MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chương 3 Gioan Tẩy Giả Đã Làm Gì Cho Đức Giêsu? (bài 9)
Thứ Ba, Ngày 21 tháng 4-2015

 

Chương 3

Gioan Tẩy Giả  

đã làm gì cho Đức Giêsu?

 (bài 9)

 

Có nhà giảng-thuyết nào theo cùng kiểu như ông Gioan không?

 

Các nhu-liệu rút từ sử-gia Josephus và cả ở Tân-Ước, cho biết: một số nhà lãnh đạo đã thu-hút quần-chúng đi vào sa-mạc nóng cháy, để thấy dấu-chỉ Thiên-Chúa gửi cho họ hầu được giải-thoát. Điều quan-trọng ở đây, là để ta thấy ý-nghĩa việc ra đi vào chốn hoang-vu sa-mạc băng ngang sông Gio-đan, là như thế.

Còn nhớ: Môsê và Giô-Shua khi xưa cũng đưa dân Do-thái xuyên sa-mạc nóng cháy nhiều tháng ngày dài lang thang đó đây, mới tới được Đất Hứa. Điều, mà các ngôn sứ khải-huyền từng làm là: lôi-kéo chúng-dân quay về chốn hoang-vu, băng qua sông Giođan để vào Đất Hứa, như tiên tổ mình từng làm, nhờ sự trợ-giúp/tiếp tay của Thiên-Chúa.

Ta được bảo, là: một trong các ngôn-sứ khi xưa lại cũng loan-báo rằng: theo lệnh ngài, các tường-thành của Đền thờ bị sụp đổ, cũng rất mau. Điều này nhắc ta nhớ truyện ông Giô-shua diễn-hành quanh tường/thành Giêrikhô là chờ Chúa ban tặng chiến-thắng rất ngoạn-mục. Ngôn-sứ khải-huyền nào cũng hy-vọng mình làm được thế là nhờ quyền-uy của Thiên-Chúa, chứ không do sức mạnh của người thường.

Đó, là lý-do khiến ông Gioan tụ-tập chúng dân lại, để tẩy rửa họ ngay trên sông Giođan chứ không phải ở trên bờ. 

 

 

Nhưng ông Gioan chưa từng tụ-tập dân để lập phong-trào chống chế-độ. Thế thì việc ông làm, có để tẩy xoá lỗi/tội mọi người không? 

 

Đúng thế. Ông Gioan xử sự như ngôn-sứ khải-huyền khi loan-báo việc chờ Thiên-Chúa can-thiệp để chỉnh-đốn mọi chèn ép xấu xa/độc hại đã xảy ra.

Nhưng ông lại không giống các ngôn-sứ khải-huyền, trong việc hội-tụ những người theo ông để dẫn họ thành đoàn mà đi vào Đất Hứa.

Kế-hoạch ông đặt ra, lại khác hẳn. Khi dân đến, ông đã xua đuổi họ khỏi vùng hoang-dại, để băng ngang sông Giođan cho lành sạch và được thứ tha trước đã, rồi mới bước vào vùng Đất Lành Chúa hứa ban cho họ.

Và ở đó, họ chờ Thiên-Chúa Đấng Cứu-Độ đến giúp họ trả mối thù truền kiếp.

Thật ra thì, ông Gioan lúc ấy đã lập hệ-thống lớn gồm những người lành sạch, như “bom nổ chậm” để rồi sẽ châm ngòi bùng dậy khắp đất miền Do-thái. Chính vì ông, nên khi khởi đầu sứ-vụ giảng-rao của Ngài,

Đức Giêsu đã thấy một hệ-thống lớn lao gồm những người hăng-say đợi chờ quyền-uy/sức mạnh từ Thiên-Chúa, có đó rồi.

 

Vậy, lúc đầu Đức Giêsu lại là đồ-đệ ông Gioan sao?  

 

Đương nhiên là, Đức Giêsu từng được ông Gioan tẩy rửa mọi lỗi/tội ngay trên sông Giođan. Giống như nhiều người, Đức Giêsu là thành-phần nghi-thức tái-diễn việc ông Môsê và Giôshua chinh-phục Đất Hứa nhờ quyền-uy/sức mạnh của Thiên-Chúa. Thành thử, Đức Giêsu có chân trong hệ-thống này, ngay tại xứ sở của người đợi chờ Chúa đến.

Chờ như thế, để làm gì?

Thật ra là, để Thiên-Chúa thực-hiện những gì họ không đủ sức làm, tức: tiêu-diệt quyền-lực La Mã thống-trị.

Đức Giêsu khởi sự hoạt-động như Đấng Thánh

tin vào sức mạnh Khải-huyền,

 bắt đầu bằng truyền-thống của ông Gioan Tẩy Giả.

Ta có nhiều bằng chứng ở trình-thuật lập-trường cao cả của ông Gioan về Đức Giêsu. Ở Tin Mừng Quelle (tức nguồn mạch của Mt 11: 7-9 / Lc 7: 24-26) Đức Giêsu có nói về ông Gioan Tẩy Giả không chỉ là ngôn-sứ mà “còn hơn cả ngôn-sứ”, nữa. Ngài từng nói -như ở trình-thuật Mt 11: 11 hoặc Lc 7: 28- vẫn bảo rằng:

"Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông”..

Ở cuối câu, ta thấy có sự chia cách giữa Đức Giêsu và ông Gioan; tức là: Đức Giêsu coi ông Gioan không chỉ như nhân-vật thường gọi là ngôn-sứ, nhưng hơn tất cả các ngôn-sứ khác. Ngay khi ấy, Ngài loan-báo:

người bé nhỏ ở Vương Quốc Nước Trời vẫn lớn-lao hơn ông Gioan, rất nhiều.

Vậy, điều đó có nghĩa gì?     

Tôi sẽ trở về lại vấn-đề này khi đề-cập đến cụm-từ “Vương Quốc Nước Trời” ở  chương sau.

Nhưng, nay xin nói rằng: Đức Giêsu tạo sự khác-biệt tách khỏi ông Gioan như tột-điểm ở quá-khứ;

và là “Vương Quốc Nước Trời” đang tới gần vốn có khả-năng nắm giữ tương-lai mai ngày của mọi người.

Ở đây, có điều mới mẻ đang xảy đến ngay trong câu nói của Đức Giêsu. Câu ấy, không áp-dụng cho ông Gioan Tẩy Giả tại vùng hoang-vu/sa-mạc, nhưng cho các trẻ bé trong Vương Quốc Nước Trời này.

Điều đó có ý-nghĩa là:

Đức Giêsu đã thay-đổi lập-trường về sứ-vụ và thông-điệp của ông Gioan.

Với Đức Giêsu, việc đợi chờ Thiên-Chúa can-thiệp mang tính mới-mẻ đến với thế-giới, quả thật không đơn-giản.

Con người phải bước vào với thế-giới được gọi là

Vương Quốc Nước Trời, ở đây và bây giờ.

Vương Quốc Nuớc Trời, là thực-tại kéo dài trong đó Đức Giêsu vẫn đang sống; nên, Ngài mời tất cả những người đã giáp mặt hoặc nghe Ngài giảng-giải

hãy vào đó mà sống-thực.

 

Có lẽ, các hành-xử của ông Gioan đã khiến Đức Giêsu hiểu tường-tận rằng Thiên-Chúa đã và sẽ không thay-đổi thế-giới này, qua việc tái-lập tình-huống khải-huyền đã thấy rõ.

Đức Giêsu khởi đầu một chuyển hướng mới, tức Ngài cố ý bảo:

 không phải là ta trông đợi Thiên-Chúa,

mà chính Thiên-Chúa đang đợi chờ chúng ta.

 (như  người cha già khốn khổ..sáng, chiều ra cổng ngóng trông người con trở về…Một hôm….Anh ta còn ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để  - Ga 15:20

Không mong chờ, làm sao người cha có thể đã trông thấy ngay khi người con còn ở đằng xa..????)

 

Nhưng xem ra Đức Giêsu là Nhân-vật rất Khải-huyền. Bởi lẽ, Tin Mừng từng diễn-tả Ngài như thế. Vậy, ta nghĩ sao khi Tin Mừng viết: “Con Người sẽ đến trong mây trời” vần vũ?

 

 

Cụm-từ “Con Người”, là một trong các vấn-đề được tranh-luận cũng gay-go, nóng cháy trong các buổi học về Tân Ước.

Riêng phần tôi, chỉ kết-luận đơn-giản mỗi thế này:

trong khi các tác-giả Tân-Ước áp-đặt tên gọi “Con Người” (viết hoa) lên Đức Giêsu, điều đó có nghĩa là người chuyển-giao rặt tính khải-huyền rồi cũng sẽ đến.

Đức Giêsu không qui vào Ngài danh-xưng lạ như thế. Ngài sử-dụng cụm-từ “con người” theo nghĩa chung chung, chỉ có nghĩa (và đây lại là ý-nghĩa gốc-nguồn của câu nói) là: nhân loại, thôi.

Thế nhưng, việc sử-dụng cụm-từ “Con Người” (viết hoa) là để tỏ lòng tôn-kính Đức Giêsu như truyền-thống kéo dài nhiều thế-kỷ về “Đức-Giêsu-là-Con-Người” kể từ ngày Ngài vắng mặt khỏi thế-trần.

Có nhiều phương-cách khác nhau trong đó các thách-thức căn-bản có thể trao thẳng xuống cho quyền-bính thế-trần thời bấy giờ.

 Các vị theo khuynh-hướng khắc-kỷ đã rời xa thế-giới bụi trần, hầu lui vào “ở ẩn” trong hang “toại đạo” hoặc sa-mạc nóng cháy hoặc tại các tu-viện lặng thinh.

Các vị này, chủ trương thuyết hư vô nên đã tìm cách huỷ-bỏ thế-giới gian-trần bằng ngôn-từ, hành-động hoặc cả đến bom đạn nữa.

Còn, ngôn-sứ khải-huyền lại loan-báo cho mọi người biết thế-giới này gian-ác đến độ không có thuốc chữa, chỉ có Thiên-Chúa là Đấng có thể ra tay can-thiệp thì họ mới có thể trở lại cho ngay thẳng, được.

Riêng Đức Giêsu, Ngài lại đã sử-dụng chính-sách khác hẳn. Chính sách đó, là:

Ngài thách-thức cơ-cấu sự sống hiện-tại bằng cách lập nên loại-hình cộng-đồng mới mẻ ở đây và bây giờ

vốn có khả-năng hình-thành giá-trị của “Vương Quốc Nước Trời”, ở trần-gian.

 

Điểm khác-biệt giữa ông Gioan Tẩy Giả và Đức Giêsu được cấu-thành rõ như pha-lê, ta thấy được ở Tin Mừng Quelle (tức nguồn của chương đoạn Mt 11: 18 hoặc Lc 7: 33-34) trong đó ghi rõ:

 

“Thật vậy, ông Gioan đến không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: "Ông ta bị quỷ ám."

Còn Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ lại bảo: "Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi."

 

Điều đối-chọi, là giữa ông Gioan Tẩy Già là người chuyên chay kiêng

và Đức Giêsu là Đấng vẫn mừng lễ.

Ông Gioan sống đời khổ-ải luôn một thân một mình thui-thủi ở sa-mạc nóng cháy.

Còn, Đức Giêsu Ngài vẫn tụ-tập chúng-dân quanh bàn tiệc, hầu kiến-tạo cộng-đồng nhân-loại rất mới.

Ở các chương tiếp theo đây, chúng tôi cũng sẽ nói lên ý-nghĩa sự việc này nhiều hơn nữa. Điều chúng tôi nói bấy lâu nay, là: những gì về con người ông Gioan, và việc Đức Giêsu khởi công hoạt-động như thế nào.

Và cuối cùng, bằng vào lời Ngài nói ra, và dưới ánh nhìn của người khác,

Đức Giêsu đã trở-thành một Đấng rất khác ông Gioan.

Quả thật, những điều như ta thấy nơi Đức Giêsu bao giờ cũng khác hẳn cung-cách ông Gioan Tẩy Giả vẫn làm. Có điều chắc, là: Đức Giêsu thách-thức thế-giới Ngài sinh sống. Nhưng, Ngài theo cách khác hẳn xác ngôn-sứ khải-huyền, tức: loan-báo phán-quyết rất rõ của Thiên-Chúa.

 

Ghi chú thêm:

Phán-quyết rất rõ của Thiên-Chúa

Nghe có vẻ khủng khiếp như phán quyết của tòa thượng thẩm !!

Một bài thánh ca xưa quen thuộc: Con rụng rời kinh hãi trong ngày thẩm phán, khi trời đất chuyển rung: lúc Chúa đến lấy lửa hồng xét xử gian trần

Thực ra Chúa của thầy Giêsu hoàn toàn khác hẳn:

Thầy không còn dùng dụ ngôn mà nói với anh em nữa, nhưng Thầy sẽ nói rõ cho anh em về Chúa Cha, không còn úp mở. (Ga 16:25)

Thầy Giêsu nói gì?

Nhiều lắm..chỉ vài ý quan trong thôi:

Thật vậy, chính Chúa Cha yêu mến anh em, (Ga 16:27)

Con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha. (Ga 17:6)

Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa. (Ga 17:26)

 

Tôi nghe nói ông Gioan Tẩy Giả có thời sống ở Qumran giữa người Essenê. Điều này có thực không?

 

Phần đông nhiều người đều nghe nói về “Cảo Bản rút từ Biển Chết”. Đó, là những bản-văn viết bằng tay, trong đó một số đã hoàn-tất, nhưng phần lớn còn ở trạng-thái mảnh vụn, phát-hiện từ một số hang-động nằm dọc phiá Tây Bắc Biển Chết ở phần đất thuộc Do Thái.

Nói chung, các cảo-bản này, là của người Essenê, tức các thày tư-tế đã tách rời giới tế-tự chính của Đền Thờ hơn 150 năm trước ngày Đức Giêsu hạ sinh.

Các vị này sống tách-biệt ở một vùng được gọi là Qumran; và các vị là những người đã chôn vùi thư-viện của họ trong hang động, trước khi người La Mã tấn-kích lại vụ quật-khởi đầu tiên của người Do-thái, tức là vào các năm 64 đến 74 trước Công nguyên.

 

Các tư-tế Essenê này, đã rút vào sa-mạc phiá Tây sông Giđan, không như ông Gioan Tẩy Giả sống ở phía Đông sa-mạc. Và, các vị ấy vẫn chờ ngày Đấng Thiên Sai Song sinh, một, thuộc giòng-dõi tư-tế, còn Đấng kia thuộc cánh dân-sự không như ông Gioan chỉ chờ Thiên-Chúa đến, chứ không đả động gì đến Đấng Thiên Sai thời trước, tức trước thời tín-hữu tiên-khởi coi ông Gioan là người đi bước trước cả Đức Giêsu.

 

Ông Gioan rửa tội cho hết mọi người duy-nhất chỉ một-lần-là-xong, qua việc để họ đi vào sa-mạc nóng cháy bằng cách băng sông Giođan vào Đất Hứa, tức: công việc khác hẳn nghi-thức thanh-tẩy xảy ra mỗi ngày ở Qumran . Vì thế nên, tôi coi sinh-hoạt của ông Gioan hoàn-toàn khác với nghi-thức Qumran , ở điểm: ông hướng về chúng-dân cách chung chung hơn là nhắm vào nhóm người có ăn học, trong cộng-đoàn tách-biệt.                     

 

Cựu Lm John Dominic Crossan

Mai Tá lược dịch

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Các Cảm Nghiệm Về Đức Mẹ Long Beach, Từ Memaria.org (4/24/2015)
Các Cảm Nghiệm Tạ Ơn Đức Mẹ Long Beach (4/24/2015)
Ơn Lành Mẹ Ban Trong Chuyến Hành Hương Âu Châu 2015 (4/23/2015)
Chị Lucia, Bí Mật Fatima Và Tiên Tri (4/23/2015)
Xin Mẹ Lộ Đức Chữa Lành Hồn Xác Cho Chúng Con. Ave Maria! (4/22/2015)
Tin/Bài khác
Lễ Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria (12/8/2017)
Cn 2877: Đức Mẹ Dạy Phục Vụ Chúa Giêsu (4/20/2015)
Mẹ Là Đấng Bầu Cử Cho Chúng Con Trước Tòa Chúa (4/19/2015)
Thánh Louis Marie Grignion De Montfort (4/17/2015)
Cn 2873: Ơn Lành Mẹ Ban Cho Em (4/17/2015)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768