MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Lễ Mẹ Lộ Đức Ngày Thế Giới Bệnh Nhân
Thứ Hai, Ngày 11 tháng 2-2019

Ngày Thế Giới Bệnh Nhân được ĐTC Gioan Phaolô II thiết lập từ ngày 13/5/1992 để cử hành vào Lễ Mẹ Lộ Đức hằng năm 11/2.

Năm 2004, năm kỷ niệm 150 năm Tín Điều Thánh Mẫu Vô Nhiễm (1854-2004), Ngày Thế Giới  Bệnh Nhân được tổ chức tại ngay Linh Địa Thánh Mẫu Lộ Đức như lần đầu tiên năm 1993, và  là năm học hỏi cùng suy niệm chủ đề “Việc Hoài Thai Vô Nhiễm và Vấn Đề Chăm Sóc Sức Khỏe theo những căn gốc Kitô Giáo ở Âu Châu”.
 
ĐTC GPII đã tông du Lộ Đức để mừng kỷ niệm 150 năm Tín Điều Mẹ Vô Nhiễm được Chân Phước Giáo Hoàng Piô IX tuyên tín ngày 8/12/1854. Và chuyến tông du Thánh Mầu Lộ Đức này, 14-15/8/2004, là chuyến tông du thứ 104 trong giáo triều dài 26 năm rưỡi của ngài, đồng thời cũng là chuyến tông du cuối cùng của vị giáo hoàng lấy khẩu hiệu Thánh Mẫu "totus tuus".
 
Sau đây là một số đoạn tiêu biểu từ sứ điệp của ĐTC GPII cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2004, đặc biệt liên quan tới ý nghĩa việc chữa lành ở Lộ Đức và đau khổ của con người.

”1. Ngày Thế Giới Bệnh Nhân, một biến cố được tổ chức hằng năm ở một Lục Địa khác nhau, có một ý nghĩa đặc biệt trong lần này. Thật vậy, nó sẽ diễn ra ở Lộ Đức, Pháp Quốc, địa điểm hiện ra của Đức Trinh Nữ vào ngày 11/2/1858, một địa điểm từ đó đã trở thành mục tiêu của nhiều người hành hương. Nơi miền đồi núi này, Đức Mẹ đã muốn bày tỏ tình yêu từ mẫu của mình, nhất là đối với thành phần khổ đau và bệnh nạn. Kể từ khi ấy, Mẹ tiếp tục hiện diện bằng lòng quan tâm của mình…. Đền Thánh Mẫu này được chọn là vì năm 2004 là năm kỷ niệm mừng 150 năm việc công bố Tín Điều Hoài Thai Vô Nhiễm….

“Bởi thế, việc Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội là rạng đông hứa hẹn cho một ngày quang sáng Chúa Kitô, Đấng đã phục hồi trọn vẹn mối hòa hợp giữa Thiên Chúa và nhân loại bằng cuộc tử nạn và Phục Sinh của Người. Nếu Chúa Giêsu là nguồn sống chiến thắng tử thần thì Mẹ Maria là người mẹ quan tâm đến để đáp ứng các nhu cầu của con cái mình, bằng việc giúp họ chiếm được sức khỏe phần hồn cũng như phần xác. Đó là sứ điệp được Đền Thánh Mẫu Lộ Đức liên lỉ lập lại cho thành phần sùng mộ cũng như cho các người hành hương. Đó cũng là ý nghĩa ẩn nấp bên trong các cuộc chữa lành về thân thể và tinh thần xẩy ra tại hang động Massabielle.

”Tại địa điểm này, từ ngày hiện ra với Bernadette Soubirous, Mẹ Maria đã ‘chữa lành’ đau thương và bệnh nạn, bằng cách phục hồi sức khỏe phần xác cho nhiều người con nam nữ của mình. Tuy nhiên, Mẹ đã thực hiện những phép lạ lạ lùng hơn nữa nơi linh hồn các tín hữu, sửa soạn cho họ gặp gỡ Chúa Giêsu Con Mẹ là giải đáp thực sự cho những mong đợi sâu xa nhất của tâm can con người. Chúa Thánh Thần, Đấng đã bao phủ Mẹ vào lúc Lời Nhập Thể, biến đổi linh hồn của vô số bệnh nhân chạy đến với Mẹ. Ngay cả khi họ không nhận được ơn về sức khỏe phần xác, họ cũng có thể lãnh nhận được một ơn khác còn quan trọng hơn thế nữa, đó là ơn hoán cải tâm hồn, nguồn mạch của sự an bình và niềm vui nội tâm. Tặng ân này biến đổi đời sống của họ và làm cho họ trở thành những tông đồ của Thập Giá Chúa Kitô, biểu hiệu của hy vọng, cho dù ngay giữa những con thử thách dữ dội nhất và khó khăn nhất.

”4.  Trong Tông Thư ‘Salvifici Doloris’, Tôi đã nhận định rằng đau khổ là những gì thăng trầm của con người nam nữ trong suốt giòng lịch sử mà họ cần phải biết chấp nhận và thắng vượt nó (cf. No. 2: [11 February 1984]; L'Osservatore Romano English Edition [ORE], 20 February, p. 1). Tuy nhiên họ làm sao có thể thực hiện được điều này nếu không nhờ Thập Giá Chúa Kitô?

”Nơi cuộc tử nạn và Phục Sinh của Đấng Cứu Chuộc, khổ đau của nhân loại tìm thấy được ý nghĩa sâu xa nhất của mình cùng với giá trị cứu độ của nó. Tất cả mọi gánh nặng của khổ ải và đau đớn của nhân loại được tóm lại nơi mầu nhiệm của một Vị Thiên Chúa, khi mặc lấy bản tính loài người, đã ‘trở thành tội lỗi… vì chúng ta’ (2Cor 5:21) một cách nhục nhã. Trên Golgotha Người đã gánh lấy tội lỗi của hết mọi con người tạo sinh, và Người đã kêu lên cùng Chúa Cha trong nỗi tủi thân và niềm phó thác là ‘Tại sao Cha lại bỏ rơi con?’ (Mt 27:46).

”Từ cái mâu thuẫn của Thập Giá đã phát xuất ra câu giải đáp cho những vấn đề rắc rối nhất của chúng ta. Chúa Kitô đã chịu khổ vì chúng ta. Người đã mang lấy nơi bản thân Người các thứ khổ đau của hết mọi người và cứu chuộc chúng. Chúa Kitô chịu khổ với chúng ta, cho chúng ta được thông phần đau khổ của chúng ta với đau khổ của Người. Liên kết với đau khổ của Chúa Kitô, đau khổ của nhân loại trở thành phương tiện cứu độ; đó là lý do tại sao tín hữu có thể cùng với Thánh Phaolô nói rằng ‘Giờ đây tôi vì anh em vui mừng chịu đựng đau khổ của mình, và tôi hoàn tất nơi xác thịt của mình những gì còn thiếu nơi những đau thương của Chúa Kitô phải chịu vì thân thể của Người là Giáo Hội’ (Col 1:24). Được chấp nhận bằng đức tin, đau đớn trở thành cửa ngõ tiến vào mầu nhiệm khổ đau cứu chuộc của Chúa Kitô; một khổ đau không còn làm mất đi sự bình an và hạnh phúc vì nó được chiếu tỏa bởi ánh quang của Cuộc Phục Sinh.

”5.  Đứng dưới chân Thập Giá, Mẹ Maria, trở thành mẹ của loài người, âm thầm chịu đựng, thông phần khổ đau của Con Mẹ, sẵn sàng cầu bầu để hết mọi người được ơn cứu độ (cf. John Paul II, Apostolic Letter "Salvifici Doloris" [11 February 1984], n. 25; ORE, 20 February 1984, p. 6).

”Ở Lộ Đức, thật là dễ dàng hiểu được việc Mẹ Maria đặc biệt tham dự vào vai trò cứu độ của Chúa Kitô. Ơn lạ Hoài Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội nhắc nhở tín hữu về một sự thật nồng cốt, đó là tín hữu có thể đạt được ơn cứu độ chỉ cần bằng việc chân thành tham dự vào dự án của Chúa Cha, Đấng muốn cứu độ thế giới bằng cuộc tử nạn và Phục Sinh của Người Con duy nhất của Ngài. Nhờ Phép Rửa, tín hữu trở nên thành phần của dự án cứu độ này và được giải thoát khỏi nguyên tội. Bệnh nạn và chết chóc, mặc dù hiện diện trong cuộc sống trần gian này, sẽ mất đi ý nghĩa tiêu cực của chúng, và theo ánh sáng đức tin, cái chết về phần xác, bị cuộc tử nạn của Chúa Kitô khắc chế (x Rm 6:4), trở thành một cửa ngõ cần thiết để tiến vào sự sống viên mãn vĩnh cửu”.
 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL chuyển dịch
http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/messages/sick/documents/hf_jp-ii_mes_20031203_world-day-of-the-sick-2004_en.html

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài khác
Cn 3982: Thiên Thần Tại Linh Địa Akita (1) (1/11/2018)
Cn 3922: Cuộc Hiện Ra Của Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) #2 (7/25/2017)
Cn 3921: Đức Bà Thành Công (our Lady Of Good Success) (7/21/2017)
Câu Chuyệ̣n 6: Nhờ Ơn Đức Mẹ Mà Hết Què (3/29/2017)
Câu Chuyệ̣n 1: Hãy Tin Tưởng Mẹ Maria (3/28/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768