cuộc Chuẩn Bị Vượt Biên:
Thuở thơ ấu của tôi không có gì đáng nhớ và đáng kể. Đại gia đình tôi gồm có các cô, chú bác, anh tôi, chị tôi đều có những cảm nghiệm đầy bi thương trong lúc vượt biên ra khỏi Việt Nam bằng đường thủy.
Một trong các chú của tôi đã di tản và đến Mỹ vào năm 1975. Một người chú khác và thím của tôi đã vượt biên bằng thuyền vào năm 1978, trong chương trình ra đi bán chính thức dành cho người Hoa Kiều vì gia đình chúng tôi là người Hoa và Việt Nam. Lúc ấy, tôi còn quá nhỏ để hiểu được những gì đã xẩy ra chung quanh mình.
Sau này, chú thím tôi kể chuyện cho tôi nghe rằng có hai chiếc tầu được chính quyền Cộng Sản hộ tống ra đại dương. Đêm đầu tiên, những người trên hai chiểc tàu còn nhìn thấy nhau nhưng vào đêm thứ hai, khi bão tố nổi lên thì chiếc tàu kia biến mất và không ai còn gặp lại những người đi trên chiếc tàu ấy nữa. Thím tôi nghĩ rằng mọi người ở trên tầu ấy đã chết rồi vì bạn của thím đi trên chiếc tàu ấy nhưng không bao giờ liên lạc về Việt Nam hay bất cứ nơi nào nữa.
Tiếp theo đó, một chú khác 19 tuổi, và anh tôi 10 tuổi vượt thoát thành công vào đầu thập niên 1980 trên một chiếc tàu rất nhỏ nhưng có đông người. Họ được một chiếc tầu ngầm cứu vớt chỉ độ vài tiếng đồng hồ trước khi có cơn bão đến. Theo người thuyền trưởng kể lại thì lẽ ra, toàn thề mọi người trên chiếc tầu bị chết đuối vì chiếc tầu nhỏ ấy dùng để chuyên chở thương mãi trên sông thôi. Nay họ lại chen chúc trên chiếc tàu không đủ trọng tải. Họ quá liều lĩnh bởi vì họ nghĩ thời tiết tháng 4 chắc là tốt đẹp.
Sau khi rút kinh nghiệm những gì đã xẩy ra, cha mẹ tôi bắt đầu đóng hai chiếc tầu riêng với hai nhóm bạn. Mục đích của cha mẹ tôi là cho các chú, các cô, chị tôi và tôi đi đến nơi được bảo đảm an toàn.
Nhưng rủi thay, cả hai chiếc tàu ấy đều bị bạn của cha mẹ tôi cướp để đi vươt biên. Kể từ đó, chúng tôi đã tham gia các chuyến đi khác nhưng không thành công.
Khi ấy, tôi còn quá nhỏ để hiểu ngọn ngành của mọi sự. Tôi chỉ biết rằng gia đình muốn tôi trốn đi vượt biên, nhưng tôi chưa có ý thức tại sao phải đi. Gia đình tôi bị bắt hai lần và bị giam trong nhà tù nhiều tháng trời. Chị tôi và tôi được thả ra sau vài ngày bởi vì hai chị em tôi đều dưới 18 tuổi. Hai chị em tôi được gia đình dạy là phải làm mặt lạ và xử sự như không quen biết nhau. Chúng tôi phải giả bộ như không quen các cô các chú của tôi. Vì thế, chúng tôi được xem là con nít, nên được ra tù sớm hơn.
Dĩ nhiên, chúng tôi không có tiền để đi xe bus về nhà. Tuy nhiên, có một phụ nữ làm việc ở văn phòng đã thương chúng tôi nên bà đưa chúng tôi ra bến xe đò ở tỉnh Sóc Trăng và trả tiền vé xe cho chúng tôi về lại Sàigòn. Bà ta gửi gắm chị em chúng tôi cho người phụ tài xế để ông này chăm sóc chúng tôi.
Về đến nhà, chúng tôi kể cho cha mẹ nghe về lòng tốt của người phụ nữ xa lạ ấy, cha mẹ tôi liền đi xuống Sóc Trăng biếu tặng vàng cho người phụ nữ và sau đó, cha mẹ tôi cố gắng "chạy chọt tiền" cho các cô chú tôi được thả về.
Sau nhiều lần vượt biên thất bại, các cô chú tôi quyết định ở lại và chờ đợi được đi theo diện bảo lãnh (ODP). Cha mẹ tôi vẫn theo đuổi mục tiêu là gửi chị tôi và tôi đi vượt biên trong nhiều lần khác.
Lần cuối cùng là năm 1984, hai chị em tôi được núp trong một chiếc thuyền nhỏ. Chiếc thuyền cứ nổi trôi vô định trong hai, ba ngày. Sau đó, chúng tôi được hướng dẫn để đứng lên và bò sang một chiếc tầu khác lớn hơn.
Tối hôm ấy, trời tối đen như mực nên tôi không thể nhìn được sự gì hay nhìn thấy ai nhưng tôi nghe người ta thì thầm nói chuyện. Người ta ném tôi lên và vứt tôi xuống một chiếc tầu khác. Bụng tôi đau vì đụng vào sàn tầu. Khuôn mặt tôi đụng phải một người nào hay một vật gì nên đau đớn vô cùng. Tôi hét lên và gọi tên chị tôi thật lớn nhưng những người chung quanh bảo tôi phải im lặng. Tôi dấu mình trong một góc tầu nên không thấy ai hay sự gì nữa.
Tôi không nhớ chiếc tầu trôi nổi bao lâu nhưng rồi chiếc tầu của tôi gặp hải tặc người Thái Lan. nhiều lần. Có những người bị bọn cướp biển này giết chết và có những người bị chúng bắt đi mất tích.
Chúng tôi lênh đênh trên đại dương khoảng 7 đêm. Tôi còn nhớ rằng chúng tôi hết lương thực và nước dự trữ. Họ cho tôi một ít nước và cơm, nhưng vì tôi chỉ có một mình, lại là trẻ nhỏ nên những người chung quanh tôi luôn được quyền ưu tiên hơn tôi. Cũng vào lần ấy, tôi mới nhớ ra rằng nước và hộp sữa đặc của tôi bị ai ăn cắp mất rồi.
Cũng may, tôi không cảm thấy đói và thèm ăn vì tôi được ngậm sâm Cao Ly trong miệng. Cha mẹ tôi rất chu đáo khi gói ghém và cung cấp cho tôi hộp sâm Cao Ly và những chiếc kẹo chanh để phòng khi hết lương thực và nước uống.
Trong thời gian ấy, chúng tôi nhìn thấy nhiều chiếc tầu thuơng mãi đi ngang qua nhưng họ tảng lờ, không cứu chúng tôi. Đêm trước ngày chúng tôi cập bến, có một người đàn ông dâng hương và xin mọi người cùng cầu nguyện. Ngay sau đó, chúng tôi nhìn thấy một vật gì sáng chói và phản chíếu ánh sáng mặt trăng ở chung quanh chiếc tầu. Chúng tôi không biết đó là cái gì cho đến khi viên thuyền trưởng tốt bụng nói rằng đó là cá Ông hay cá Voi. Những con cá Ông này đùa giỡn chung quanh tầu của chúng tôi cho đến khi mặt trời bắt đầu ló dạng và chiếu sáng. Đấy cũng là lúc mà chúng tôi thấy đất liền ở đàng xa.
2. Đến Được Nước Mã Lai Á:
Thật không thể nào tả được nỗi vui mừng của những người trên tầu. Ngay lúc ấy, tôi vẫn không hiểu từ ngữ"Vượt Biên" có ý nghĩa gì. Tôi chỉ muốn đi về nhà và chung sống với cha mẹ tôi để được ăn phở, bánh cuốn, hủ tíu, và kem. Thật sự, tôi chỉ mong ước những điều ấy mà thôi. Tôi cứ tự hỏi tại sao mà cha mẹ tôi lại bắt tôi ngồi trên tầu này? Tôi còn quá nhỏ để hiểu được ý nghĩa của sự vượt biên.
Thế rồi, tầu chúng tôi cập bến tại một hòn đảo của Mã Lai Á vào một buổi chiểu. Tuy nhiên, những người dân trên đảo bắt chúng tôi đến một hòn đảo khác, cách xa chừng nửa ngày đường, và đó là đảo Pulau Bidong. Trên đường đến đó, có những người muốn ngừng ở Pulau Bidong, lại có những người muốn đi thẳng đến nước Úc vì gia đình họ đã ở nước Úc. Thế rồi, tầu chúng tôi đến một hòn đảo khác, không phải là đảo Pulau Bidong. Tên đảo này là Pulau Redang (tôi nghĩ như thế). Khoảng cách từ đảo này đến Pulau Bidong là 3 tiếng đồng hồ.
Ngay khi chúng tôi đến đảo thì người dân đảo này gọi điện thoại cho đại diện Cao Ủy Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại Pulau Bidong. Chúng tôi được hướng dẫn là hãy nghỉ đêm tại một căn nhà gỗ. Ngày hôm sau, một chiếc tầu lớn từ Pulau Bidong đến để đưa người tị nạn chúng tôi đến Bidong.
Tôi chỉ ở lại Bidong trong vài tháng bởi vì tôi là trẻ nhỏ. Họ hỏi tôi đi vượt biên với ai. Tôi trả lời rằng tôi đi chung với chị của tôi nhưng dọc đường, tôi đã lạc mất chị tôi. Lúc đó, tôi không biết chắc rằng chị tôi có bị bọn hải tặc Thái Lan bắt đi hay không, bởi vì tôi rất sợ hãi và bị khủng hoảng tinh thần trong thời gian ấy.
Hai tháng sau, cha mẹ tôi nhận được thư của tôi. Tước đó, mẹ tôi khóc lóc thảm thiết vì bà nghe có những người viết thư về cho gia đình và nói rằng chiếc tàu của chúng tôi bị hải tặc cướp bóc và giết hại nhiều lần, rằng có những người bị bọn cướp này giết chết.
Khi nhận thư tôi xong, mẹ tôi viết thư trả lời cho tôi rằng trong hai tháng trời ấy, bà lo lắng và đau buồn đến điên lên được. Bà không ăn, không ngủ. Đặc biệt đêm nào bà cũng khóc khi bà thấy chị tôi về lại nhà có một mình. Thực sự, chị tôi bị bỏ rơi lại. Chị rớt xuống dòng sông khi đang cố gắng leo lên chiếc tầu lớn. May mắn thay, chị bơi ngược trở lại chiếc thuyền nhỏ và được họ đem trở về nhà cách an toàn. Cha mẹ rất chu đáo nên đã cho chị em chúng tôi đi học bơi lội ở vườn Tao Đàn, Sàigòn với hy vọng rằng chúng tôi sẽ bơi được khi tầu bị bão tố làm đắm chìm.
Trong lúc chờ đợi tin tức của tôi gửi về, một ngày nọ, người chị họ của tôi nằm mơ thấy tôi bị chết đuối nơi đại dương. Chị ấy bèn đến thăm và kể cho cha mẹ tôi nghe về giấc mơ của chị. Vì thế, mẹ tôi không thể nuốt trôi miếng cơm được nữa. Hàng ngày, bà chỉ uống nước cam và sữa. Bà không thế nuốt gì được vì cứ lo nghĩ và thương xót tôi cả ngày đêm. Lý do tôi là con út trong nhà nên được cha mẹ cưng quý nhất nhà.
Tôi còn nhớ khi tôi ra đi thì chỉ còn hai tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán. Mỗi đêm, mẹ tôi qùy xuống trước bàn thờ ở tầng lầu thứ ba để cầu nguyện cho tôi hàng giờ. Nước mắt mẹ tuôn ra không ngừng. Những người hàng xóm thấy mẹ tôi đau buồn thì họ đến thăm và an ủi bà nhưng nỗi đau khổ của bà lớn quá, không gì có thể khỏa lấp được. Mẹ tôi ốm hắn đi vì buồn sầu, nhớ thương và lo cho con út.
Mẹ tôi kể rằng bà đi đến hàng trăm người thầy bói mà người ta giới thiệu cho bà. Một số thầy bói bảo bà rằng mọi sự tốt đẹp, một số thầy bói lắc đầu nói không xong rồi. Điều này làm cho tình cảnh mẹ tôi càng tồi tệ hơn.
Điều quan trọng nhất mà mẹ tôi làm là ngồi hàng giờ trước cứa nhà đề chờ người phát thư đến. Vừa khi thấy người nhân viên bưu điện là mẹ tôi chạy vội đến gặp ông ta và hỏi xem ông ta có thư của tôi gửi về không. Mỗi lần ông phát thư lắc đầu thì trái tim mẹ đau nhói. Mẹ cảm thấy đau và rũ liệt vì tuyệt vọng. Mẹ tôi không còn làm được việc gì, ngoài việc nằm để suy nghĩ, tự đặt câu hỏi, tự trả lời và ước ao.
Từ ngữ "Nếu" cứ xuất hiện trong tâm trí bà. "Nếu tôi không bắt con tôi lên tầu thì con tôi sẽ không như thế này…" Bà cứ loay hoay với các chữ"Nếu" và chỉ có "Nếu" mà thôi. Tóc của bà trở nên bạc trắng dù mới chỉ có một thời gian ngắn. Mặt mũi bà hốc hác và rầu rĩ. Mắt bà trở nên quầng thâm vì sự mất ngủ. Bà viết thư cho tôi và diễn tả rằng trái tim mẹ nặng trĩu và đập nhịp nhanh hơn khi thấy người phát thư tiến đến từ đàng xa.
Cho đến một ngày nọ, ông phát thư đưa cho mẹ tôi một lá thư dầy có dán con tem đóng dấu từ nước Mã Lai Á, mẹ tôi quá mừng rỡ nên khóc lớn lên. Mẹ mừng khi thấy nét chữ của tôi viết ngoài phong bì. Hôm ấy, mẹ thưởng cho ông phát thư rất nhiều tiền vì đã trả lại cho mẹ niềm hy vọng và hạnh phúc.
Có nhiều điều mà tôi nhớ lại khi ở đảo Bidong. Ở đó, người ta không đối xử tốt với tôi. Người ta lợi dụng tôi rất nhiều. Người ta bắt tôi múc nước giếng và vác những thùng thực phẩm và đồ dùng hàng ngày. Khi các chú tôi gửi tiền cho tôi tiêu dùng thì họ bảo tôi đưa cho họ cất giùm cho vì tôi còn quá nhỏ, không nên giữ tìền, vì e rằng có những người ăn cướp nếu như họ biết tôi có tiền trong túi. Lúc ấy, tôi khờ dại nên nghe lời người ta khuyên. Kết quả là họ không trả tiền cho tôi khi tôi rời đảo Bidong.
3. Phấn Đấu Tại Hoa Kỳ:
Cuối cùng, sau 6 tháng hay 9 tháng ở trong trại tị nạn Bidong và Sungei Besi, tôi được đến Mỹ. Lúc đầu tiên, tôi ở với một trong những người chú của tôi. Anh của tôi vừa tốt nghiệp trung học thì anh gia nhập lực lượng Thủy Quân Lục Chiến ngay lập tức. Còn tôi thì cảm thấy bất hạnh vì thái độ không tốt của thím tôi. Bà này đối xử tàn tệ với anh tôi và tôi. Điều tiêu cực nhất là chú tôi không hề nói một lời khuyên bảo vợ mình. Chú cũng không tỏ một hành động nào đó để ngân cản người vợ, đừng để cho bà đối xử tệ bạc với anh em chúng tôi.
Chắc quý vị không thể hình dung được là anh em tôi rất hiếm khi có quần áo mới. Quần áo của anh em chúng tôi là do bạn bè cho đồ cũ. Khoảng chừng một năm, thím tôi mới mua quần áo mới cho chúng tôi. Hàng ngày, chúng tôi không có đủ thức ăn vì thím tôi nấu ít, chỉ đủ ăn cho chú thím mà thôi. Thím cũng thường hay dấu diếm thức ăn mà không cho anh em chúng tôi ăn. Khi nào thích hay vui thì thím nấu ăn nhiều hơn.
Có rất nhiều điều riêng tư về thím mà tôi không muốn kể chi tiết ở đây. Cũng có thể là vì tình trạng kinh tế khó khăn nên thím mới có thái độ thiếu trưởng thành như thế. Tôi rất hiểu và tha thứ cho thím.
Khi được 18 tuổi thì tôi dọn ra ngoài ở. Tôi kiếm được hai nơi làm việc bán thời gian (part time) mà còn đi học toàn thời gian ở Đại Học Cộng Đồng Golden West College (GWC). Vì nghèo nên tôi phải đi xe bus hàng ngày để đi học và đi làm. Tôi ăn ở ngoài và ngủ lăn lóc khắp mọi nơi, có khi trên bãi cỏ, trong lớp học hoặc trong tiệm bán bánh ngọt donut. Tôi thường đến một tiệm bán bánh donut ở đường Edinger, đối diện với nhà băng Bank of America để học bài cho đến 2 giờ sáng hay 4 giờ sáng.
Tại sao? Thứ nhất là tại vì người chủ nhà không thích thấy tôi thắp đèn học cả đêm. Thứ hai là tôi thuê chung phòng với một người bạn. Có nhiều đêm, bạn của tôi đi ngủ sớm. Chúng tôi thuê một căn phòng giá $250.00. Mỗi người trả một nửa số tiền. Cả hai chúng tôi đều đi học đại học GWC nhưng ít khi gặp nhau vì có thời khóa biểu khác nhau.
Sau này, khi mẹ tôi được bảo lãnh sang Mỹ vào năm 1993 hay năm 1994, tôi và người bạn ấy lại dọn ra và thuê một khu nhà chung cư có một phòng ngủ cho mẹ tôi ở chung. Hai đứa chúng tôi ngủ ngoài phòng khách, còn mẹ tôi ngủ trong phòng ngủ. Khi tôi học toàn thời gian ở đại học California State University Long Beach (CSULB) thì tôi bắt đầu làm một công việc thứ ba, cũng là một công việc bán thời gian.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân về Sinh Vật Học (Medical Microbiology), tôi đệ đơn thi vào Nha Khoa, Dược Khoa và Y Khoa. Trong khi chờ đợi đơn được cứu xét, tôi làm việc với tính cách là nhân viên Hoá học tại một phòng thí nghiệm. Trong vòng một năm, tôi được nhận vào ngành Y Khoa và được cấp học bổng để học ngành chuyên khoa.
Cuộc sống của tôi thay đổi từ đó. Tôi thường hay "bay" về nhà trong dịp lễ Giáng Sinh hay mùa Hè để giúp đỡ mẹ tôi trả tiền chi phí về ga nấu bếp, điện, tiền thuê nhà, điện thoại, thay nhớt xe…
Khi tốt nghiệp Y Khoa, tôi "bay" về nhà và thi để được cấp chứng chỉ hành nghề Y Khoa. Tôi may mắn thi đậu ngay kỳ thứ nhất. Sau đó, hàng năm, tôi mua vé cho mẹ tôi đi du lịch khắp nơi. Mẹ tôi đã đi du lịch ở Trung Hoa, Canada, New York, Hoa Thịnh Đốn, Philadelphia, Đại Hàn và Hồng Kông. Tháng 3 năm 2008, mẹ tôi sẽ đi thăm Thái Lan, Singapore, Hà Nội, Chùa Hương, Sapa, Huế, Nha Trang, Sàigòn… Mẹ tôi sẽ đi thăm Âu Châu vào tháng 5 năm 2008.
Tôi đã mua nhiều sách như: Hành Trình Biển Đông, số 1 và số 2, Qua Cơn Bão Dữ, Lệ Tràn Biển Đông, Hải Tặc Thái Lan và đảo Kra, Tầm Lòng Biển, Giá Tự Do…Đã có nhiều lần, mẹ tôi khóc lặng lẽ khi đọc những câu chuyện thật của người tị nạn, đường thủy cũng như đường bộ, đặc biệt khi mẹ đọc câu chuyện thật của gia đình cô Kim Hà (tác phẩm Qua Cơn Bão Dữ). Mẹ tôi tâm sự rằng bà không thể tưởng tượng được tại sao cô lại tỏ ra mạnh mẽ và tin tưởng trong muôn vàn sự khó khăn như thế? Mẹ nói rằng chưa bao giờ bà được đọc về gương sáng của một phụ nữ đáng được ngợi khen và không thể tưởng tượng được như là cô.
Tôi ước ao mình có thể trưởng thành hơn trong lúc vượt biên để nhớ lại những gì đã xẩy ra trong chiếc tầu của tôi hầu góp phần nhỏ nhoi của mình trong lịch sử đáng nhớ về người tị nạn thuyền nhân và bộ nhân Tôi rất thích thú chờ đợi Bolinao 52 được trình làng dưới dạng phim DVD. Đó là một cuốn phím có ý nghĩa và rất cảm động.
Đó là tất cả những gì về cuộc đời tôi. Tôi hy vọng cô giúp tôi được liên lạc với những nhà văn viết về người tị nạn để hy vọng biết thêm những tác phẩm khác liên quan đến thuyền nhân và bộ nhân.
Chân thành,
Bác Sĩ Kenneth Nguyễn 21/11/2007
Kim Hà dịch thuật, 5/4/2008
CN869: Hành Trình Vuợt Biên và Cuộc Sống Trên Đất Mỹ
|
|
LNĐ: Đây là câu chuyện vượt biên đường thuyền của một thiếu niên đi vượt thoát một mình, và tự học cho đến khi trở thành một bác sĩ Y Khoa. Bác sĩ Kenneth Nguyễn đang cư ngụ tại thành phố Westminster, California. |
|
Đọc
|
|
• In English
Tôi đang đi lòng vòng trong tiệm Target, chợt nhìn thấy người tính tiền đưa lại cho cậu bé vài đồng bạc. Cậu bé chỉ chừng 5, 6 tuổi là cùng. Người tính tiền nói với cậu:
“Thành thật xin lỗi cháu nhé, cháu không đủ tiền để có thể mua con búp bê này đâu!”
Câu bé quay lại nói với bà cụ đứng bên cạnh:
“Bà có chắc là cháu không có đủ tiền không?’
Bà cụ nói:
‘Cháu cưng à, cháu biết là cháu không có đủ tiền để mua con búp bê này mà.’
Nói rồi bà bảo cậu bé đứng ở đó để bà đi loanh quanh một tí, và rồi bà nhanh chóng rời cậu bé.
Cậu bé vẫn ôm cứng con búp bê trong tay.
Tôi tiến đến bên cậu và hỏi ai là người cậu muốn tặng con búp bê này.
Cậu trả lời:
‘Đây là con búp bê mà chị cháu đã rất yêu thích và rất muốn có nó trong ngày Chúa Giáng Sinh. Chị cháu nghĩ thể nào ông già Noel cũng đem nó đến cho chị của cháu’.
Tôi nói với cậu là thể nào ông già Noel cũng sẽ mang đến cho chị của cậu, đứng lo.
Nhưng cậu nói với tôi, giọng thật buồn:
‘Không được đâu, ông già Noel không thể mang nó đến chỗ chị của cháu đang ở được. Cháu phải đưa con búp bê này cho mẹ cháu vì mẹ cháu có thể đưa cho chị khi mẹ cháu tới với chị của cháu.’
Cậu nói với ánh mắt vô cùng buồn
‘Chị cháu đã về với Chúa rồi. Bố cháu nói mẹ của cháu cũng đang đi về với Chúa, vì vậy cháu nghĩ rằng mẹ cháu có thể đem con búp bê này tới cho chị của cháu.’
Trái tim tôi như muốn ngưng đập.
Cậu bé nhìn tôi và nói:
‘Cháu nói với bố cháu là nói với mẹ cháu khoan hãy đi. Cháu muốn mẹ cháu đợi cháu đi chợ về đã.’
Và cậu cho tôi xem tấm hình đang cười rất đẹp của cậu, rồi cậu nói với tôi:
‘Cháu muốn mẹ cháu mang tấm hình này theo để mẹ cháu đừng quên cháu.’
Rồi cậu yên lặng nhìn vào con búp bê với đôi mắt thật buồn.
Tôi vội móc ví tiền và nói với cậu bé:
‘Ồ, chúng ta thử xem lại nhé, may ra chúng ta có đủ tiền để có thể mua được con búp bê này chăng?’
‘Dạ’ cậu bé lên tiếng:
‘Cháu hy vọng cháu có đủ tiền.’
Tôi không cho cậu thấy tôi bỏ thêm tiền vào mớ tiền của cậu rồi đếm. Không những có đủ tiền để mua búp bê mà còn dư nữa là khác.
Cậu bé nói:
‘Tạ ơn Chúa đã cho con đủ tiền!’
Rồi cậu nhìn tôi nói thêm:
‘Đêm qua trước khi đi ngủ cháu đã cầu xin Chúa cho cháu đủ tiền mua con búp bê này để mẹ cháu mang đến cho chị cháu. Thật Chúa đã nhận lời của cháu.’
Cháu cũng muốn có đủ tiền để mua một bông hồng trắng cho mẹ cháu, nhưng cháu chẳng dám xin nhiều. Nhưng giờ thì Chúa đã cho cháu đủ để mua búp bê và cả bông hồng nữa.’
“Mẹ cháu yêu hoa hồng trắng lắm!’
Vài phút sau thì bà cụ trở lại và tôi cũng rời tiệm với túi sách của mình.
Sau khi đi chợ, tâm trạng của tôi hoàn toàn khác với lúc mới tới. Tôi không thể xóa đi hình ảnh cậu bé tôi mới gặp.
Và tôi nhớ trong tờ báo địa phương hai ngày trước đây có đưa tin một người đàn ông say lái xe truck đã đụng vào một chiếc xe nhỏ, trong đó có một người đàn bà trẻ và một bé gái.
Bé gái chết ngay tại hiện trường, người mẹ thì bị thương rất nặng. Gia đình đã quyết định lấy ống thở ra khỏi vì chị hoàn toàn bị coma.
Phải chăng đây là gia đình của cậu bé?
Hai ngày sau, tôi đọc được bản tin trên báo rằng người đàn bà trẻ đã qua đời.
Tôi đã quyết định mua ít bông hồng trắng và đi tới nhà quàn, nơi chị đang nằm nghỉ để người ta có thể viếng xác và nói những lời nhắn gởi trước khi đưa chị vào lòng đất.
Chị nằm đó, trong quan tài, tay nắm giữ bức hình của cậu bé và bó hồng tráng tuyệt đẹp cùng con búp bê để nằm trên ngực chị.
Tôi rời nhà quàn, mắt đầy lệ, cảm thấy đời tôi đã mãi mãi thật sự thay đổi. Tình yêu mà cậu bé dành cho chị và mẹ của cậu vẫn còn trong tôi cho tới bây giờ, thật khó có thể hình dung ra được. Chỉ trong vày giây đồng hồ, một người lái xe say rượu đã lấy đi tất cả những gì có nơi cậu bé.
Giờ thì chúng ta có hai chọn lựa:
Gởi đi sứ điệp này
Phớt lờ như chẳng có gì đụng chạm vào tâm hồn mình.
Theo trích dẫn của Jay Leno:
“Với bão gió, lốc xoáy, cháy, lún lở, lụt lội, sấm xét đổ xuống hết chỗ này tới chỗ khác, và rồi dịch cúm gia cầm, khủng bố. ‘liệu chúng ta có chắc chắn rằng đây là thời điểm tuyệt vời để chúng ta loại Chúa ra khỏi sự cam kết của lòng trung thành được không?’
Nếu ai nghĩ rằng Chúa không để ý đến chúng ta … thì xin xóa bỏ sự chia sẻ này đi.
Còn đối với chúng ta … Hãy chuyển sứ điệp này tới người khác.
“Sự thiếu nỗ lực vẫn luôn luôn là nguyên cớ của thất bại”
Robert A. Schreiber
The Doll and the Rose
I was walking around in a Target store, when I saw a Cashier hand this little boy some money back. The boy couldn't have been more than 5 or 6 years old.
The Cashier said, "I'm sorry, but you don't have enough money to buy this doll."
Then the little boy turned to the old woman next to him: 'Granny, are you sure I don't have enough money?'
The old lady replied: 'You know that you don't have enough money to buy this doll, my dear.'
Then she asked him to stay there for just 5 minutes while she went to look around. She left quickly.
The little boy was still holding the doll in his hand.
Finally, I walked toward him and I asked him who he wished to give this doll to. "It's the doll that my sister loved most and wanted so much for Christmas. She was sure that Santa Claus would bring it to her."
I replied to him that maybe Santa Claus would bring it to her after all, and not to worry.
But he replied to me sadly. "No, Santa Claus can't bring it to her where she is now. I have to give the doll to my mommy so that she can give it to my sister when she goes there."
His eyes were so sad while saying this.
"My Sister has gone to be with God. Daddy says that Mommy is going to see God very soon too, so I thought that she could take the doll with her to give it to my sister.'
My heart nearly stopped.
The little boy looked up at me and said: "I told daddy to tell mommy not to go yet. I need her to wait until I come back from the mall."
Then he showed me a very nice photo of him where he was laughing. He then told me "I want mommy to take my picture with her so she won't forget me."
"I love my mommy and I wish she doesn't have to leave me, but daddy says that she has to go to be with my little sister."
Then he looked again at the doll with sad eyes, very quietly.
I quickly reached for my wallet and said to the boy. "Suppose we check again, just in case you do have enough money for the doll?'
"OK" he said, "I hope I do have enough." I added some of my money to his without him seeing and we started to count it. There was enough for the doll and even some spare money.
The little boy said: "Thank you God for giving me enough money!"
Then he looked at me and added, "I asked last night before I went to sleep for God to make sure I had enough money to buy this doll, so that mommy could give It to my sister. He heard me!'
"I also wanted to have enough money to buy a white rose for my mommy, but I didn't dare to ask God for too much. But He gave me enough to buy the doll and a white rose.'
"My mommy loves white roses."
A few minutes later, the old lady returned and I left with my basket.
I finished my shopping in a totally different state from when I started. I couldn't get the little boy out of my mind.
Then I remembered a local newspaper article two days ago, which mentioned a drunk man in a truck, who hit a car occupied by a young woman and a little girl.
The little girl died right away, and the mother was left in a critical state. The family had to decide whether to pull the plug on the life-sustaining machine, because the young woman would not be able to recover from the coma.
Was this the family of the little boy?
Two days after this encounter with the little boy, I read in the newspaper that the young woman had passed away..
I couldn't stop myself as I bought a bunch of white roses and I went to the funeral home where the body of the young woman was exposed for people to see and make last wishes before her burial.
She was there, in her coffin, holding a beautiful white rose in her hand with the photo of the little boy and the doll placed over her chest.
I left the place, teary-eyed, feeling that my life had been changed forever.. The love that the little boy had for his mother and his sister is still, to this day, hard to imagine. And in a fraction of a second, a drunk driver had taken all this away from him.
Now you have 2 choices:
Repost this message.
Ignore it as if it never touched your heart
The quote of the month is by Jay Leno:
"With hurricanes, tornadoes, fires out of control, mud slides, flooding, severe thunderstorms tearing up the country from one end to another, and with the threat of bird flu and terrorist attacks, "Are we sure this is a good time to take God out of the Pledge of Allegiance?"
For those who prefer to think that God is not watching over us... go ahead and delete this. For the rest of us... pass this on.
"A lack of effort will always cause failure!"
Robert A. Schreiber
M15: Con Búp Bê Và Nhánh Hồng
|
|
Tôi đang đi lòng vòng trong tiệm Target, chợt nhìn thấy người tính tiền đưa lại cho cậu bé vài đồng bạc. Cậu bé chỉ chừng 5, 6 tuổi là cùng. |
|
Đọc
|
|
Giờ đây, qua gần 60 năm cuộc đời, tôi nhận ra rằng mỗi khi có những biến cố lịch sử quan trọng của thế giới, của tổ quốc Việt Nam hay của đất nước Hoa Kỳ thì đều ảnh hưởng sâu xa đến đời sống của từng người dân.
Tôi xin được bắt đầu với biến cố đất nước Việt Nam bị chia đôi, trở thành hai miền Nam Bắc với hai chủ nghĩa khác nhau: chủ nghĩa Cộng Sản và chủ nghĩa Cộng Hòa.
Năm 1954, khi tôi mới được 4 tuổi, gia đình chúng tôi cùng với hàng triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam Việt Nam. Đại gia đình chúng tôi đã bỏ lại sau lưng tất cả tài sản, tình cốt nhục bị chia lìa để tránh chế độ Cộng Sản.
Đến năm 1963, cuộc cách mạng lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã làm cho tình trạng đất nước Việt Nam trở nên tệ hại và bất ổn. Đời sống thanh bình của đất nước biến mất cùng với cái chết bi thảm của Tổng Thống Diệm và các em của ông.
Mùa Xuân năm Mậu Thân 1968, khi tôi đang còn học lớp cuối cùng của trung học thì xẩy ra biến cố Mậu Thân. Hàng ngàn người bị Cộng Sản ám sát một cách tàn nhẫn và vô nhân đạo, đặc biệt là ở Huế, nơi mà gia đình tôi đã từng sinh sống.
Đến mùa hè năm 1968, Việt Cộng pháo kích vào thủ đô Sàigòn và gây ra nạn hỏa hoạn cho các vùng chung cư. Hàng vạn dân vô tội bị mất nhà và gia sản, trong đó có gia đình tôi. Nhà của chúng tôi ở vùng Thị Nghè, bên cạnh Ty Canh Nông đã bị hỏa hoạn. Từ đó, tài sản , hình ảnh kỷ niệm và giấy tờ quan trọng bị cháy rụi.
Sau đó, vì không còn nhà ở nên gia đình tôi phải đến tá túc ở nhà một gia đình người thân ở sát bên bịnh viện Bình Dân. Trong lúc ấy, Việt Cộng thường hay pháo kích vào Sàigòn lúc ban đêm. Một lần, có đạn pháo kích rớt ngay vào bịnh viện Bình Dân, trên đường Phan Thanh Giản, Sàigòn, và sát ngay nhà của thân nhân tôi.
Năm 1972, trong cuộc chiến Mùa Hè Đỏ Lửa, những người thân trong gia đình chồng tôi phải hốt hoảng chạy để thoát thân trên con đường máu có tên là Đại Lộ Kinh Hoàng, từ Quảng Trị chạy vào Đà Nẵng.
Năm 1975, khi Cộng Sản chiếm miền Nam Việt Nam, gia đình tôi chịu đau khổ và mất mát rất nhiều.
Năm 1978, gia đình chúng tôi tìm đường vượt biên bằng đường thủy thì bị gài bắt và bị cướp hết vàng và tiền bạc. Sau đó, chúng tôi bị sa thải và mất việc làm vì bị gán tội là những “kẻ phản quốc”. Gia đình chúng tôi bị bắt giam tại ba trại tù khác nhau. Khi được trả tự do, chúng tôi bị buộc đi ra khỏi nhà mình để bị đi đầy trên vùng rừng núi mà “nhà nước”gọi với một mỹ từ là: ”Vùng Kinh Tế Mới.” Tuy nhiên, gia đình chúng tôi quyết định ở lại nhà mình, thà rằng cắm lều ở trước nhà của mình còn hơn là bị chết đói trên vùng kinh tế mới.
Cuối tháng 3 năm 1980, gia đình chúng tôi đi vượt biên bằng đường bộ, qua ngả đường Củ Chi, Tây Ninh, rồi vượt biên giới Việt-Miên vào ban đêm, đến Nam Vang thuộc nước Cambodia.
Trong 15 ngày gian khổ, chúng tôi đến được trại tị nạn ở biên giới Thái-Cambodia. Tại nhiều trại khác nhau, chúng tôi sống kiếp tị nạn đau khổ, bị bạc đãi và đói khát. Phải nói rằng, kiếp sống của chúng tôi còn tệ hơn là cảnh những kẻ hành khất.
Ngày 16 tháng 10 năm 1980, chúng tôi do sự bảo lãnh của mẹ tôi mà gia đình đến được vùng đất tự do có đầy mật và sữa, đó là tiểu bang California, thuộc miền Tây Hoa Kỳ.
Ngày 13 tháng 5 năm 1981, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát hụt. Biến cố này làm cho tôi thấy sự dữ luôn hiện diện.
Khoảng một tuần sau đó, tháng 5 năm 1981, Tổng Thống Ronald Reagan bị ám sát hụt. Hai biến cố này khiến cho chúng tôi giật mình vì thấy con người thật là độc ác vì họ muốn giết những người hiền lành và có uy quyền.
Anh ruột của chồng tôi là cựu Trung Tá Không-Quân Hà Thuyên, vào tháng 3 năm 1975, anh và bộ tham mưu của anh gồm 1 vị tướng và các sĩ quan cao cấp bị bắt làm tù binh trên đường rút quân. Anh Thuyên bị tù 8 năm. Về nhà được một tuần, vào cuối năm 1983, anh cùng con trai đi vượt biên đường thủy, và anh đã chết đuối khi cố gắng bơi vào bờ. Con trai anh bơ vơ, và gia đình chúng tôi đã đón cháu về nhà nuôi. Vợ con anh đau khổ và hụt hẫng. Giờ này, họ vẫn còn vất vả ở Việt Nam.
Năm 1985, vì bị nghỉ việc và bị đuổi nhà, tôi đã có ý định tự tử vì không còn biết đối phó ra sao với những thử thách lớn lao của cuộc đời. Nếu không có sự nâng đỡ tinh thần của gia đình và của vợ chồng vị mục sư Unruh thì tôi đã chết.
Ngày 6-11-1989, bức tường Berlin bị phá vỡ tạo ra thế dây chuyền khiến cho chế độ cộng sản theo nhau sụp đổ tại các nước Đông Âu và Liên Xô. Toàn thế giới đã vui mừng, vì giấc mơ kéo dài nửa thế kỷ đã thành sự thực, mà không cần tốn một viên đạn và một giọt máu nào.
Năm 1991, chế độ Cộng Sản tan rã ở Liên Xô và ở các nước Động Âu, người người đều vui mừng. Riêng tôi luôn tự hỏi:
”Bao giờ đất nước Việt Nam của mình thực sự thoát khỏi ách thống trị của Cộng Sản?“
Năm 1997, sau nhiều biến cố đau thương của gia đình, tôi chân thành trở lại với Thiên Chúa và sống gắn bó với Ngài vì đã tìm được một con đường, một lối sống khác. Niềm tín thác vào Thiên Chúa được củng cố.
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, là lúc biến cố khủng bố 911 xẩy ra tại New York, Pennsylvania, và Washington, D.C. làm sập hai tòa nhà Mậu Dịch Quốc tế và giết hại gần 4 ngàn người Mỹ. Biến cố kinh hoàng này làm cho cả thế giới rúng động. Kể từ đó, sự an toàn của nước Mỹ và dân tộc Mỹ không còn nữa.
Ngày 16 tháng 9 năm 2002, tin Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận qua đời ỡ Roma làm cho cả thế giới và Cộng Đồng Công Giáo bàng hoàng và thương tiếc.
Ngày 26 tháng 12 năm 2004, sóng thần Tsunami xẩy ra sau trận động đất ở các nước Châu Á, giết chết trên 200 ngàn người tại nhiều quốc gia khác nhau. Theo tôi nghĩ thì đó là lời cảnh báo của Thiên Đàng.
Ngày 2 tháng 4 năm 2005, biến cố Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời và sau đó là tang lễ của ngài làm cho cả thế giới và bản thân tôi học được những bài học khiêm nhường, thánh thiện, và sống khó nghèo.
Cuối tháng 8 năm 2005, cơn bão Katrina làm cho một số tiểu bang ở nước Mỹ như tê liệt trước sự tàn phá của thiên tai. Chỉ trong tích tắc, một số tiểu bang của siêu cường quốc Hoa Kỳ đã trở về tình trạng hỗn độn, vô trật tự, cướp bóc, giết chóc, thiếu thốn … giống như tình hình ở bất cứ một trại tị nạn nào đó trong một quốc gia chậm tiến
Tháng 10 năm 2007, các cuộc cháy rừng liên tiếp ở tiểu bang California làm cho mọi người cảm thấy thân phận con người thật mỏng dòn trước thiên tai.
Nói tóm lại, các biến cố chính trị, xã hội và thiên tai của cuộc sống làm cho tôi cảm thấy cuộc đời thật ngắn ngủi, kiếp sống thật mong manh. Càng quan tâm đến thời cuộc, tôi càng cảm thấy chỉ có lòng tín thác vào Thượng Đế là điều quan trọng nhất để có thể sống còn trước những thử thách và đau khổ!
Tôi cũng học được rất nhiều bài học tốt lành qua các vị “Thánh”của thời đại như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Mẹ Têrêsa Calcutta, và Nữ Tu thị nhân Fatima là Lucia Dos Santos.
(Trích trong tác phẩm Phấn Đấu Trên Đất Mỹ sẽ được xuất bản)
Kim Hà 2/4/08 (Ngày giỗ thứ ba của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)
Hình của anh Hà Thuyên chụp năm 1969, khi đang là Đại Úy Không Quân Việt Nam Cộng Hòa
Cn868: Các Biến Cố Quan Trọng Của Đời Sống
|
|
Giờ đây, qua gần 60 năm cuộc đời, tôi nhận ra rằng mỗi khi có những biến cố lịch sử quan trọng của thế giới, của tổ quốc Việt Nam hay của đất nước Hoa Kỳ thì đều ảnh hưởng sâu xa đến đời sống của từng người dân. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Đây là câu chuyện thật do cô Nguyễn Thị Bích Thủy kể lại. Lần gặp gỡ thứ hai, cô run rẩy kể về những gì mà cô đã được chứng kiến bằng mắt, cảm nhận bằng trái tim trong thời gian cô ở tại trại tị nạn nước Phi Luật Tân. Xin kính mời quý vị đọc lại hai cảm nghiệm của cô Thủy, đó là cảm nghiệm thứ 857 và cảm nghiệm thứ 858.
“Như tôi đã trình bày trước đây: có một ông họa sĩ ở trong trại Palawan với chúng tôi. Ông ta vẽ các bức họa về Thiên Chúa và Mẹ Maria rất linh động và sống thật, nhưng ông lại không sống đạo sốt sắng. Đến ngày ông hấp hối, linh mục Crawford kêu gọi nhóm cầu nguyện của chúng tôi đến nhà lều của ông họa sĩ để cầu nguyện cho ông được Chúa ban cho ơn chết lành.
Khi cha cùng chúng tôi đến nơi thì thấy mắt của ông họa sĩ đỏ ngầu và long lên sòng sọc. Con người của ông không được bình an. Ông lăn lộn trên giường một cách đau đớn. Cha Crawford bèn nói với chúng tôi:
“Các con ơi, chúng ta hãy hết lòng cầu nguyện vì lũ quỷ đến rồi, chúng ta phải chiến đấu với chúng. Cha thấy qủy đang đến!”
Thế rồi cha đặt tay trên người họa sĩ đang hấp hối. Tôi nhìn thấy bàn tay, cánh tay và cả người cha Crawford run lên bần bật. Mồ hôi của cha xuất ra như tắm. Chứng kiến trận chiếng thiêng liêng một mất một còn ấy, tất cả anh chị em chúng tôi cũng run theo. Rồi chúng tôi đặt tay lên người cha Crawford và xin ơn Chúa Thánh Thần ban xuống cho cha đủ sức mạnh và ơn sủng để trừ qủy. Không một ai dám chia trí mà tất cả đều cùng sốt sắng cầu nguyện bằng cả trái tim.
Sau cùng, ông họa sĩ không còn trăn trở và đau đớn nữa. Con người ông lấy lại sự bình tĩnh, mắt ông không còn đỏ và láo liên nữa. Cha Crawford thở ra một cách thoải mái. Cha nở một nụ cười thật đôn hậu.
Khi người hấp hối bớt mệt thì cha ra hiệu cho chúng tôi hãy lùi ra xa để ông ấy được xưng tội với cha. Sau khi cha giải tội, ban các bí tích thánh cho người bịnh, thì ông ấy tắt thở trong sự bình an.
Trong giờ phút cuối cùng ấy, ông ta được hạnh phúc vì có linh mục và nhóm cầu nguyện cùng cất cao lời cầu và tiếng hát để xin các thiên thần của Chúa dẫn đưa ông về quê Trời, là nơi không còn nước mắt, không còn chia lìa và đau khổ nữa.
Tôi nghĩ dù tội lỗi của ông có nhiều đến mấy đi nữa nhưng vì khi còn sống, ông đã đem tâm huyết để vẽ các bức họa vinh danh Chúa và Mẹ Maria. Vì thế, Chúa đã sai linh mục của Chúa và nhóm cầu nguyện đển cầu nguyện cho ông vào giờ sau chót.
Tôi cũng nghiệm ra rằng nếu không xưng tội và thống hối, linh hồn ta sẽ là nơi mà ma quỷ ưa thích trú ngụ. Vào giờ cuối cuộc đời, nếu không được ơn hòa giải và ăn năn, thống hối thì ma quỷ sẽ cướp linh hồn ta và lôi kéo chúng ta vào hỏa ngục.
Cho đến nay, tôi không bao giờ quên được tình thương yêu bao la của vị linh mục thánh thiện, cha Crawford. Cha là một vị thánh sống, là người tôi tớ của Chúa, vì cha đã hết lòng sống tốt lành, hy sinh và chết cho người tị nạn Việt Nam!”
Kim Hà, 1/4/2008
CN867: Bỏ Xưng Tội Thì Linh Hồn Bị Tà Khí Ám
|
|
LNĐ: Đây là câu chuyện thật do cô Nguyễn Thị Bích Thủy kể lại. Lần gặp gỡ thứ hai, cô run rẩy kể về những gì mà cô đã được chứng kiến bằng mắt, cảm nhận bằng trái tim trong thời gian cô ở tại trại tị nạn nước Phi Luật Tân. Xin kính mời quý vị đọc lại hai cảm nghiệm của cô Thủy, đó là cảm nghiệm thứ 857 và cảm nghiệm thứ 858. |
|
Đọc
|
|
Năm 2008 này, Dòng Chúa Cứu Thế ở Long Beach, California đã tổ chức đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Đại Học Long Beach (California State of Long Beach). Buổi lễ có Đức Giám Mục Vũ Duy Thống chủ tế, LM Nguyễn Khắc Hy giảng thuyết. Có đến khoảng 4,000 đến 5,000 người đến tham dự.
Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, vì quyết định của Hội Đồng Linh Mục Việt Nam nên Trung Tâm không còn tổ chức đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, mà ở các giáo xứ đều có lễ kính Lòng Thương Xót Chúa.
Vào ngày đại lễ 30/3/2008 và ngày thứ hai 31/3/2008, tôi gặp nhiều anh chị em quen biết. Ai ai cũng phàn nàn là họ rất buồn vì không được tham dự đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại Trung Tâm Công Giáo như hàng năm. Nếu tổ chức ở nơi này thì rất tiện cho những người không có phương tiện di chuyển hay những vị cao niên vì họ không thể ngồi lâu, tức là không thể tham dự nghi thức từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Thường thường khi Trung Tâm Công Giáo tổ chức thì chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ. Như thế rất thích hợp cho các người bịnh và người gìà.
Kể từ sau năm 2000, phong trào Canh Tân Đặc Sủng thường xuyên tổ chức đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam. Tôi còn nhớ anh Triệu Ngọc Toàn, trưởng liên nhóm Canh Tân Đặc Sủng, khi còn sống, anh đã tuyên bố rằng ngày lễ kính Lòng Thương Xót Chúa là ngày sinh nhật của phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Từ đó, năm nào phong trào này cũng có đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Những năm gần đây, phong trào này cộng tác với ban đại diện Đền Thánh Tử Đạo để cùng tôn kính Lòng Thương Xót Chúa.
Năm nay, lòng chúng tôi buồn bã vì không còn được tham dự đại lễ tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, nơi được xem là ”Nhà” của các giáo dân Việt Nam. Vì thế, gia đình chúng tôi đi tham dự đại lễ Lòng Thương Xót Chúa ở nhà thờ Tam Biên vào chiều thứ bảy. Trước Thánh lễ có chầu Thánh Thể. Trong nhà thờ có đặt hình Chúa Giêsu của Lòng Thương Xót Chúa. Mọi người thành tâm cầu nguyện. Chỉ tiếc có một điều là ban tổ chức đã không cho mọi người đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa. Thay vào đó, họ cho đọc kinh Bánh Thánh Hồng Phúc. Ôi, nếu mọi người đọc chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa thì tốt biết là bao!
Chiều ngày đại lễ, vào giờ của Lòng Thương Xót Chúa, tức là từ 3 giờ đến 4 giờ chiều, gia đình chúng tôi tham dự một giờ Chầu Thánh Thể long trọng với cộng đoàn người Mỹ ở nhà thờ Thánh Linh. Ngồi ở ngoài sân, dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời, mọi người ca ngợi Thiên Chúa. Tất cả mọi người cùng hát chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa, rồi đọc Chuỗi Mân Côi Năm Sự Mừng, và đọc kinh cầu Danh Thánh Chúa Giêsu. Cuối cùng cha xứ đã ban phép lành của Chúa Giêsu Thánh Thể.
Trong khi đó, tại nhà thờ La Vang cũng có giờ chầu, đọc chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa, rước kiệu Thánh Thể, trước Thánh lễ. Dù không đi được khắp các nhà thờ trong ngày đại lễ, nhưng chúng tôi tin rằng Chúa Giêsu rất vui lòng vì có cả một phong trào ca ngợi và tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa.
Vào dịp đại lễ này, gia đình chúng tôi nhận được ơn lành của Chúa Giêsu. Một đứa con của chúng tôi rất lười biếng đọc kinh và đi dự lễ. Thế mà trong đêm áp ngày đại lễ, tự nhiên, cháu ngỏ ý muốn đọc kinh chung với gia đình bằng một Chuỗi Mân Côi và chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa. Sáng hôm có đại lễ, cháu đi xưng tội và tham dự Thánh lễ một cách sốt sắng. Trong nhà thờ, cháu khóc nức nở khi chầu Thánh Thể.
Tôi vui mừng cảm tạ Chúa vì chỉ có Ngài mới có thể biến đổi tâm hồn những kẻ khô khan như con tôi. Đó là một hồng ân mà Chúa Giêsu đã thương ban cho gia đình tôi. Từ hôm áp lễ đến nay, cháu chịu khó đọc kinh với gia đình. Buổi tối, cháu vào phòng tôi để nói chuyện và cùng vợ chồng tôi cầu nguyện cách thành khẩn.
Đối với chúng tôi, sự trở lại của các con là niềm hạnh phúc viên mãn của những người làm cha mẹ. Nước mắt, sự hy sinh và lời cầu nguyện tha thiết của các bậc cha mẹ sẽ được Chúa nhậm lời và đáp lời. Alleluia!
Kim Hà, 31/3/08
Tags · Lòng Thương Xót Chúa
§ Kim Hà
Năm 2008 này, Dòng Chúa Cứu Thế ở Long Beach, California đã tổ chức đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Đại Học Long Beach (California State of Long Beach). Buổi lễ có Đức Giám Mục Vũ Duy Thống chủ tế, LM Nguyễn Khắc Hy giảng thuyết. Có đến khoảng 4,000 đến 5,000 người đến tham dự.
Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, vì quyết định của Hội Đồng Linh Mục Việt Nam nên Trung Tâm không còn tổ chức đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa, mà ở các giáo xứ đều có lễ kính Lòng Thương Xót Chúa.
Vào ngày đại lễ 30/3/2008 và ngày thứ hai 31/3/2008, tôi gặp nhiều anh chị em quen biết. Ai ai cũng phàn nàn là họ rất buồn vì không được tham dự đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại Trung Tâm Công Giáo như hàng năm. Nếu tổ chức ở nơi này thì rất tiện cho những người không có phương tiện di chuyển hay những vị cao niên vì họ không thể ngồi lâu, tức là không thể tham dự nghi thức từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Thường thường khi Trung Tâm Công Giáo tổ chức thì chỉ khoảng 3 tiếng đồng hồ. Như thế rất thích hợp cho các người bịnh và người gìà.
Kể từ sau năm 2000, phong trào Canh Tân Đặc Sủng thường xuyên tổ chức đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam. Tôi còn nhớ anh Triệu Ngọc Toàn, trưởng liên nhóm Canh Tân Đặc Sủng, khi còn sống, anh đã tuyên bố rằng ngày lễ kính Lòng Thương Xót Chúa là ngày sinh nhật của phong trào Canh Tân Đặc Sủng. Từ đó, năm nào phong trào này cũng có đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Những năm gần đây, phong trào này cộng tác với ban đại diện Đền Thánh Tử Đạo để cùng tôn kính Lòng Thương Xót Chúa.
Năm nay, lòng chúng tôi buồn bã vì không còn được tham dự đại lễ tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, nơi được xem là ”Nhà” của các giáo dân Việt Nam. Vì thế, gia đình chúng tôi đi tham dự đại lễ Lòng Thương Xót Chúa ở nhà thờ Tam Biên vào chiều thứ bảy. Trước Thánh lễ có chầu Thánh Thể. Trong nhà thờ có đặt hình Chúa Giêsu của Lòng Thương Xót Chúa. Mọi người thành tâm cầu nguyện. Chỉ tiếc có một điều là ban tổ chức đã không cho mọi người đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa. Thay vào đó, họ cho đọc kinh Bánh Thánh Hồng Phúc. Ôi, nếu mọi người đọc chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa thì tốt biết là bao!
Chiều ngày đại lễ, vào giờ của Lòng Thương Xót Chúa, tức là từ 3 giờ đến 4 giờ chiều, gia đình chúng tôi tham dự một giờ Chầu Thánh Thể long trọng với cộng đoàn người Mỹ ở nhà thờ Thánh Linh. Ngồi ở ngoài sân, dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời, mọi người ca ngợi Thiên Chúa. Tất cả mọi người cùng hát chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa, rồi đọc Chuỗi Mân Côi Năm Sự Mừng, và đọc kinh cầu Danh Thánh Chúa Giêsu. Cuối cùng cha xứ đã ban phép lành của Chúa Giêsu Thánh Thể.
Trong khi đó, tại nhà thờ La Vang cũng có giờ chầu, đọc chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa, rước kiệu Thánh Thể, trước Thánh lễ. Dù không đi được khắp các nhà thờ trong ngày đại lễ, nhưng chúng tôi tin rằng Chúa Giêsu rất vui lòng vì có cả một phong trào ca ngợi và tôn vinh Lòng Thương Xót Chúa.
Vào dịp đại lễ này, gia đình chúng tôi nhận được ơn lành của Chúa Giêsu. Một đứa con của chúng tôi rất lười biếng đọc kinh và đi dự lễ. Thế mà trong đêm áp ngày đại lễ, tự nhiên, cháu ngỏ ý muốn đọc kinh chung với gia đình bằng một Chuỗi Mân Côi và chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa. Sáng hôm có đại lễ, cháu đi xưng tội và tham dự Thánh lễ một cách sốt sắng. Trong nhà thờ, cháu khóc nức nở khi chầu Thánh Thể.
Tôi vui mừng cảm tạ Chúa vì chỉ có Ngài mới có thể biến đổi tâm hồn những kẻ khô khan như con tôi. Đó là một hồng ân mà Chúa Giêsu đã thương ban cho gia đình tôi. Từ hôm áp lễ đến nay, cháu chịu khó đọc kinh với gia đình. Buổi tối, cháu vào phòng tôi để nói chuyện và cùng vợ chồng tôi cầu nguyện cách thành khẩn.
Đối với chúng tôi, sự trở lại của các con là niềm hạnh phúc viên mãn của những người làm cha mẹ. Nước mắt, sự hy sinh và lời cầu nguyện tha thiết của các bậc cha mẹ sẽ được Chúa nhậm lời và đáp lời. Alleluia!
Kim Hà, 31/3/08
Tags · Lòng Thương Xót Chúa
CN866: Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa
|
|
Năm 2008 này, Dòng Chúa Cứu Thế ở Long Beach, California đã tổ chức đại lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa tại Đại Học Long Beach (California State of Long Beach). Buổi lễ có Đức Giám Mục Vũ Duy Thống chủ tế, LM Nguyễn Khắc Hy giảng thuyết. Có đến khoảng 4,000 đến 5,000 người đến tham dự. |
|
Đọc
|
|
Ngày 19/12/2007 11:49:16
... Satan rất mạnh và khôn khéo. Từ một "sự lành", là mọi người muốn giúp đỡ người nghèo, satan đã làm cho nó trở thành một "sự dữ", gây bất hoà để mọi người bực bội, mất bình an. Vấn đề các Cha không muốn báo cáo thì đó là sự thiệt thòi cho họ. Sẽ không có ai cho hoài nếu không có sự rõ ràng. Cha T. cũng chẳng thấy báo cáo gì, con đã bắt đầu cảm tháy mất cảm tình.
Ngày 18/12/2007 21:35:47
... Theo con thấy người ở bên VN quan trọng sĩ diện lắm, lại thiếu sự khiêm nhường. Trường hợp của cha A. thì con nghĩ không phải vì cha không có thời gian. Có thể Cha không muốn mình là một người đi xin một cách công khai trên internet, như vậy ai cũng biết cả. Còn bức thư của ĐC ở ... làm con bực mình mấy tuần lễ. Con đọc xong là xoá liền vì quá bực mình. Con không muốn nói chi tiết sợ rằng mình lại mang tội nói xấu. Thôi thì ai sẵn lòng góp sức giúp đỡ người nghèo, thì mình sẵn lòng góp của. Mọi sự đều làm cho Chúa cả. Chỉ hy vọng tiền sẽ đến tay người nghèo thôi.
Ngày 18/12/2007 21:00:45
... Trước khi con gởi tiền cho Cha, con đã cầu nguyện với Chúa Thánh Thần, để soi sáng cho con biết đó là Thánh Ý Chúa. Vậy là Chúa muốn Cha bỏ ra ít thời gian để phân phát quà Noel rồi đó. Không cần Cha phải tốn quá nhiều thời gian mua quà cho họ đâu. Cha cứ phân phát mỗi nhà 5-10 đồng để tuỳ họ mua sắm. Cha không nên bận tâm nhiều về vấn đề này nữa. Xin Chúa chúc lành cho Cha.
Cecilia
M14: Satan Rất Mạnh Và Khôn Khéo!
|
|
... Satan rất mạnh và khôn khéo. Từ một "sự lành", là mọi người muốn giúp đỡ người nghèo, satan đã làm cho nó trở thành một "sự dữ", gây bất hoà để mọi người bực bội, mất bình an. |
|
Đọc
|
|
Nguồn: vietdc.org
Ngày hôm nay, tôi sẽ tin rằng mình là người đặc biệt, một người quan trọng. Tôi sẽ yêu quý bản thân tôi với chính những gì tôi có và không so sánh mình với những người khác
Ngày hôm nay, tôi sẽ tự lắng lòng mình và cố gắng trầm tĩnh hơn. Tôi sẽ học cách kiểm soát những cảm xúc và suy nghĩ của mình.
Ngày hôm nay, tôi sẽ học cách tha thứ những gì người khác đã gây ra cho tôi, bởi tôi luôn nhìn vào hướng tốt và tin vào sự công bằng của cuộc sống.
Ngày hôm nay, tôi sẽ cẩn trọng hơn với từng lời nói của mình. Tôi sẽ lựa chọn ngôn từ và diễn đạt chúng một cách có suy nghĩ và chân thành nhất.
Ngày hôm nay, tôi sẽ tìm cách sẻ chia với những người bạn quanh tôi khi cần thiết, bởi tôi biết điều quý nhất đối với con người là sự quan tâm lẫn nhau.
Ngày hôm nay, trong cách ứng xử, tôi sẽ đặt mình vào vị trí của người đối diện để lắng nghe những cảm xúc của họ, để hiểu rằng những điều làm tôi tổn thương cũng có thể làm tổn thương đến họ.
Ngày hôm nay, tôi sẽ an ủi và động viên những ai đang nản lòng. Một cái siết tay, một nụ cười, một lời nói của tôi có thể tiếp thêm sức mạnh để họ vững tin bước tiếp.
Ngày hôm nay, tôi sẽ dành một chút thời gian để quan tâm đến bản thân mình. Tôi sẽ làm tâm hồn và trí óc mình phong phú, mạnh mẽ hơn bằng cách học một cái gì đó có ích, đọc một cuốn sách hay, vận động cơ thể và ăn mặc ưa nhìn hơn.
Ngày hôm nay, tôi sẽ có một danh sách những việc cần làm. Tôi sẽ nỗ lực nhất để thực hiện chúng và tránh đưa ra những quyết định vội vã hay thiếu kiên quyết
Ngày hôm nay, tôi sẽ bỏ lại phía sau mọi lo âu, cay đắng và thất bại, khởi đầu một ngày mới với một trái tim yêu thương và hồn nhiên nhất. Tôi sẽ sống với những khát khao, mơ ước mà mình luôn ấp ủ.
Ngày hôm nay, tôi sẽ thách thức mọi trở ngại trên con đường mà tôi lựa chọn và đặt niềm tin. Tôi hiểu rằng, khó khăn là một phần của cuộc sống và chúng tồn tại là để tôi chinh phục và vượt qua
Ngày hôm nay, tôi sẽ sống hạnh phúc. Tôi sẽ trải rộng lòng để cảm nhận cái đẹp trong cuộc sống, để yêu thương và tin tưởng những người tôi yêu quý, và những người thương yêu tôi. Tôi sẽ làm những việc khiến tôi cảm thấy hạnh phúc: xem một bộ phim hài, làm một việc tử tế, giúp đỡ một ai đó, gửi một chiếc thiệp điện tử, nghe một bản nhạc yêu thích...
Và hôm nay, ngay bây giờ, tôi cảm nhận được hạnh phúc và sức sống mới để bắt đầu một ngày mới thật có ích - bất kể ngày hôm qua như thế nào.
Bạn cũng vậy nhé!
Vô Danh
M13: Ngày Hôm Nay Tôi Sẽ...
|
|
Ngày hôm nay, tôi sẽ tin rằng mình là người đặc biệt, một người quan trọng. Tôi sẽ yêu quý bản thân tôi với chính những gì tôi có và không so sánh mình với những người khác |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Trong tác phẩm "Phấn Đấu Trên Đất Mỹ" mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu với quý đọc giả vào tháng 10, năm 2007 trên www.memaria.org, tôi đã có lần nhắc đến một vị thầy quý của tôi. Cho đến nay, khi sửa chữa lại (edit) tác phẩm này, tôi đã viết thêm nhiều chi tiết khách quan có liên quan đến đời sống ở Mỹ.
Qua kinh nghiệm làm việc với nhiều tầng lớp xã hội, tôi rút ra một suy nghĩ: những bậc cha mẹ và thầy cô giáo cần phải yêu thương và khuyến khích con cháu và học sinh sống tốt lành. Họ cũng cần hy sinh và cầu nguyện cho những người hậu sinh. Ngoài ra, các bậc cha mẹ và thầy cô giáo cần động viên con cháu và học sinh hãy phát huy khả năng sáng tạo để thế giới này trở nên bình an và đẹp đẽ hơn.
Hôm nay, tôi xin kể về gương sáng của một vị thầy tốt của tôi. Dù thầy không còn trên đời nữa, nhưng lời khuyên của thầy luôn sống mãi trong lòng tôi.
"Trong đời sống tôi, tôi luôn kính trọng và quý mến những người đã khuyến khích, động viên và tạo cho tôi một nguồn hứng khởi để sáng tác… Tôi nghĩ rằng họ là những bậc thầy của mình. Trong những người thầy đáng qúy ấy, tôi xin được nhắc đến ông thầy John. Trong tâm tưởng tôi, ông còn mang hình ảnh một người cha nhân từ và luôn tìm thấy và phát huy khả năng tiềm tàng của con cái mình.
Ông là thầy dạy kèm cho tôi ở Đại học Orange Coast College (OCC). Vào những năm 1981, 1982 thì ông đã khoảng chừng 70 tuổi. Ông John rất mạnh khỏe và vui vẻ. Ông dạy miễn phí cho các sinh viên. Ông rất tận tâm và kiên nhẫn trong khi dạy kèm cho cho các sinh viên ngoại quốc mà tôi là một trong những người ấy.
Khi tôi hỏi về tiểu sử của ông John thì được biết ông vốn là một giáo sư môn Sử Học. Ông đi dạy học trong một trường trung học suốt 40 năm cho đến khi ông về hưu.
Khi ông John vừa về hưu thì vợ của ông qua đời nên ông cảm thấy cô đơn, và nếu ông không biết tìm vui trong vịệc dạy kèm thi ông sẽ buồn phiền, héo hắt, già đi và chết vì ưu sầu. Ông kể rằng các bạn cùng lứa tuổi với ông, khi về hưu, họ chỉ sống thui thủi ở trong nhà, xem TV, ăn vặt nhiều rồi bị đủ thứ bịnh, trong đó có bịnh trầm cảm và chán đời. Rồi họ chết rất mau chóng.
Trong khi dạy kèm, ông John luôn cố gắng sửa sai cho tôi trong việc phát âm vì tôi xin ông đừng ngại sửa sai. Để giúp tôi thực hành việc học nói và học nghe Anh văn, ông John thường hỏi chuyện tôi về đất nước Việt Nam, về cuộc vượt biên của gia đình tôi và bắt tôi phải kể ra cho ông nghe. Dần dần, vì sự tận tâm và lắng nghe của ông John, tôi bắt đầu dạn dĩ và tự tin hơn khi phải nói tiếng Anh.
Ông John là một người thầy đã hết lòng khuyến khích và nhắc nhở tôi phải viết ra những kinh nghiệm của người tị nạn Việt Nam. Ông là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc viết lách của tôi sau này. Ông dịu dàng nói với tôi rằng:
“Cô hãy viết ra những nỗi thống khổ mà người tị nạn Việt Nam phải trải qua khi vượt biên tìm tự do. Các thế hệ trẻ nói tiếng Anh và thế hệ trẻ của người Mỹ gốc Việt đều cần biết lý do tại sao có một làn sóng người Việt Nam di cư và tị nạn lớn lao như thế. Bây giờ người tị nạn Việt Nam ở khắp nơi trên địa cầu. Họ là những người viết sử liệu bằng cách kể lại và dàn trải cuộc đời vất vả của mình khi đi tìm tự do. Cô phải viết ra, dù cô phải mất 10 năm, 20 năm hay 30 năm.”
Để minh chứng cho lời khuyên hữu lý của mình, ông John còn đưa ra một ví dụ cụ thể trong lịch sử Hoa Kỳ như sau:
“Ở hai thế kỷ trước có rất nhiều người từ khắp nơi trên đất Mỹ đổ xô về miền Viễn Tây, trong đó có California, để tìm vàng. Tiểu Bang California vẫn được gọi là “Golden State”, tức là “Tiểu Bang bằng Vàng.”
Lúc ấy, người ta chỉêu mộ hàng loạt thợ thuyền để xây dựng một con đường rầy xe lửa đi từ các tiểu bang miền Đông nước Mỹ để xuyên qua các tiểu bang miền Tây nước Mỹ. Trong số thợ thuyền này đã có rất đông người Trung Hoa nhận việc làm đó.
Trong thời điểm vô tiền khoáng hậu này, thời tiết và khí hậu thì lạnh lẽo khắc nghiệt, công việc thì vất vả và khổ cực, đồng lương thì ít ỏi, lại thêm sự đối xử tàn ác của các người chủ thầu và đốc công… Vì thế đã có rất nhiều người thợ Trung Hoa chết sớm. Tuy nhiên, họ đã không để lại bất cứ một hồi ký nào, một dấu tích nào để mô tả đời sống cơ cực và những nỗi thống khổ mà họ đã gánh chịu trong thời kỳ nghiệt ngã ấy. Các thế hệ về sau vẫn tiếc nuối vì không biết rõ sự thể xẩy ra khốn khổ như thế nào.
Vì thế, cô phải viết, viết cho đời sau được rõ. Có thể những người đồng thời sẽ không nhận biết giá trị mà đánh giá việc làm của cô, nhưng chắc chắn có những người của thế hệ sau sẽ cám ơn cô.”
Thật đúng là lời khuyên quý báu một giáo sư môn Sử học! Với sự khuyến khích và nâng đỡ tinh thần của ông, tôi đã cố gắng viết, và có thêm lý do để viết hồi ký, cho dù lắm lúc tôi chán nản vì bận rộn và vì những khó khăn xẩy ra hàng ngày.
Thời gian dần trôi, ông John trở nên một người thầy thân thương, một người cha nuôi của các sinh viên người Việt Nam. Mỗi buổi sáng, ông cắt hoa hồng với đủ mầu sắc rực rỡ và đem vào trường học để tặng cho tất cả từng người lớn nhỏ trong lớp học. Ông tâm sự rằng:
“Mẹ tôi luôn dạy cho tôi là hãy chia sẻ những gì đẹp đẽ mà Chúa ban cho mình. Đừng nên sống ích kỷ.Vì thế, khi vườn hoa của tôi nở rộ hoa, tôi muốn chia sẻ những đoá hoa đẹp với từng người để mong đem một niềm vui nhỏ bé cho mọi người trong ngày hôm nay!”
Ai cũng cảm động trước sự tử tế của ông John. Các phòng học có đầy mùi hương thơm của hoa hồng. Tôi rất cảm động trước tấm lòng tốt của ông. Ông John đặc biệt thích dạy các sinh viên Việt Nam vì ông cho rằng người Việt Nam lễ phép, lịch sự, biết tôn trọng các thầy cô giáo và các người già như ông.
Sau một thời gian dài, trình độ Anh văn của chúng tôi khá hơn, chúng tôi bắt đầu học những lớp khó hơn nên không còn giờ nhiều để học thêm Anh văn với ông thầy John, nhưng chúng tôi vẫn liên lạc và tỏ lòng biết ơn với ông thầy dạy kèm thật lịch sự và có lòng tốt.
Như vậy, ông John đã làm gương sáng cho nhiều người vì ông không để cho sự già nua và cô đơn đánh gục ông. Ông vẫn dâng hiến tài năng mình cho đời. Và tuổi già ông vẫn có ý nghĩa.
Giờ đây, gần 30 năm sau, tôi vẫn nhớ đến ông và những sự động viên tinh thần rất nhiệt tình của ông. Có lẽ giờ này ông không còn ở thế gian nữa nhưng chắc chắn, trong tác phẩm này, hình ảnh ông còn sống mãi với lịch sử người tị nạn Việt Nam.”
Kim Hà, 30/3/2008
CN865: Tháng Tư Đen, Tưởng Niệm Quê Hương và Ân Nhân
|
|
LNĐ: Trong tác phẩm "Phấn Đấu Trên Đất Mỹ" mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu với quý đọc giả vào tháng 10, năm 2007 trên www.memaria.org, tôi đã có lần nhắc đến một vị thầy quý của tôi. Cho đến nay, khi sửa chữa lại (edit) tác phẩm này, tôi đã viết thêm nhiều chi tiết khách quan có liên quan đến đời sống ở Mỹ. |
|
Đọc
|
|
Chúng tôi xin trích những lời Chúa Giêsu nói với thánh nữ Faustian về quyền năng của Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót Chúa cứu các linh hồn hấp hối. Những lời này được trích trong tác phẩm: Lòng Thương Xót Chúa Trong Linh Hồn Tôi
NK 1035: Tối nay có một thanh niên hấp hối. Anh ta vật vã đau đớn. Theo ý anh, tôi bắt đầu đọc chuỗi kinh Chúa đã dạy. Khi tôi đọc xong, cơn đau của anh vẫn chưa dịu xuống. Tôi muốn đọc tiếp kinh cầu Các Thánh, nhưng thình lình được nghe những lời sau:
“Con hãy đọc chuỗi kinh.”
Tôi biết linh hồn này cần sự trợ giúp đặc biệt của những kinh nguyện và Lòng Thương Xót vô biên. Thế là tôi đóng cửa phòng và sấp mình xuống trước thánh nhan Chúa nài xin Người tỏ lòng thương xót linh hồn ấy.
Bấy giờ tôi cảm nghiệm được uy linh cao cả và phép công thẳng vô cùng của Thiên Chúa. Tôi run giùng sợ hãi, nhưng vẫn không ngừng khẩn xin lượng xót thương của Chúa cho linh hồn ấy. Rồi tôi lấy tượng thánh giá ra khỏi ngực, đó là tượng tôi đã nhận được trong dịp khấn dòng, rồi tôi đặt lên ngực người hấp hối và thưa với Chúa:
“Lạy Chúa Giêsu, xin đoái nhìn linh hồn này với tình thương mà Chúa đã đoái nhìn đến của lễ toàn thiêu của con trong ngày vĩnh thệ, và với sức mạnh của lời Chúa đã hứa với con cho những người hấp hối và những ai kêu nài Lòng Thương Xót Chúa để cầu cho họ, xin Chúa ban cho người này được ơn chết lành.”
Lúc đó, cơn đau đớn của thanh niên này dịu xuống và anh ta ra đi một cách an lành. Ôi, chúng ta cần phải cầu nguyện rất nhiều cho những người hấp hối! Chúng ta hãy tận dụng Lòng Thương Xót của Chúa trong lúc vẫn còn thời giờ của tình thương.
NK 1541: “Ái nữ của Cha ơi, con hãy cổ động các linh hồn đọc chuỗi kinh Cha đã ban cho con. Cha vui lòng ban mọi điều họ nài xin Cha bằng việc lần chuỗi kinh ấy. Khi những tội nhân cứng lòng đọc chuỗi kinh, Cha sẽ đổ đầy bình an trong linh hồn họ, và giờ chết của họ sẽ là một giờ hạnh phúc.”
Con hãy viết điều này vì lợi ích của các linh hồn đang sầu khổ: khi một linh hồn nhìn thấy và nhận ra gánh nặng tội lỗi của họ, khi cả một vực thẳm khốn nạn mà họ đã tự mình lao xuống hiện ra trước mắt, họ cũng đừng thất vọng, nhưng hãy tín thác gieo mình vào vòng tay đầy lân ái của Cha như một đứa trẻ trong tay mẹ hiền. Các linh hồn ấy được quyền ưu tiên đối với Trái Tim lân tuất của Cha, họ được ưu tiên đến với Lòng Thương Xót của Cha. Con hãy cho họ biết rằng chưa từng có một linh hồn nào kêu cầu Lòng Thương Xót của Cha mà phải thất vọng hay bẽ bàng. Cha vui sướng thỏa thuê nơi một linh hồn đặt trót niềm tín thác vào Lòng Thương Xót của Cha.”
“Con hãy viết rằng khi người đọc chuỗi kinh này bên người hấp hối, Cha sẽ đứng giữa Cha của Cha và người hấp hối ấy, không với tư cách một thẩm phán chí công, nhưng như một Đấng Cứu Độ thương xót.”
NK 1565: Khi tôi vào nhà nguyện được một lúc, Chúa phán bảo tôi:
“Ái nữ của Cha ơi, hãy giúp Cha cứu vớt một người đang hấp hối. Con hãy đọc chuỗi kinh Cha đã dạy để cầu cho ông ấy.”
Khi bắt đầu đọc chuỗi kinh, tôi nhìn thấy một người đang hấp hối trong cơn vật vã kinh hồn. Thiên Thần Bản Mệnh của nạn nhân đang ra sức bảo vệ, nhưng đành bất lực trước nỗi khốn nạn dữ dằn của ông ta. Một bầy qủy dữ đông đúc chực sẵn rình chờ linh hồn người hấp hối. Nhưng trong lúc đọc chuỗi kinh, tôi nhìn thấy Chúa Giêsu như trong bức hình. Những luồng sáng từ trái tim Ngài chiếu ra bao phủ lấy người bịnh, và lũ ngụy thần tăm tối hoảng hốt tháo chạy. Người bịnh an lành trút hơi thở cuối cùng. Khi choàng tỉnh, tôi hiểu ra chuỗi kinh quan trọng chừng nào đối với những người hấp hối. Nó làm nguôi cơn nghĩa nộ của Thiên Chúa.
NK 1791: Lúc ấy, một cơn bão lớn đang thổi đến, tôi liền đọc chuỗi kinh. Tôi bỗng nghe tiếng nói của một thiên thần:
“Con không thể đến sát cơn bão, bởi vì ánh sáng phát xuất từ miệng chị ấy xua đuổi con và cơn bão.”
Đó là lời một thiên thần than phiền với Thiên Chúa. Tôi nhận ra sự tàn phá kinh hoàng mà vị thiên thần sắp sửa giáng xuống qua cơn bão ấy, nhưng tôi cũng biết chuỗi kinh này đẹp lòng Thiên Chúa, và có một sức mạnh rất lớn lao.
NK 1797: Hôm nay, Chúa Giêsu đến với tôi và phán:
“Hỡi ái nữ của Cha, con hãy giúp Cha cứu vớt các linh hồn. Con hãy đến với một tội nhân đang hấp hối và tiếp tục đọc chuỗi kinh, nhờ đó, con sẽ xin được cho người ấy ơn tín thác vào Lòng Thương Xót Cha vì người ấy đã tuyệt vọng.”
NK 1798: Bỗng tôi thấy mình ở trong một túp lều, nơi đó có một người đàn ông cao niên đang hấp hối giữa cơn vật vã đau đớn. Chung quanh giường là các thân nhân thương khóc, ngoài ra, còn có một bầy quỷ dữ đen đủi. Khi tôi bắt đầu cầu nguyện, bọn quỷ thần tăm tối liền tháo chạy, vừa rít lên giận dữ đe dọa tôi. Người hấp hối được hoan hưởng an bình và đã nghỉ yên trong Chúa, lòng đầy tin cậy.
Ngay lúc đó, tôi lại thấy mình trong phòng riêng,. Điều này xẩy ra thế nào…tôi cũng không biết.
Suy niệm:
Chị Thánh Maria Faustina là một nữ tu ít học, xuất thân từ một gia đình nghèo. Chị luôn có lòng khiêm nhường thẳm sâu. Chúa đã chọn chị để làm một thư ký của Lòng Thương Xót Chúa hầu truyền rao thông điệp Lòng Thương Xót Chúa cho nhân loại. Chị là một vị thánh luôn cầu bầu cho các linh hồn hấp hối. Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse cũng là những vị Thánh luôn cầu bầu cho các linh hồn hấp hối. Xin hãy cầu với các Ngài để xin ơn chết lành và ơn cứu độ.
Vậy chúng tôi tha thiết xin các vị linh mục và tất cả mọi người hãy cố gắng hết sức mình để truyền bà Lòng Thương Xót Chúa, vì sau thời kỳ của Lòng Thương Xót Chúa sẽ là giờ của Sự Công Thẳng. Xin Chúa của Lòng Thương Xót Chúa ban muôn ơn lành cho chúng ta!
Kim Hà 30/3/2008 (Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa)
Tags · Lòng Thương Xót Chúa
Đọc nhiều nhất Bản in 30.03.2008. 10:02 Hội Đồng Giám Mục VN | Đài Vatican | Đài Chân Lý Á Châu | UCAN News | Viet Catholic | Dân Chúa | Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ | Mạng Lưới Cầu Nguyện | Đồng Công | Dòng Chúa Cứu Thế VN | Người Tín Hữu | Linh Thao | Đồng Hành | Tìm về Chân Thiện Mỹ | Binh Cang | Medjugorje SA | Medjugorje Bosnia | Children of Medjugorje | Spirit Daily | MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà | webmaster
CN864: Lòng Thương Xót Chúa Cứu Linh Hồn Hấp Hối
|
|
Chúng tôi xin trích những lời Chúa Giêsu nói với thánh nữ Faustian về quyền năng của Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót Chúa cứu các linh hồn hấp hối. Những lời này được trích trong tác phẩm: Lòng Thương Xót Chúa Trong Linh Hồn Tôi |
|
Đọc
|
|
Nhạc: Lê Hà, Lời: Sóng Biển
Ầu... ơ... Giêsu hài đồng
Mẹ ẵm trên tay ấm nồng
Lạ lùng chớp mắt mênh mông
Cha nuôi Giuse ngó trông
Hồn ngất mừng thông ơn thánh
Bê-lem đây hang đá lạnh
Mẹ hiền tháo lấy chiếc khăn
Bọc bé để máng cỏ tranh
Lừa con đến nằm bên cạnh
Hiền lành thở ấm ấu nhi.
Thiên Thần thi nhau ca hát
Lời ru vang tận ngút ngàn
Loan đi báo khắp thế gian
Bê-lem đây chốn bình an
Cho lòng ai hết cơ hàn.
Ầu... ơ... ánh sáng sao đêm
Rọi ai kia khóc bên thềm
Mau tìm đến Béth-le-hem
Dâng Chúa hài nhi lệ mềm
Ngài sẽ đưa vào giấc êm.
Ầu... ơ...
Đêm nay thiên sai báo mộng
Mục đồng tới kiếm chốn thiêng
Gặp Chúa ẩn náu chỗ chiên
Liền vô bái chào vinh dự
Lòng mừng thỏa phúc thánh ân.
Ầu... ơ... Ba Vua tìm về
Tặng nhũ Hương thơm ngát nhà
Phục quỳ tiến Chúa Dược đan
Dâng lên Giêsu tráp hoa
Đầy ắp Vàng lung linh sáng...
Christmas 2003
Sóng Biển
M12: Ầu... Ơ... Giêsu (thơ Và Nhạc)
|
|
Ầu... ơ... Giêsu hài đồng
Mẹ ẵm trên tay ấm nồng |
|
Đọc
|
|
Chúng tôi xin trích những lời Chúa Giêsu nói với thánh nữ Faustina về quyền năng của Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót Chúa. Những lời này được trích trong tác phẩm Lòng Thương Xót Chúa Trong Linh Hồn Tôi:
Nhật Ký (NK 687): Một lần kia, tôi từ trên nhà xuống bếp và được nghe những lời sau đây trong linh hồn:
“Con hãy đọc không ngừng chuỗi kinh mà Cha đã dạy cho con. Bất cứ ai đọc chuỗi kinh này sẽ nhận được Lòng Thương Xót bao la trong giờ lâm tử. Các linh mục hãy giới thiệu chuỗi kinh ấy cho các tội nhân như niềm trông cậy sau cùng cho ơn cứu rỗi. Một tội nhân dù chai đá cứng lòng đến mấy, nhưng nếu đọc chuỗi kinh này, dù chỉ một lần duy nhất mà thôi, cũng sẽ nhận được ơn thánh do lòng lân tuất vô cùng của Cha. Cha ước ao toàn thể thế giới đều biết đến Lòng Thương Xót vô cùng của Cha. Cha khát khao ban trào tràn những ân sủng khôn lường cho những linh hồn tín thác vào Lòng Thương Xót của Cha.”
NK 754: Lời Chúa hứa:
“Linh hồn nào đọc chuỗi kinh này sẽ được Lòng Thương Xót Cha ấp ủ trong suốt cuộc sống, và nhất là trong giờ chết.”
NK 796: Chúa truyền cho tôi phải đọc chuỗi kinh này trong một tuần cửu nhật trước đại lễ Lòng Thương Xót Chúa, bắt đầu từ thứ Sáu Tuần Thánh. Chúa nói:
“Với tuần cửu nhật này, Cha sẽ ban mọi ân sủng có thể cho các linh hồn.”
NK 811: Khi về phòng riêng, tôi đã nghe những lời sau:
“Trong giờ chết của họ, Ta sẽ bảo bọc mọi linh hồn đã đọc chuỗi kinh này như vinh quang riêng của Ta; hoặc khi có ai khác đọc chuỗi kinh này để cầu cho người hấp hối, thì ân xá cũng giống như thế. Khi chuỗi kinh này được đọc bên giường người hấp hối, cơn nghĩa nộ Thiên Chúa sẽ dịu xuống, lượng nhân từ vô biên sẽ bao phủ linh hồn ấy và Lòng Thương Xót sâu thẳm dịu dàng của Ta sẽ động lòng vì cuộc Thương Khó bi thảm của Con Ta.”
NK 847-8: Về việc đền tội, cha bảo tôi đọc chuỗi kinh Chúa Giêsu đã dạy:
Tôi đang đọc chuỗi kinh thì nghe những lời này:
“Ôi, Cha ban những ân sủng trọng đại biết bao cho những linh hồn đọc chuỗi kinh…”
NK 1036: Tôi càng ngày càng nhận thấy mọi linh hồn đều cần đến Lòng Thương Xót Chúa trong suốt cuộc đời và nhất là trong giờ lâm tử. Chuỗi kinh này làm nguôi cơn nghĩa nộ Thiên Chúa như chính Người đã phán dạy tôi.
NK 1128: Ngày 22 tháng 5 năm 1937. Hôm nay trời oi bức rất khó chịu. Tất cả chúng tôi đều mong trời mưa, nhưng mưa chẳng thấy đâu. Bầu trời u ám suốt nhiều ngày, nhưng không có một giọt mưa. Nhìn cây cỏ khát mưa, tôi cảm thấy tội nghiệp và quyết định đọc chuỗi kinh cho đến khi Chúa ban mưa cho chúng tôi mới thôi. Trước bữa tối, bầu trời kéo mây và trút xuống một cơn mưa như trút nước. Tôi đã liên tục đọc chuỗi kinh suốt ba tiếng đồng hồ. Chúa cho tôi biết mọi sự đều có thể xin được nhờ chuỗi kinh này.
NK 1540: Ngày 28 tháng 1 năm 1938. Hôm nay Chúa phán dạy tôi:
“Hỡi ái nữ của Cha, con hãy ghi chép những lời này; tất cả những linh hồn tôn vinh và truyền bá Lòng Thương Xót Cha, khuyến giục người khác tín thác vào Lòng Thương Xót Cha, sẽ không phải chịu nỗi kinh hoàng trong giờ sau hết. Lòng Thương Xót Cha sẽ chở che họ trong cuộc chiến đấu sau cùng.”
Kim Hà 30/3/2008 (Đại lễ kính Lòng Thương Xót Chúa)
Tags · Lòng Thương Xót Chúa
CN863: Quyền Năng Của Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót
|
|
Chúng tôi xin trích những lời Chúa Giêsu nói với thánh nữ Faustian về quyền năng của Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót Chúa cứu các linh hồn hấp hối. Những lời này được trích trong tác phẩm: Lòng Thương Xót Chúa Trong Linh Hồn Tôi |
|
Đọc
|
|
Bê-lem giá lạnh, một đêm đông
Trinh Nữ hạ sinh Chúa Hài-Đồng
Máng cỏ, nôi nằm Con Thiên Chúa
Hang lừa, chỗ trọ Đấng Hóa Công
Ca hát trên không, muôn Thiên Sứ
Lậy qùi dưới thế, mấy mục đồng
Giáng sinh chuẩn bị mừng Chúa đến
Dọn sẵn trong con qủa tim hồng
Christmas 2007
Ân Vũ
M11: Mừng Chúa Giáng Sinh (thơ)
|
|
Bê-lem giá lạnh, một đêm đông
Trinh Nữ hạ sinh Chúa Hài-Đồng |
|
Đọc
|
|
Kinh Chao Chi Kim Ha,
Chung toi rat quy trong viec lam cua radio Gio Cua Me. Phai thuc su la nhung nguoi co Chua trong long moi bo cong suc de giup do rao truyen loi Chua nhu cac anh chi.
O ben Phap, o tinh le nay, chung toi co thu mot so bai GCM va GTY, cung nhu Nhat ky cua thanh nu Faustina o dang MP3, va tang cho cac cu gia khong biet dung PC va khong co dieu kien va thoi gian doc chu. Cac cu rat say me, nghe di nghe lai, tham chi co cu nghe suot dem, vi it ngu. Dang audio MP3 rat tien, vi moi nguoi co the nghe ma van lam duoc viec nha.
Cho nen neu co the duoc, xin chi va cac than huu phu trach:
- Chuyen thanh dang audio MP3 cac thong diep cua Me Me Du (Medjugorje), nhu cac anh chi da lam voi nhat ky thanh Faustina.
- Cho biet co the thu duoc cac luu tru phat thanh radio GCM va GTY dang MP3 truoc ngay GCM436 (22/2/07) va GTY271 (7/1/07) o noi nao tren internet khong? Vi nhieu cu rat thich, va muon nghe them, du biet la da xua cu roi.
Nhan xet cua chung toi la noi dung radio memaria.org rat phong phu va sau sac. Nhung co mot dieu chung toi khong hieu la tai sao nhac mo dau lai bi ro. Neu cac anh chi co the sua duoc diem do thi that tuyet.
Mot vai bai nhu GTY317 da bi truc trac ky thuat kha nhieu, khong biet co sua duoc khong?
Tam thay mat cho mot so thinh gia vo danh nhung rat ai mo gio cua Me Maria, nhat la cac cu gia, chung toi chan thanh gui den chi Thu Ha va tat ca cac than huu da dong gop cho chuong trinh radio nay. Vi tac dong rat rong va sau xa. Nhieu nguoi sau khi nghe cac cau cuu tren dai da tim cach gui tien ve cuu tro cac dong tu va cac nguoi dau kho o VN. Cho nen chi co Chua moi danh gia dung cong suc cac anh chi.
Nguyen xin Chua va Me Maria tra cong boi hau cho cac anh chi, de cac anh chi tiep tuc con duong dan than phuc vu.
Buu-Cam
M10: Chỉ Có Chúa Mới...
|
|
Chung toi rat quy trong viec lam cua radio Gio Cua Me. Phai thuc su la nhung nguoi co Chua trong long moi bo cong suc de giup do rao truyen loi Chua nhu cac anh chi. |
|
Đọc
|
|
Khi đọc các bài viết về ơn lành của Chúa trong trang web memaria.org, tôi nhận ra rằng mọi người đều có thể chia sẻ những cảm nghiệm Chúa ban cách riêng. Đó cũng là dịp để chúng ta “công khai” muôn Hồng Ân Thiên Chúa đã rộng tay ban cho nhân loại, và chúng ta được cùng nhau cảm tạ - chúc tụng - ngợi khen Vua Tình Thương.
Ba mẩu chuyện mà tôi sắp thổ lộ với bạn nói lên Thiên Chúa đã tiền định, an bài sự phó thác và ơn gọi trong chúng tôi. Chúng tôi nhận thấy mình không thể có được tinh thần ấy vì bản chất luôn mỏng giòn yếu đuối. Do vậy, chúng tôi chỉ còn biết xác tín rằng Thiên Chúa điều khiển mọi sự thật lạ lùng.
Tôi cũng nhận ra rằng phần lớn mình không tỉnh táo nhận ra ơn Chúa và không chịu đón nhận ơn Chúa cho phải phép. Hay nói một cách khác, phần lớn mọi sự thành ra nặng nề là do mình ưa thích “ý con phải được thể hiện dưới đất cũng như trên trời.” Cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho con viết đúng sự thật.
Mẩu chuyện thứ nhất kể về một kỷ niệm thời tôi còn là sinh viên khoảng năm 1994. Đó là một ngày tôi đang trên đường đi học, sắp tới trường thì trời chuyển mưa. Gió nổi lên cuốn tung cát bụi, mây đen kịt ầm ầm kéo về nhanh đến nỗi tôi biết mình chắc chắn bị mắc mưa. Tôi vẫn tiếp tục cho xe chạy vì sợ trễ học. Vừa lái xe, vừa thầm thĩ: “Chúa ơi, cho con tới trường rồi hãy mưa, vào lớp mà bị ướt thì khổ thân con lắm.”
Tiếng nói lương tâm vang lên: “Không được chỉ nghĩ cho mình, còn nhiều người khác cũng đang ở ngoài đường.”
Tôi vội vàng sửa lại: “Con xin lỗi. Chúa ơi, xin cho mọi người đến nơi luôn, rồi trời hãy mưa.”
Tiếng lương tâm tiếp tục “Giờ thì lại tham lam quá mức. Ngoài đường lúc nào cũng có người, đêm hôm khuya khoắt cũng còn người.”
Đầu óc bắt đầu lúng túng lùng bùng trong tích tắc: “Cầu xin thế nào bây giờ?” Bí quá, tôi liền chịu thua và thưa cùng Chúa: “Thôi thì Chúa ơi, mưa hay không mưa, xin tùy ý Chúa. Con chẳng là gì để đòi được Chúa ưu tiên, bây giờ nếu có bị ướt thì con xin chịu vậy.”
Nói xong, tôi tủm tỉm cười một mình vì những suy nghĩ vụn vặt ấy. Tôi còn tự trách mình lộn xộn, chuyện có vậy thôi mà cũng làm phiền Chúa. Ai ai mà chẳng biết “nắng mưa là bệnh của trời.” Nghĩ đến đây thì cũng là lúc xe “đưa” tôi đến được sân trường mà trời vẫn chưa đổ mưa. Tôi tạ ơn Chúa rối rít.
Lẽ ra tôi đã quên chuyện này như tôi từng quên nhiều chuyện khác trong đời. May sao, gặp cô bạn học cũng là Công giáo, tôi vui miệng tâm sự với bạn ấy về suy nghĩ vớ vẩn trên đường. Ngạc nhiên thay, bạn ấy nói rằng tôi không hề vớ vẩn, bạn ấy còn phân tích: “Này nhé, mới đầu là mình chỉ biết nghĩ cho bản thân. Vì vậy Chúa Thánh Linh dạy mình phải biết nghĩ đến người khác nữa. Cuối cùng đó là Chúa Thánh Linh dạy mình về sự phó thác.” Nghe bạn ấy giải thích tôi mới hiểu ra ý Chúa. Sau đó thì trời cũng chẳng mưa, những cơn mây đen hồi nãy đã bị “cuốn theo chiều gió”.
(Tạ ơn Chúa đã trò chuyện với con trên đường đi và tặng con một bài học về sự phó thác “một xin theo ý Cha, đừng theo ý con.” Tạ ơn Chúa đã cho con một người bạn tốt. Xin Chúa giúp con luôn có tinh thần phó thác đơn sơ trong mọi trường hợp, Chúa nhé!)
Mẩu chuyện thứ hai kể về một thanh niên, anh sinh ra trong một gia đình có hai tôn giáo: cha theo đạo Cao Đài, mẹ theo đạo Phật giáo. Cha mẹ của anh để các con thoải mái tự do tín ngưỡng, anh chẳng theo tín ngưỡng nào. Nhưng tận trong sâu thẳm tâm hồn, anh luôn thắc mắc: “Sau khi chết mình sẽ ra sao? Cõi Niết Bàn thì mơ hồ, kiếp luân hồi thì lẩn quẩn. Con người cao quí biết bao! Chỉ có con người mới biết thắc mắc, thú vật không bao giờ biết đặt câu hỏi liệu có đời sau? Liệu có Đấng Tạo Hoá???”
Bỗng một ngày đẹp trời nọ, anh thấy một cuốn sách nhỏ trong tủ sách gia đình. Anh mở ra đọc, ô là la, cuốn Kinh Thánh! Nhờ ơn Đức Chúa Thánh Thần soi sáng, anh nhận ra: “Đây mới chính là câu trả lời làm thỏa lòng anh nhất! Chưa từng có một vị lãnh tụ tôn giáo nào chết rồi mà có thể sống lại và sống đời đời như ông Giêsu. Mình dứt khoát phải theo ông Giêsu này thôi”. Anh còn suy luận thêm: “Mình cứ theo ông Giêsu này đi. Sau khi chết, nếu không có ông Giêsu thì mình huề làng, nếu có ông Giêsu thì mình lời to! Tội tình gì mà không chịu tin.”
Anh tìm đến một giáo xứ Công giáo cách đó khoảng hai cây số để xin học đạo. Cha xứ này có một cung cách thong thả rất khả kính, cha dạy dỗ anh trong quãng thời gian khoảng hơn 2 năm, và cho anh được “nhập ngũ” đạo binh Kitô hữu ngày 14 tháng 10 năm 1995. Anh nói như thế này: “Sau khi bừng tỉnh cơn mơ là con được ở cùng Chúa. (Anh ví cuộc đời như một cơn mơ.)
Chính Chúa Cha đã gieo trong anh hạt giống khao khát tìm về SỰ THẬT. Chính Đức Chúa Thánh Thần đã soi sáng tâm trí anh, ban cho anh một đức tin đơn sơ. Cách mà Đức Chúa Trời gọi anh thật nhẹ nhàng nhưng thật sâu đậm đến nỗi anh có thể thốt lên câu nói trên. Quả thật: “Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được no đủ vậy.” Xin tạ ơn và xin chúc tụng Chúa Ba Ngôi đến muôn thuở muôn đời.
Mẩu chuyện thứ ba kể về cuộc hôn nhân của tôi mà Người Cha Nhân Hậu đã tiên liệu cho cuộc đời con cái của Người.
Mỗi tối trước khi ngủ, tôi hay thầm thĩ với Chúa vài lời rồi ngủ. Một tối nọ, trong khi thầm thĩ cùng Chúa, tôi chợt nghĩ: “Mình không đi tu thì phải lập gia đình thôi.” Vào thời điểm đó tôi không có bạn trai, tôi liền kêu lên cùng Chúa: “Xin cho con một người bạn đời, ước ao rằng người ấy là người yêu thương kính sợ Thiên Chúa thật sự trong lòng.”
Tức thì một câu hỏi xuất hiện trong tâm trí: “Nếu người ấy không giàu có, học hành chưa tới đâu, công ăn việc làm tầm thường. Con có chịu người như vậy không?”
Tôi khựng lại vì tôi cũng ham những điều kiện khá giả, học vị, thành đạt để cuộc đời mình và cho cha mẹ mình được nở mặt với đời. Nhưng không hiểu sao, tôi liền cố gắng dập tắt ý nghĩ đó và nhanh nhảu thưa cùng Chúa: “Chúa biết con ham những gì và Chúa cũng biết con là người thế nào. Tuy vậy, con vẫn ước ao người biết yêu thương kính sợ Thiên Chúa là trên hết. Tương lai chẳng biết ra sao, nhưng con tin rằng người biết yêu thương kính sợ Thiên Chúa thật lòng thì chắc chắn sẽ là một người chồng tốt. Mọi sự khác, xin tùy ý Chúa vậy.”
Từ buổi tối hôm đó trở đi, tôi luôn thầm thĩ xin Chúa ban cho tôi người bạn đời biết yêu thương kính sợ Thiên Chúa thật lòng. Vua Tình Thương đã không thử thách bắt tôi phải chờ đợi.
Chẳng bao lâu, vào buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1998, anh rể của tôi bỗng nhiên dẫn đến một anh thanh niên để ghép đôi với tôi. Thời đại này mà còn làm mai với mối, tôi vô cùng mắc cỡ và bối rối. Tính tôi hay ngại ngùng nhút nhát không dám nói thẳng, không dám từ chối thẳng. Anh thì hoàn toàn ngược lại: ngắn gọn, thẳng thắn, thật thà – nét đặc trưng của người miền Nam. Một điều nơi anh thu hút tôi hơn hết tất cả đó là câu chuyện anh tự nguyện theo đạo Công giáo. Câu chuyện ấy chính là mẩu chuyện thứ hai vừa mới được kể ở trên.
Qua trò chuyện mới vỡ lẽ ra nhiều thứ. Trước hết là những ngạc nhiên thú vị: cuốn Kinh Thánh xưa kia anh được đọc chính là của chị ruột tôi đã tặng cho cô bạn học mãi những năm 1980. Có Trời gìn giữ, cô bạn ấy tuy không quan tâm đến cuốn Kinh Thánh ấy nhưng cũng đã cẩn thận cất vào tủ sách gia đình. Có Trời xếp đặt, cô bạn ấy là chị ruột của anh thanh niên đang làm quen với tôi đây. Có Trời dẫn dắt, nay đến lượt chồng của chị gái tôi (người đã cho đi cuốn Kinh Thánh) đang làm mai anh thanh niên cho tôi. (What a nice coincidence!) Chúa thiệt là nghệ sĩ đã vẽ một lối đi uốn lượn ngoạn mục dẫn đến khu vườn hồng đương ươm.
Chúng ta vừa đi qua đoạn đường có trải nhựa dễ chịu. Bây giờ chúng ta bắt đầu bước vào đoạn đường lổm chổm ổ gà gồ ghề rùng cả mình. Những vỡ lẽ làm “nản lòng chiến sĩ” chính là phần “curriculum vitae” của anh: không giàu có, bỏ dở dang đại học, trước kia là porter cho khách sạn 5 sao ở bến Bạch Đằng - Thủ Thiêm, nghỉ việc về nhà làm nông dân mở trại nấm mèo, làm nông dân được một thời gian thì nhà đất bị Nhà Nước giải tỏa để mở đường, hiện không việc làm, bị bịnh đau bao tử đến nỗi gầy gò xanh xao.
Hỡi ôi, tôi than thở: “Tùng, Bách của đời mình đâu không thấy, chỉ thấy trước mắt một gánh rất ư là nặng.” Nhớ đến lời nguyện xin mỗi tối mà lòng tôi rối bời, ngổn ngang. Tôi bắt đầu sinh nghi ngờ: “Liệu có phải người này hay chưa?” Ba má của tôi còn nản lòng hơn cả tôi, nhưng không tỏ ra mặt. Hai ông bà “ra lệnh” một chị gái khác của tôi đi kiếm người khác cho tôi ngay. Chị tôi mau mắn lắm, dẫn đến một anh chàng Công giáo khoẻ mạnh đàng hoàng. Anh thanh niên kia thấy có đối thủ xuất hiện bèn âm thầm tổ chức một “cuộc phục kích”.
Trời xui đất khiến làm sao mà anh đã nhận ra nhược điểm “không dám nói thẳng” của đại gia đình tôi. Một buổi sáng nọ, anh bất ngờ đưa mẹ của anh đến thưa chuyện với ba má của tôi. Tôi run quá, núp ở nhà trong, không biết phải phản ứng làm sao. Ba má tôi thì cứ ngỡ rằng hai đứa đã thoả thuận cho cuộc gặp gỡ này. Má của anh tính tình hài hước vui vẻ nhưng thẳng thắn và dứt khoát như một cộng một bằng hai (thuộc phe tấn công). Ba má tôi là người hiền lành, nhẹ nhàng, cả nể (thuộc phe bị động). Thế là cuộc phục kích của anh thành công, câu chuyện giữa người lớn về cuộc hôn nhân của hai đứa nhỏ được diễn ra tốt đẹp.
Khi má của anh về rồi tôi mới dám nổi giận trách anh, nhưng anh giải thích đầu đuôi nghe cũng hợp tình hợp lý. “Cưới vợ phải cưới liền tay”, thật là còn nhanh hơn cả hỏa tiễn, thánh lễ hôn phối của chúng tôi được cử hành vào chiều thứ bảy ngày 10 tháng 10 năm 1998. Thời gian tính từ ngày biết mặt nhau cho đến lễ cưới chỉ vỏn vẹn có 5 tháng kể cả thời gian học giáo lý hôn nhân.
Ai cũng phải “ hồi hộp” theo dõi cặp vợ chồng “tốc hành” này sinh sống ra sao. “Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa Lòng Lành Vô Cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con … phải bị tủi hổ”, Chúa ban cho chúng tôi từ tinh thần đến vật chất dồi dào vượt sự mong đợi và trí tưởng tượng của hai chúng tôi cộng lại. Thậm chí, anh còn nâng đỡ tôi cả về mặt đạo đức tâm linh. Ngày ngày vợ chồng trò chuyện với nhau về Chúa, ngày này qua ngày khác, đề tài về Chúa thật bao la vô tận. Đến muôn đời con tạ ơn Người Cha Nhân Hậu đã tặng con món quà chính là anh. Anh một lòng vì Chúa mà gìn giữ cho gia đình luôn là “home sweet home”.
Tôi cũng ý thức rằng mình đi đoạn đường mới được có chín năm thôi, đường đi còn xa lắm. Lại một lần nữa, tôi xin phó thác mọi sự cho Đấng “hằng gìn giữ con, hằng che chở con…”
“Ngày nào có sự khó của ngày đó”, phải không bạn?
Ba mẩu chuyện trên xoay quanh những yếu tố tình cờ, những tiếng nói sâu thẳm trong lương tâm, những suy nghĩ phó thác, hạt giống đức tin, ơn gọi được làm con cái Chúa, ơn gọi trong đời sống hôn nhân, những người bạn tốt … tất cả là Hồng ân! Quả thật, mọi sự tốt lành đều từ bởi Thiên Chúa là Đấng Quan Phòng mọi sự.
“Hồng Ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người”
Xin hẹn một dịp khác, tôi sẽ kể tiếp mẩu chuyện nói về Đức Mẹ Maria đã chữa bệnh cho anh và anh được mơ thấy Đức Mẹ.
(Tôi tớ vô dụng của Chúa, giáo xứ Mỹ Hòa, hạt Thủ Thiêm, giáo phận Sài Gòn.)
Thu Thủy
M9: Tất Cả Là Hồng Ân
|
|
Khi đọc các bài viết về ơn lành của Chúa trong trang web memaria.org, tôi nhận ra rằng mọi người đều có thể chia sẻ những cảm nghiệm Chúa ban cách riêng. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Đây là câu chuyện vượt biên đường thuyền của một thiếu niên đi vượt thoát một mình, và tự học cho đến khi trở thành một bác sĩ Y Khoa. Bác sĩ Kenneth Nguyễn đang cư ngụ tại thành phố Westminster, California.
Anh đang thu thập những tài liệu về người tị nạn đường thuyền và đường bộ để làm tài liệu và để nhớ lại những chuỗi ngày gian khổ. Anh viết lại câu chuyện vượt biên bằng tiếng Anh. Hy vọng sau này, chúng tôi sẽ dịch thuật sang tiếng Việt.
Đây là một tấm gương phấn đấu kiên cường của một người trẻ. Thật là đáng ngợi khen và khâm phục. Xin trân trọng giới thiệu với quý vị. (KH)
November 21, 2007
”Hi Cô Kim Hà,
Yes, I'm the MD and am the one who ordered "Qua Con Bao Du" from Cô few months ago). And yes, I'm a Westminster resident as well.
About my childhood is quiet unmemoriable and unremarkable. My big family (aunts, uncles, brother, sister) had a long legendary of escaping fr VN by boat. One of my uncle came to the US in 75'. One other uncle and aunt escaped by boat in 78' under "Chinese orderly departure program" which was guarded under VC at that time (by the way, we're Chinese/Vietnamese). I was too little at that time to realize what was really happening around. But I was related later by them that there were 2 boats were escorted parallely by VC to the ocean. The 1st night they still saw each other but when the storm hit on them on the 2nd night, the other boat was disappeared and never heard again. My aunt thought they all died b/c one of her friend was in that boat.
Continually, another uncle and my brother (both age of 19 and 10) escaped successfully in 80' with a tiny boat but full loaded of people. They were rescued by a Singapore submarine just few hours before a typhoon hit on. Per the captain, the whole boat would be drowned for sure w/o a question b/c the boat was intended to use for commercial transportation on rivers only. They took the risk b/c they thought the weather would be nice in April.
Learning from that, my parents started building our own boats (2 totals) with their 2 friends' association. The purpose was to have all other uncles/aunts/my sister and me to be safe and secured. Unfortunately, those 2 boats were stolen by one of my parents' friend. Since then, we joined many other "trips" but unsuccessfully. I was very little to realize what was going on around; I knew that it was about "Vuot bien" but didn't have any concept about it at all. We got caught 2 times and were jailed for months (I and my sister were released after few days b/c under 18; both of us was taught to act strangely like relating nothing to our uncles/aunts; that was why we were considered as minor and were released in few days. Of courses, we had no money to catch the bus home but luckily there was a woman, who worked at the VC police office, took us to the bus station in Soc Trang and paid for the whole trip to Saigon. She gave us to one of the bus driver assistant. We told our parents the story and location after got home; my parents immediately came down there to appreciate that lady the gold and tried to "bail" my uncles/aunts out.
After many failures, my uncles/aunts decided to stay and wait for ODP. My parents still pursued their goal by keep sending both my sister and me too many other trips. The last one was in 84' when both of us was hidden in a small boat and floated to somewhere I didn't even know for 2 or 3 days, and then we were told to get up and crawled out to get on a larger boat. It was extremely dark that I couldn't see anything or anyone but heard people mumbling. I was then lifted up and tossed down into another boat belly; my face was hitting someone or something that was extremely painfully. I screamed and called my sister name out loud but there were people surrounding told me keep quiet. I hid myself in a little comfort corner w/o seeing anything clearly.
I forgot how soon the boat started leaving after that, and as I mentioned in previous mail, our boat was hit by Thai pirates several times; someone was killed and captured by pirates. We were on the ocean for 7 nights or so; I still remember one thing that we were out of food/water or it ran low or so, they gave very little water and rice to us but most of the time the people around me always had priority to have food/water before me. That was the time I realize that my water and condensed milk bottles were stolen by someone somehow. For some reason, I didn't care much about the food/water at that time; it might be because I had some Korean/Chinese ginseng in my mouth (my parents packed me up w/ a whole ginseng and homemade sugar-coated lemon candies in case of thirst/hunger). We saw several commercial ships but they ignored us completely. The night before we hit the land, there was a man lifted up the incenses and asked everyone to start praying, right after that, we saw something shining and reflecting the moonlight along the sides of the boat. We didn't know what it was until the captain (the real good one) told us they were whales (Ca Ong). They "played" all night long with our boat until the sun started rising; that was when we started seeing the land from the distance. Indescribable, everyone was so happy. At that moment, I wasn't sure what the term "Vuot bien" really meant. I just wished to go home staying w/ parents and eating Phở, Bánh Cuon, Hu Tiếu and ice cream. That was all I wanted, seriously. I had no concept about Vuot bien" and VC at all. Too young to realize and understand what made my parents put me on that boat.
We then hit on one of the island of Malaysia some time in the afternoon; they residents pointed us toward another island, which is about 1/2 day far, where is called Bidong. On the way there, some wanted to stop by Pulau Bidong; some didn't but rather go straight to Australia b/c of their families are there already. Anyhow, we landed on another island which we all thought it would have been Pulau Bidong but it wasn't. It's Pulau Redang (I think) which is about 3 hours from Pulau Bidong. As soon as we arrived there, the residents called the UNHCR in Pulau Bidong; we were instructed to rest in a large wooden house over night. Next morning, a big ship from Pulau Bidong came over and took us to Bidong.
I only stayed in Bidong for few months b/c I was a minor. They asked me who I traveled with; I told them I was with my sister but lost her somewhere somehow. I wasn't sure whether my sister was taken away by pirates b/c I was frightened out at that time.
Two months later my parents received my letter for the first time. My mom cried so much b/c she heard several others related to their families in VN that our boat was hit by pirates several times. And someone was killed as well. She wrote that for 2 months she was about to go crazy w/o eating/sleeping well. She cried every single night especially when she saw my sister went home alone (my sister was left behind; in fact she was dropped into a river when trying to climbed up to the big boat. Luckily, she swam back to one of the small boat and was taken to land safely. Our parents registered us in swimming classes at Tao Dan Club in hope that we could survive if get hit by the storm). Yet, one of my cousins dreamed about me being drowned in the ocean one night; she came and told my parents about her dream. My mom could hardly swallowed meals daily. Everyday, she drunk orange juice and milk, skipped many meals b/c she kept thinking and worrying about me all day. By the way, I'm the baby in my family. I remember it was about 2 wks before Chinese New Year that I left VN. Every single night she kneed down in front on the 3rd floor to pray for me hours. Her tears kept falling down endlessly. People across the street saw my mom as such, they came over and comfort her daily but still the pain was there unresistingly. She lost a lot of weight b/c of that. She even went to see hundreds fortune tellers whom she heard "a real good one". Some told her everything was alright; some shook their heads. That made it even worse. The most important thing she did daily was sitting in front of the house to wait for the mailman. As soon as she saw the mailman, she ran toward him and asked for any news. Every single headshaking of a mailman was a pain thru her heart; it was invisibly painful and killing and full of disappointment. She dropped everything but just lied there thinking, questioning, answering and wishing herself. The word "IF" was repeatedly appearing in her mind. "If she wouldn't put me on the boat then I wouldn't be....as such" "IF...and only If..." Her hair turned gray evenly in short period of time. Her face dropped and sobered; her eyes were darken due to endless insomnia. She wrote that her heart pounded as louder and faster as the mailman approached from the distance. Until one day, he gave her a thick foreign letter which stamped Malaysia; she broke out loud in tears when seeing my handwritings from the outside. She gave the mailman so much money for bringing her a hope, happiness.
Several things I remember about Bidong were people there were not nice to me at all. They took advantage of me a lot. They asked me to pull the water from the wells or carried the food/grocery supplies daily. When my uncles sent me money, they told me to give it to them to keep for me b/c I was too young; other people may rob me if they would know that I carry the money around. Instantly, I listened to whatever they told me. They never gave it back to me when I left Bidong.
When I finally came to the U.S after 6 or 9 months in the refugee camps (Bidong and Sungei Besi), I stayed with one of my uncle. My brother just grad from high school at that time and joined the U.S Marine right away. I wasn't happy with my uncle's wife at all. She was not nice to us at all, me and my brother. The negative thing about it was my uncle didn't say a word or took any action to prevent her from treating us badly. You may not imagine that we rarely had new clothes (might be once a yr or mostly from our friends old clothes or my brothers) or foods daily (food were cooked enough for her and my uncle and were hidden away somewhere that I didn't even know; or were cooked a little excessive depended on the mood) There were too many things personals about her that I don't want to detail here but overall I think it might be because of the financial circumstance that lead to her immature attitudes. It's understandable and forgiven. I moved out when turned 18. I worked 2 part-time jobs while attending GWC (Golden West College). Catching bus daily between classes and works. Eating out and sleeping anywhere from the lawn to classroom to donut shop (I used to go to donut shop on Dinger across Bank of America to study until 2-4am b/c 1st the house owner didn't like seeing me turned on the light all night, secondly, my roommate sometimes slept early; we shared a room for $250 at that time; we spitted the rent. We both went school at GWC but rarely seeing each other due to different schedules). When my mom was sponsored to come over the U.S in 93' or 94', I and my roommate moved out and rented a 1 bedroom apt. We slept in a living room; my mom slept in a bedroom. I started working another 3rd part-time job while maintained a full-time school at CSULB. After earning a BS in Medical Microbiology, I was applied to Dental, Pharmacy and Medical schools. While waiting for being matriculated, I worked as a chemist at a lab dept. Within a year or so, I was called and granted into a professional school. My live changed from there. I frequently flew home during Christmas or summers to help out my mom on bills (gas, electricity, rent, phone, oil changing, etc). When my school accomplishment was over; I flew home and took the board exam and was luckily passed on the 1st round. I then put my mom on tours yearly (She had visited China, Canada, New York, DC, Philly, Korea and Hong Kong so far) This March will be Thai-Singapore-Hanoi/Chua Huong/Sapa/Hue/Nha Trang/Saigon and Europe will be in late May.
I had bought several books such as "Hanh Trinh Bien Dong vol.1 and 2" "Qua Con Bao Du" "Le Tran Bien Dong" "Hai Tac ThaiLand and dao Kra" "Tam Long Bien" "Gia Tu Do". My mom silently cried a lot when read those true stories about boat people, especially your true story. She could not imagine how strong and confident you were throughout your hardship. She said you were an unbelievable and most admirable woman she ever read about. I wish I could be more mature at the time of "Vuot bien" to remember what happened to my boat in order to add on another small piece of history about boat people legendary. I am excitingly to wait for the "Bolinao 52" to come in DVD. It will be a touching meaningful movie.
Anyway, it's all about me above. I hope you could help me to contact anyone in hope he could authorize me to email him for more info about books relates to boat/walk people.
Warmest regards
Kenneth Nguyễn
M8: Hành Trình Vuợt Biên Và Cuộc Sống Trên Đất Mỹ
|
|
Anh đang thu thập những tài liệu về người tị nạn đường thuyền và đường bộ để làm tài liệu và để nhớ lại những chuỗi ngày gian khổ. |
|
Đọc
|
|
1. Tầm quan trọng của Lòng Thương Xót Chúa: Lòng Thương Xót Chúa là tình yêu thể hiện qua hành động. Thương xót là yêu thương những người không xứng đáng để cho ta yêu, nhưng ta vẫn yêu mến và giúp đỡ họ.
Đời người ngắn ngủi, nếu bạn sống khoảng 70 năm thì bạn có 25, 550 ngày. Nếu bạn sống được 80 năm thì có 29,200 ngày. Nhưng có mấy ai dành thì giờ để cảm tạ Chúa về tình yêu và sự sống mà Ngài đã ban cho ta? Chúa Cha ban cho ta Người Con yêu dấu của Ngài để ta được ơn cứu độ. Chúa Giêsu đã chịu chết đau đớn trên cây thánh giá để cứu chuộc ta. Vậy ta có dùng tài năng, tiền của và sức khỏe mà Chúa ban để cảm tạ Chúa, hay để giúp đỡ các anh chị em của mình không? Hay chúng ta dùng khả năng Chúa ban để nói xấu, ghen ghét và làm các điều xấu xa, đê tiện cho người khác?
Xã hội mà chúng ta đang sống ngày nay đầy là sự dữ. Theo thống kê thì sau biến cố 911, có đến hơn 3 ngàn cặp vợ chồng tuy đã đệ đơn ly dị nhưng rồi họ hoãn lại để chịu đựng nhau và sống chung hòa bình.
Sự dữ lan tràn khắp nơi, nhất là trên hệ thống truyền thanh, truyền hình và mạng lưới điện toán. Tại Hoa Kỳ, người ta giết nhau bằng súng đạn. Học sinh, sinh viên đem súng vào trường học để giết hại bạn học và thầy cô giáo. Tại sao? Vì trẻ nhỏ xem TV, phim hoạt họa, sử dụng internet rồi bị ảnh hưởng của bạo lực, bạo động, và tình dục…mà hành động điên cuồng.
Nạn phá thai được xem là hợp pháp. Cựu Tổng Thống Clinton đã cổ võ cho các vấn đề giải phóng phụ nữ, nghĩa là pro-choice, tự do chọn lựa, chọn giữ cái thai hay chọn phá thai. Khắp nơi trên thế giới đều có nạn phá thai, tức là nạn giết người, ngày càng gia tăng.
Hiện nay, nạn cúm gà, động đất, bịnh dịch, chiến tranh, nạn hâm nóng toàn cầu và khí hậu nóng lạnh bất thường…xẩy ra với nhịp độ mau hơn và nhiều hơn.
Vì thế, người Công Giáo chúng ta cần phải sống tinh thần Phúc Âm và truyền bá Tin Mừng. Chúng ta cần phải nói về Chúa Giêsu cho toàn thế giới, vì Chúa Giêsu là Đường, Sự Thật và Sự Sống.
Truyền bá Tin Mừng hữu hiệu nhất là việc sử dụng các đài phát thanh, truyền hình, mạng lưới điện toán, báo chí, sách vở… Chúa chắc chắn sẽ chúc lành cho mọi cố gắng của chúng ta, dù thành công hay không thành công. Nếu ta không cố gắng, không cầu nguyện thì khó thành công. Vì thế, hãy bắt đầu hành động trong khả năng của mình, Chúa sẽ giúp đỡ và ban thêm ơn.
Mỗi ngày, chúng ta nên dành thì giờ cho Chúa, ít nhất là 4 tiếng đồng hồ, để cầu nguyện, đọc Thánh Kinh, tham dự Thánh lễ hay chầu Thánh Thể. Như thế, Chúa sẽ đổ tràn đầy hống ân cho ta. Nhờ đó, chúng ta sẽ thi hành Thánh Ý của Chúa.
Mỗi người khi sinh ra đều có một sứ mạng riêng. Sứ mạng của người Công Giáo là truyền bá đức tin của mình cho người khác. Làm sao cho người khác hiểu được Lòng Thương Xót Chúa bao la, để rồi họ trông cậy nơi Ngài, dù cho cuộc đời có đau khổ đến đâu đi nữa.
Khi Đức Mẹ Maria mạc khải trong linh hồn LM Sefano Gobbi, Mẹ cũng nhắc đến Lòng Thương Xót Chúa. Trên mọi sự, Lòng Thương Xót Chúa sẽ lớn lao hơn sự công thẳng của Ngài. Sở dĩ Chúa kéo dài giờ của Lòng Thương Xót Chúa là nhờ lời cầu xin của Đức Mẹ Maria.
2. Cảm nghiệm của anh Don De Castro về quyền năng Lòng Thương Xót Chúa: Tôi được hân hạnh tham dự hai ngày đại hội về Lòng Thương Xót Chúa tại Los Angeles County. Người thuyết trình về đề tài này là anh Don De Castro, người Phi Luật Tân. Anh Don nhận được tràn trề hồng ân của Lòng Thương Xót Chúa nên anh đã đi khắp nơi để cổ võ Lòng Thương Xót Chúa. Sau đây là lời chia sẻ cảm nghiệm của anh Don trước cử tọa đông đảo:
“Tôi là người Phi Luật Tân, xuất thân trong gia đình có 13 người con, gồm 10 con trai và 3 con gái. Năm 1989, mẹ của tôi bị bịnh ung thư. Bác sĩ cho biết là mẹ tôi chỉ còn 6 tháng nữa là chết. Thế là 13 anh chị em tôi đều thỏa thuận với nhau là vào đúng 3 giờ chiều mỗi ngày, cho dù ở bất cứ nơi nào, tất cả chúng tôi đều qùy cầu nguyện chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa để xin Chúa can thiệp và cho phép mẹ chúng tôi sống thêm vài năm nữa. Kết quả là Chúa ban cho mẹ tôi sống thêm 3 năm nữa, chứ không phải là chỉ có 6 tháng. Trong ba năm này, mẹ tôi đã liên lỉ cầu nguyện và cố gắng đền tội cho bà và đại gia đình chúng tôi.
Tôi có nhiều anh chị em sống ở Mỹ nên các anh chị em tôi đã bảo lãnh cho mẹ tôi đến Mỹ. Các anh chị tôi dặn dò tôi hãy ở độc thân để được bảo lãnh đi Mỹ chung với mẹ. Tuy nhiên, trái tim của tôi đã rung động trước tình yêu, và tôi cưới vợ. Do đó, tôi không thể đi Mỹ chung với mẹ tôi được. Tôi suy nghĩ rằng nếu thánh ý Chúa muốn cho tôi đến Mỹ thì tôi sẽ đi được. Tùy theo ý Ngài.
Rốt cuộc, tôi ở lại Phi Luật Tân và loan truyền về Lòng Thương Xót Chúa. Tôi khởi sự việc này từ năm 1985 đến nay. Tôi đã được Thiên Chúa dẫn dắt đi khắp nơi trên thế giới để nói về Lòng Thương Xót Chúa, điển hình là các nước Ba Lan, Anh Quốc, Đảo Guam và Hoa Kỳ.
Tôi nghĩ rằng thì giờ của Chúa còn lại rất ngắn nên mọi người cần dấn thân quảng bá về Lòng Thương Xót Chúa. Nếu mọi người muốn hiểu thánh ý Chúa thì nên cầu nguyện nhiều, đọc Thánh Kinh, nhất là sách Khải Huyền. Xin hãy vội vã đem lòng thương xót Chúa đến cho mọi người trong các hang cùng, ngõ hẻm. Nếu không, chúng ta sẽ phải trả lời trước Tòa Chúa về sự hư mất của các linh hồn. Hãy cầu xin Đức Mẹ Maria giúp đỡ để các mục vụ của chúng ta được Mẹ dẫn dắt và chúc phúc.”
Kim Hà, 29/3/2008
Tags · Lòng Thương Xót Chúa
CN862: Lòng Thuơng Xót Chúa Giêsu
|
|
1. Tầm quan trọng của Lòng Thương Xót Chúa: Lòng Thương Xót Chúa là tình yêu thể hiện qua hành động. Thương xót là yêu thương những người không xứng đáng để cho ta yêu, nhưng ta vẫn yêu mến và giúp đỡ họ. |
|
Đọc
|
|
Tạ ơn Chúa cho con chào đời
Cho con biết Chúa thủa nằm nôi
Ban phúc tái sinh, ơn rửa tội
Và hứa cho con cả nước trời
Tạ ơn Chúa cho con lớn khôn
Cho con biết Chúa, đấng chí tôn
Chúa là sự thật là chân lý
Tạo hóa toàn năng, đấng trường tồn
Tạ ơn Chúa cho con an bình
Qua bao bom đạn, thủa chiến chinh
Qua bao nguy khốn, tù cải tạo
Xum họp còn nguyên vẹn gia đình
Tạ ơn Chúa cho con tới đây
Xứ sở tự do, sữa mật đầy
Biết lấy chi tạ ơn tình Chúa
Chỉ có con tim bé nhỏ này.
Thankgivings 2007
Ân Vũ
M7: Tạ Ơn Chúa
|
|
Tạ ơn Chúa cho con chào đời
Cho con biết Chúa thủa nằm nôi |
|
Đọc
|
|
Sau đây là những lời Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ Maria Faustina, thư ký của Lòng Thương Xót Chúa:
1. Nhật Ký 1728: Nếu trốn tránh Trái Tim nhân hậu của Chúa Giêsu thì sẽ sa vào bàn tay công thẳng của Chúa:
"Con hãy viết: Cha là Đấng Ba Lần Thánh và Cha gớm ghét ngay cả một tội nhỏ mọn nhất. Cha không thể yêu thương một linh hồn vương vấn tội lỗi; nhưng nếu họ hối cải, thì lòng quảng đại của Cha dành cho họ sẽ không còn giới hạn nào; Tình Thương Cha ôm ấp và thánh hóa họ.
Với lòng nhân lành, Cha bám sát các tội nhân trên mọi nẻo đường họ đi, và Trái Tim Cha hớn hở vui mừng khi họ trở về bên Cha. Cha quên bẵng nỗi cay cực họ đã gây ra cho Trái Tim Cha và Cha vui mừng vì họ trở về. Con hãy cho các tội nhân biết rằng không có ai có thể thoát khỏi tay Cha, nếu họ trốn tránh Trái Tim nhân hậu của Cha, họ sẽ sa vào bàn tay công thẳng của Cha.
Con hãy cho các tội nhân biết Cha lúc nào cũng mong chờ, lúc nào cũng lắng nghe nhịp đập của trái tim họ… Khi nào nó sẽ đập nhịp vì Cha đây? Con hãy viết rằng Cha đang nói với họ qua sự ray rứt của lương tâm họ, qua những thất bại và đau thương của họ, qua những cơn giông tố, và qua tiếng nói của Giáo Hội. Nhưng nếu họ cứ lãng phí các hồng ân của Cha, Cha sẽ thịnh nộ với họ, bỏ mặc họ với những hậu quả họ muốn."
2. Nhật Ký 1731 : Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót Chúa làm cho giông bão im bặt:
Thánh nữ Faustina viết:
"Hôm nay, tôi bị thức giấc vì một cơn bão tố. Cuồng phong gầm thét, mưa tuôn xối xả, và sấm sét giăng đánh ầm ầm. Tôi vừa bắt đầu cầu nguyện để cơn bão đừng gây tác hại thì nghe những lời này :
‘Con hãy đọc chuỗi kinh Cha đã dạy con thì cơn bão sẽ ngừng.’
Tôi lập tức đọc chuỗi kinh, chưa đọc xong thì cơn bão đã đột nhiên ngừng hẳn, và tôi nghe những lời này :
‘Nhờ chuỗi kinh, con sẽ có được mọi sự, nếu những điều con xin phù hợp với thánh ý Cha.’
Ghi chú của Kim Hà: Nhờ đọc tác phẩm này nên vào tháng 9 năm 2005, sau sự tàn phá của bão Katrina thì có cơn bão Rita sắp thổi vào tiểu bang Texas và các tiểu bang lân cận, các nhóm cầu nguyện của chúng tôi bèn rủ nhau vặn TV lên và đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa khi đối diện với cơn bão ấy. Cuối cùng, cơn bão giảm sức mạnh và thổi trệch hướng, không nhắm vào các mỏ dầu ở Texas nữa. Tạ ơn Lòng Thương Xót Chúa!
3. Nhật Ký 1732: Từ Ba Lan, phát ra một tia lửa chuẩn bị thế gian cho Chúa đến lần sau hết :
Thánh Nữ Faustina viết :
"Khi đang cầu nguyện cho đất nước Ba Lan, tôi nghe những lời này:
‘Cha dành cho nước Ba Lan một tình yêu đặc biệt, và nếu đất nước này vâng theo thánh ý Cha, Cha sẽ nâng nó lên đến chỗ uy quyền và thánh thiện. Từ đó, sẽ phát ra một tia lửa chuẩn bị thế gian cho Cha đến lần sau hết.’
Ghi chú của Kim Hà: Tia lửa ấy có thể là chính thánh nữ Faustina, thánh Maximilian Kolbe, hay Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vì cả ba vị này đều là người Ba Lan và sống trong thế kỷ 20.
Kim Hà, 28/3/2008
Tags · Lòng Thương Xót Chúa
CN861: Hãy Trông Cậy Vào Lòng Thương Xót Chúa
|
|
Sau đây là những lời Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ Maria Faustina, thư ký của Lòng Thương Xót Chúa:
1. Nhật Ký 1728: Nếu trốn tránh Trái Tim nhân hậu của Chúa Giêsu thì sẽ sa vào bàn tay công thẳng của Chúa |
|
Đọc
|
|
Vào ngày Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa năm 2000 thì ở Orange County, người Công Giáo Việt Nam chưa tổ chức Thánh lễ để kính Lòng Thương Xót Chúa, ngoại trừ việc các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức lễ ở thành phố Whittier, thuộc Los Angeles County. Vì thế, gia đình tôi đành phải đi dự Thánh lễ do người Mỹ tổ chức ở Trung Tâm Brent, thuộc trường Đại Học UCI. (University of California, Irvine)
Không khí buổi đại lễ thật tưng bừng và cảm động. Ban tổ chức dành giờ Chầu Thán Thể để cho những ai không xưng tội thì tôn vinh Chúa, còn những ai muốn xưng tội thì có thể xếp hàng để làm hòa với Thiên Chúa.
Trong ngày Đại Lễ này, hễ những ai xưng tội và rước lễ thì đều được ơn toàn xá, tức là được Chúa tha thứ cả tội lẫn vạ. Đến 3 giờ chiều, giờ của Lòng Thương Xót, thì cả một cử tọa đông đảo đã cùng qùy hát kinh Lòng Thương Xót Chúa rất sốt sắng, và sau đó là một Thánh lễ đồng tế long trọng.
Tôi ghi nhớ được 2 điều qua bài giảng của một linh mục người Mỹ. Ngài đề cập đến những sự kiện lạ lùng xẩy ra. Nếu theo con mắt người đời thì đó là sự trùng hợp, nhưng theo con mắt tâm linh thì đó là do sự quan phòng của Thiên Chúa:
1. Sự quan phòng của Thiên Chúa qua những mạc khải dành cho nhân loại :
"Năm 1531, Đức Mẹ Maria hiện ra ở Guadalupe với một dân quê người Mễ da đỏ tức là Thánh Juan Diego để tỏ lòng nhân từ của Thiên Đàng cho nhân loại. Mẹ Maria đã in hình Mẹ trong tấm áo choàng thô sơ của Thánh Juan Diego. Lẽ ra đời sống của tấm áo ấy chỉ kéo dài khoảng 20 năm là bị rách, nhưng cho đến nay, tức là 477 năm sau, tính đến năm 2008, thì áo choàng có in hình Mẹ vẫn còn đẹp như mới, được lộng kính và treo trên bức tường thuộc bàn thờ của Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe, tại thành phố Mexico City, thuộc nước Mễ Tây Cơ.
Vào đúng 400 năm sau, ngày 22 tháng 2 năm 1931, nữ tu Faustina nhận được lệnh Chúa Giêsu truyền hãy vẽ một bức ảnh theo mẫu được chỉ dẫn cho chị. (Nhật Ký 47).
Điều này chứng tỏ Lòng Thương Xót Chúa bao la và vô biên. Chúa luôn yêu thương loài người và ban cho mọi người những ân huệ lớn lao và to tát!
2. Vị thánh đầu tiên của Thiên Niên Kỷ thứ 3. (năm 2000)
Thánh Nữ Maria Faustina, thư ký của Lòng Thương Xót Chúa được phong hiển thánh vào đúng ngày 30/4/2000. Chị Thánh Faustina qua đời khi vừa được 33 tuổi đời, tức là ngày 5/10/1938. Chị Thánh được xem là vị thánh đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3, tức là vị thánh đầu tiên trong năm 2000.
Trong lúc nghe cha giảng thì trong đầu óc tôi nẩy lên một tự tưởng:
"Hãy xin chị Thánh Faustina cầu bầu cho đất nước và dân tộc Việt Nam vì chị được phong thánh vào ngày 30/4/2000, đúng 25 năm sau khi nước Việt Nam Cộng Hòa mất vào tay người Cộng Sản."
Từ đó, tôi thường xin chị Thánh Faustina cầu nguyện cho Việt Nam. Chị thánh vốn là người dân nước Ba Lan, mà dân tộc Ba Lan đã từng chịu đau khổ trăm bề dưới chế độ Cộng Sản nên chị sẽ thông cảm và có lòng trắc ẩn với Việt Nam.
Khoảng 10 năm trở lại đây, người Công Giáo Việt Nam ở Orange County luôn đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa vì những ơn ích của chuỗi kinh ấy. Sau đây, chúng tôi xin trích dẫn đoạn Nhật Ký 848 (NK 848) thuộc audio số 27 của Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi, trong trang nhà www. Memaria.org)
3. Đọc chuỗi kinh Lòng Thương Xót Chúa sẽ được Chúa ban nhiều ơn sủng trọng đại:
Chị Thánh Faustina viết :
"Tôi đang đọc chuỗi kinh (Lòng Thương Xót Chúa) thì nghe những lời này:
"Ôi, Cha sẽ ban những ân sủng trọng đại biết bao cho những linh hồn đọc chuỗi kinh. Lòng Thương Xót Chúa sâu nhiệm của Cha cảm kích vì những người đọc chuỗi kinh này.
Hỡi ái nữ của Cha, con hãy ghi chép những lời này. Con hãy nói cho toàn thế giới về Lòng Thương Xót của Cha, để toàn thể nhân loại nhận biết Lòng Thương Xót vô biên của Cha. Đó là một dấu chỉ cho thời đại cuối cùng. Sau đó sẽ là ngày công thẳng. Trong lúc vẫn còn thời giờ, hãy để họ đến nương nhờ suối nguồn thương xót của Cha; và mưu ích từ Máu và Nước đã trào tuôn cho họ."
Ôi các linh hồn nhân loại, các ngươi sẽ trốn đi đâu trong ngày thịnh nộ của Thiên Chúa? Ngay bây giờ, hãy nương náu nơi suối nguồn thương xót của Người. Ôi tôi thấy quá đông đúc các linh hồn! Họ đã tôn thờ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và sẽ hát lên bài thánh ca ấy cho đến muôn đời."
Xin mời quý vị đọc kinh, nghe audio về Lòng thương xót Chúa tại
• Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi
• Cách Đọc Kinh Lòng Thương Xót
• Tuần Cửu Nhật Cầu Xin Lòng Thương Xót Chúa
• Giới Thiệu Lòng Thương Xót Chúa
Kim Hà, 28/3/2008
Tags · Lòng Thương Xót Chúa
CN860: Hãy Tôn Thờ Lòng Thương Xót Chúa
|
|
Vào ngày Đại Lễ Lòng Thương Xót Chúa năm 2000 thì ở Orange County, người Công Giáo Việt Nam chưa tổ chức Thánh lễ để kính Lòng Thương Xót Chúa, ngoại trừ việc các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức lễ ở thành phố Whittier, thuộc Los Angeles County |
|
Đọc
|
|
Lời chia sẻ thành thật của một người trẻ, vốn là người tị nạn thuyền nhân:
“Ngày 17/11/2007.
Chào Cô Kim Hà
- Cuốn Sách Vượt Biên Bằng Đường Bộ có phải là cuốn sách Qua Cơn Bão Dữ không ạ? Nếu không phải thì xin cô cho cháu biết cháu phải làm cách nào để đặt mua. Xin cám ơn Cô. (Kenneth Nguyễn)
Kim Hà trả lời: Cuốn Vượt Biên Bằng Đường Bộ được đổi tên là Những Chặng Đường Gian Khổ và đang được ấn hành.
Cháu đã đọc tác phẩm này trong một mạng lưới. Cháu muốn mua các loại sách lịch sử này như là những bộ sách sưu tầm. Xin cô chỉ cho cháu biết có sách nào nói về thuyền nhân không ạ?
Cháu không nhớ mình đọc tác phẩn Vượt Biên Bằng Đường Bộ này ở mạng lưới nào. Có thể là từ mạng lưới Quê Mẹ hay vnbp. Đây là một mạng lưới tổng quát, cô có thể xem ở saigonbao.com
Cháu sẽ liên lạc với nhà văn NT, người chăm sóc cho thuyền nhân.Tuy nhiên, cháu sẽ chờ đợi tác phẩm của cô.
Nhân tiện đây, cháu cám ơn cô đã khen cháu. Cháu cố gắng thu thập những hồi ký của quá khứ đau buồn qua sách báo hay phim ảnh để nhớ lại bằng cách nào và tại sao cháu lại ở đây. Trong thời gian ấy, có nhiều phụ nữ và thiếu nữ, và đặc biệt có một người đàn ông cũngbị hải tặc bắt cóc đi. Cháu không biết tại sao họ bắt cóc ông ấy. Lúc ấy, cháu chỉ khoảng 12, 13 tuổi. Kể từ đó, mọi người không hề nghe tông tích của họ nữa.
Có nhiều người tị nạn bị hải tặc giết trên thuyền của cháu. Những người ấy là thân nhân của những phụ nữ bị bắt và của người đàn ông bị bắt kia. Cũng may là họ không giết những người khác trên tàu. Lúc ấy, cháu còn quá nhỏ để nhớ đầy đủ chi tiết.
Cháu trốn ra khỏi Việt Nam có một mình, không có thân nhân đi chung. Người ta ăn cắp nước và bình sữa của cháu trên thuyền. Cháu còn quá trẻ để nhận ra tại sao và bằng cách nào họ lại làm như thế. Cháu chỉ nhớ sơ sơ rằng vào đêm thứ nhất, họ bảo cháu đứng dậy và giúp những người đàn ông khác múc nước ra khỏi thuyền vì hôm ấy trời bão. Cháu thấy một làn sóng phủ lên chiếc thuyền của cháu và đánh cháu té nhào xuống sàn thuyền. May mắn thay, cháu bám được cái thành của chiếc thuyền và lặn vào lòng của chiếc thuyền. Đó là một đêm kinh hoàng!
Cháu chúc cô và gia đình một mùa lễ Tạ Ơn vui tươi!”
Kenneth Nguyễn
----------
November 17, 2007
Bản tiếng Anh:
I'm not sure where I read it exactly; it maybe from either Que Me or vnbp web. Here's the general web that Co could check it out saigonbao.com
I'll definitely contact him soon for more info. Yet, I'm excitingly awaiting for your masterpiece.
By the way, thank you for your compliments. I am trying to collect those broken past memories via books/movies to recall how and why I'm here. By the mean time, there was several females (girls and women) and, especially one man, were taken away from my boat by pirates. I was not sure why pirates took away a man (I was about 12/13 at that time). We never heard or saw them again. There were several people got killed by pirates on my boat (those are family members of those captured women/man) but luckily they didn't kill us all. I was too little to recall full detail. I was escaping fr Vietnam myself, no family member along. People stole my water, milk bottle on my boat. Too young to figure out why and how they did it. I partially remember on the 1st night, they asked me to get up and helped other men to dig out water fr boat b/c it was stormy. I saw a huge wave fell over my boat and threw me off the floor. Luckily, I grabbed an edge and dived in the boat belly. Horrible night!
Anyway, Wishing you and family a joyfully, mercy Thanksgiving
Kenneth Nguyễn
----------
Thanks for your resp. Please inform me whenever it's avail so I could order. In fact, I read it already from another website but I really want to buy it as a collection. By the way, do you know any other books relate to boatpeople?
Hi Co Ha, The book "Vượt Biên Bằng Đường Bộ" is same as "Qua Cơn Bão Dữ”? If not, please let me know how to order and how much.
Kenneth Nguyễn
M6: Cảm Nghiệm Của Đọc Giả: Đêm Kinh Hoàng Trên Biển
|
|
Cháu đã đọc tác phẩm này trong một mạng lưới. Cháu muốn mua các loại sách lịch sử này như là những bộ sách sưu tầm. |
|
Đọc
|
|
Ngọn lửa thiêng bừng bừng bốc cháy
Lửa yêu thương hết thảy chúng sinh
Vì yêu nên đã quên mình
Hy sinh chịu chết đóng đinh cứu đời
Chúa Giêsu từ trời xuống thế
Mang xác thân như kẻ cơ hàn
Đem tình yêu bao bọc lấy nhân gian
Biến thịt máu thành của ăn nuôi dưỡng
Ôi Giêsu, Chúa nhân từ độ lượng !
Không giận hờn, không oán trắch đoàn con
Mãi dang tay, lòng chẳng chút mỏi mòn
Mong con dại đem chút tình đền đáp
Ngài ở đó, luôn cất lời : “Ta khát!”
Khát tình yêu, khao khát mọi linh hồn
Bỏ Thiên Đàng, bỏ cả chốn nghiêm tôn
Trong bánh rượu Ngài muốn gần dương thế.
Hỡi đoàn con khắp năm châu bốn bể
Có thấu chăng lòng khao khát của Cha
Có thấu chăng lòng rộng lượng hải hà
Ta vẫn đợi, con ơi ... Cha vẫn đợi !
Ân Vũ
M5: Cha Vẫn Đợi
|
|
Ngọn lửa thiêng bừng bừng bốc cháy
Lửa yêu thương hết thảy chúng sinh |
|
Đọc
|
|
Nhân dịp Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào ngày 30/3/2008, chúng tôi xin chia sẻ những cảm nghiệm mà các thính giả và đọc giả Radio Giờ Của Mẹ đã chia sẻ, sau khi họ nhận được nhiều ơn lành trọng đại qua tác phẩm Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi, do Radio Giờ Của Mẹ thực hiện.
1. Một người trẻ được ơn trở lại.
Cô Mai là một sinh viên từ Việt Nam sang Mỹ du học tự túc. Vì cần tiền để chi phí hàng ngày nên cô vừa đi học toàn thời gian, vừa đi làm phụ bếp cho một nhà hàng Việt Nam. Chủ nhà hàng là cô Kim. Cô Kim rất thích nghe nghe đọc chuyện Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi. Cô đã chép (copy) ra nhiều CDs và băng cassettes rồi tặng cho các khách hàng và nhân viên để họ nghe hằng ngày. Ngoài ra, cô Kim còn vặn CD lên cho mọi sự đều được nghe.
Vì hàng ngày làm trong bếp nên cô Mai được nghe nhiều câu chuyện hay. Cô Mai còn xin cô Kim tặng cho mình một số CD để đem về nhà nghe ngày đêm. Kết quả là cô Mai đã quyết định đi học giáo lý Công Giáo và được rửa tội vào Mùa Phục Sinh năm 2008 này.
Cô Mai nói rằng:
"Nhờ được nghe đọc chuyện mà tôi cảm thấy yêu mến Chúa và biết được tình thương xót của Chúa dành cho nhân loại. Tạ ơn Chúa! "
2. Cảm nhận được Lòng Thương Xót Chúa và tích cực chép các CDs đọc chuyện của Radio Giờ Của Mẹ và gửi về tặng cho mọi người ở Việt Nam.
Cô Kim, chù một nhà hàng, là một thính giả trung thành của Radio Giờ Của Mẹ. Mỗi lần tìm được một tác phẩm nào hay và có ý nghĩa là cô mua tặng cho nhóm thực hiện chương trình hai cuốn sách để hai xướng ngôn viên Giờ Của Mẹ đọc và phát thanh trên đài hay trên trang nhà www.memaria.org. Cô Kim nói rằng :
"Em và chồng em đã cố gắng đọc những câu chuyện ngắn để chép ra CD tặng cho những người khác được nghe về hạnh các thánh, nhưng vợ chồng em vất vả mà không làm xoug nổi một cuốn sách mỏng. Vì biết rõ những khó khăn khi đọc chuyện, em luôn cầu nguyện cho các anh chị em trong đài Giờ Của Mẹ. Phần em, em xin phép để chép ra các CD và tặng cho những người không có hoàn cảnh để nghe. Mong các anh chị thông cảm, vì em muốn trở nên một cánh tay nối dài của Mẹ Maria! "
3. Nghe đọc chuyện mà được ơn hoán cải:
Cô Dung ở tiều bang Texas. Một hôm, cô tình cở lên mạng internet và đánh máy tên Mẹ Maria, thì bỗng nhiên, cô tìm được www.memaria.org. Từ đó đến nay đã gần một năm, cô Dung say sưa đọc và nghe các chuơng trình Giờ Của Mẹ trên mạng lưới. Cô chia sẻ rằng cô luôn tải (download) những phần đọc chuyện của www.memaria.org và cất vào máy Ipod. Hằng ngày, cô lắng nghe các chương trình Radio Giờ Của Mẹ, các bộ chuyện đọc, bắt đầu từ lúc lên xe hơi đi làm cho đến khi đi ngủ.
Cô hớn hở chia sẻ:
"Chị ơi, nhờ nghe hạnh các thánh và Lòng Thương Xót Chúa mà em được ơn ăn năn, hối cải. Em đã trở lại đi xưng tội và đi dự Thánh lễ thường xuyên. Trong suốt 20 năm trời, em đã bỏ đạo vì mê thế gian, nhưng Chúa không bao giờ bỏ rơi em. Ngài đã dùng những dụng cụ nhỏ bé của Chúa là các anh chị em trong www.memaria.org để lôi kéo em trở về với Ngài. Cảm tạ Lòng Thương Xót Chúa vô cùng, vô tận!"
Vậy xin quý vị giới thiệu www.memaria.org với các bạn hữu và thân nhân để chúng ta cùng thờ lạy và bái tạ Lòng Thương Xót Chúa và Nhân Từ của Thiên Chúa!
Kim Hà, 28/3/08
Tags · Lòng Thương Xót Chúa
CN865: Tháng Tư Đen, Tưởng Niệm Quê Hương và Ân Nhân
|
|
Nhân dịp Đại Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa vào ngày 30/3/2008, chúng tôi xin chia sẻ những cảm nghiệm mà các thính giả và đọc giả Radio Giờ Của Mẹ đã chia sẻ, sau khi họ nhận được nhiều ơn lành trọng đại qua tác phẩm Lòng Thương Xót Chúa Nơi Linh Hồn Tôi, do Radio Giờ Của Mẹ thực hiện. |
|
Đọc
|
|
Kính gửi Cô Kim Hà !
Trong lòng Tôn Thờ và Tôn kính 2 Trái tim Thương xót của Chúa Giêsu nhân hiền và Mẹ Maria yêu thương... Cháu xin gởi đến cô Kim Hà và toàn thể các cô trong radio Giờ Của Mẹ lòng biết ơn và tình cảm sâu xa yêu mến.
Trước tiên cháu xin giới thiệu... cháu tên là Phanxicô Xaviê Nguyễn Trí Dũng... hiện nay cháu đang định cư ở Hà Lan.
Mặc dù cháu chưa một lần được gặp gỡ cô Kim Hà và các cô trong giờ radio. Nhưng qua các bài viết và bài đọc của các cô trên giờ radio, đã giúp cháu hiểu sâu xa về đời sống ĐỨC TIN nhiều hơn... nhất là hiểu rõ LÒNG THƯƠNG XÓT vô bờ bến của THIÊN CHÚA nơi trái tim ĐÁNG TÔN THỜ của CHÚA GIÊSU. Cháu không biết nói gì để bày tỏ lòng yêu mến và biết ơn của mình dành cho cô và toàn thể các cô trong giờ radio. Chỉ xin cầu chúc các cô luôn được hồn an xác mạnh để tiếp tục trên con đường đem nhiều linh hồn về cho THIÊN CHÚA.
Nhân tiện đây, cháu xin có 2 điều muốn thưa cùng các cô mong các cô giúp cháu được thỏa ước nguyện.
Thứ 1: cháu xin được chọn các cô làm LINH HƯỚNG cho cuộc sống của cháu... để mỗi khi cháu gặp khó khăn hay thắc mắc điều gì trong đời sống tinh thần... các cô giúp cháu linh hướng và GIẢI GỠ được không ạ???
Thứ 2: cháu ước ao được tham gia MỘT CHUYẾN HÀNH HƯƠNG cùng các cô đến MẸ MỄ DU... để được một lần được gần sát bên Mẹ yêu thương và thưa chuyện với Mẹ...
Các cô đừng lo về kinh phí bao nhiêu cho cháu và cũng đừng lo cháu phải đi xa thế nào... vì những điều này cháu có thể giải quyết được... Điều quan trọng là cháu được một lần gặp các cô và cùng các cô NGỢI KHEN THIÊN CHÚA... mặc dù hằng ngày cháu vẫn biết rằng cháu đang được cùng các cô kết hiệp vói nhau THỜ LẠY THIÊN CHÚA trong tràng chuỗi Mân côi và kinh nguyện CHUỖI “LÒNG CHÚA XÓT THƯƠNG”...
Cháu xin một lần nữa chân thành cám ơn các cô trong giờ Radio Giờ Của Mẹ... và chờ đợi tin vui của cô Kim Hà và các cô...
Cháu trai phương xa thương mến các cô thật nhiều... nhiều
Nguyễn Trí Dũng 10/10/2007
M4: Sống Đức Tin Và Hiểu Rõ Lòng Thương Xót Chúa
|
|
Trong lòng Tôn Thờ và Tôn kính 2 Trái tim Thương xót của Chúa Giêsu nhân hiền và Mẹ Maria yêu thương... |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Trong bài cảm nghiệm 857, cô Bích Thủy đã chia sẻ về cuộc sống của cô và đồng bào tị nạn Việt Nam trong thời gian 17 năm sống lây lất ở Phi Luật Tân. Trong bài này, cô Thủy kể về cuộc vượt biên và những khó khăn ở đất Mỹ. Cô làm chứng về những ơn lành mà Chúa ban cho cô cách riêng.
"Suốt đời, không khi nào tôi có thể quên được những hồng ân mà Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban cho tôi.
Khi đi vượt biên trong thời gian từ 1985 đến 1989, có lần khi tôi đi ra biển, đến bãi thì bị lộ. Công An Biên Phòng bắn súng đuổi theo nhóm tôi. Nhiều người tị nạn chạy tán loạn. Còn tôi vì sợ bị bắt lại nên cố gắng bơi ra xa. Đạn bắn đuổi ngay sau lưng tôi. Tôi nghĩ nếu sức mình yếu mà cứ bơi thì sẽ chết, mà cũng có thể bị đạn bắn trúng. Lúc ấy, tôi cầu nguyện rất sốt sắng với Đức Mẹ Maria để xin Mẹ che chở và bảo vệ. Tôi cứ âm thầm đọc kinh Hãy Nhớ.
Khi đó, trời đã về khuya nên màn đêm tối tăm, không có ánh đèn, không ánh trăng. Biển lạnh lẽo và rộng mênh mông. Tự nhiên, tôi đụng vào một hòn đá ngầm trên biển. Tôi bèn bám víu vào hòn đá và núp mình sau hòn đá ấy. Tức thì, có một xuồng máy của công an rượt đến. Họ chiếu đèn pha sáng rực góc trời, nhưng may mắn là họ không tìm thấy tôi.
Sau khi xuồng máy đi rồi, tôi lấy hết sức để bơi trở vào bờ rồi về nhà một cách an toàn mà không bị bắt. Sau đó, tôi thường đi hành hương ở Trung Tâm Thánh Mẫu Bình Triệu, thuộc ngoại ô của thành phố Sàigòn để xin Đức Mẹ Maria giúp đỡ. Tôi tha thiết thưa với Mẹ rằng:
"Lạy Mẹ Maria, con đã vượt biên vất vả nhiều năm mà thất bại, con quá đau khổ. Con tin là Mẹ đã cứu giúp con bao phen nên không bị bắt. Giờ đây, con xin Mẹ giúp con vượt biên tới Phi Luật Tân."
Thế là hai tháng sau đó, vào ngày 9 tháng 6 năm 1989, tôi vượt biên đến được Phi Luật Tân một cách trót lọt. Rủi ro là thuyền của chúng tôi đến đó sau ngày mà Cao Úy Liên Hiệp Quốc đóng cửa và không cứu xét hồ sơ những người tị nạn nữa. Đó là ngày của cái mốc định mệnh khắt khe, để rồi hơn 10 ngàn người tị nạn Việt Nam phải sống lây lất trong suốt 17 năm trường tại Phi Luật Tân.
Trong thời gian ở trại tị nạn thì những gia đình đông con rất là khổ sở. Vì khả năng sinh tồn, họ phải làm việc trong những điều kiện vất vả để sống còn. Trong trại vì thực phẩm thiếu hụt nên họ phải làm bánh bán rong, làm đủ mọi nghề lam lũ để nuôi con nhỏ.
Đời sống trong trại rất thiếu thốn, những người nào đã ra đi trước thỉ để lại giường xếp của mình cho những người mới đến sau đó. Loại giường này có nhiều rệp. Lũ rệp đua nhau hút máu người. Vì thế, người ta phải luộc nước sôi để giết rệp.
Trong cảnh nghèo cơ cực và đói khổ, người ta yêu thương nhau và sống gần gũi nhau vì chùng chung cảnh khổ đau.
Cho đến nay, tôi không hề hối tiếc vì đã chọn ở lại Phi Luật Tân mà không theo lời Cao Ủy Liên Hiệp Quốc để hồi hương về Việt Nam. Lúc ấy để dụ dỗ người tị nạn về, người ta hứa hẹn là cứ về Việt Nam đi, rồi sẽ có chương trình phỏng vấn để đi định cư, nhưng có những người về lại Việt Nam mà không được phỏng vấn.
Khi ở trong hoàn cảnh vô vọng, tôi tự an ủi mình rằng :
"Ngày xưa, Chúa Trời đã huấn luyện ông Môsê và Dân Do Thái đi trong sa mạc 40 năm. Nếu Chúa không để mình ở trại tị nạn Phi Luật Tân trong 17 năm thì chưa chắc đức tin mình được mạnh mẽ như bây giờ."
Tôi luôn tự nhắc nhở mình về nội dung của Thánh Vịnh 139: Chúa luôn quan phòng cho ta khi ta còn trong bào thai mẹ. Do đó, tôi cảm thấy đức tin mình được tôi luyện trong những thử thách của cuộc đời.
Những khó khăn trong cuộc sống mới ở Mỹ Quốc :
Tôi xin kể về những sự khác biệt văn hóa khi đến được nước Mỹ:
- Điều may mắn là tôi có người em gái ở tiểu bang California nên được định cư ở tiểu bang này. Còn những ai không có thân nhân ở Mỹ thì phải đến các vùng xa xôi, lạnh lẽo. Tuy nhiên, tôi chỉ nương náu với người em có hai tháng rồi đi mướn garage của người ta để ở. Em gái tôi có hai con nhỏ lại không đi làm nên đời sống cũng chật vật. Lúc đầu, tôi di chuyển bằng xe đạp. Thật là đắng cay trăm bề!
- Việc tìm nhà ở cũng là một nan đề. Kiếm được một người chủ nhà tốt cũng không phải là chuyện dễ dàng.
- Khi mới đến Mỹ, tôi cứ như một người câm điếc, không thể diễn tả tâm tình của mình được. Vì thế, tôi hằng quỳ gối để cầu nguyện với Thiên Chúa, Mẹ Maria và các thánh. Tôi cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để xin các ngài phù hộ. Tôi đặc biệt cầu nguyện với Cha Crawford, Dòng Vinh-Sơn để xin ngài cầu bầu cho. Ngài vốn là một linh mục thừa sai ngoại quốc mà lại nói tiếng Việt Nam rất giỏi. Ngài dạy tiếng Anh cho người tị nạn Việt Nam. Ngài đã qua đời sau khi hy sinh suốt cuộc sống cho người tị nạn.
- Tôi gặp những cú sốc (shocks) văn hóa nặng nề vì thấy ở Mỹ, dường như người ta không có thì giờ dành cho nhau. Lúc ấy, tôi khát khao được những bàn tay nâng đỡ và giúp đỡ mình nơi xứ lạ. Tôi cảm thấy thật chơi vơi và hụt hẫng. Tôi cảm thấy mình ngộp thở và cô đơn. Tôi phải cố gắng ướp mặn đời sống mình bằng những giây phút cầu nguyện thẳm sâu với Chúa.
- Trong lúc cầu nguyện, tôi xin Chúa ban cho tôi có cơ hội để tham dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Missouri. Và Chúa đã đáp lời cầu nguyện của tôi. Trong lần ấy, tôi xin Mẹ Maria cho tôi được dịp đi học thêm để sau này có khả năng giúp cho những người khác.
- Khi mới qua đây, chính phủ trợ cấp cho tôi trong vòng 8 tháng. Mỗi tháng họ cho tôi 300 USD để thuê phòng, và 150 USD tiền food stamps (tức là phiếu thực phẩm) để ăn uống. Nhưng đời sống đâu phải chỉ có tiền thuê phòng và tiền ăn? Còn có cả hàng trăm chi phí khác mà nếu tôi không đi làm, không có trợ cấp đi học toàn thời gian thì làm sao có tiền để trả cho các chi phí ấy?
- Thế rồi, vì nhu cầu cấp bách, tôi phải cố gắng để mua xe và tập lái xe để có thể học nghề uốn tóc. Sau khi học xong, tôi lại cầu nguyện để Chúa và Mẹ Maria giúp cho tôi thi đậu bằng Thẩm Mỹ. Tôi thầm thĩ xin bàn tay Mẹ Maria chỉ dẫn từng bước cho tôi. Xin Mẹ Maria làm giám khảo, làm bài thi cho tôi, và giúp tôi thi thực hành . Và lời cầu nguyện của tôi đã được Mẹ nhậm lời vì tôi chỉ cần thi có một lần là đậu ngay.
- Khi đã có bằng làm tóc, tôi bèn viết thư xin cô giáo dạy nghề cho tôi là cô Trang cho tôi làm việc tại viện Thẩm Mỹ của cô ấy. Tôi thưa với Mẹ Maria rằng:
"Thưa Mẹ, con muốn có việc làm, con vốn là người rừng rú, không thích nghi với đời sống văn minh hiện đại, con xin Mẹ giúp cho con có việc làm để con được sống còn."
Thế rồi cô Trang nhận tôi làm việc cho Viện Thẩm Mỹ của cô. Tôi còn phải đi học đến 15 tín-chỉ (units) vì phải học toàn thời gian thì mới có trợ cấp của trường học. Trong tiệm, ai thấy tôi ôm đồm công việc và đi học thì họ cười nhạo tôi, nhưng tôi không nản chí. Tôi nghĩ rằng mình đã uổng phí 17 năm trời ở trại tị nạn thì bây giờ phải cố gắng để bắt kịp thời gian.
- Giờ đây, mọi sự vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tôi tin rằng Chúa luôn ở bên cạnh tôi. Tôi nghiệm ra rằng khi gặp trở ngại, nếu tôi luôn quỳ xin ơn Chúa, thì mọi việc đều suông sẻ và tốt đẹp. Nếu có những trở ngại thì Ý Chúa cũng cho tôi thấy.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn ngạc nhiên khi thấy cuộc sống mình được Chúa hướng dẫn và phù hộ để vượt qua mọi trở ngại và thử thách.
Ơn lành trước tiên là tôi thi đậu bằng tóc, rồi có việc làm ở một viện Thẩm Mỹ lớn, được đi học toàn thời gian trong khi trình độ học của mình không có căn bản. Tôi tạ ơn Chúa từng ngày, từng giờ. Xin Chúa chúc phúc cho những ân nhân đã cứu giúp con! Amen."
Kim Hà, 27/3/2008
Cn858: Gặp Khó Khăn Khi Hội Nhập Vào Đời Sống Mỹ Quốc
|
|
LNĐ: Trong bài cảm nghiệm 857, cô Bích Thủy đã chia sẻ về cuộc sống của cô và đồng bào tị nạn Việt Nam trong thời gian 17 năm sống lây lất ở Phi Luật Tân. Trong bài này, cô Thủy kể về cuộc vượt biên và những khó khăn ở đất Mỹ. Cô làm chứng về những ơn lành mà Chúa ban cho cô cách riêng. |
|
Đọc
|
|
Ngày 5 tháng 9 năm 2007,
Kính thưa chị Kim Hà, www.memaria.org,
Chúng em là một nhóm nhỏ Giáo Lý Viên ở Fort Worth Texas, cùng nhau đóng góp cho trang web hatcai.net để giúp cho các Giáo Lý Viên có thêm tài liệu giảng dạy các em.
Dụa theo chủ đề giáo lý của Hội Đồng Giám Mục năm nay là "Gặp Gỡ Đức KiTô Hằng Sống", chúng em chọn cho mình chủ đề của Hạt Cải năm nay là "Thánh Lễ Misa - Cuộc gặp gỡ Đức KiTô”. Bài vở năm nay sẽ xoay quanh chủ đề này.
Em nhận thấy trên website của chị có bài chuyển ngữ của chị Thuận Hà về "Sự Kỳ Diệu của Thánh Lễ" và còn nhiều bài khác nữa rất hay... Nếu được, xin chị cho phép chúng em được trích đăng trên website của chúng em những nội dụng thích hợp với chủ đề năm nay của chúng em.
Rất mong chị cho phép để cùng nhau làm cho "Danh Cha Cả Sáng". Chúng em chân thành biết ơn và xin Chúa chúc lành cho quý anh chị trong Ban Biên Tập Giờ Của Mẹ.
Trân trọng,
Clara Nguyễn Diễm Trang
Đọc thêm: • Sự Kỳ Diệu Của Thánh Lễ Misa, Lm O’Sullivan
M3: Sự Kỳ Diệu Của Thánh Lễ Misa
|
|
Chúng em là một nhóm nhỏ Giáo Lý Viên ở Fort Worth Texas, cùng nhau đóng góp cho trang web hatcai.net để giúp cho các Giáo Lý Viên có thêm tài liệu giảng dạy các em. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Cô Nguyễn Thị Bích Thủy đến California vào cuối năm 2005, sau khi đã sống trong trại tị nạn ở Phi Luật Tân suốt 17 năm trường.
Sau khi được đọc tác phẩm "Những Chặng Đường Gian Khổ" do Nhà Xuất Bản Giờ Của Mẹ ấn hành, cô Thủy đã gọi đến chúng tôi và muốn được chia sẻ cảm nghiệm của mình để cảm tạ Chúa và Đức Mẹ Maria vì hồng ân lớn lao mà cô được nhận lãnh.
Cô tâm sự rằng: trước đây, vì sinh trưởng trong một gia đình đông con mà cha là quân nhân, mẹ là thợ may, có 9 người con, cô lại là con gái lớn nhất, nên cô không được học cao. Vậy mà giờ đây, nhờ ơn Chúa giúp, cô đã có bằng Thẩm Mỹ (làm tóc), đang đi làm và đồng thời học đại học toàn thời gian. Ngoài ra, cô còn sinh hoạt trong phong trào Đồng Hành.
Sau đây là lời của cô Thủy:
"Kể từ năm 1985 trở đi, tôi cố gắng đi vượt biên nhiều lần nhưng không thành công. Cuối cùng, sau bao nhiêu gian khổ, tôi mới đến Phi Luật Tân vào năm 1989. Trong lúc ấy, người ta bắt đầu ép người tị nạn Việt Nam phải trở về quê nhà. Người ta cho rẳng người Việt Nam đi tị nạn vì lý do kinh tế chứ không phải là tị nạn chính trị.
Có nhiều người tị nạn Việt Nam phản đối chính sách Cưỡng Bách Hồi Hương bằng cách tự tử. Có những người khi được phỏng vấn thì bị rớt cuộc thanh lọc. Một số bị gửi trả về Việt Nam. Một số khác thì chọn ở lại trại Palawan thay vì trở về Việt Nam.
Tôi chọn ở lại Phi Luật Tân trong sự chờ đợi vô vọng. Suốt 17 năm dài dằng dặc, cùng với trên 10 ngàn người không may mắn, tôi tích cực sinh hoạt trong các nhóm ca đoàn, Legio Maria, thăm các trẻ mồ côi, tham gia các sinh hoạt xã hội nên có thể sống còn trong thời gian dài ấy… Tôi làm nghề cắt tóc và uốn tóc, hay đi bán đồ kỷ niệm để sinh sống.
Kết quả định cư là nhờ sự tranh đấu của các hội đoàn người Việt Nam ở Hải Ngoại:
Lúc đó, có rất nhiều hội đoàn người Việt Nam trên thế giới, nhất là tại Mỹ, đã tranh đấu tích cực cho chúng tôi là những người tị nạn Việt Nam kém may mắn. Nhờ sự tranh đấu kiên trì ấy mà chính quyền các nước đã chấp nhận cho người tị nạn chúng tôi được cư ngụ tại quốc gia của họ. Lúc ấy người ta gọi chúng tôi là những người không tổ quốc.
Cuối năm 2005, nhờ sự can thiệp của các hội đoàn người Việt Nam ở các nước mà có 1600 người Việt Nam được đến định cư ở Hoa Kỳ. Còn khoảng mấy trăm người tị nạn Việt Nam khác vì đã lập gia đình với người dân Phi nên họ phải ở lại Phi Luật Tân. Sắp sửa có những đợt người Việt Nam tị nạn được định cư ở Canada và Na Uy vào năm 2008.
Những cái chết đau đớn của người tị nạn:
Trong thời gian dài ở tại trại Palawan, Phi Luật Tân, tôi đã chứng kiến nhiều biến cố vui buồn và những cái chết tức tưởi của đồng bào. Người ta chết vì tự tử, tự thiêu để phản đối chính sách cuỡng bách hồi hương. Người ta chết vì tuyệt vọng, vì mắc bịnh tâm thần. Sau đây là một vài trường hợp điển hình :
- Một họa sĩ luôn chụp hình và vẽ tranh cho nhà thờ. Khi rảnh rỗi, ông ta vẽ những hình rất sống động về Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Ông buồn đời nên thường uống rượu. Ông ở một mình trong cái chòi tranh trên bờ biển. Rồi ông chết trong buồn thảm, trước ngày một số người tị nạn được định cư tại Hoa Kỳ.
- Một thanh niên trong lúc biểu tình chống lệnh cưỡng bách hồi hương thì bị bịnh. Anh ta được gửi đến điều trị tại một bịnh viện do lính Phi Luật Tân coi sóc. Người ta truyền nước biển cho anh nhưng khi nước biển hết mà họ không tháo kim chích ra và anh ta đã chết.
Những kỷ niệm khó quên trong thời gian tị nạn ở Phi Luật Tân:
- Nấu bánh chưng: Khi Tết đến thì chúng tôi xúm nhau lại thức khuya để gói và nấu bánh chưng. Dù ở góc trời nào, chúng tôi cũng nhớ đến những món ăn truyền thống của quê hương.
- Thay phiên nhau biểu tỉnh chống cưỡng bách hồi hương: Dù trời nắng chang chang, dù trời mưa tầm tã, dù sương gió lạnh buốt, chúng tôi vẫn thay nhau ngồi biểu tình suốt ngày đêm. Chúng tôi tuyệt thực để phản đối chính sách bắt ép người tị nhạn trở về Việt Nam.
- Chúng tôi rất hân hoan, vui sướng mỗi khi có những phái đoàn từ các nước tự do đến thăm viếng và tìm hiểu. Lòng hân hoan, cảm động vì biểt rằng đồng bào của mình luôn thương yêu và hướng về người tị nạn, đến với mình với tấm lòng tha thiết.
- Gặp gỡ trong thương yêu: Có một lần, ca nhạc sĩ Việt Dũng (California) và phái đoàn đã đến thăm chúng tôi để tìm hiểu đời sống của người tị nạn trong trại ở Phi Luật Tân. Lúc ấy, trại của chúng tôi nằm ngay ở bờ biển mà chung quanh chỉ toàn là biển. Mọi người trong trại hẹn nhau là vào ban đêm, khi nước thủy triều rút xuống thì đồng bào trong trại sẽ lén lút cùng đi bộ ra một cái mô trên đất biển để gặp gỡ và trạo đổi tâm tinh với phái đoàn đến thăm viếng. Khoảng cách từ trại đến điểm hẹn là khoảng 2 dặm Anh. Phút gặp gỡ cảm động đến nỗi chúng tôi đều khóc lóc.
- Trong thời kỳ bị cưỡng bách hồi hương, người ta đóng dấu vào tay của hơn 80 người để trở về Việt Nam. May nhờ có Giáo Hội Phi Luật Tân can thiệp và đấu tranh nên số người ấy không bị trả về Việt Nam. Lần ấy, người tị nạn rất hoảng sợ. Có nhiều người phải trốn ra nhà của thường dân Phi Luật Tân để trốn tránh sự bắt bớ của những người lính Phi.
- Một kỷ niệm đáng nhớ: Năm 1995, có đại hội giới trẻ diễn ra ở Phi Luật Tân. Thời ấy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến nói chuyện với đại hội. Trong trại chúng tôi có 65 người được một vị linh mục Việt Nam chọn để đi dự (chui) đại hội giới trẻ. Vị linh mục Việt Nam và một nữ tu người Phi Luật Tân dàn xếp khéo léo để có hai tài xế đến đón 65 người trẻ tị nạn lên tàu thủy để đi dự đại hội.
Tôi nhớ đêm ấy trăng tròn vành vạnh và đẹp vô cùng, đoàn chúng tôi lặng lẽ xé lẻ để trốn trong các bụi cây rồi chờ được xe đến đưa lên tầu thủy. Cuộc hành trình được dàn dựng trong khoảng thời gian từ 12 giờ khuya đến 4 giờ sáng. Rủi thay, không ngờ, vào lúc 5 giờ sáng thì một vị tướng của Phi Luật Tân ra lệnh bắt chúng tôi rồi tống giam vào một nhà giam có tên là Monkey’s House, tức là chuồng khỉ. Ở đó, mọi người đều khốn khổ. Sau đó, vị linh mục Việt Nam và vị nữ tu người Phi bị cảnh cáo nặng nề.
Cảm tạ Chúa về những hồng ân của Ngài :
+ Suốt thời gian chờ đợi lâu dài ấy, đức tin tôi được củng cố cách mạnh mẽ vì tôi đã tham gia các nhóm sinh hoạt để học hỏi Lời Chúa và học gương sống đạo can trường của các vị thánh. Hằng ngày, tôi luôn quỳ xuống mà cầu nguyện để xin Chúa và Đức Mẹ Maria cứu giúp cho chúng tôi sớm được đi định cư.
+ Cho dù sống trong gian khổ, nhưng đức tin chúng tôi luôn sống động và phát triển. Chúng tôi cảm nhận ra hồng ân của Chúa trong từng việc lớn nhỏ. Chúng tôi học hỏi gương sống đạo từ các linh mục, từ đời sống của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, từ tác phẩm Đường Hy Vọng và Con Đường Hy Vọng của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
+ Tôi luôn tri ân các linh mục và tu sĩ nam nữ Công Giáo người Việt Nam và ngoại quốc, điển hình là LM Nguyễn Trọng Tước và Lm Crawford , dòng Vinh Sơn. Các ngài là hình ảnh đẹp đẽ của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế. Xin Chúa chúc lành cho các ngài!
+ Tôi nghĩ rằng sự việc những người tị nạn Việt Nam kém may mắn như chúng tôi mà đến được Mỹ là cả một nhiệm mầu lớn lao mà Chúa đoái thương ban cho. Chúng tôi vững tin vào Lòng Thương Xót Chúa và tình yêu vô vụ lợi của đồng bào Việt Nam tại Hải Ngoại. Trong thời gian ở trại, chúng tôi đọc tác phẩm "Lạy Chúa, Tại Sao Ngài Im Lặng " và thắc mắc hỏi Chúa câu ấy. Sau khi được đến Mỹ thì chúng tôi thấy Ngài qủa thật đã không im lặng.
Giờ đây, khi đến được Đất Hứa là Mỹ Quốc, tôi thấy cuộc chiến đấu còn gay go hơn thời gian chờ đợi ở trại tị nạn đến cả trăm ngàn lần. Vì đó là cuộc chiến của vật chất, của sa mạc cao cấp, có nhiều cảm dỗ và quyến rũ.
"Lạy Chúa, con xin muôn đời cảm tạ Chúa vì hồng ân được đến Đất Hứa. Con xin Chúa trả công bội hậu cho những ân nhân của chúng con, những người hằng tranh đấu cho nhân phẩm và tự do của nhân loại. Amen. "
Kim Hà, 26/3/2008
CN857: Người Tị Nạn Vn Ở Phi Luật Tân 17 Năm
|
|
LNĐ: Cô Nguyễn Thị Bích Thủy đến California vào cuối năm 2005, sau khi đã sống trong trại tị nạn ở Phi Luật Tân suốt 17 năm trường. |
|
Đọc
|
|
Thư thứ hai, bgày 25/8/07
Kính Chị Kim Hà,
Em rất hân hạnh được chị mời em làm chứng cho Chúa nhưng em ngại nói trước nhà thờ vì em run quá và chưa thưa chuyện này cùng cha Luân. (LM Nguyễn Trường Luân, DCCT tại vùng Long Beach, California). Bây giờ em xin phép được nói cùng chị.
Em bị đau ở phần bụng bên trái 5 năm rồi. Em đi bác sĩ rất nhiều lần, uống rất nhiều thuốc mà vẫn đau, không đau nhiều nhưng đau ít ít, liên tục hàng ngày. Bác sĩ cho đi soi ruột, soi bao tử, CT scan, thử máu... Cuối cùng, họ tìm ra bên trái có một vòng đen chừng 5 cm. Họ khuyên em nên mổ vì không biết bướu lành hay dữ. Em sợ quá, khóc với Chúa và Mẹ, rồi em lên xin cha Luân cầu nguyện cho em.
Khi lên đến nhà Dòng gặp cha, cha nhìn em và nói hãy đi vào xin với Đức Mẹ Maria trong nhà thờ. Lúc đó, em hơi giận vì cha đã không giơ tay cầu nguyện cho em, nhưng em vẫn nghe lời cha và vào trước bàn thờ Đức Mẹ Maria để cầu nguyện. Hai tuần sau, trong khi chờ làm giấy tờ vào nhà thương để mổ, em lại đến gặp cha Luân. Lần này em sợ nên không nói với cha trực tiếp mà em chỉ muốn đến để xin lễ và khấn Đức Mẹ Maria, nhưng may quá, em đến nhà Dòng đúng vào lúc cha đang đặt tay xin ơn chữa lành, em chạy lên không kịp cầu nguyện vì chỉ còn có 4 người đứng xếp hàng đó là hết. Lúc ấy cha nói:
"Có ai đang đau bao tử, đau bụng thì hãy dâng lên Chúa!"
Lúc đó, em là người cuối cùng mà cha đặt tay cầu nguyện, và em ngã xuống trước bàn thờ.
Sau đó, em về nhà và chờ ngày đi mổ trong hoang mang và sợ hãi. Cuối cùng chuyện đã đến, em phó dâng lên Chúa và chuẩn bị để chết trong tay Chúa. Bác sĩ hỏi lại lần chót là có muốn mổ hay không? Em quyết định mổ vì hai bác sĩ đều khuyên làm như thế, và hồ sơ dầy đặc các mẫu thử nghiệm nhìn mà thấy hãi hùng. Em đi mổ và nằm trong phòng hồi sức 3-4 tiếng, bác sĩ nói với gia đình em rằng:
"Tôi mổ và coi cẩn thận nhưng không thấy bướu gì hết. Mọi sự đều rất tốt và tôi đã may vết mổ lại.”
Ngày hôm sau, em tỉnh lại thì bác sĩ cũng nói với em như vậy. Một năm sau, khi siêu âm lại, rồi lại siêu âm lại…không thấy gì và hết đau luôn cho tới bây giờ. Bác sĩ cũng không biết giải thich thế nào.
Thưa chị, đó là ơn lành Chúa ban cho em. Nếu chỉ muốn thì em sẵn sàng chia sẻ với mọi người về cảm nghiệm của em. Cám ơn chị. Em xin lấy tên em là Maria.
Maria T.
Thư thứ nhất, ngày 24/8/2007:
“Kính Chị Kim Hà,
Chúng em xin cám ơn chị thật nhiều. Xin Chúa và Mẹ Maria trả công bội hậu đến chị và gia đình chị. Chị đã cho em lời cầu nguyện quí hơn cả bạc vàng. Đọc những bài viết của chị, mỗi ngày lòng em thêm đức tin và lòng kính mến Chúa rất mạnh mẽ.
Cảm ơn website MeMaria.org. Em biết Chúa đánh em ngã để rồi sẽ kéo em lên với Ngài một cách mãnh liệt hơn. Em tin rằng Chúa và Mẹ Maria sẽ chữa lành cho chồng em, và em tin sẽ có ngày em lại viết thư đến chị để báo tin vui và cùng ca tụng Chúa. Em sẽ làm chứng nhân cho Chúa.
Ba năm trước, em bị bướu trong bụng và em cầu xin Chúa, Mẹ Maria và xin cha Luân cầu nguyện. Và sau khi mổ, bác sĩ nói không thấy bướu gì trong bụng cả. Một năm sau, em đi siêu âm lại cũng không thấy, và khỏi luôn, mặc dù trước khi mổ, em đi hai bác sĩ, ai cũng nói là có bướu 5cm, và em đi siêu âm trước khi mổ 1 ngày để quyết định mổ hay không. Bác sĩ đã cho em coi trên TV một cái vòng tròn đen. Bác sĩ in ra hình và bỏ trong hồ sơ. Bác sĩ không biết giải thích thế nào. Tạ ơn Chúa, em biết đó là Thiên Chúa ban ơn cho em!”
Maria T.
San Jose, California, Hoa Kỳ
M2: Chúa Chữa Lành Cho Tôi
|
|
Em rất hân hạnh được chị mời em làm chứng cho Chúa nhưng em ngại nói trước nhà thờ vì em run quá và chưa thưa chuyện này cùng cha Luân. (LM Nguyễn Trường Luân, DCCT tại vùng Long Beach, California). |
|
Đọc
|
|
"…Những lúc buồn phiền, tôi thường nói :
"Lạy Chúa, làm sao Chúa truyền cho con làm công việc dường như không thể làm được thế này? Đã đành con là nữ giới, nhưng chớ gì ít ra con cũng được rảnh tay một chút! Đàng này con bị trói buộc mọi bề; không tiền, không phương tiện, cũng chẳng có được giấy phép hay bất cứ thuận lợi nào khác, vậy con làm gì được, lạy Chúa? "
Một hôm, đang cơn túng quẫn, không biết rồi sẽ ra sao và bây giờ lấy gì trả công mấy người thợ, thì Thánh Giuse, Người thật là Cha và Đấng Bảo Trợ tôi đã hiện ra với tôi và cho tôi hiểu rằng sẽ không thiếu tiền, cứ giao ước với thợ mọi công việc phải làm. Tôi đã vâng lời Cha Thánh mà không có một đồng xu trong túi. Thế rồi, bằng nhiều cách, Chúa đã cho chúng tôi có đủ phương tiện, và những ai nghe biết cũng phải ngạc nhiên. Căn nhà đã mua xem ra quá nhỏ, không đủ làm thành tu viện nhỏ, để làm nhà nguyện; nhưng không có tiền và không biết tính thế nào.
Vậy một hôm, sau khi rước lễ, Chúa nói với tôi:
"Cha đã bảo con cứ khởi sự công việc như khả năng cho phép."
Rồi Người than thêm một câu :
"Ôi sự tham lam của loài người! Vậy ra con sợ thiếu cả đất cho con ư? Biết bao lần Ta đã ngủ đêm ngoài trời, vì Ta không có chỗ tựa đầu!"
Những lời này làm cho tôi hoảng sợ, nhưng tôi thấy Người có lý. Vì thế tôi đi thăm căn nhà nhỏ đã mua, tôi đo đạc lại thì thấy có thể đủ biến thành tu viện được, dù rất nhỏ. Bấy giờ tôi không còn nghĩ đến chuyện mua thêm căn nhà khác nữa, chỉ lo sắp đặt lại căn nhà này, không cầu kỳ gì cả, chỉ cần đủ ở và không hại sức khỏe, là điều kiện căn bản mà dù ở đâu cũng phải có.
Vào ngày lễ Thánh Clara, khi tôi lên rước lễ, thánh nữ đã hiện ra với tôi trong vẻ đẹp lộng lẫy và bảo tôi hãy gắng hết sức theo đuổi công việc tôi đã bắt đầu và ngài sẽ giúp tôi. Tôi hết lòng yêu mến thánh nữ. Lời hứa cùa thánh nữ đã trở thành sự thật, vì một tu viện thuộc Dòng của Ngài ở gần tu viện chúng tôi, thường xuyên trợ cấp cho chúng tôi. Còn điều quan trọng hơn nữa là lần lần, ngài đã hoàn thiện hóa ước muốn của tôi, nghĩa là trong tu viện của thánh nữ sự khó nghèo thế nào thì trong nhà chúng tôi cũng giữ được như vậy. Thật không dễ cho tôi quyết định dứt khoát và điều khoản căn bản này và còn xin được Đức Thánh Cha phê chuẩn nữa. Điều này dĩ nhiên là thiết yếu để chúng tôi không bao giờ dám lỗi phạm, và dám có tài sản sinh lợi tức. Và chắc là nhờ lời cầu của vị thánh này mà Chúa còn ban cho chúng tôi nhiều ơn hơn nữa: chúng tôi chẳng xin gì cùng ai cả, mà Chúa đã cung cấp cho chúng tôi đầy đủ những gì cần thiết. Chúc tụng Người về mọi sự!
Cũng trong thời kỳ này, vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, trong khi dự lễ tại nguyện đường một tu viện Dòng Thánh Đa Minh, tôi nghĩ đến bao tội lỗi tôi đã xưng trước đây trong căn nhà nguyện này, và nhiều uẩn khúc trong quá khứ buồn thảm của tôi. Bỗng nhiên, tôi xuất thần gần như bất tỉnh.
Tôi ngồi xuống và dường như không còn thấy vị chủ tế dâng Mình Thánh, cũng không thể theo Thánh Lễ được nữa. Điều này sau đó đã gây cho tôi đôi chút ái ngại. Trong khi xuất thần, tôi thấy tôi được mặc một áo trắng tuyệt vời chói lọi. Thoạt đầu, tôi không thấy ai mặc áo ấy cho tôi, nhưng sau tôi thấy Đức Mẹ ở bên phải tôi và Cha Thánh Giuse ở bên trái. Chính hai Đấng đã mặc áo này cho tôi. Chúa cho tôi hiểu là bây giờ tôi đã được sạch những tội lỗi ấy.
Vừa khi mặc áo như thế và được tràn ngập niềm vui Thiên Đàng và vinh quang, thì tôi thấy dường như Đức Mẹ cầm lấy tay tôi và bảo rằng việc tôi tôn sùng Thánh Cả Giuse làm cho Người hài lòng lắm. Người còn bảo đảm với tôi rằng tất cả những gì tôi đang cố gắng thực hiện cho tu viện, sẽ được thành tựu, rồi Chúa, Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse sẽ được phụng sự ở đó rất trung tín, nhiệt thành. Tôi không phải sợ lòng nhiệt thành này phai nhạt bao giờ. Dầu việc thay đổi thẩm quyền để vâng phục là điều tôi không ưng ý, nhưng vì Đức Mẹ và Thánh Giuse sẽ bảo trợ chúng tôi và Con các Ngài cũng đã hứa ở với chúng tôi luôn mãi.
Như một bảo chứng của lời hứa, Đức Mẹ ban cho tôi báu vật này: tôi thấy dường như Đức Mẹ choàng vào cổ tôi một kiềng bằng vàng rất đẹp có treo một Thánh Giá ngọc. Vàng và ngọc này quí và đẹp tuyệt vời, trổi vượt các thứ vàng ngọc ở thế gian, không có gì để so sánh được. Người ta cũng không thể tưởng tượng ra được vẻ đẹp của nó. Về chiếc áo, trí khôn cũng không thể hiểu áo ấy làm bằng gì. Cũng không thể tưởng tượng được màu trắng của nó huy hoàng như thế nào. Nếu đem so sánh, thì mọi sự trên mặt đất chỉ như vết mồ hóng.
Vẻ đẹp tôi thấy nơi Đức Mẹ thật là tuyệt diệu. Tôi không thể phân biệt được các nét chi tiết nơi Người. Tôi chỉ thấy dung nhan Người quá yêu kiều, diễm lệ. Áo người mặc lộng lẫy, trắng tinh, sáng rực nhưng không làm chói mắt mà hoàn toàn mát dịu. Về Thánh Cả Giuse, tôi không được thấy rõ rệt như vậy, chỉ thấy Ngài đứng đó. Đây là một thị kiến giống như những thị kiến tôi đã nói, lĩnh hội được không qua giác quan. Tôi thấy Đức Mẹ dường như rất trẻ. Hai Đấng ở với tôi như vậy trong ít phút. Tôi cảm thấy đầy tràn vinh quang với một niềm hoan lạc vô biên.
Tôi tưởng chưa bao giờ đã được hưởng hồng ân lớn lao như vậy và tôi ước ao không bao giờ đánh mất niềm hạnh phúc ấy nữa. Sau đó, dường như tôi thấy các Ngài lên Trời giữa muôn vàn thiên thần. Tôi ở lại một mình, bất động, tràn ngập an ùi, phấn khởi, trầm mặc cầu nguyện và say sưa yêu mến. Tôi cứ ở tại chỗ hồi lâu, không cử động, không nói năng gì được. Tôi như không còn ở trong tôi nữa. Lúc ấy, tôi cảm thấy khát vọng lớn lao được hy sinh cho Thiên Chúa và những cảm giác giống như vậy. Mọi sự xẩy đến cho tôi theo một cách mà tôi không thể nghi ngờ cảnh tượng vừa diễn ra không phải bởi Chúa. Thị kiến để lại cho tôi tràn đầy an ủi… "
(Trích từ "Thánh Têrêsa Avila, Tiểu Sử Và Tự Thuật", chương 33, trang 298-300.)
Kim Hà, 25/3/2008
Cn856: Ơn Thánh Giuse Qua Cảm Nghiệm Của Thánh Têrêsa Avila
|
|
"…Những lúc buồn phiền, tôi thường nói :
"Lạy Chúa, làm sao Chúa truyền cho con làm công việc dường như không thể làm được thế này? Đã đành con là nữ giới, nhưng chớ gì ít ra con cũng được rảnh tay một chút! Đàng này con bị trói buộc mọi bề; không tiền, không phương tiện, cũng chẳng có được giấy phép hay bất cứ thuận lợi nào khác, vậy con làm gì được, lạy Chúa? " |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Hôm nay, thứ Bảy Tuần Thánh, chúng tôi xin trích Lời của Chúa Giêsu nói với Nữ tu Josefa ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, 26/3/1921. Sau đó là lời của Đức Mẹ Maria nói với Nữ tu Josefa trong ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, 31/3/1923, trích từ tác phẩm Tiếng Gọi Tình Yêu, bản dịch của Lm Phêrô Tri.
1. Lời của Chúa Giêsu nói với Nữ tu Josefa
"Sáng Thứ Bảy Tuần Thánh 26/3/1921, Josefa đang cầu nguyện, Chúa hiện đến với những thương tích sáng rực. Ngài lập đi, lập lại những lời mà dường như Ngài đã thốt ra cùng Thánh nữ Magarita Maria trước kia:
"Con có biết tại sao Cha ban cho con ơn sủng dồi dào như thế không? Đó là vì Cha muốn làm cho trái tim con nên như bàn thờ hằng cháy lửa tình yêu Cha. Vì thế, Cha muốn nó được trong sạch và không còn một điều gì có thể làm hoen ố nó được."
Josefa viết tiếp:
"Chúa biến đi, tôi xuống nhà nguyện để dự lễ. Sau khi chịu Bí Tích Cực Thánh, Chúa cho tôi hưởng ngay hạnh phúc Thiên Đàng. Tôi thấy trong tôi Ba Ngôi sắc phục trắng ngự trên ngai chói lòa, cả Ba Đấng đều giống nhau và đẹp tuyệt vời, cùng đỡ một cây thánh giá có quấn đầy gai, rồi cùng rắc hoa hồng trên đó, linh hồn tôi ngây ngất trong biển tình vô hạn. Đoạn tất cả biến đi. Sự hiện diện của Thiên Chúa bao trùm lấy tôi. Khi tôi vào trong Trái Tim Chúa Giêsu, tôi chìm đắm trong Ngài. Nhưng lần vừa rồi và một lần nữa, ngày 5/4/1921, khi rước lễ, tôi thấy dường như có đại lễ trong linh hồn tôi. Chúa Giêsu bước vào đền Thánh của Ngài.
Tôi không biết thuật lại làm sao nhưng trong tôi có quyết định tận hiến hoàn toàn cho Chúa, để Chúa làm nơi tôi điều Chúa muốn."
2. Đức Mẹ Maria hiện ra với Nữ Tu Josefa:
Trọn ngày Thứ Bảy Tuần Thánh 31/3/1923, Josefa không thể nào quên đi những hình ảnh tang thương ngày hôm qua (Thứ Sáu Tuần Thánh). Vào lúc 2 giờ rưỡi khuya đêm Phục Sinh, Đức Mẹ Maria hiện đến với vẻ đẹp huy hoàng có hào quang tỏa sáng. Mẹ nói:
"Con gái của Mẹ, con đừng lo buồn nữa, Bạn Thánh của con, Ngài đã sống lại vinh hiển vô cùng. Các thương tích của Ngài từ nay sẽ là nguồn mạch mọi ơn ích, và cũng sẽ là nơi nương náu cho các linh hồn. Con ơi! Con hãy chuẩn bị để tôn thờ các Thương Tích vinh hiển đó."
Josefa kể lại :
"Vừa dứt lời, Mẹ biến đi, lòng tôi se thắt lại trong nỗi buồn vô hạn, vì tôi muốn bay theo Mẹ để khỏi phải cô đơn nữa, những biết làm gì hơn!"
Kim Hà 22/3/2008 (Thứ Bảy Tuần Thánh)
CN855: Tưởng Niệm Thứ Bảy Tuần Thánh
|
|
LNĐ: Hôm nay, thứ Bảy Tuần Thánh, chúng tôi xin trích Lời của Chúa Giêsu nói với Nữ tu Josefa ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, 26/3/1921. Sau đó là lời của Đức Mẹ Maria nói với Nữ tu Josefa trong ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, 31/3/1923, trích từ tác phẩm Tiếng Gọi Tình Yêu, bản dịch của Lm Phêrô Tri. |
|
Đọc
|
|
“ Ngày 25 tháng 8 năm 2007
Cô Kim Hà ơi,
Con cám ơn cô đã cho con cơ hội được liên lac với Lm Phêrô Tuấn, dịch giả của bài "Bà Là Ai?". Thật ra, con mới liên lạc được với thư ký của Cha thôi. (Con gọi đại là thư ký chứ không biết là gì, con không hỏi tên hay chức vị của chị ấy). Theo như chị ấy nói Cha đã đồng ý cho con mượn, nhưng con thấy ái ngại và chỉ xin phép photo copy thôi.
Con muốn nói thêm một chút về chị ấy đó là chỉ là lần đầu nói chuyện với nhau qua điện thoại nhưng con thấy chị ấy thật nhẹ nhàng, lễ phép, ân cần như soeur vậy. Con cảm thấy ấm áp trong lòng vô cùng.
Bỗng nhiên, đầu óc con bắt đầu nghĩ đến những người mà 3 tuần nay con nói với họ về Đức Mẹ Medjugorje cũng đã có và có thêm tâm tình hiền hoà, vui vẻ ánh lên tình yêu thương. Riêng gia đình con cũng đang có được những tác động yêu thương của Đức Mẹ Medjugorje thật rõ ràng!
Và hơn hết cả đó là con nghĩ đến cô, cô Kim Hà ạ. Chẳng hề biết mặt nhau, chẳng hề có 1 "history" quen biết nhau, ... chỉ qua những bài có sự góp phần của cô trên mạng www.memaria.org, và qua vài cái mails thắc mắc vậy mà con đã cảm nhận được tình cảm Thiên Chúa và Mẹ Maria trong cô. Đặc biệt là bài "Mẹ Đẹp Tuyệt Trần", con đưa nó cho nhiều bà mẹ xem, họ thích lắm. Nó cũng như một bài "thuốc làm đẹp" của Chúa cho các bà mẹ muốn được "đẹp tuyệt trần."
Con đang nghe trong mình dâng lên niềm vui sướng và thích nghêu ngao lời ngợi khen Chúa. Giá mà con được biết trang web này sớm hơn thì hạnh phúc thêm được ngày nào tốt ngày ấy, phải không cô? Con chợt thấy tâm tình mình khá giống với tâm tình của Thánh Augustine đã thốt lên “Ôi, con yêu Chúa quá muộn màng!” (Late have I loved YOU). Nhưng song song, con lại thấy loài người thật may mắn làm sao bởi vì Thiên Chúa là Vua Kiên Nhẫn như một bài hát nào đó của các vị dòng Thánh Phanxicô đã viết “… Người không biết vội vàng và Người không biết muộn màng…”
Được như thế này con rất biết ơn những người đã cho con biết trang web www.memaria.org, và cô Kim Hà cùng quý ban biên tập. Hôm nay con có thêm một niềm vui đó là anh Hoàng Linh vừa mới “posted” thêm mấy số tiếp theo của bài "Bà Là Ai?". Cám ơn anh nhé.
Trang web của quý vị hẳn là rất được Thiên Chúa và Mẹ Maria chúc phúc. Nguyện xin mãi mãi được như vậy. Amen.
Thân ái,
Thu Thủy
Sàigòn, Việt Nam"
Thu Thủy
M1: Ôi, Con Yêu Chúa Quá Muộn Màng!
|
|
Con cám ơn cô đã cho con cơ hội được liên lac với Lm Phêrô Tuấn, dịch giả của bài "Bà Là Ai?". Thật ra, con mới liên lạc được với thư ký của Cha thôi. (Con gọi đại là thư ký chứ không biết là gì, con không hỏi tên hay chức vị của chị ấy). |
|
Đọc
|
|
Cảm Nghiệm Của Đọc Giả Và Thính Giả www.memaria.org
Lời Tòa Soạn:
Thưa quý vị, càng ngày chúng tôi càng nhận được nhiều thư của quý vị. Sau khi đã thảo lụận trong Ban Quản Trị, chúng tôi xin được gửi đến quý vị những cảm tưởng của quý vị đọc giả viết cho ban Biên Tập Radio Giờ Của Mẹ và www.memaria.org. để chúng ta cùng vinh danh Chúa và Mẹ Maria, và động viên tinh thần nhau.
Để giúp chúng tôi khói đánh máy lại, xin quý vị vui lòng đánh máy font Unicode.
Khi quý vị gửi thư đến thì chúng tôi sẽ được toàn quyền đăng, sửa lại và nếu có những điểu gì riêng tư hay có thể đụng chạm tới những người khác, hay cộng đồng thì chúng tôi xin được quyền cắt bớt. Như vậy, chúng tôi sẽ không phải viết thư qua lại để xin phép quý vị nữa.
Kim Hà
Góc Của Bạn (Mục Lục)
|
|
Thưa quý vị, càng ngày chúng tôi càng nhận được nhiều thư của quý vị. Sau khi đã thảo lụận trong Ban Quản Trị |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Chúng tôi vừa nhận thư email của LM Nguyễn Văn Thái từ miền Bắc Việt Nam. Ngài viết như sau:
"Đêm hôm qua, thứ Năm Tuần Thánh, trong Giờ Chầu, em đọc bài suy niệm Chúa nói với nữ tu Josefa mà chị trích ra. Có nhiều người cảm động. Em cám ơn chị!"
Có một số linh mục khác cũng thường vào www.memaria.org để đọc và hiệp thông với mục vụ truyền thông của nhóm thực hiện chương trinh, điển hình như LM Nguyễn Văn Đính, miền Bắc Việt Nam.
Vì thế, hôm nay, thứ Sáu Tuần Thánh, chúng tôi xin trích thêm Lời của Chúa Giêsu nói với Nữ tu Josefa trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (ngày 30/3/1923), trích từ tác phẩm Tiếng Gọi Tình Yêu, bản dịch của Lm Phêrô Tri.
"Josefa, kẻ thù sắp đến bắt Cha vác một cây Thập Giá nặng lắm. Con ơi, nặng lắm!"
"…Được, con hãy nhận lấy nó để tình con làm cho gánh nặng của Cha được nhẹ đi đôi chút. Cha sẽ cho con thấu rõ những nỗi đau đớn của Cha. Con hãy theo Cha trên con đường chông gai đó. Con hãy theo sát bên Cha để gánh bớt giùm Cha bao nỗi khổ đau…
…Giờ đóng đinh đã rất gần, Cha cho con rõ khi nó điểm…
Josefa! Đây là giây phút mà các tên lý hình sắp đóng đinh Cha vào Thánh Giá. Con hãy đặt tay chân con dưới Tay Chân Cha để con kết hiệp mật thiết vào sự đau đớn của Cha, để tứ chi con run rẩy, nhức nhối như Tứ Chi Cha, để thánh giá của con giống Thánh Giá của Cha. "
"Đây là giờ cứu chuộc thế gian, chúng sắp dựng Cha lên khỏi mặt đất để cho đoàn người hung bạo chế nhạo và cũng để cho các linh hồn chiêm ngưỡng. Chỉ trong khoảnh khắc, Cha sẽ bị đóng chặt vào thánh giá và dựng lên. Thế gian đã tìm được bình an rồi.
Thập Giá, dụng cụ hành quyết tội nhân, hôm nay đã trở thành nguồn sáng cho nhân loại, trở nên thần tượng được sùng kính, tôn thờ bậc nhất. Các kẻ tội lỗi được múc lấy ơn tha thứ và sự sống nơi các Thương Tích Cha. Máu Cha sẽ rửa sạch những bợn nhơ của chúng. Còn các linh hồn trong trắng sẽ được giải khát, và mồi nhóm lửa tình thương bác ái nơi các Thương Tích của Cha. Chúng sẽ trú ẩn ở đó muôn đời. Nhân loại sẽ tìm thấy Đấng Cứu Thế. Các linh hồn tuyển chọn sẽ được mẫu gương để noi theo.
Và con, Josefa, đôi cánh tay này dùng để nâng đỡ con, đôi chân này dùng để theo sát bên con và chẳng bao giờ bỏ con bơ vơ một mình. Tất cả những gì con đã thấy, con hãy viết ra…"
(Xin quý vị nghe những lời này trong Audio Tiếng Gọi Tình Yêu, số 31, nơi trang nhà www.memaria.org)
Kim Hà 21/3/08 (Thứ Sáu Tuần Thánh)
CN854: Tưởng Niệm Thứ Sáu Tuần Thánh
|
|
LNĐ: Hôm nay, thứ Bảy Tuần Thánh, chúng tôi xin trích Lời của Chúa Giêsu nói với Nữ tu Josefa ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, 26/3/1921. Sau đó là lời của Đức Mẹ Maria nói với Nữ tu Josefa trong ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, 31/3/1923, trích từ tác phẩm Tiếng Gọi Tình Yêu, bản dịch của Lm Phêrô Tri. |
|
Đọc
|
|
Á thánh Hêminh, một vị Giám Mục thánh thiện, bao giờ cũng mở đầu giảng thuyết bằng những lời ca tụng Đức Mẹ Maria. Một lần kia, Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Brigitta như đã thuật trong cuốn Mặc khải lục của thánh nữ rằng:
”Con hãy nói với vị Giám Mục có thói quen ca tụng Mẹ mỗi khi bắt đầu giảng thuyết ấy rằng: Mẹ sẽ cư xử với ngài như một bà Mẹ, ngài sẽ chết lành và chính Mẹ sẽ dâng tiến linh hồn ngài lên Chúa.”
Thật vậy, Đức Cha Hêminh đã qua đời như một vị thánh trong lúc đang cầu nguyện với sự bình an thiên quốc tràn ngập. Một cha Dòng Thánh Đa Minh bao giờ cũng chấm dứt bài giảng thuyết bằng những lời nói về Đức Mẹ Maria. Khi ngài hấp hối, Mẹ Đồng Trinh đã thân hiện đến bảo vệ ngài trước những đợt tấn công của hỏa ngục, an ủi ngài và đưa linh hồn phúc đức của ngài về thiên đàng.
Cha Tôma Kempi quả quyết rằng Mẹ Maria sẽ giao cho Chúa Giêsu những ai đã phổ biến những lời ca tụng Mẹ Maria:
”Con ơi, xin Con thương đến linh hồn tôi tớ Con đây, linh hồn đã yêu mến và tôn kính Mẹ.”
Thánh Anselmô cũng xác quyết về hạnh phúc của giáo dân như sau:
“Lòng Mẹ Maria đã là đường lối Chúa Giêsu đến cứu chuộc tội nhân, thì sao lời ca tụng Mẹ được nhắc đến trong lúc giảng thuyết lại không làm cho tội nhân qui hồi và hưởng ơn cứu rỗi được?”
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm1: Ca Tụng Mẹ Mà Được Ơn Chết Lành
|
|
Á thánh Hêminh, một vị Giám Mục thánh thiện, bao giờ cũng mở đầu giảng thuyết bằng những lời ca tụng Đức Mẹ Maria. |
|
Đọc
|
|
1. Mong muốn có được một bức hình Lòng Thương Xót Chúa:
Gần đây có một nữ đọc giả gửi email cho chúng tôi để hỏi cách chuộc các sách kinh về Lòng Thương Xót Chúa và một tấm hình Lòng Thương Xót Chúa. Tôi hướng dẫn cô ấy nên đến những nhà sách Công Giáo để chuộc. Nhưng rồi cô ấy gọi đến hai lần nữa và nói rằng cô không biết nơi nào có nhà sách Công Giáo để chuộc hình Chúa về nhà mà tôn kính.
Cảm động vì tấm lòng khao khát có hình ảnh của Lòng Thương Xót Chúa, chúng tôi đã hẹn gặp cô ấy và tặng cho cô tấm hình Lòng Thương Xót Chúa mà chúng tôi chuộc từ Medjugorje về.
Khi gặp gỡ, tôi nhận thấy cô ấy rất thành thật. Cô kể rằng trước đây, cô không sốt sắng việc đạo nhưng có lẽ nhờ ơn thánh Chúa nên cô trở nên gắn bó với Chúa hơn. Cô cho rằng nếu không có ơn thánh Chúa thì con người khó có thể trở lại với Chúa được.
Khi được hỏi tại sao cô lại được ơn trở lại sốt sắng thì cô ấy cho biết: trước đây, cô đã có dịp gặp gỡ Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và xin Ngài đặt tay cầu nguyện cho.
Sau đó vì được đọc các trang nhà Công Giáo, trong đó, đặc biệt là trang nhà www.memaria.org nên cô đã từ bỏ những gì không đẹp lòng Chúa và hết lòng yêu mến Ngài. Cô biết đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa nhờ nghe Audio Đọc Kinh Lòng Thương Xót Chúa trên www.memaria.org.
2. Say mê đọc và nghe qua trang www.MeMaria.org.
Ngày thứ Năm Tuần Thánh, 20/3/2008, một nữ đọc giả khác gọi cho chúng tôi từ tiểu bang Louisiana và tỏ ý muốn tìm chuộc tác phẩm: Sứ Điệp Từ Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Giêsu Lm Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss.
Chị ấy cho biết rằng chị đã biết www.memaria.org từ nhiều năm nay. Nhiều đêm trong tuần, chị thường say mê vào đọc các bài viết và bài suy niệm cũng như nghe các bài Audio của trang nhà này.
Trong lúc chia sẻ, chị cũng cho biết rằng gia đình chị là nạn nhân của trận bão lịch sử Katrina. Nhà của chị bị ngập lụt và trở nên hoang tàn sau trận bão ấy. Sau tháng 8 năm 2005, gia đình chị muốn bỏ nhà để đi lập nghiệp ở nơi khác vì sợ cảnh bão tố tái diễn trong tương lai, nhưng suy đi, tính lại, gia đình chị lại trở về căn nhà cũ. Dù được sửa sang lại những căn nhà vẫn có mùi mốc meo của nước lụt.
Chị cũng chia sẻ rằng vì khả năng về computer của chị bị giới hạn nên có nhiều lúc, chị không biết làm cách nào để tìm lại các bài đọc đã đăng nơi www.memaria.org. (Quý vị có thể email những thắc mắc cho Kim Hà hoặc webmaster để hỏi)
Cuối câu chuyện, chị xin Chúa chúc lành cho nhóm thực hiện chương trình để luôn là dụng cụ chữa lành của Chúa đến cho mọi người.
Lạy Chúa, chúng con xin cảm tạ Chúa vì Chúa đã sử dụng chúng con theo Thánh Ý Ngài. Amen.
Kim Hà 21/3/08 (Thứ Sáu Tuần Thánh)
Cn853: Khao Khát Đọc Và Nghe Lời Chúa
|
|
1. Mong muốn có được một bức hình Lòng Thương Xót Chúa:
Gần đây có một nữ đọc giả gửi email cho chúng tôi để hỏi cách chuộc các sách kinh về Lòng Thương Xót Chúa và một tấm hình Lòng Thương Xót Chúa. Tôi hướng dẫn cô ấy nên đến những nhà sách Công Giáo để chuộc |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Để tưởng niệm ngày thứ Năm Tuần Thánh, chúng tôi xin trích đoạn Lời Chúa Giêsu nói với nữ tu Josefa, từ ngày 17/3/1923 đến ngày 21/3/1923 trong tác phẩm Tiếng Gọi Tình Yêu, bản dịch của Lm Phêrô Tri.
“Con hãy nhìn xem Cha trong chốn lao tù, nơi đây gần trọn đêm nay Cha bị giam cầm, để rồi bọn quân dữ hùa nhau đến chế diễu, nhục mạ, nguyền rủa Cha. Chúng còn dùng gậy gộc đập túi bụi vào đầu, vào mình Cha.
Khi đã đập chán, chúng cũng chưa mở trói cho Cha, chúng bỏ Cha cô quạnh nơi tối tăm, ẩm ướt đó để làm chỗ ngồi, chúng tặng cho thân thể đầy thương tích của Cha một hòn đá buốt lạnh.
Josefa! Chúng ta hãy so sánh nhà tù đây với Nhà Tạm, và nhất là với lòng dạ kẻ rước Mình Thánh Cha. Trong ngục thất, Cha bị giam giữ chưa đầy một đêm, nhưng nơi Nhà Tạm Cha phải ở đó bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm. Trong lao tù, Cha bị hành hạ nhục mạ bởi quân dữ, Cha là kẻ thù của chúng. Còn nơi Nhà Tạm, biết bao nhiêu lần, Cha cũng phải gánh chịu các điều đó do những kẻ gọi Cha bằng Cha, nhưng chúng chẳng có một cử chỉ nào của kẻ làm con.
Trong ngục tù, Cha đau khổ vì lạnh, vì đói, vì khát, vì buồn ngủ, vì đau nhức, vì xấu hổ, vì quạnh hiu, vì bị chê bỏ. Nhưng nơi vô số Nhà Tạm mà Cha thấy suốt chuỗi thời gian vô tận, thì lại thiếu hẳn tình yêu nơi bao nhiêu trái tim cóng lạnh. Thân thể rách nát của Cha phải vô cùng xót xa, chẳng khác nào tảng đá giá buốt trong nhà tù.
Nơi Nhà Tạm, đã biết bao nhiêu ngày, bao nhiêu đêm trôi qua, Cha hết sức ước ao đợi chờ linh hồn này, linh hồn kia đến viếng thăm cùng rước Cha vào lòng, nhưng nó không chế ngự được tính lười biếng, nó sợ hại sức khỏe, nó dành tất cả thì giờ và sinh lực cho công việc và dĩ nhiên là nó không đến.
Này linh hồn yêu dấu, Cha mong chờ con đến giải khát cho Cha, an ủi Cha trong cơn sầu muộn. Sao con chẳng đến? Đã bao lần Cha khát khao các linh hồn. Cha thèm thuồng sự trung thành cùng lòng quảng đại của chúng. Chúng không thể nào làm dịu cơn đói khát quá lẽ dường này bởi một cử chỉ hãm mình nhỏ nhặt sao? Chúng không thể nào giải cơn sầu muộn của Cha bởi sự ân cần và thương hại của chúng sao? Khi phải chịu một khổ đau nào đó chẳng hạn như bị bỏ quên, bị khinh chê, bị bất mãn, bị cực khổ trong linh hồn hay thể xác thì chúng không thể thì thầm với Cha như thế này sao:
“Điều này sẽ xóa sự muộn phiền cho Chúa, sẽ bầu bạn cùng Chúa trong chốn quạnh hiu.”
Ôi, nếu chúng biết kết hợp với Cha như vậy, chúng có thể vượt qua các khó nguy một cách an toàn, linh hồn chúng trở nên vững mạnh biết bao và Trái Tim Cha cũng được an ủi dường nào.
Trong khám lạnh, biết bao lời tục tĩu phun ra chống báng Cha khiến Cha vô cùng xấu hổ, nhưng càng xấu hổ hơn khi Cha nghĩ đến một ngày kia, biết bao lời lẽ tương tự lại thốt ra từ miệng lưỡi những kẻ yêu dấu. Và khi Cha bị những bàn tay bẩn thỉu tát vào Mặt Cha những cái tát, những cái đấm thì Cha cảm thấy Cha sẽ còn bị tát, bị đánh mãi mãi bởi những linh hồn rước Cha một cách khiếm nhã. Chúng đè bẹp Cha dưới những tác động tội lỗi lập đi lập lại thường ngày một cách ưng ý.
Sau hết, trong nhà lao, khi Cha bị tông ngã, bị trói chặt không chỗi dậy nổi, chúng bỏ Cha nằm sóng sượt. Cha thấy một ngày nào đó, vô số linh hồn sẽ gạt Cha ra để chúng được thỏa thích, chúng sẽ kéo lê Cha bằng những thói vong ân của chúng. Chúng sẽ xô đẩy Cha, tái diễn cái ngã dập thê thảm bằng cách kéo dài sự cô quạnh của Cha.
Này các linh hồn, các con hãy đến với Cha nơi ngục tù của Ngài. Các con hãy nhìn ngắm Ngài qua suốt đêm ấy trong đau thương, và nỗi đau đớn đó vẫn tái diễn trong quạnh hiu và lạnh nhạt của các linh hồn đối với Cha trong rất nhiều Nhà Tạm. Các con có muốn dâng cho Cha một chứng cớ tình yêu của các con không? Các con hãy tặng cho Cha trái tim êm ấm của các con để làm ngục tù cho Cha. Các con hãy trói Cha bằng dây xích tình yêu của các con. Hãy phủ lên Cha nỗi niềm âu yếm của các con. Hãy cho Cha thỏa mãn cơn khát bằng tấm lòng quảng đại của các con. Hãy cho Cha uống lòng sốt mến của các con. Hãy an ủi cơn sầu muộn của Cha qua sự trung thành hiện diện của các con. Hãy xua đuổi cái nhuốc hổ của Cha bởi lòng trong trắng và ý tưởng ngay lành của các con.
Nếu các con muốn Cha an nghỉ thì các con hãy chuẩn bị cho Cha một chỗ nằm bằng những hành động khắc khổ, hãm mình, chế ngự trí tưởng bằng cách dẹp đi những xao xuyến của dục tình. Chừng đó, trong cái yên tĩnh của tâm hồn các con, Cha sẽ ngủ ngon giấc và các con sẽ nghe được tiếng dịu dàng êm ái Cha nói với các con:
“Bạn ơi, hôm nay bạn là sự an nghỉ của Ta, Ta sẽ là sự an nghỉ muôn đời của bạn. Bạn giữ Ta trong nhà tù trái tim bạn với nhiều tình thương. Như vậy phần thưởng Ta ban cho bạn sẽ vô cùng tận và không bao giờ bạn tiếc uổng những gì bạn hy sinh cho Ta suốt đời của bạn.”
Josefa, chúng ta dừng lại nơi đây, con hãy để cho Cha nghỉ trọn ngày hôm nay trong ngục tù linh hồn con. Con hãy liệu sao cho nó thật yên lặng để con nghe được Lời của Cha và con có thể đáp lại những ước muốn mà Cha giao phó cho con.”
(Xin quý vị nghe những lời này trong Audio Tiếng Gọi Tình Yêu, số 28, nơi trang nhà www.memaria.org)
Lạy Chúa Giêsu! Xin Chúa tha thứ vì chúng con đã để Chúa cô đơn nơi Nhà Tạm, vì chúng con còn đam mê thế gian, còn bận rộn với cuộc sống, và vì chúng con chưa ý thức được rằng Chúa là Đấng Cứu Thế Hằng Sống luôn hiện diện nơi Nhà Tạm để an ùi và ban muôn hồng ân cho chúng con! Amen.
Kim Hà 20/3/2008 (Thứ Năm Tuần Thánh)
CN852: Thứ Năm Tuần Thánh, Lắng Nghe Chúa Giêsu Tâm Tình
|
|
1. Mong muốn có được một bức hình Lòng Thương Xót Chúa:
Gần đây có một nữ đọc giả gửi email cho chúng tôi để hỏi cách chuộc các sách kinh về Lòng Thương Xót Chúa và một tấm hình Lòng Thương Xót Chúa. Tôi hướng dẫn cô ấy nên đến những nhà sách Công Giáo để chuộc |
|
Đọc
|
|
Trong hạnh tích nữ tu Catarina Augustinô có kể chuyện này.
Trong miền nữ tu ở, có một phụ nữ tên là Maria, từ thiếu thời đã sống một cuộc đời rất mực buông tuồng. Đến già cũng vẫn còn mê man với những trác táng của mình. Người miền ấy chán ngấy vì những phóng đãng của nàng, họp nhau trục xuất nàng ra khỏi thành phố, cho ở một cái hang mìền ngoại ô. Ở đây, nàng mắc một chứng bệnh ghê gớm: từng mảng thân thể rơi rụng dần. Sau ít lâu, nàng chết không được chịu các phép sau hết, không một ai đoái hoài. Xác nàng được người ta chôn táng ngoài đồng như xác một con vật hèn hạ, không một lễ nghi tôn giáo.
Nữ tu Catarina vẫn quen có lệ cầu nguyện rất nhiều cho các linh hồn vào đời sau; nhưng khi nghe tin Maria chết già trong đau khổ như vậy, nữ tu không hề nghĩ đến cầu nguyện cho nàng. Như mọi người, nữ tu cũng chắc rằng Maria đã phải trầm đọa rồi.
Bốn năm trôi qua, một hôm có linh hồn ở luyện ngục hiện về với nữ tu, nói:
-Bà Catarina ơi, tôi khổ quá!Ai chết cũng được bà cầu nguyện cho, có mỗi mình tôi đáng thương nhất, bà lại không thèm đoái đến chút nào!
Nữ tu hỏi:
-Hồn là ai?
-Tôi là Maria, tội lỗi đáng thương, đã chết ở ngoài hang đá đây.
Nữ tu Cararina ngạc nhiên kêu lên:
-Sao? Chị cũng được cứu thoát ư?
-Vâng, nhờ tình thương của Mẹ Maria, tôi đã được cứu rỗi.
-Mẹ Maria cứu chị như thế nào?
-Trong giây phút cuối cùng đời tôi, thấy mọi người bỏ rơi, còn tôi thì lại đầy tội lỗi ghê gớm, tôi ngước mắt lên Mẹ Thiên Chúa. Tự đáy lòng, tôi kêu xin:
”Ôi Mẹ, Mẹ là nương ẩn của mọi người bị trơ trọi, Mẹ xem, người ta bỏ con hết cả rồi, chỉ còn có Mẹ là niềm hi vọng độc nhất của con đó thôi. Chỉ một mình Mẹ có thể cứu giúp con, xin Mẹ thương con với!”
Mẹ Maria đã xin cho tôi đuợc ơn thống hối, và tôi đã được chết trong ân sủng. Đức Mẹ lại xin cho tôi được một ơn khác nữa, là những đau đớn thống thiết tôi chịu ở đời đã rút ngắn thời gian ở luyện ngục của tôi, thời gian đáng lẽ còn phải kéo dài rất nhiều năm nữa. Hiện nay, tôi chỉ cần một ít thánh lễ cầu cho là được giải thoát luyện ngục. Tôi xin bà xin lễ cầu nguyện cho tôi. Phần tôi, đối lại, tôi hứa sẽ luôn luôn cầu xin Chúa và Mẹ Maria cho bà.
Nữ tu Catarina liền cấp tốc xin lễ cầu cho Maria. Ít ngày sau, nàng lại hiện đến với nữ tu, sáng láng như mặt trời, và nói:
-Bà Catarina ơi, xin cảm ơn bà, tôi lên trời ca tụng tình thương của Chúa và cầu nguyện cho bà đây!
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm2: Cái Chết Không Ai Thương
|
|
Trong miền nữ tu ở, có một phụ nữ tên là Maria, từ thiếu thời đã sống một cuộc đời rất mực buông tuồng. Đến già cũng vẫn còn mê man với những trác táng của mình. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Để giúp quý đọc giả hiểu thêm về cuộc đời Thánh Nữ Têrêsa Avila, chúng tôi xin trích hai bài nói về Thánh Nữ Têrêsa Avila. Bài thứ nhất của phó tế Huỳnh Mai Trác và bài thứ hai trích trong tác phẩm Têrêsa Avila, Tiểu Sử Tự Thuật. Ước mong sau khi biết rõ về vị thánh này, chúng ta sẽ yêu mến Thánh Nữ Têrêsa nhiều hơn.
1. Tiểu sử Thánh Têrêsa Avila:
Thánh Têrêxa de Ahumada sinh tại Avila, nước Tây Ban Nha vào năm 1515. Bà là con người rất nhiệt tình và đam mê. Từ lúc còn nhỏ, bà đã muốn làm thánh tử đạo bằng cách đến cao rao Lời Chúa trong vùng người Hồi giáo Maures chiếm đóng. Lòng ước muốn tuy cao độ nhưng lại thích làm dáng và ham thích đọc sách hiệp sĩ lãng mạn.
Đến năm 20 tuổi thì Têrêxa xin gia nhập Dòng Carmel nơi quê quán và cho mãi đến năm 40 tuổi thi cuộc đời tu hành của bà không có gì đặt biệt: một nếp sống rất thường và rất thế tục. Vào năm 1555 thì ân sủng của Thiên Chúa đổ tràn trên bà và thay đổi hoàn toàn cuộc của đời bà: Từ nay Têrêxa de Ahumada trở thành Têrêxa của Chúa Kitô.
Từ nay trở đi, người đàn bà tình cảm dào dạt, dể mến và rất thu hút không còn để lòng mình ham mế thế gian mà hướng đến một tình yêu cao cả là Thiên Chúa, nhưng đây không phải là mơ mộng “bay bổng lên bảy tầng trời”. Nhưng chính là một sự bí nhiệm được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa, Têrêxa là một người hăng hái hoạt động. Trong ba mươi năm cuối đòi bà đã trở thành một nhà cách mạng cải tổ Dòng Carmel
Khởi đầu từ thành phố Avila, Têrêxa thành lập một tu viện kính dâng lên thánh Giuse. Tôn chỉ của tu viện là hướng dẫn các nữ tu vui sống một cuộc đời nghèo khó. Tiếp đến bà hăng hái chỉ trích và đề nghị sữa đổi lại luật Dòng Carmel Nam. Mặc dù bị chống đối và bị đàm tiếu, bà luôn có thánh Gioan Thánh Giá ủng hộ nâng đỡ, ngài là một môn đệ và cũng là người bạn trung thành.
Tuy gặp khó khăn chống đối nhưng Têrêxa cũng đã thành lập được 18 tu viện Dòng Carmel Nam Và Nữ với những cải cách làm sáng tỏa ánh sáng Phúc Âm trong thế kỷ thứ XVI.
Mẹ Têrêxa cũng là một nhà viết văn tôn giáo vĩ đại. Các tác phẩm của Mẹ là những tác phẩm lớn của văn chương Tây Ban Nha. “Con đường đi đến toàn thiện”, “Lâu đài nội tâm”. “Quyển sách của những nền tảng” và một số thư tín chứng tỏ Mẹ có một căn bản tình yêu thâm hậu với Đấng Kitô (“Chỉ sống riêng một mình cho Chúa Kitô”).
Thánh Têrêxa Avila được tuyên xưng là Tiến sĩ của Hội Thánh vào năm 1970 cùng một lượt với thánh Catherine de Sienna.
Vào ngày 15 tháng 10 năm 1582, Mẹ Têrêxa Avila đã có được một thị kiến với Thiên Chúa ở Alba de Tormes. Chúng ta hãy lắng nghe lời Mẹ Têrêxa nói lại với chúng ta: “Không có gì có thể làm cho bạn sợ hãi, mọi sự sẽ qua đi nhưng chỉ một mình Thiên Chúa là không bao giờ thay đổi!”
(Phó Tế Huỳnh Mai Trác)
2. Thánh Têrêsa Avila tự thuật:
LM Baltasar Alvarez bắt đầu hướng dẫn tôi tiến lên bậc hoàn thiện hơn. Ngài bảo tôi không được bỏ qua điều gì mà không làm để làm vui lòng Chúa cách hoàn toàn, và ngài xử với tôi một cách rất cương nghị nhưng cũng rất dịu dàng, vì linh hồn tôi còn quá yếu đuối, chưa mạnh mẽ tí nào cả, nhất là chưa thể từ bỏ một tình bạn mà thực tế không làm tôi xúc phạm đến Thiên Chúa.
Tôi còn lưu luyến quá nhiều vào những mối tình này và dường như đối với tôi, nếu tôi dứt bỏ thì tôi sẽ mang tội vô ơn. Bởi vậy tôi hỏi ngài tại sao tôi lại cần phải mang tội vô ơn, nếu tôi không xúc phạm đến Thiên Chúa. Ngài bảo tôi hãy trao vấn đề cho Thiên Chúa và hãy đọc kinh Veni Creator (Xin Chúa Ngôi Ba) trong một thời gian, xin Chúa soi sáng cho biết hành động thế nào thì tốt hơn. Vậy tôi dành phần lớn thời giờ trong ngày để cầu nguyện, và tôi cầu xin Chúa giúp tôi biết làm vui lòng Ngài trong mọi sự. Bấy giờ tôi đọc kinh Veni Creator.
Khi tôi đang đọc thì đột nhiên tôi ngất trí, hầu như tôi bị đem mất hút đi vậy. Sự kiện quá hiển nhiên, tôi không thể lầm lẫn được. Đây là lần đầu tiên Chúa ban cho tôi ơn xuất thần. Trong khi xuất thần, tôi nghe thấy những lời này:
“Ta muốn con từ nay nói chuyện với các thiên thần chứ không nói với người đời nữa.”
Cơn xuất thần này làm tôi xúc động mạnh mẽ và những lời nói với tôi đó vang lên tự chốn thẳm sâu của linh hồn tôi. Vì thế, tôi sợ hãi, nhưng đàng khác, những lời ấy cũng đem lại cho tôi tràn đầy an ủi, và sau khi nỗi kinh hoàng do cảm nghiệm lạ lùng đã tan biến thì niềm an ủi này vẫn tồn tại trong tôi.
Những lời này đã trở thành sự thực, vì từ lúc đó trở đi, tôi không bao giờ còn có thể duy trì tình bạn thắm thiết với ai, cũng chẳng tìm được an ủi hay luyến ái riêng tư với bất cứ ai khác, ngoài nơi những người tôi tin là họ yêu mến Thiên Chúa và nỗ lực phụng sự Người. Không phải do sức riêng của tôi mà tôi có thể hành động được như thế, đối với bà con ruột thịt, tôi cũng xử sự thế thôi. Khi phải giao tiếp với một người mà tôi không biết họ có yêu mến Thiên Chúa hay có thực hành cầu nguyện hay không, thì đó là một thánh giá cho tôi. Tâm trạng này là sự thật tuyệt đối.
Từ ngày đó, tôi đã có đủ can đảm để từ bỏ mọi sự vì Thiên Chúa, Đấng trong giây lát-tôi nghĩ biến cố đó diễn ra chỉ trong giây lát-đã đoái thương biến đổi tôi tớ của Người nên một con người khác. Vì thế cha giải tội chẳng cần phải truyền cho tôi một mệnh lệnh nào khác nữa. Khi ngài thấy tôi quá gắn bó vào những tình bạn này, ngài đã không dám ra lệnh cho tôi phải dứt bỏ. Ngài nói ngài phải đợi cho chính Chúa thực hiện việc thay đổi này.
Thoạt đầu, tôi nghĩ là tôi sẽ chẳng thể nào dứt bỏ đi được, tôi cũng đã thử rồi, nhưng thấy đau đớn quá nên tôi phải bỏ ý nghĩ ấy đi, vì tình bạn xem ra không có chi là xấu. Nhưng bây giờ Chúa đã giải phóng tôi và ban cho tôi sức mạnh để thi hành điều tôi dốc quyết.
Vậy tôi nói điều này với cha giải tội và tôi từ bỏ mọi sự, đúng y như ngài dạy tôi thi hành. Khi những người bạn thân thiết với tôi thấy tôi dứt khoát như thế, thì họ cũng suy nghĩ rất nhiều.
Chúc tụng Thiên Chúa đời đời, Đấng trong giây lát đã ban sự tự do mà tôi đã cố gắng hết sức trong nhiều năm và đôi khi đã ức chế chính mình đến phương hại cho sức khỏe mà vẫn không bao giờ có thể đạt được. Còn đây là công cuộc của Đấng toàn năng và là Chúa chân thật của mọi sự nên nó chẳng gây cho tôi đau khổ nào.”
(Chương 24, trang 202-203 Sách Têrêsa Avila, Tiểu Sử và Tự Thuật)
Xin kính mời quý vị nghe Audio về thánh Têrêsa Avila trên trang nhà của www.memaria.org
Kim Hà tóm lược, 16/3/08
Tags · Thánh Têrêsa Avila
CN851: Thánh Têrêsa Avila, Tiến Sĩ Hội Thánh
|
|
LNĐ: Để giúp quý đọc giả hiểu thêm về cuộc đời Thánh Nữ Têrêsa Avila, chúng tôi xin trích hai bài nói về Thánh Nữ Têrêsa Avila. Bài thứ nhất của phó tế Huỳnh Mai Trác và bài thứ hai trích trong tác phẩm Têrêsa Avila, Tiểu Sử Tự Thuật. Ước mong sau khi biết rõ về vị thánh này, chúng ta sẽ yêu mến Thánh Nữ Têrêsa nhiều hơn |
|
Đọc
|
|
Nguồn: Cuộc Đời Thánh Cả Giuse. Maria Cecilia Baij, OSB.
‘Các tín hữu rất có lòng quí chuộng ơn Thánh Giuse ban và do đó, việc sùng kính dây thắt lưng Thánh Giuse» đã trở thành phổ biến, nhất là sau những sự kiện xẩy ra vào năm 1657.
Vào thời ấy, có một nữ tu dòng thánh Augustine rất thánh thiện, tên là Elisabeth, sống tại Antwerp. Chị đã chịu nhiều đớn đau kinh khủng. Bệnh trạng của chị thê thảm đến nỗi các bác sĩ đều cho rằng không thể tránh được cái chết gần kề. Khi đã mất hy vọng nơi người đời, chị nữ tu thánh thiện kia chỉ còn biết đeo một đoạn dây được làm phép nhân danh Thánh Giuse, vị thánh mà chị sùng kính cách đặc biệt. Chỉ một vài ngày, trong lúc đang cầu nguyện sốt sắng, chị bỗng nhiên cảm thấy được khỏi bịnh hoàn toàn, đến độ vị bác sĩ Tin Lành vẫn điều trị cho chị đành phải thừa nhận đó là một phép lạ đặc biệt. (Bollard, Acta St. Joseph, 19 Mar., p. 109)
Tin đồn về phép lạ loan truyền khắp nơi. Nhiều bịnh nhân trầm trọng đặt trót niềm tin nơi Thánh Cả quyền uy, và đeo những thắt lưng tương tự như đoạn dây của nữ tu ở Antwerp, và họ cũng lãnh nhận được các lợi ích như vậy.
Trong thời gian ấy, một số giáo sĩ đạo đức tin rằng có thể dùng loại thắt lưng này để kêu xin không những ơn sức khỏe phần xác, mà còn như một biểu tượng, một phương tiện và vật nhắc nhở - nhờ lời cầu bầu của vị thánh cả quyền uy – để cầu xin ơn chiến thắng xác thịt.
Thế là "Hiệp hội dây thắt lưng Thánh Giuse" được ra đời, trước tiên là ở nhà thờ thánh Nicholas tại Verona, sau đó là ở nhà thờ thánh Rocco tại Roma, và từ đó, hiệp hội đã phát triển khắp thế giới. Nhiều vị Giáo Hoàng đã ban cho hiệp hội này rất nhiều các ân xá.
Dây thắt lưng Thánh Giuse có thể làm bằng vải, len, hoặc nỉ, và được đeo bên trong trang phục. Đồng thời, đoạn dây cũng là biểu tượng của việc dâng mình cho vị thánh cả vinh hiển và nhờ sự cầu bầu của Ngài mà cầu xin ơn sống thanh sạch.
Hơn nữa, vì ở đời này, niềm vui bao giờ cũng pha lẫn nỗi buồn, và sợi dây, với bảy nút thắt, biểu trưng bảy niềm vui và bảy nỗi buồn chính yếu của thánh cả, giúp chúng ta suy niệm để thăng tiến trên đường thiêng liêng.
(P. Lepicier, II Giglio d’Israele-Hoa Huệ Israel, 2 Ed., đồi Podbrdo. 78-81).
Chuyển ngữ: Matthias M. Ngọc Đính, CMC
Kim Hà sưu tập, 15/3/2008 (Mừng Lễ Thánh Cả Giuse)
Tags · Thánh Giuse
CN850: Thánh Giuse Ban Ơn Chữa Lành
|
|
Nguồn: Cuộc Đời Thánh Cả Giuse. Maria Cecilia Baij, OSB.
‘Các tín hữu rất có lòng quí chuộng ơn Thánh Giuse ban và do đó, việc sùng kính dây thắt lưng Thánh Giuse» đã trở thành phổ biến, nhất là sau những sự kiện xẩy ra vào năm 1657. |
|
Đọc
|
|
Trong lịch sử kiến lập nhà Dòng Chúa Giêsu ở Napoli, có kể chuyện một nhà qúi phái trẻ tuổi người Tô Cách Lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê.
Sinh trưởng trong bè rối, ông đã nhiễm lây tất cả học thuyết của lạc giáo. Nhưng một ánh sáng trên trời đã cho ông dần dần khám phá ra cái giả dối của đạo ông theo. Ông sang Pháp. Ở đây, nhờ một vị linh mục Dòng Tên đồng hương giúp đỡ, và nhất là nhờ sự can thiệp của Đức Mẹ, nhận ra chân lý, ông đã từ bỏ lạc giáo và trở lại Công giáo. Sau đó, ông sang La Mã.
Một hôm có người bạn thân thấy ông âu sầu thảm não, bèn hỏi duyên cớ thì Elphinstone trả lời rằng đêm trước, thân mẫu ông hiện đến và bảo ông:
”Con ơi, con có phúc lắm vì đã gia nhập Giáo Hội chân thật!Phần mẹ, mẹ đã chết trong lạc giáo, nên mẹ phải trầm luân đời đời!”
Từ ngày đó, hơn bao giờ hết, ông tăng gia nhiệt tâm sùng kính Mẹ Đồng Trinh mà ông nhận Mẹ Maria là Mẹ thay vào chỗ bà mẹ ly trần của ông. Mẹ Maria soi sáng cho ông vào Dòng. Ông hứa sẽ thực hiện ý định. Nhưng rồi ông lâm bệnh, và buộc lòng phải đổi khí hậu để tìm sức khỏe. Ông đến Napoli. Nơi đây là nơi Chúa định cho ông từ trần, mà từ trần đang lúc làm một tu sĩ.. Vừa tới nơi, bệnh ông nặng thêm, nguy đến tính mệnh. Ông thảm thiết nài xin các Bề trên nhận ông vào Dòng. Trứớc Thánh Thể, lúc chịu của ăn đàng, ông tuyên khấn theo Hiến pháp Dòng Chúa Giêsu. Từ đó, ông dồn hết tâm lực để cảm tạ Mẹ Maria đã cứu ông khỏi bè rối, dẫn đưa ông vào Giáo Hội Công giáo, lại đưa ông vào nhà Chúa để ông được chết giữa các tu sĩ thân yêu. Trước cảnh hấp hối sốt sắng của một người con yêu Đức Mẹ ấy, những anh em tu sĩ chứng kiến cảm động khóc sướt mướt. Ông kêu lên:
-Ôi, đẹp tươi biết bao được chết giữa các thiên thần này!
Người ta bảo ông nghỉ một chút, ông trả lời :
-A, đây chưa phải là lúc nghỉ, tôi sắp đi bước cuối cùng của đời tôi rồi.
Khi sắp trút hơi thở, ông nói với các tu sĩ vây quanh:
-Anh em ơi, anh em có trông thấy các thiên thần từ trời xuống giúp đỡ tôi không?
Một tu sĩ thấy ông lẩm nhẩm mấy lời nhỏ nhẹ, hỏi thì ông trả lời:
-Thiên thần bản mệnh của tôi vừa cho tôi biết: Tôi sẽ chỉ phải qua luyện ngục ít thôi, rồi sẽ được lên Thiên đàng.
Sau đó, ông lại than thở với Đức Me và nhắc đi nhắc lại: “Mẹ ơi, Mẹ ơi” với thái độ ngây thơ của trẻ nhỏ sà vào lòng Mẹ âu yếm mà ngủ, ông tắt hơi an lành. Ít lâu sau, một thầy Dòng thánh thiện được mặc thị thấy thầy Elphinstone đã lên Thiên đàng.
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm3: Nhận Mẹ Maria Thay Cho Mẹ Trần Gian
|
|
Trong lịch sử kiến lập nhà Dòng Chúa Giêsu ở Napoli, có kể chuyện một nhà qúi phái trẻ tuổi người Tô Cách Lan, tên là Guliemô Elphinstone, hoàng thân của hoàng đế Giacôbê. |
|
Đọc
|
|
Lm Idiota quả quyết rằng:
”Tìm gặp Mẹ Maria là tìm được mọi tài sản: Mẹ yêu thương những người yêu mến, hơn nữa, còn phụng sự những người phụng sự Mẹ.”
Niên ký Dòng Thánh Đa Minh kể chuyện thầy Lêođa Montpellier có lệ mỗi ngày dâng mình cho Mẹ Tình Thương Maria hai trăm lần. Khi lâm trọng bệnh, thầy chợt thấy bên cạnh giường một vị nữ vương tuyệt mỹ nói với thầy:
-Lêođa ơi, con có muốn chết để đến với Con Ta và Ta không?
Thầy hỏi:
-Bà là ai?
-Ta là Mẹ Tình Thương. Con đã kêu xin ta rất nhiều lần. Hôm nay Ta đến tìm con, đưa con về trời đây!
Ngay hôm đó, thầy Lêođa qua đời, và chắc chắn thầy đã theo Nữ Vương của thầy về nơi vĩnh phúc.
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm4: Một Tình Thương Hải Hà
|
|
”Tìm gặp Mẹ Maria là tìm được mọi tài sản: Mẹ yêu thương những người yêu mến, hơn nữa, còn phụng sự những người phụng sự Mẹ.” |
|
Đọc
|
|
1. Yêu Mẹ nồng nàn:
Ước chi chúng ta mến yêu Mẹ Maria như thánh Stanila Kôska. Ngài chí thiết yêu Mẹ Maria đến phát tỏa được tình yêu ấy lan sang người khác: bất cứ ai nghe ngài nói về Mẹ Maria là phải rộn rã, ước ao yêu mến Mẹ với ngài. Ngài thích tìm ra những danh từ mới lạ, những tước hiệu tân kỳ để tặng tôn thánh danh Mẹ. Bắt đầu làm bất cứ việc gì ngài cũng ngước nhìn về Mẹ, xin Mẹ chúc lành.
Khi đọc kinh Nhật Tụng, lần hạt Mân Côi, hay đọc bất cứ lời nguyện nào tôn kính Mẹ, ngài đều đăt vào đó một lòng nhiệt thành, một tâm tình nồng nhiệt, tưởng như ngài đối diện tâm tình với Mẹ.
Khi hát kinh Salve Regina, tâm hồn ngài bừng cháy và mặt ngài phát quang như lửa.Có lần một cha Dòng đi với ngài đến viếng một ảnh Đức Mẹ, hỏi xem ngài yêu mến Mẹ chừng nào, thì ngài trả lời:
“Ôi thưa cha, con biết nói gì bây giờ? Mẹ Maria là Mẹ của con mà!”
Ngài nói câu ấy với một giọng, một điệu bộ, một tâm tình cảm kích rất mực, đến nỗi, theo lời cha Dòng, dường như ngài không phải là người trần gian, mà là một thiên thần nói về tình yêu mến Mẹ Maria.
2. Cậy trông vào Mẹ thì thắng mọi cám dỗ:
Chân phúc Alanô Rupê có lần bị chước cám dỗ gớm ghê xông đánh, đã hầu ngã thua, vì không mau mắn đến nương nhờ Mẹ, Mẹ Maria hiện đến, muốn cảnh cáo sự trễ nải của ngài, đã vả ngài một cái mà nói:
“Nếu con đã kêu xin Mẹ, thì con đâu đến nỗi lâm nguy như thế.”
(Đó là lúc Mẹ nói về một lần thánh nhân bị cám dỗ tự tử.)
3. Tu sĩ mà không có lòng sùng kính thì dễ mất ơn Thiên Triệu:
Thánh Phanxicô Bogia thực đã giầu kinh nghiệm khi e ngại rằng những người không chứng tỏ một lòng tôn sùng đặc biệt đối với Mẹ Đồng Trinh là những người khó có thể bền tâm đến cùng. Một hôm, trong câu chuyện với các tập sinh Dòng Tên, ngài dò hỏi xem họ thích tôn kính vị thánh nào nhất. Nhận thấy ít nhiều tập sinh không đặc biệt tôn sùng Mẹ Maria. Ngài bèn lưu ý cha giáo tập phải dể ý riêng đến những thanh niên kém cỏi đó. Sự việc sau đã xẩy ra y như ngài lo ngại. Tất cả những tập sinh thiếu lòng tôn sùng Đức Mẹ ấy đều mất ơn thiên triệu, bỏ đời sống tu trì một cách thảm thương.
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm5: Tình Yêu Mẹ Maria Nồng Nhiệt
|
|
Ước chi chúng ta mến yêu Mẹ Maria như thánh Stanila Kôska. Ngài chí thiết yêu Mẹ Maria đến phát tỏa được tình yêu ấy lan sang người khác |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Trong Tuần Thánh, chúng tôi xin trích ra một số lời nói chí tình mà Chúa Giêsu nói với nhân loại qua nữ tu Josefa Menéndez, qua tác phẩm Tiếng Gọi Tình Yêu. (Xin quý vị nghe chương trình audio số 27 của Tiếng Gọi Tình Yêu sẽ có đoạn này):
"Vườn Giếtsêmani, từ ngày 12/3/1923 đến 15/3/1923."
"…Giờ đây đã đến giây phút mà Con Thiên Chúa mặc xác phàm sắp đổ máu ra, ban luôn mạng sống cho thế gian.
Chính lúc đó, Cha muốn cầu nguyện để phó thác hồn xác vào Thánh ý Chúa Cha. Ớ các linh hồn yêu dấu của Cha, các con hãy đến học lấy gương mẫu của các con đây, chỉ có một điều duy nhất cần thiết và đặt mình tuân phục và khiêm tốn phó thác vào Thánh Ý Cha, ở bất cứ hoàn cảnh nào, bằng một tác động vượt hẳn ý riêng mình, dù cho bản năng có gào thét, có chống cự, có rên la đến đâu đi nữa!
Các con còn học được nơi Ngài một điều khác, đó là mọi việc hệ trọng đều phải có lời cầu nguyện đi trước, rồi lại phải có lời cầu nguyện đi cùng, rồi lại lời cầu nguyện đi sau. Bởi vì trong lời cầu nguyện, linh hồn tìm được sức mạnh để đứng vững vào những giờ nguy khốn!
Chính đang khi cầu nguyện, Thiên Chúa thông giao, dạy dỗ, cảm kích linh hồn ngay cả khi linh hồn không hay biết nữa.
Cha lánh sang vườn Giếtsêmani, nghĩa là vào nơi hiu quạnh. Linh hồn phải tìm đến Đấng Tạo Dựng của nó để cầu khẩn, van xin khi lâm nguy, khốn khó. Ngài chẳng ở đâu xa. Ngài ở giữa cung lòng nó. Muốn gặp được Ngài, linh hồn phải truyền im tất cả những xao xuyến của bản năng, bắt những lý luận của tự ái và dục cảm câm đi, vì đó là những trở ngại lớn nhất trong cuộc hội diện với Thiên Chúa."
Sự việc Cha đem theo ba môn đệ có ý dạy các con, trong khi cầu nguyện phải sử dụng ba năng lực của linh hồn các con như thế nào:
- Trí nhớ phải nhắc nhở cho các con về cái trọn lành, trọn hảo của Thiên Chúa, về sức vạn năng, về lòng nhân từ, lòng lân tuất cùng tình yêu của Ngài.
- Trí phán đoán phải lo liệu phương thế đền đáp phần nào những ơn kỳ diệu mà Ngài tuôn xuống lai láng cho linh hồn các con.
- Ý muốn phải hướng dẫn, phải thúc dục các con gia tăng việc cứu vớt các linh hồn hoặc trong trách vụ truyền giáo, hoặc suy niệm nguyện cầu trong một cuộc sống âm thầm và khiêm tốn.
Các con hãy bắt ý muốn các con tuân theo Thánh Ý Ngài, các con hãy tôn thờ những ý định của Ngài, dù cho những ý muốn đó có thế nào đi nữa, các con cũng phải sấp mình phủ phục với cử chỉ của loài thọ sinh thờ lạy Đấng Tạo Thành. Với đường lối đó, Cha dâng mình để hoàn tất công việc cứu thuộc thế gian…"
Dịch giả Lm Phêrô Tri Kim Hà tóm lược, 15/3/2008
CN849: Thánh Ý Của Chúa
|
|
LNĐ: Trong Tuần Thánh, chúng tôi xin trích ra một số lời nói chí tình mà Chúa Giêsu nói với nhân loại qua nữ tu Josefa Menéndez, qua tác phẩm Tiếng Gọi Tình Yêu. (Xin quý vị nghe chương trình audio số 27 của Tiếng Gọi Tình Yêu sẽ có đoạn này): |
|
Đọc
|
|
Khoảng năm 1999, Radio Giờ Của Mẹ có một chương trình phát thanh Giờ Của Mẹ/Hy Vọng để đọc những bộ truyện như Mẹ Đến Lần Cuối, Các Chứng Từ Của Mẹ, Phép Lạ của Mẹ Maria tại Medjugorje, Thời Kỳ Hồng Ân, Sự Lạ Fatima, Suy Nghĩ và Cầu Nguyện, Thánh Kinh Tân Ước… Lúc ấy, có một số thính giả khiếm thị rất thích. Họ thường kêu điện thoại đến bày tỏ lòng biết ơn, trong số ấy, có một thính giả khiếm thị trẻ hay gọi điện thoại cho chúng tôi và tâm sự, đó là cô Anna.
Sau đó, cô Anna có lên Radio Giờ Của Mẹ để làm chứng về sự hoán cải của chính cô. Sau đây là cảm nghiệm của cô Anna, lúc ấy khoảng 24 tuổi.
"Lúc nhỏ, con còn thấy được lờ mờ chút ít. Khi đi học tiểu học vì mắt con kém nên con sinh hoạt chậm chạp, không lanh lẹ như những người khác. Trong lớp con có những đứa bạn thường kiếm chuyện, chế nhạo con và gọi con là "con mù". Con tức giận nên đánh lộn với tụi nó. Con thì có một mình lại kém thị lực, còn tụi bạn con thì đông. Do đó, chúng nó xúm lại đánh con và đấm vào mắt con. Chúng nói :
"Con mù này làm dữ thì đánh cho mày đui luôn."
Và quả thật, sau khi ăn đòn của chúng, con trở nên mù hoàn toàn. Khi thấy trước mắt mình chỉ toàn là màn đêm đen tối. Con quá đau khổ và thất vọng. Con oán trách cha mẹ con, rồi oán hận Chúa. Mỗi ngày, con đem tượng Thánh Tâm Chúa từ bàn thờ xuống đất, và con chửi rủa Chúa thậm tệ. Con hỏi Chúa tại sao lại để cho con bị mù khi con còn nhỏ? Sao Chúa tàn nhẫn như thế? Con rất hỗn hào đối với Chúa, nhưng con lại nể Đức Mẹ Maria nên không dám chửi rủa Mẹ Maria.
Con lớn lên trong hận thù và không tha thứ. Con thấy mình giống như một con cọp cái bị nhốt trong chuồng. Đã có lần con uống thuốc ngủ để tự tử. Trong lúc mê man, con mơ thấy mình gặp Chúa Giêsu mặc áo đỏ. Chúa Giêsu tỏ ra rất hỉền hoà và dịu dàng. Ngài bảo con rằng :
"Con hãy trở về đi vì giờ của Cha chưa đến!"
Thế rồi con thấy mình tỉnh dậy trong bịnh viện. Ít lâu sau, trong một đêm, con nghe được một chương trình phát thanh về Chúa trên đài VOV. Rồi con được nghe Radio Giờ Của Mẹ với những câu chuyện về tình yêu của Thiên Chúa và Mẹ Maria. Càng nghe, con càng thấy hối hận vì mình đã đối xử quá hỗn xược với Chúa. Từ đó, con trở lại với Ngài. Con bắt đầu gia nhập các nhóm cầu nguyện Thánh Linh và ca ngợi Chúa. Con hối hận và đi xưng tội để xin Chúa tha thứ cho con.
Từ khi con ăn năn hối cải thì con được nhiều ơn của Chúa. Ngài cho con thấy thị kiến về người này, người kia, với mục đích để con nói với người khác về những lời Chúa ban cho họ. Lúc nào khẩn cấp thì Chúa cho con nghe được lời của Chúa. Thực tế, Chúa Giêsu đã cho con thấy một số thị kiến khi cô Kim Hà bắt đầu chương trình Radio Giờ Của Mẹ và dịch thuật sách từ Anh ngữ sang tiếng Việt Nam.
Sau đó ít năm, con làm đơn tới các dòng tu nữ, như Dòng Phanxicô để xin đi tu. Các Sơ cứu xét nhưng rồi không ai nhận con vào tu. Con đoán chắc vì con mù nên các bà sợ con sẽ trở nên một gánh nặng cho Nhà Dòng.
Chán nản, con tiếp tục đi nhóm cầu nguyện Thánh Linh Mỹ và Việt Nam. Vì ở gần nhà con không có ai lái xe cho con đi ca ngợi Chúa nên có một anh người Mễ tình nguyện đưa đón con. Anh ta lớn hơn con 24 tuổi, không có vợ nhưng lại có ba đứa con lớn. Lâu dần, anh tỏ tình với con. Con suy nghĩ:
"Con muốn dâng mình cho Chúa nhưng các Sơ không nhận. Nếu con ở độc thân thì sau khi ba mẹ con chết đi, ai sẽ lo cho con?"
Vì thế, cuối cùng con nhận lời lấy anh Mễ ấy. Ngày lễ hôn phối của con có các cô chú trong những nhóm Thánh Linh và nhóm thực hiện Radio Giờ Của Mẹ. Giờ đây, con có một đứa con gái nhỏ. Chồng con rất yêu thương con. Chúng con ở chung với ba mẹ của con để mẹ con giúp con lo cho con gái của con.
Nói thật, con được ơn hoán cải là nhờ nghe các chương trình Radio nói về Chúa và Mẹ Maria. Con thích nhất là các bộ đọc chuyện của Radio Giờ Của Mẹ. Con hy vọng các cô chú tiếp tục hy sinh thì giờ để làm việc đọc chuyện này, vì nếu việc ấy đã giúp con hoán cải thì cũng sẽ giúp những người khác hoán cải luôn. Hơn nữa, việc đọc chuyện sẽ giúp cho những người khiếm thị như con được vui thỏa nghe lời Chúa và nghe Hạnh các Thánh.
Con xin thay mặt cho những người mù cảm ơn các cô chú trong đài Radio Giờ Của Mẹ. Con đã học chữ Braille để viết và đọc. Vì thế, con có thể viết email cho các cô chú, nhưng con không đọc được thư email trả lời. Vậy xin các cô chú trả lời cho con bằng tiếng Anh để con nhờ chồng con đọc cho con nghe.
Con rất sung sướng vì chồng con đã tải xuống các bộ đọc chuyện trên www.memaria.org. Con luôn cầu nguyện cho những thành viên thực hiện Radio Giờ Của Mẹ và các chương trình phát thanh Công Giáo khác."
Sau đây là một trong những emails của cô Anna gửi cho webmaster của www.memaria.org:
"Hello chú Linh,
Con tên là Anna. Trước đây con đã từng nghe cô Kim Hà phát thanh nhiều chuyện nói về Đức Mẹ Maria và các thánh trên Radio Giờ Của Mẹ. Sau đó, thì con nghe cô Kim Hà nói rằng chú đã đưa lên mạng nhưng con không thể nào tìm được những chuyện mà trước đây đã phát thanh như bộ chuyện: Mẹ Đến Lần Cuối, Tiếng Gọi Tình Yêu, Phép Lạ Medjugorje…Con rất thích nghe vì con không thể đọc được, vì con bị khiếm thị.
Nếu được, con xin chú có thể nào cho các bộ chuyện ấy lên web để con có thể download xuống để nghe, hoặc chú có thể nào chỉ cho con tìm trên website lại được không chú? Vì ông xã con đã lên website để tìm nhưng không thể nào tìm ra được. Con xin cảm ơn chú nhiều lắm lắm!”
Cháu Anna,
Kim Hà ghi chép, 12/3/2008
CN848: Người Khiếm Thị Chia Sẻ Cảm Nghiệm
|
|
Khoảng năm 1999, Radio Giờ Của Mẹ có một chương trình phát thanh Giờ Của Mẹ/Hy Vọng để đọc những bộ truyện như Mẹ Đến Lần Cuối, Các Chứng Từ Của Mẹ, Phép Lạ của Mẹ Maria tại Medjugorje, Thời Kỳ Hồng Ân, Sự Lạ Fatima, Suy Nghĩ và Cầu Nguyện, Thánh Kinh Tân Ước… |
|
Đọc
|
|
Cha Auriemma kể chuyện này:
“Một thiếu nữ chăn chiên nghèo nàn nọ, có lòng yêu mến Mẹ Maria rất mực. Hạnh phúc thật của đời cô là đến một nhà nguyện nhỏ ẩn trong bóng núi, thăm viếng tượng Đức Mẹ Maria và cùng Mẹ giãi tỏ nỗi lòng, yêu mến kính tôn Mẹ, trong lúc đàn vật của cô nhởn nhơ gặm cỏ chung quanh.
Tượng Đức Mẹ ở nhà nguyện ấy là một tượng thô sơ, không có gì trang sức. Thấy thế, cô bé cố gắng làm việc để may cho tượng Mẹ một áo choàng thanh bạch. Một hôm, cô đi hái những bông hoa dại ngoài đồng, kết thành một triều thiên, rồi leo lên bàn thờ, đăt trên đầu tượng và nói:
-Lạy Mẹ, con muốn đội trên đầu Mẹ một triều thiên vàng, rực rỡ những đá ngọc kia, nhưng con nghèo quá. Vậy xin Mẹ hãy nhận lấy triều thiên hoa nghèo nàn này, và coi đây là biểu hiệu lòng con yêu mến Mẹ.
Lòng sùng kính phụng sự Mẹ Maria của cô bé mục đồng đạo hạnh ấy chỉ có những sắc thái tương tự như thế chứ không có gì hơn.
Nhưng rồi ta sẽ thấy về phía Mẹ Maria, Mẹ đã đáp lại lòng yêu mến và đức ân cần của cô như thế nào. Cô lâm bênh nặng đến sắp lìa đời. Lúc ấy có hai cha Dòng đi qua trong vùng, ngồi nghỉ mệt dưới một gốc cây. Một cha ngủ thiếp đi mất, còn cha kia vẫn thức. Nhưng cả hai cùng được thấy một hiện tượng lạ. Một đoàn thiếu nữ thanh xuân từ xa đi tới, trong đó có một thiếu nữ đoan trang điễm lệ tuyệt vời. Một cha bèn hỏi xem thiếu nữ là ai, và đi đâu qua đây. Thiếu nữ trả lời rằng:
-Ta là Mẹ Thiên Chúa. Ta và các nữ trinh đi sang làng bên thăm một trẻ nữ mục đồng sắp chết. Trước đây em đó từng đến thăm viếng Ta luôn.
Nói xong, hiện tượng biến mất. Hai cha Dòng nói với nhau:
-Ta cũng phải đi thăm em bé đó xem sao.
Rồi cả hai cùng đi vào làng, và khi tìm được nhà cô bé, các cha liền vào thăm. Nhà cô là một cái lều nhỏ, cô nằm hấp hối trên một nắm rơm. Hai cha lên tiếng chào cô. Cô liền nói:
-Xin các cha hãy cầu xin Chúa cho xem những gì ở chung quanh con bây giờ.
Hai cha bèn quỳ xuống và được thấy Đức Mẹ Maria như lúc nãy, một tay cầm triều thiên, đứng bên cô bé mà an ủi. Bỗng dưng các trinh nữ kia cất tiếng hát và nương theo tiếng ca dìu dăt hòa vang, linh hồn cô bé thoát xác phàm. Mẹ Maria đặt một triều thiên trên đầu cô, đón nhận linh hồn cô đem vào Thiên Đàng.
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm6: Cô Thiếu Nữ Chân Thành Yêu Mến Mẹ
|
|
Một thiếu nữ chăn chiên nghèo nàn nọ, có lòng yêu mến Mẹ Maria rất mực. Hạnh phúc thật của đời cô là đến một nhà nguyện nhỏ ẩn trong bóng núi |
|
Đọc
|
|
Đây là tâm sự của một khách hành hương tên M. Jane :
"Có một vị linh mục bảo chúng tôi rằng: Chúng ta nên đến chầu Chúa Giêsu Thánh Thể, ngay cả khi chúng ta cảm thấy buồn chán. Nếu chúng ta buồn ngủ, hay nếu chúng ta cảm thấy việc chầu Chúa có thể không sinh ích lợi gì nhưng xin hãy cứ đi chầu Chúa Giêsu Thánh Thể.
Đó là cảm nghiệm của tôi khi còn là thiếu niên. Tôi thường đến ngồi trước Nhà Tạm hay Mặt Nhật Chúa Giêsu. Đôi lúc tôi cảm thấy chán nản, nhưng xin nhìn tôi đi! Tôi đã trở nên một linh mục của Chúa. Vậy hãy đi chầu và để Chúa thực hiện Thánh Ý của Ngài trong đời sống chúng ta!’
Kim Hà dịch thuật, 10/3/2008
Adoration "Our priest told us that we should go to Adoration no matter what, even if we get bored, if we fall asleep or if we dont think to be doing anything useful. That is what he used to do a youngster, he would go there, sit, some times even get bored, then, he said, look at me, I ended up being a priest. So just go and let Him do His Will in our life."
M. Jane
Nguồn : Children of Medjugorje.com
CN847: Hãy Yếu Mến Chúa Qua Việc Chầu Thánh Thể
|
|
Đây là tâm sự của một khách hành hương tên M. Jane :
"Có một vị linh mục bảo chúng tôi rằng: Chúng ta nên đến chầu Chúa Giêsu Thánh Thể, ngay cả khi chúng ta cảm thấy buồn chán. Nếu chúng ta buồn ngủ, hay nếu chúng ta cảm thấy việc chầu Chúa có thể không sinh ích lợi gì nhưng xin hãy cứ đi chầu Chúa Giêsu Thánh Thể. |
|
Đọc
|
|
Theo lời cha Vinh sơn Bôviô kể lại thì hồi đầu thế kỷ 15, trong một tỉnh ở Anh quốc, có chàng thanh niên quý phái tên là Enêtô. Chàng đem cả gia tài phân phát cho người nghèo khó, rồi vào tu thân trong một đan viện. Ở đây, chàng sống một cuộc sống trọn lành. Đến nỗi các bề trên qúi trọng chàng đặc biệt: nhất là vì chàng có lòng thành kính Đức Mẹ cách riêng.
Hồi đó, một cơn dịch tễ khởi phát hoành hành trong thành phố, người ta vào đan viện xin các thầy Dòng cầu nguyện. Đức đan viện phụ truyền cho Thầy Enêtô phải đến trước bàn thờ Đức Mẹ Maria mà cầu xin cho thành, không được ra về trước khi được Đức Mẹ trả lời.
Thầy đan sĩ trẻ tuổi của chúng ta vâng lời cầu nguyện và đợi chờ suốt ba ngày mới nhận được hồi âm của Đức Mẹ. Đức Mẹ chỉ định phải đọc một ít lời nguyện. Và tai nạn đã qua khi người ta thi hành xong lời Mẹ.
Nhưng thương hỡi! Ít lâu sau, thầy Enêtô lạnh nhạt dần lòng sùng kính Đức Mẹ Maria. Ma quỷ bủa vây thầy bằng hàng ngàn chước cám dỗ, nhất là về đức thanh tịnh và ơn thiên triệu tu trì. Vì không đến nương cậy cầu xin Mẹ nữa, thầy đã bất hạnh đến quyết định trèo tường đan viện mà đi. Lúc đi trốn, thầy đi ngang qua một tượng Đức Mẹ ở hành lang tu viện, thầy nghe thấy tượng ấy gọi bảo:
-Con ơi, sao con lại bỏ Mẹ?
Kinh ngạc và cảm xúc hối hận, thầy quỳ gối dưới chân tượng Mẹ và kêu lên:
-Lạy Mẹ, Mẹ không thấy con không thể ở lại được nữa hay sao? Sao Mẹ không phù giúp con?
Đức Mẹ trả lời:
-Thì con, sao con lại không cầu xin Mẹ? Nếu con đến cầu xin Mẹ thi đâu đến nỗi này! Từ nay, cứ đến cầu xin Mẹ, đừng sợ gì cả.
Thầy Enêtô trở về đan phòng. Nhưng những chước cám dỗ lại xô đến. Không chịu trung thành đến cầu xin Mẹ, thầy lại quyết định một lần nữa trốn khỏi nhà Dòng. Từ đó, thầy sống một cuộc đời sa đọạ, hết hư hỏng này đến trụy lạc kia. Sau cùng thầy thuê một quán trọ để làm nghề sát nhân đoạt của. Nhiều hành khách ngủ trọ đêm tại quán trọ của thầy đã bị chết oan uổng và mất hết tài vật dưới bàn tay ác hại của thầy.
Cứ thế, thầy đã giết mất cả một người bà con với quan đầu hạt. Dựa theo những bằng chứng chắc chắn, ông quan này đã quyết định truy nã và xin pháp luật xử tử thầy. Trong khoảng thời gian đó, ông chủ quán ác đức kia lại vẫn khôn khéo trốn tránh và sống tự do ngoài vòng pháp luật.
Một hôm, có một hiệp sĩ trẻ tuổi vào ngụ tại quán thầy. Manh tâm nổi dậy, Enêtô quyết định vào phòng ngủ giết chết hiệp sĩ đó để đoạt thâu của cải. Nhưng thầy thấy gì trên giường? Thay vào chỗ hiệp sĩ kia nằm, một tượng Chúa Giêsu chịu nạn đầy thương tích ngước mắt nhân từ nhì n thầy âu yếm nói:
-Sao con tệ bạc thế? Cha đã chết một lần để cứu con rồi mà chưa đủ sao? Con muốn giết Cha một lần nữa ư? Nào, cứ giết Cha đi!
Cảm thấy lòng tràn đầy hổ thẹn, thầy Enêtô bèn nức nở khóc ròng. Thầy nghẹn ngào qua hai hàng lệ:
-Lạy Chúa, con đây: Chúa xử nhân từ với con biết là chừng nào! Con quyết định trở về cùng Chúa.
Ngay đêm đó, thầy bỏ quán trọ, trở về đan viện cũ đền tội. Nhưng trên đường về, thầy gặp đội tuần cảnh và bị bắt điệu tới trước tòa công lý. Ở đây, thầy thú nhận tất cả tội lỗi. Người ta đem treo thầy lên giảo đài lập tức, không để cho thầy có thì giờ để xưng tội. Thầy liền phó mình cho Đức Mẹ. Lúc ấy, người ta buộc dây vào cổ thầy, thì chính Đức Mẹ thân hành đến giữ thầy cho khỏi chết. Mọi người đã trở về cả, Đức Mẹ mới cởi dây cho thầy và bảo:
-Con hãy trở về đan viện mà đền tội. Khi nào Mẹ mang bản xá tội đến cho, con hãy dọn mình chết.
Sau khi trở về đan viện và kể lại hết sự tình cho đức viện phụ, thầy sống một cuộc đời đền tội hết sức khắc khổ. Qua nhiều năm sau, thầy thấy Đức Mẹ hiện đến đưa bản xá tội cho thầy. Thầy liền dọn mình và chết thánh thiện.
Ghi chú:
Những cuộc khám phá mới đây cho biết đan viện thầy Ênêtô (Ernest) bỏ đi không ở Anh Quốc, nhưng ở nước Pháp. Trong miền hồi đó phục quyền vua Anh Quốc, đúng ra là miền Berry, tức quận Indre, nơi ngày nay có thành phố Chateauroux.
Nơi đây rất thời danh vì đền thờ Đức Mẹ làm phép lạ. Niên ký của đan viện còn ghi tới ngoài hai trăm phép lạ mà Đức Mẹ làm. LM Labbens, Dòng Tên, một nhà sưu tầm tài liệu cổ xưa nổi tiếng, đã tìm được một phần tập niên ký này và cho in trong tập sách Nova Bibliotheca manuscriptorum của ngài.
Thánh An Phong mượn câu truyện này trong sách của cha Carlo Bovio, Dòng Tên, vốn là giáo sư và diễn giả danh tiếng; cha Bovio cũng lại lấy tài liệu ở tập niên ký nói trên.
Suy Niệm:
-Vì được ơn nhiều mà không cầu nguyện để xin ơn khiêm nhường và khôn ngoan nên thầy Enêto bị rơi vào cái bẫy kiêu ngạo và tham lam của ma quỷ. May nhờ thầy có lòng sùng kính Đức Mẹ từ trước nên Mẹ đã cứu vớt thầy. Đây thật là tấm gương cho chúng ta suy gẫm. Tạ ơn Đức Mẹ.
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm7: Người Chủ Quán Sát Nhân
|
|
Theo lời cha Vinh sơn Bôviô kể lại thì hồi đầu thế kỷ 15, trong một tỉnh ở Anh quốc, có chàng thanh niên quý phái tên là Enêtô. Chàng đem cả gia tài phân phát cho người nghèo khó, rồi vào tu thân trong một đan viện. |
|
Đọc
|
|
Cha Boviô kể chuyện một phụ nữ hoang đàng tên là Hêlêna. Một hôm, nàng vào nhà thờ, tình cờ nghe giảng về phép lần hạt Mân Côi. Lúc về nhà, nàng lén mua một tràng hạt Mân Côi. Nàng dấu kín và bắt đầu lần chuỗi. Trước cũng chẳng sốt sắng gì, nhưng sau Mẹ Maria đã cho nàng cảm thấy an ủi và dịu ngọt khi đọc kinh, cho nên nàng đọc bao nhiêu cũng không chán.
Qua việc suy niệm kinh Mân Côi, Hêlêna hiểu ra tất cả những phóng đãng của nàng thực là trọng tôi. Nàng bèn tức tốc đi xưng tội. Nàng cáo mình với một lòng thống hối thiết tha làm cha giải tội cũng phải ngạc nhiên.
Xưng tội rồi, nàng đến sấp mình trước bàn thờ Đức Mẹ để cảm tạ Đức Mẹ đã biện hộ cho mình. Lúc lần hạt, nàng nghe Đức Mẹ phán bảo:
-Hêlêna, cho đến nay, con chỉ biết xúc phạm đến Chúa và Mẹ. Từ nay trở đi, con hãy sống một cuộc sống mới. Phần Mẹ, Mẹ hứa sẽ luôn luôn giúp đỡ con.
Xấu hổ vì được Mẹ Maria đoái thương như vậy, nàng cảm động trả lời:
-Lạy Mẹ Đồng Trinh, thật cho đến nay con là đứa tội lỗi nặng nề, nhưng Mẹ làm được mọi sự: xin Mẹ giúp đỡ con. Giờ đây, con xin dâng trót mình con cho Mẹ. Con muốn đem cả quãng đời còn lại để đền tạ tội lỗi con.
Thế là được vững vàng thêm vì có Mẹ Maria trợ lực, nàng đem hết tài sản phân phát cho người nghèo khổ, và sống một đời sống thiết tha thống hối. Nhiều cơn cám dỗ ghê hồn đến lung lạc nàng, nhưng vì nàng chăm chú cậy trông Đức Mẹ luôn, nên nàng đã chiến thắng.
Hơn thế nữa, nàng còn được ơn thấu thị, nói tiên tri, được mặc khải và nhiều đặc ân khác nữa. Sau cùng nàng được Mẹ Maria báo trước giờ chết. Ít ngày sau, nàng được tiếp kiến Chúa Giêsu và Mẹ Maria đến thăm viếng. Lúc Hêlêna tắt thở, người ta thấy linh hồn nàng bay về trời như một con chim bồ câu diễm lệ.
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm8: Người Phụ Nữ Hoang Đàng
|
|
Cha Boviô kể chuyện một phụ nữ hoang đàng tên là Hêlêna. Một hôm, nàng vào nhà thờ, tình cờ nghe giảng về phép lần hạt Mân Côi. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Trong Cảm nghiệm số 559, vào ngày 27/6/2007, chúng tôi đã dịch thuật một bài cảm nghiệm về việc Chúa Giêsu dùng LM Fernando Suarez để chữa lành cho dân Ngài. Xin kính mời quý vị lên www.FatherFernando.com để đọc các lời chứng.
Ngày 21/2/2008 vừa qua, nhóm cầu nguyện chúng tôi và các thân hữu được tham dự Thánh lễ chữa lành do LM Suarez dâng lễ và sau đó, ngài đặt tay xin ơn Chúa chữa lành cho mọi người tham dự.
Thánh lễ được cử hành tại nhà thờ St. Vincent De Paul, tại thành phố Huntington Beach, Orange County, California, và tại nhiều thành phố ở Los Angeles và tiểu bang Nevada.
Buổi lễ được cử hành lúc 7:00 giờ tối. Vậy mà khi gia đình chúng tôi đến nhà thờ lúc 6:00 giờ tối thì không còn chỗ đậu xe nữa. Vì thế, chúng tôi phải đậu xe ở nghĩa địa, bên cạnh nhà thờ. Có rất đông người đến xin ơn Chúa chữa lành. Đa số là người Mỹ, rồi đến những người Mễ, Phi Luật Tân và nhiều sắc dân khác, trong đó có người Việt Nam.
Trước đó, có nguồn tin đăng trên tờ Hiệp Thông rằng khi cha Suarez về Phi Luật Tân để thi hành mục vụ chữa lành thì có ít nhất là 2 vị Giám Mục không cho phép ngài thi hành mục vụ ở giáo phận của các ngài. Còn những nơi khác ở Phi Luật Tân thì các vị Giám Mục đều cho phép. Vì thế, nhóm chúng tôi chỉ dám đăng thêm tin tức chữa lành trong phần CN 559 mà thôi. Quý vị có thể theo dõi website của cha Suarez để biết thêm chi tiết.
Hôm ấy, chính mắt chúng tôi thấy và tai chúng tôi được nghe những cảm nghiệm tạ ơn Chúa vì được chữa lành, do nhiều người Mỹ và Phi Luật Tân được ơn chữa lành tại chỗ và lên làm chứng cho Chúa ngay. Có nhiều người điếc được ơn nghe được. Có những người bị liệt thì được đứng lên đi lại, có người chột một mắt thì được thấy. Có người bị đau cổ, phải đeo khăn giữ cổ (neck brace)nhưng rồi họ được lành.
Có người làm chứng là họ theo cha Suarez về Phi Luật Tân, rồi theo cha qua California vì gia đình họ được nhiều ơn chữa lành.
Còn cha Suarez làm chứng rằng:
"Chúa ban cho tôi ơn chữa lành khi tôi còn là một thanh niên, chưa đi tu. Khi ấy, tôi thấy một bà bị liệt ngồi trên xe lăn, tôi thương xót bà nên hỏi bà có muốn tôi cầu nguyện cho bà không? Bà đáp là "Muốn! " Thế rồi tôi đặt tay cầu nguyện cho bà, tôi vạch dấu thánh giá trên đầu gối bà. Tức thì bà đứng ngay dậy và bước đi. Bà mừng quá nên hét lên và chạy. Còn tôi thì hoảng hốt nên cũng hét lên. Từ đó, Chúa sử dụng tôi và tôi đi bắt đầu tu. Cho đến tuổi 22, tôi mới chỉ biết đọc ba kinh : Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng và Kinh Sáng Danh mà thôi.
Khi đã là linh mục và khi đến nhà thờ nào để cầu nguyện thì tôi phải đội nón, đeo kính đen để được tự do cầu nguyện thinh lặng trước Nhà Tạm Chúa. Có lần tôi nhìn chung quanh thấy không có một người nào trong nhà thờ nên tôi vui mừng tâm sự với Chúa trong thinh lặng. Khi tôi ngẩng đầu lên thì thấy một hàng dài gồm nhiều người đứng im lặng để rồi xin tôi đặt tay cho họ. Tôi cứ ngạc nhiên vì không hiểu tại sao người ta lại nhận diện được tôi?
Trong vòng mấy tháng qua, tôi đã đụng chạm đến khoảng 1 triệu người ở nước Phi Luật Tân. Có nhiều linh mục địa phương ngạc nhiên nói rằng :
"Cha biết không? Khi chúng con làm lễ, vừa ban phép lành cuối lễ thì chỉ còn có một nửa số người hiện diện. Vậy mà khi cha đến dâng lễ thi người ta ngồi trong nhà thờ đến 6 tiếng đồng hồ hay 8 tiếng đồng hồ. Chúng con có đuổi thì họ vẫn không về. Họ say mê Chúa và ơn chữa lành của Chúa qua tay cha. Thật là kỳ lạ!"
Hai tuần sau khi dự Thánh lễ và mục vụ chữa lành về thì chúng tôi đi dự lễ ở nhà thờ Thánh Linh và gặp lại ông T. Ông vốn là vị cựu đại tá của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông T. hân hoan nói rằng vợ của ông đã được Chúa chữa lành ngay đêm ấy. Ông bảo rằng :
"Chúa đã nối kết vợ chồng tôi và chị trong khi chụm đầu cả ba người lại và ban ơn. Nhà tôi đã nhận được ơn chữa lành. Cám tạ Chúa và cám ơn chị. Vậy xin chị tiếp tục cầu nguyện cho vợ chồng chúng tôi!"
Số là vào hôm dự buổi lễ chữa lành ấy, tôi thấy bà vợ của ông T. bị đau lưng và đau xương chậu nên run rẩy đứng ở đàng sau. Bà không ngồi xe lăn nên bà đứng cách khó khăn mà nhà thờ thì chật, không còn chỗ ngồi. Có rất đông người đứng ở ngoài trời mưa lạnh, một số lớn khác thì ở tạm nơi phòng họp của giáo xứ.
Thấy tình cảnh đáng thương của bà T., tôi bèn dắt bà một bên, còn ông T. thì dắt bà một bên. Rồi tôi xin những người phụ trách cho phép bà lên trước vì bà không thể đứng lâu chờ đợi được. Thế là bà T. được hai người chúng tôi dắt lên xin cha Suarez đặt tay xin ơn chữa lành. Cha chụm đầu của ba người chúng tôi lại và đặt tay cho từng người. Ngay lúc ấy, tôi ra dấu cho bà T. đụng tay vào áo lễ của cha như khi xưa có người phụ nữ đụng đến gấu áo Chúa Giêsu mà được lành bịnh băng huyết. Bà nghe lời tôi nên cầm áo cha Suarez.
Sau đó, hai ông bà được ra về sớm. Họ luôn miệng cảm ơn vì tôi đã nói giúp cho ông bà lên gặp cha sớm và nâng đỡ bà khi bà không thể đứng lâu được.
Tôi xin kể ra để cảm tạ Chúa vì trong những lúc mà niềm tin chao đảo và chết dần, thì các ơn chữa lành của Chúa làm sống lại đức tin của nhiều người.
Các người bạn của chúng tôi nói rằng họ phải chờ đến hơn 12 giờ đêm mới được cha Suarez đặt tay cho. Tuy vậy, ai cũng hân hoan vì biết rằng Chúa luôn ban ơn chữa lành mọi mặt : Tâm linh, mối tương quan, tâm lý, tình cảm và thể xác. Ai cũng ao ước được gặp lại cha Suarez để Chúa ban ơn chữa lành. Hy vọng sẽ có ngày cộng đoàn người Việt Nam ở California mời được cha Suarez đến với những giáo dân Việt Nam! Tạ ơn Chúa!
Kim Hà, 9/3/2008
Cn846: Chúa Chữa Lành Qua Tay Vị Linh Mục Người Phi Luật Tân
|
|
LNĐ: Trong Cảm nghiệm số 559, vào ngày 27/6/2007, chúng tôi đã dịch thuật một bài cảm nghiệm về việc Chúa Giêsu dùng LM Fernando Suarez để chữa lành cho dân Ngài. Xin kính mời quý vị lên www.FatherFernando.com để đọc các lời chứng. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Như chúng tôi đã thông báo, một thành viên trong nhóm thực hiện Radio Giờ Của Mẹ và www.memaria. org vừa có người chị ruột qua đời cách đột ngột. Thế là cả nhóm thực hiện và các thành viên trong các nhóm cầu nguyện đã đến nhà tang gia để đọc kinh, cầu nguyện cho linh hồn Maria Mađalêna và để an ủi cha mẹ, chồng, con và em của người quá cố.
Trong ba đêm liên tiếp, chúng tôi chia sẻ cho nhau nghe về những sự mất mát, chia lìa và đau đớn mà mỗi người trong chúng tôi đã phải gánh chịu trong cuộc đời. Lúc ấy, mọi người mới biết rõ rằng không ai có hạnh phúc trọn vẹn nhưng người nào cũng có những kinh nghiệm chia ly và đau khổ trong đời.
1. Con gái út là con gái duy nhất chết khi mới có 19 tuổi: Cách đây 3 năm, anh chị Nguyễn mất một người con gái út, và là con gái duy nhất, lúc cháu vừa mới lên 19 tuổi. Cái chết của cháu làm cho anh chị choáng váng và đau khổ. Anh đã từng đứng trước quan tài của con và nói rằng:
"Con ơi, nếu ba mẹ phải mất tất cả gia sản để con được sống lại thì ba mẹ sẵn sàng đổi ngay. Con là đứa con mà ba thương yêu nhất!"
Sau đó, nhờ có đức tin mạnh mẽ và lòng cậy trông bền vững nên chị Nguyễn có thể chấp nhận và kể rằng:
"Tại sao tôi có thể dâng con mình cho một phàm nhân, tức là cho con đi lấy chồng, mà lại không dám dâng con cho Chúa là Đấng Tối Cao?"
Cảm nghiệm của anh chị Nguyễn đã an ủi phần nào những mất mát của tang gia.
2. Mất con trai đột ngột khi cháu vừa đúng 18 tuổi:
Chị Trân cũng kể kinh nghiệm của chị là năm 1999, vào đúng ngày sinh nhật 18 tuổi của con trai lớn của chị. Cháu cùng bạn đi mua đồ phụ tùng xe về để sửa xe cho dì của cháu. Cháu lái xe đi lúc 1:00 giờ trưa thì đến 1:15 giờ trưa, chị Trân được cảnh sát báo tin là con chị chết rồi.
Nguyên do là có một kẻ nổi giận với ông chủ tiệm phụ tùng nên hắn lấy súng ra bắn vào mọi người chung quanh. Trên đường rút đi, hắn bắn vào những xe vừa đi tới, trong đó có xe của con chị Trân. Con chị chết ngay lập tức khi còn đang ăn chiếc bánh Hamburger. Người bạn của cháu bị đạn bắn vào cổ nhưng không chết.
Được tin dữ, chị Trân la khóc và nằm vật xuống để "ăn vạ" Đức Mẹ Maria. Nhưng khi bình tâm lại, chị mới nhớ rằng mình đã dâng con cho Mẹ Maria. Sau bao nhiêu năm tháng vật vã đi tìm để hiểu thánh ý Chúa, nay chị chia sẻ rằng:
"Tôi chỉ có hai đứa con. Nay Chúa đã đem đi một đứa con. Phải mất rất lâu tôi mới biết chấp nhận Ý Chúa. Giờ này tôi chỉ còn một đứa con gái thôi. Nếu đó là thánh ý Chúa thì tôi cũng xin dâng lên Chúa đứa con còn lại của tôi. Tôi học hỏi được nhiều điều là do nghe Hạnh các Thánh."
Chị Trân rất thích những CD, hay băng đọc chuyện của Radio Giờ Của Mẹ. Chị cũng là người phổ biến các CD này cho bạn bè. Chị rất yêu mến Chúa, Mẹ Maria và các linh hồn. Chị cũng là thiện nguyện viên rất tích cực của Radio Giờ Của Mẹ khi phổ biến các băng, đĩa, CD cho nhiều người ở các tiểu bang khác hay ở Việt Nam.
3. Mất cháu trai vì cháu bị bọn cướp bắn chết:
Năm 2001, chị Thanh có một người cháu trai bị Mỹ đen bắn chết để cướp tiền. Một đêm kia, khi cháu ấy ra nhà băng lấy tiền từ máy ATM thì bị cướp bao vây và giết tại chỗ.
Khi nghe gia đình báo tin là cháu bị bắn chết thình lình, chị Thanh đã quỳ xuống và đập đầu xuống đất để van nài Thiên Chúa tha phần phạt cho cháu. Chi Thanh cũng nài xin Mẹ Maria cầu bầu cho cháu vì chị biết, khi còn sống, cháu chị thường hay bỏ đi lễ ngày Chúa Nhật và không chịu xưng tội.
Sau cái chết của cháu trai, gia đình mới bắt đầu ngồi lại để đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Riêng chị cũng được những dấu chỉ là Mẹ Maria đã bảo vệ cháu khỏi hỏa ngục.
4. Mất cha trong biến cố Mậu Thân, 1968:
Chị Nguyện kể lại rằng gia đình chị chịu nhiều nỗi đau khổ vì ba chị bị chết vì đạn B40, ngay vào Tết Mậu Thân, năm 1968. Ba chị chết đi, để lại cho mẹ chị 7 đứa con thơ, trong đó có một bào thai 2 tháng. Chị ruột của chị phải ngừng đi học để ở nhà đi làm, giúp mẹ nuôi em nhỏ. Cuộc sống gia đình rất cơ cực và thiếu thốn. Nhắc đến cái chết bi thảm của ba chị, chị Nguyện đã khóc nức nở.
5. Mất mẹ khi mới 9 tuổi:
Anh Văn mất mẹ khi mới lên 9 tuổi. Anh là người duy nhất chứng kiến sự hấp hối của mẹ anh. Bà mẹ chết một cách ngắc ngoải vì bà có nhiều con nhỏ và bà thương xót con cái. Sau đó, em gái nhỏ nhất của anh cũng chết theo mẹ, có lẽ vì thiếu sự săn sóc tận tình của người mẹ. Gia đình anh tan tác vì mỗi anh chị em phải đi sống với các dì hay các cô, chịu cảnh mồ côi và bị bạc đãi. Ba anh thì tục huyền nên không nuôi một người con nào.
6. Chị Cẩm mất một cháu ngoại:
Mùa Giáng Sinh năm 2007, con gái chị Cẩm mới có thai lần đầu tiên, nhưng thai chết trong bụng mẹ. Con gái chị khóc lóc thảm thiết vì không được hạnh phúc làm mẹ.
Nói tóm lại, ai cũng có những mất mát và chia lìa. Chúng ta là kiếp con người, kiếp phù sinh là phải chết, không sớm thì muộn. Vì thế, khi gia đình bạn bè có những biến cố đau thương xẩy ra, chúng ta nên đến cầu nguyện, chia sẻ, an ủi và hiện diện với những gia đình ấy.
Sự hiện diện nói theo tiếng Anh là : "to be present". "A present" có nghĩa là món quà. Sự hiện diện và "ở cùng" là những món quà quý mà chúng ta có thể tặng cho nhau. Trong những giây phút đau buồn, chúng ta cần những bàn tay vỗ về, những nụ cười thông cảm, những lời nói dịu dàng, những phút thinh lặng bên nhau. Đối với người lâm cảnh biệt ly, thì tiền bạc không còn là điều cần thiết mà chỉ có có tình thương là điều quan trọng nhất mà thôi.
"Lạy Chúa, chúng con xin cảm tạ Chúa vì Ngài luôn ở cùng chúng con! Emmanuel! Amen!"
Kim Hà, 8/3/08
CN845: An Ủi Nhau Trong Lúc Đau Buồn
|
|
LNĐ: Như chúng tôi đã thông báo, một thành viên trong nhóm thực hiện Radio Giờ Của Mẹ và www.memaria. org vừa có người chị ruột qua đời cách đột ngột. Thế là cả nhóm thực hiện và các thành viên trong các nhóm cầu nguyện đã đến nhà tang gia để đọc kinh, cầu nguyện cho linh hồn Maria Mađalêna và để an ủi cha mẹ, chồng, con và em của người quá cố. |
|
Đọc
|
|
Truyện thánh nữ Maria Ai cập là một truyện rất hay kể trong cuốn đầu bộ Hạnh tích các thánh tu rừng. Từ mười hai tuổi, Maria đã trốn biệt gia đình, sang sống một cuộc đời bê tha hoang đàng ở đô thành Alexanđria. Người thành đó đều tởm gớm cái nếp sống phóng túng đến bỉ ổi của nàng.
Sau mười sáu năm trụy lạc tội lỗi, nàng lên đường bắt đầu một cuộc giang hồ trên khắp lục địa. Nàng đến Giêrusalem vào dịp lễ kính Thánh giá. Giáo hữu tứ phương tề tựu mừng lễ rất đông. Bị tính tò mò xúi giục hơn là do lòng sùng mộ khuyến khích, nàng nảy ý tưởng vào xem đền thờ. Nhưng vừa tới bậc cửa, nàng cảm thấy một sức mạnh vô hình đẩy nàng ra. Nàng cố thử một lần nữa, thì lại bị đẩy ra một lần nữa. Lần thứ ba, rồi thứ bốn cũng đều vô hiệu, nàng bèn lui vào một xó ngoài tiền đình. Ở đây, nàng được Chúa soi cho biết nàng không xứng đáng đặt chân vào đền thánh vì tội lỗi. Ngước mắt lên, nàng nhìn thấy một bức họa vẽ Đức Mẹ Đồng Trinh. Nàng sấp mình chứa chan hai hàng lệ, khẩn cầu:
- Ôi Mẹ Thiên Chúa, xin thương con với, con đầy tội lỗi khốn nạn. Con biết rồi, tội con làm con rất bất xứng, chẳng đáng Mẹ nhìn đến nữa. Nhưng Mẹ là nơi nương ẩn của tội nhân, xin Mẹ vì yêu mến Chúa Giêsu Con Mẹ, Mẹ giúp con, mở cửa nhà thờ cho con. Con muốn cải tạo đời sống, và đi đền tội ở bất cứ nơi nào Mẹ muốn.
Lúc đó, hình như Đức Mẹ trả lời, nàng nghe có tiếng thì thầm trong lòng:
- Được con ạ, con đã kêu đến Mẹ, và muốn trở về, thì đó, cửa thánh đường đã mở, con vào đi!
Nàng vào kính thờ Thánh giá, khóc lóc nghẹn ngào. Rồi trở lại bức ảnh, nàng kêu xin:
- Lạy Nữ Vương con, con sẵn sàng vâng lời Mẹ, Mẹ muốn con đi đền tội ở đâu, xin tỏ cho con biết.
- Con hãy sang bên kia sông Giôđanô, sẽ thấy nơi yên nghỉ.
Nàng xưng tội rước lễ rồi sang qua sông Giôđanô. Đó là một khu rừng rậm, nàng hiểu nơi đền tội là đây.
Trong khoảng mười bảy năm đầu, ma quỉ không bỏ một mánh khóe nào mà không tấn công để xô nàng ngã lại. Lúc đó nàng đã làm gì để đối phó? Chỉ có một việc là cậy trông ở Mẹ Maria. Mẹ cũng ban cho nàng được sức mạnh kháng cự với mưu mô của chúng quỉ một cách thắng lợi suốt mười bảy năm ròng; hỏa ngục phải rút lui và nàng được hưởng một an bình thư sướng.
Thời gian qua. Sau bốn mươi bảy năm sống trong rừng, nàng đã bảy mươi nhăm tuổi, Chúa cho linh mục Zôzimô tìm thấy nàng vào một ngày im vắng. Tường thuật đời mình cho linh mục rồi, nàng xin ngài năm sau lại tới đem Thánh Thể cho nàng. Linh mục làm theo như ý. Nàng lại xin trở lại một lần nữa. Năm sau, linh mục Zôzimô trở lại, nhưng lần này ngài gặp thấy nàng đã từ trần. Quanh xác sáng tươi, chói lọi một luồng hào quang rực rỡ. Gần trên đầu nàng, ngài đọc thấy những giòng chữ viết trên cát như sau:
- Xin chôn xác con tội lỗi khốn nạn ở đây, và cầu nguyện cho nó.
Nhờ một con sư tử bới huyệt, linh mục Zôzimô an táng nàng ở đó. Rồi trở về tu viện, ngài thuật lại những việc lạ lùng tình thương của Chúa đã làm cho phụ nữ thống hối ấy.
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri, chuyển ngữ: Phạm Duy Lễ, CMC)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm9: Nữ Ẩn Sĩ Rừng Giôđanô
|
|
Truyện thánh nữ Maria Ai cập là một truyện rất hay kể trong cuốn đầu bộ Hạnh tích các thánh tu rừng. Từ mười hai tuổi, Maria đã trốn biệt gia đình, sang sống một cuộc đời bê tha hoang đàng ở đô thành Alexanđria. |
|
Đọc
|
|
Một thiếu nữ đã điện thoại cho chúng tôi và tâm sự rằng:
"Thưa cô,
Con và người tình của con là anh Hùng yêu nhau lắm, nhưng anh ấy có tính ghen tuông vớ vẩn. Lúc nào anh ấy cũng sợ mất con. Con mà nói chuyện với một người đàn ông nào thì anh ấy nổi giận mà nói nặng lời với con. Tính ghen bậy ấy làm cho con có cảm tưởng mình là món đồ chơi của anh ấy chứ không còn là một con người với đầy đủ tự do. Lắm lúc con cảm thấy mình như một con chim nhỏ bị nhốt trong cái lồng chim. Dù lồng được sơn son thiếp vàng nhưng con chim chỉ được hót trong chiếc lồng nhỏ, không thể cất cánh bay trên bầu trời mênh mông, cao rộng để hít thở bầu không khí trong sạch và thơm tho được.
Anh Hùng kiểm soát cả những cú điện thoại của con, gặp những số điện thoại lạ thì anh thắc mắc và hạch hỏi con một cách gay gắt. Con nghĩ cha mẹ con cũng không độc tài như anh. Hơn nữa, chúng con chưa phải là vợ chồng mà con còn phải chịu cảnh kiểm soát và hiểu lầm này thì làm sao con sống lâu dài với anh được?
Sau nhiều tháng suy nghĩ để lấy can đảm nói lời giã từ, con gặp anh Hùng và nói ra ý định của con là chấm dứt sự liên lạc. Trong lần sau cùng ấy, con quyết chia tay anh ấy vì con không thể tiếp tục với cuộc tình bịnh hoạn và không lành mạnh này. Khi ngồi trên xe hơi của anh ấy, con nhẹ nhàng bảo anh ấy rằng:
"Anh Hùng, em yêu thương anh nhưng em không thể kéo dài tình trạng nô lệ tình yêu này. Em cần có sự tự do và một mối tình bình thường. Em cần một người chồng biết tự tin và biết tin tưởng nơi em. Em không thể hít thở bầu không khí tù ngục như thế này. Vì thế, em xin anh hiểu cho và chúng ta nên chia tay nhau bây giờ, trước khi có những thảm kịch kinh hoàng xẩy ra!"
Nghe con nói vậy, anh Hùng gầm lên và rút súng lục ra. Anh lên đạn trong nòng súng, rồi kê ngay vào màng tang của con. Anh ấy gằn giọng :
"Em yêu thằng nào rồi phải không? Nếu em bỏ anh, anh sẽ giết chết em!"
Vì hoảng sợ quá nên từ trí óc con đến thể xác con dường như bị cứng lại và tê liệt. Trong lúc thập tử nhất sinh, con hét thật to với tất cả sức bình sinh của con để cầu xin ai đó cứu con. May quá, lúc ấy, có một số người đi ngang qua và nghe tiếng con hét nên họ nhẩy ngay vào can thiệp. Họ túm lấy anh Hùng và đánh vào tay anh cho rớt súng ra. Rồi họ tự động kêu số cấp cứu 911. Sau đó vài phút, cảnh sát đến bắt anh Hùng, rồi lấy lời khai của con.
Từ đó đến nay, anh Hùng đã ở tù trên 15 năm. Anh vốn là kỹ sư nhưng nay vì muốn giết con nên anh trở thành một tù nhân nguy hiểm. Ở Mỹ, lời dọa giết cũng bị xử tội nặng như sự giết người. Anh bị bắt quả tang khi đang dí súng vào đầu con để giết con.
Lại nữa, trong lúc sợ sệt và tức giận, con đã khai mọi sự đúng như nó xẩy ra Con không biết rằng lời khai ban đầu của mình có tính cách quan trọng như vậy. Vì có những người chung quanh làm chứng nên con không thể đổi lại lời chứng của mình.
"Cô ơi, trái tim con tan nát. Đời sống thanh xuân của con cũng héo úa vì con vừa thương xót anh Hùng, vừa cảm thấy mình có lỗi trong việc anh Hùng bị tù. Lương tâm con bị cắn rứt triền miên!"
Từ đó đến nay, con không còn lòng dạ nào để làm quen với những người đàn ông khác. Con sống cô đơn, và không có cuộc tình mới nào khác. Nay con đã gần 40 tuổi nhưng vẫn ở độc thân. Trái tim con rướm máu. Con chỉ còn biết dâng cuộc tình không may của chúng con lên Chúa, và xin Chúa an ủi anh Hùng trong nhà tù.
Thật ra, con xin cô một lời xác nhận rằng :
"Con không có lỗi khi tuyên bố chia tay phải không cô? Vì con linh cảm cuộc sống hôn nhân tương lai giữa con và anh ấy sẽ là những thảm kịch bi thương. Đâu ngờ linh tính của con đã cho thấy rõ rằng hậu quả thật là tai hại."
Vậy con xin cô, nhóm cầu nguyện của cô và tất cả mọi người vì lòng nhân từ, xin cầu nguyện cho con, cho anh Hùng và hai đại gia đình của chúng con. Từ khi anh Hùng bị bắt thì ba mẹ anh ấy đối xử với con như kẻ thù, nhưng đâu phải đó là lỗi của con?
Chính mặc cảm tự ti, tính ghen tuông và lối hành xử đầy bạo lực cùa anh Hùng đã gây ra thảm họa bi đát ấy. Cô ơi, xin giúp con vượt qua tình trạng này vì con xem cô như một người mẹ tinh thần. Con rất bơ vơ vì không ai hiểu được niềm đau của con! Xin cô lắng nghe con và giúp cho con vượt qua biển khổ này!"
-Lạy Chúa, chúng con xin Chúa mở lượng nhân từ giải thoát và chữa lành cho cuộc tình không vui và hai gia đình liên hệ đến thảm kịch này. Amen.
Kim Hà, 7/3/08
CN844 : Vì Qúa Ghen Mà Mang Họa
|
|
Một thiếu nữ đã điện thoại cho chúng tôi và tâm sự rằng:
"Thưa cô,
Con và người tình của con là anh Hùng yêu nhau lắm, nhưng anh ấy có tính ghen tuông vớ vẩn. Lúc nào anh ấy cũng sợ mất con. Con mà nói chuyện với một người đàn ông nào thì anh ấy nổi giận mà nói nặng lời với con |
|
Đọc
|
|
Những sầu muộn trên giường hấp hối là những sầu muộn thật ghê hồn. Tất cả đều giầy xé: nào là những tội lỗi cắn rứt, nào là những kinh hoàng trước tòa phán xét gần kề, nào lỗi lo âu phấp phỏng về số phận đời đời. Nhất là trong giờ phút đó, hỏa ngục lại vùng dậy, đem hết lực lượng mong cướp đoạt linh hồn sắp bước vào đời sau. Ma quỉ căm hờn hồng hộc, vì nó biết nó còn rất ít thời giờ (Kh 12, 12). Lúc đó, không cám dỗ linh hồn như thường làm lúc họ còn bình sinh, không hài lòng với những lực lượng đơn độc, nó còn kêu gọi các lực lượng bạn đến giúp. Lúc đó, đầy nhà rầm rập rồng ma (Is 13, 21): chung quanh giường người hấp hối, từng vô số quỉ chen chúc nhau, kết đoàn kết lũ để lung lạc, làm cho linh hồn rơi vào trầm đọa.
Nhà ký sự truyện thánh Anrê Avelinô quả quyết có tới mười ngàn quỉ đến cám dỗ thánh nhân trên giường hấp hối. Trong lúc lâm chung, thánh nhân phải chịu một trận chiến đấu gắt gao cực kỳ với hỏa ngục, đến nỗi các tu sĩ đứng quanh đều kinh hoàng hoảng sợ. Mặt ngài sưng phồng lên và xám đen lại vì cơn náo động trong linh hồn; tứ chi run rẩy trong một đau thương co quắp rút gân rút thịt; nước mắt chan hòa lai láng, đầu quay đi lắc lại như bị giành giựt giữa hai đối thủ: tỏ ra ngài phải chiến đấu kinh khủng với tà thần hỏa ngục. Tất cả những ai chứng kiến cảnh hấp hối của ngài đều khóc ròng vì thương cảm, tăng gia cầu nguyện, và sợ hãi vì thấy một vị thánh mà phải lâm chung như vậy. Nhưng một điều làm họ vững tâm: ngài vẫn năng ngước nhìn lên ảnh Đức Mẹ, như để van nài ơn trợ giúp. Trong đời ngài, thánh nhân đã từng nói rằng: giờ chết, Mẹ Maria sẽ nà nơi nương ẩn của ngài. Mà thật vậy, sau cùng Chúa đã tưởng thưởng ngài bằng một chiến thắng huy hoàng. Những cơn run rẩy co quắp qua đi, mặt dẹp xuống tươi tỉnh như cũ, mắt ngài yên lặng nhìn cắm vào ảnh Đức Mẹ, và cúi đầu tôn kính như cảm tạ Mẹ. Người ta tin rằng lúc đó Mẹ Maria đã hiện ra với ngài. Rồi, trong một bình an lặng lẽ và một thái độ linh thiêng, ngài thở hơi cuối cùng trong tay Mẹ dấu yêu đã từng bảo vệ đời ngài. Trong lúc đó, một nữ tu dòng thánh Phanxicô cũng đang hấp hối, quay về phía chị em đứng bên mà nói: “Xin chị em đọc kinh Kính Mừng, một đấng thánh vừa qua đời”
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri, chuyển ngữ: Phạm Duy Lễ, CMC)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm10: Hỏa Ngục Vùng Lên
|
|
Những sầu muộn trên giường hấp hối là những sầu muộn thật ghê hồn. Tất cả đều giầy xé: nào là những tội lỗi cắn rứt, nào là những kinh hoàng trước tòa phán xét gần kề, nào lỗi lo âu phấp phỏng về số phận đời đời. |
|
Đọc
|
|
LNĐ: Chúng tôi thường nhận được nhiều cú điện thoại và thư viết của nhiều phụ nữ. Họ muốn chia sẻ với chúng tôi về những thảm kịch trong đời sống và để xin nhóm cầu nguyện của chúng tôi cầu cho họ hoặc cho người thân của họ. Tôi nghiệm ra rằng, cũng như trong thời Chúa Giêsu còn sống ở thế gian, con người luôn khát khao nhận được ơn chữa lành của Chúa và cần được người khác nâng đỡ tinh thần. Xin quý vị thương xót mà cầu nguyện cho những người phụ nữ đau khổ này.
Sau đây là những câu chuyện hoàn toàn thật về sự xung đột trong gia đình :
1. Đánh vợ đến trọng thương:
Theo lời kể chuyện của một phụ nữ ở Orange County :
"Tôi có một người bạn gái rất thân thương với tôi. Tôi gọi bà là bà An. Bà là một người vợ và người mẹ rất tốt với chồng con. Suốt ngày bà lo cơm nước, săn sóc cho mọi người trong gia đình. Thế mà chồng của bà An luôn kiếm chuyện với bà. Khi ông uống rượu vào thì ông hay đánh đấm bà.
Có nhiều lần bà ấy đã vạh áo để cho tôi xem thấy những vết thương nơi cơ thể bà. Việc hành hạ này xẩy ra nhiều năm nay. Bà thường khóc với tôi. Tôi có khuyên bà đi vào trình cha xứ hay cha quản nhiệm người Việt Nam để cha giúp lời khuyên bảo ông chồng. Bà An nghe lời tôi nên có đến gặp cha, rồi cha có nói chuyện phải không với ông chồng bà An, nhưng rồi chứng nào tật ấy, ông ta vẫn đánh đấm bà An như một kẻ thù.
Nhiều lần vì thương bạn, tôi muốn gọi số 911 để đưa bà ấy đi nhà thương và để cảnh sát bắt cho ông ấy ở tù, nhưng bà An cứ ngăn cản tôi. Bà An nói rằng :
"Vì tôi có những thương tích trong người thì ông chồng tôi sẽ ở tù không có ngày về, và sẽ mất luôn tiền trợ cấp của nhà nước."
Tôi đành bó tay mà không làm gì được. Vậy xin cô và nhóm cùng cầu nguyện cho tình trạng bi đát của bạn tôi là bà An!"
2. Đòi ly dị và bán nhà chia đôi tài sản:
Rất nhiều phụ nữ gọi điện thoại và than vãn với chúng tôi rằng :
"Bây giờ, các ông chồng ở Mỹ đua nhau về thăm Việt Nam. Khi trở về Mỹ, các ông nhất định đòi ly dị và bán nhà để chia hai, hầu có cơ hội đem tiền về Việt Nam để hưởng thụ. Khi chúng tôi không chịu ly dị, không chịu bán nhà thì chồng chúng tôi chửi bới, đánh đập và rủa sả vợ con. Chúng tôi biết luật ở Mỹ luôn binh vực cho phụ nữ nhưng vì thương con nên chúng tôi không muốn ba của các con mình phải vào tù. Vì thế, họ cứ làm tới. Chúng tôi rất đau khổ. Xin chị cầu nguyện cho gia đình chúng tôi!"
3. Một trường hợp điển hình:
Có một phụ nữ tên Vân đã kêu tới chúng tôi nhiều lần. Sau đó, chị của chị Vân là chị Thu cũng gọi cho chúng tôi và bày tỏ nhu cầu xin cầu nguyện cho gia đình chị Vân. Sau đây là những lời chia sẻ của chị Vân:
"Chị ơi, em quá đau khổ. Chồng em đi Việt Nam về thì đùng đùng đòi ly dị. Em nhất định không ly dị, thì anh ấy đòi bán nhà chia hai. Em nói :
"Các con cần có nhà để ở. Nếu anh không còn thích sống chung với em thì anh cứ ly dị, nhưng em sẽ giữ nhà cho các con ở để ăn học."
Thế là anh ấy đánh em như đánh kẻ thù. Chưa hết, anh ấy còn đập các tượng ảnh ở trên bàn thờ và giật sập bàn thờ Chúa. Em nghĩ là ma quỷ đang ở trong anh ấy để làm hại gia đình em. Em sợ quá nên vào phòng, đóng chặt cửa phòng và qùy xuống cầu xin Chúa Giêsu và Mẹ Maria can thiệp.
Sau khi dịu bớt cơn giận dữ, anh ấy bỏ đi đâu mất. Lúc trở về, anh ấy dọn quần áo đi ra khỏi nhà. Lúc đó, em gửi tiền đi khắp các nhà Dòng ở Mỹ và Việt Nam để xin quý cha cầu khấn cho gia đình em được bình an.
Mới đây, cuối tháng 2 năm 2008, anh ấy lại kiếm chuyện gây gổ và đánh đập em. Sau khi nguyền rủa và chửi bới em thì anh ấy dí đầu em và đập đầu em vào tường làm chảy máu lênh láng. Vì bị đau quá nên em rú lên. Em dọa kêu cảnh sát. Anh ấy thách thức em :
"Mày ngon thì kêu cảnh sát đi. Tao thách mày đấy!"
Vừa đau, vừa tức giận, em gọi ngay số cấp cứu 911 và nói :
"Help! Help!" (Xin giúp, xin giúp!)
Khoảng ít phút sau, nhân ciên cứu thương tới nhà em và đưa em vào bịnh viện. Vì thấy em bị ra máu nhiều nên nhân viên cấp cứu kêu cảnh sát và người ta còng tay anh ấy rồi bắt đi. Khi anh ấy bị bắt rồi thì em lại cuống quít lên vì nếu anh ấy bị giam lâu thì mất công việc làm, không ai phụ em để nuôi một bầy con. Đã vậy, em còn phải tốn tiền thuê luật sư để xin tòa cho anh ấy ra tù. Luật sư bảo em rằng :
"Đây là vấn đề nan giải vì anh ấy chưa có quốc tịch Mỹ. Khi có án rồi thì có thể, người ta sẽ trục xuất anh ấy về Việt Nam vĩnh viễn!"
Em nghe vậy lại càng hoảng sợ. Em gọi " Bail Bond" (một dịch vụ xin tại ngoại hầu tra) để thế tiền bảo chứng cho anh ấy tại ngoại hầu tra mà chờ ngày ra tòa. Em sợ rằng khi ra tù xong, anh ấy báo thù em và giết em chết! Bây giờ trong lúc hoang mang, em nghĩ đến chị. Xin chị giúp em hai việc :
-Xin nhóm cầu nguyện của chị cầu nguyện cách riêng cho gia đình em, và nhất là chồng em!
-Xin chị vui lòng cho em số điện thoại và địa chỉ của các đan viện khổ tu để em gửi tiền về xin các cha cầu nguyện cho gia đình em.
Em nghĩ anh ấy bị tà thần giam hãm nên mới có thái độ ghê gớm như thế. Anh ấy luôn nguyền rủa em và gia đình em! Chị ơi, em chỉ còn biết cầu khẩn và van xin Chúa và Đức Mẹ Maria can thiệp cho gia đình em được bình an! Xin chị đừng quên em trong lời cầu nguyện của chị. Xin chị xem em như em gái đáng thương của chị nhé!"
Sau đó khoảng 2 tuần lễ, người chị của chị Vân gọi điện thoại cho chúng tôi và kể rằng:
"Chồng của Vân được thả ra, những từ ngày ấy, hắn cứ cầm một sợi dây dài và dọa thắt cổ tự tử. Cả gia đình chúng tôi sợ quá. Ai nấy xúm lại cầu nguyện và quỳ xuống đọc kinh Lòng Thương Xót Chúa. Chúng tôi chỉ còn biết trông cậy vào lòng nhân từ của Chúa mà thôi. Tôi sợ rằng khi cơn điên nổi lên, hắn có thể giết em gái tôi và các con của hắn nữa."
Lời suy niệm:
- Đánh đập và hành hung vợ mình là thái độ của người hèn kém, không thể tự chủ được. Vì hèn kém nên phải dùng bạo lực và những lời nói khiếm nhã. Vì các người vợ Việt Nam luôn thương chồng, thương con nên không muốn tố cáo. Chính vì yếu điểm ấy mà một số các ông chồng đã đánh đập vợ cách tàn nhẫn.
- Xin đừng đứng núi này trông núi nọ!
- "Cảnh sắc bên kia sông bao giờ cũng đẹp." Thực tế rất phũ phàng!
- Xin Mẹ Maria luôn an ủi và bảo vệ những người con cái của Mẹ!
Kim Hà, 7/3/08
CN843: Đừng Bao Giờ Đánh Vợ!
|
|
Một thiếu nữ đã điện thoại cho chúng tôi và tâm sự rằng:
"Thưa cô,
Con và người tình của con là anh Hùng yêu nhau lắm, nhưng anh ấy có tính ghen tuông vớ vẩn. Lúc nào anh ấy cũng sợ mất con. Con mà nói chuyện với một người đàn ông nào thì anh ấy nổi giận mà nói nặng lời với con |
|
Đọc
|
|
A! Vừa thoáng thấy bóng Nữ Vương chúng ta, lũ phản thần đã phải mất vía trốn chạy thế nào! Nếu trong giờ ta hấp hối, Mẹ Maria bênh đỡ ta, thì hỏa ngục làm sao mà khủng bố ta được? Nghĩ đến những phiền sầu khi hấp hối, thánh vương Đavít đã hoảng sợ, nhưng lại được an ủi vì cậy trông vào sự chết của Chúa Cứu Chuộc mai sau, và sự phù trì của Mẹ Đồng Trinh: Khi tôi bước vào giữa bóng sự chết tối tăm... thân cây và gậy côn của Chúa sẽ ủy lạo tôi (Tv 22, 4). Đức hồng y Hugô hiểu gậy côn ấy là cây thánh giá, thân cây là sự can thiệp của Mẹ Maria, theo lời tiên tri Isaia đã nói về Đức Mẹ rằng: Một thân cây sẽ mọc lên từ gốc Giétxê, và một bông hoa sẽ nở lên từ gốc ấy (Is 2, 1). Thánh Phêrô Đamianô viết: “Mẹ Maria chí thánh chính là thân cây oai dũng đánh tan sức xâm lấn của hỏa ngục”. Thánh Antôninô cũng lớn tiếng hô hào để phấn khởi lòng tin tưởng của ta: “Nếu Mẹ Maria phù trì ta, thì ai làm gì được ta”?
Cha Manuel Padial, dòng Chúa Giêsu lúc sắp qua đời, Mẹ Maria hiện đến mở trái tim cho ngài xem mà bảo: “Đây là giờ phút các thiên thần sẽ cùng con hoan hỉ, thủ thỉ bên tai con rằng: Ôi hạnh phúc thay cuộc đời lao nhọc! Những khổ chế sẽ được trả công xứng đáng!” Trong lúc ấy, người ta thấy một cơ quân hỏa ngục vừa hớt hải trốn chạy, vừa la lối om xòm: “Khổ quá! Không làm gì được nó nữa rồi! Cái Bà không vương tì vết đã bảo vệ nó!” Đó cũng là trường hợp của cha Gaspard Hayewook. Lúc ngài hấp hối, ma quỉ xô đến cám dỗ rất mạnh về đức tin, ngài liền dâng mình cho Mẹ Maria, tức thì người ta nghe ngài kêu lên: “Ôi Maria, con cảm tạ Mẹ, Mẹ đã đến cứu giúp con”8.
Thánh Bonaventura cho ta biết Mẹ Maria sẽ phái một đạo binh thiên thần đến cứu trợ những tôi tớ Mẹ lúc từ trần như thế nào: “Lạy Đức Nữ Trinh, thánh Micae, thủ lãnh đạo binh thiên quốc, và, cùng với ngài, tất cả các thiên thần được Chúa sai đến giúp đỡ những người được tuyển phúc, đang sẵn sàng thi hành mệnh lệnh của Mẹ: các vị sẽ bênh đỡ những ai ngày đêm cầu xin Mẹ giúp đỡ, và đến nhận linh hồn họ khi vừa ra khỏi đời này”.
Hỏa ngục đã náo động đến tận tầng đáy sâu khi ra tiếp đón: nó phải động viên đến hạng khổng lồ để chống lại (Is 14, 9). Câu Thánh Kinh sách Isaia này có thể áp dụng vào cơn náo động làm kinh hoàng hỏa ngục khi một linh hồn sắp từ trần: những tên quỉ có tiếng khủng bố nhất được phái đến cám dỗ, và theo linh hồn đó đến tận tòa Chúa Giêsu mà tố cáo. Nhưng cha Risa viết: “Ai dám tố cáo trước Án quan một người được Mẹ Án quan bênh đỡ?” Ma quỉ cũng biết rằng Chúa Giêsu đã chưa bao giờ, và sẽ không bao giờ kết án một linh hồn mà Người Mẹ tôn nghiêm của Chúa đã nhận biện hộ cho.
(Trích sách Vinh Quang Đức Mẹ Maria, của thánh Alphonso Ligouri, chuyển ngữ: Phạm Duy Lễ, CMC)
Thánh Alphonso Ligouri
Vqm11: Một Thân Cây Oai Dũng
|
|
| | |